Dàn ý Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc chi tiết nhất 1
a. Mở bài
Đất nước ta đã có bao nhiêu trận chiến đấu các liệt với những chiến công hiển hách.
Trận chiến đấu… đã để lại cho em những cảm xúc khó phai.
b. Thân bài
+ Kể khái quát về trận chiến đấu
Diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
Em đã được biết về trận chiến ấy từ ông (bà) kể lại hay sau khi học môn Lịch sử hoặc sau khi xem phim?
+ Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn
- Chuẩn bị, phòng ngự.
Tấn công: tư thế chủ động, tinh thần dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân ta; sự chống trả của địch…
Lưu ý: Kết hợp miêu tả tư thế, hành động của ta, của địch; tả quang cảnh của trận chiến… Khi kể, chú ý làm nổi bật vai trò của vị chỉ huy tài giỏi, anh dũng và một vài chi tiết thể hiện tinh thần quả cảm của quân ta.
- Kể lại kết quả của trận chiến đấu
Quân ta: chiến thắng (kết hợp với miêu tả không khí chiến thắng, nét mặt, nụ cười của những người lính) và những hi sinh mất mát… Quân địch: thất bại (kết hợp với miêu tả không gian hoang tàn sau trận chiến, hình ảnh những tên lính còn sống sót…)
+ Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử
c. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy: Tự hào về lòng yêu nước của các thế hệ cha ông, về những trang sử vàng của dân tộc ta.
Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau
Dàn ý kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc chung nhất 2
1. Mở bài: Giới thiệu chung về trận chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem trận chiến đó.
2.Thân bài:
- Hoàn cảnh lịch sử diễn ra trận chiến.
- Diễn biến:
+ Không gian, thời gian.
+ Người chỉ huy, lực lượng chiến đấu của hai bên tham chiến.
+ Những binh sách yếu lược được vận dụng thành công trong cuộc chiến.
- Kết quả trận chiến đó : quân nào chiến thắng, những chiến công lẫy lừng nào, có để lại hậu quả, thương vong lớn cho nhân dân.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.
Dàn ý kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc 3
a. Mở bài: Lịch sử đất nước với nhiều cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt và ngoan cường để bảo vệ đất đai, bờ cõi hoặc độc lập tự do; ấn tượng sâu sắc nhất về trận đánh.
b. Thân bài
– Hoàn cảnh tiếp xúc với câu chuyện.
– Khái quát về trận chiến đấu.
– Diễn biến chính của cuộc chiến đấu (trọng tâm)
+ Bằng nhiều đoạn văn kể lại các giai đoạn của cuộc chiến đấu (phòng thủ – cầm cự - tấn công – chiến thắng).
+ Cần thể hiện rõ sự cam go, ác liệt của cuộc chiến một mất một còn.
+ Nhân vật xuất hiện ở câu chuyện với một vai trò quyết định (người chỉ huy tài giỏi hoặc người lính quả cảm, anh hùng,…).
+ Kết hợp miêu tả – biểu cảm khi kể (tả nét mặt cử chỉ, tác phong, tâm lí,… của nhân vật; bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Xem miêu tả cảnh thiên nhiên phù hợp với câu chuyện.
+ Suy nghĩ của người kể chuyện (mến phục, quý trọng thành quả; học tốt để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước).
c. Kết bài: Tự hào về trang sử vẻ vang.
Dàn ý kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc 4
1. Mở bài:
Giới thiệu trận đánh ác liệt ấy: Trận đánh Hà Hồi - Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung
2. Thân bài:
+ Giới thiệu về đồn Hà Hồi - Đống Đa
+ Là đồn lớn của địch với địa thế, sự giám sát nghiêm ngặt của quân địch.
+ Sự chuẩn bị chu đáo của Nghĩa quân Tây Sơn: quân lính tinh nhuệ, chỉnh tề, …
+ Diễn biến trận đánh
+ Đánh đồn Hà Hồi vào 29 Tết
+ Đánh đồn Ngọc Hồi vào mùng 5 Tết
+ Kết quả quân ta thắng trận, vua Quang Trung cùng nghĩa quân tiến thẳng vào thành Thăng Long
3. Kết bài:
Tự hào về chiến thắng vẻ vang của dân tộc và cố gắng bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.