Dàn ý cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang hay nhất 1
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Gợi ý
- Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
- Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).
- Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.
Thân bài
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
- Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
- Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
- Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
- Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
- Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
- Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
- Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
- Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
- Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
- Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.
* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
- Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
- Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.
+ Câu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Nét tương phản càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
- Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
- Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.
Kết bài
- Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
- Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
- Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.
Dàn ý phát biểu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang 2
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang:
+ Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, Thăng Long.
+ Bài thơ Qua đèo Ngang tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn, qua đó nhà thơ cũng thể hiện những tâm tư trong lòng mình.
2. Thân bài: Cảm nhận về nội dung tác phẩm
a. Hai câu đề
- Thời điểm nữ thi sĩ bước tới đèo Ngang: chiều tà.
- Gợi tả cảnh quan con đèo.
=> Thời điểm chiều tà có lợi thế khi gợi cảm giác vắng lặng, là lúc mong được sum họp, mong được trở về nhà. Qua đó bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả.
b. Hai câu thực
- Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau.
- Các từ láy: lom khom, lác đác; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và tô đậm vẻ hoang vắng, quạnh hiu.
c. Hai câu luận
- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà.
- Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc.
d. Hai câu kết
– Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo.
– Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la.
=> Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên với bức tranh thiên nhiên hoang sơ bát ngát núi đèo có sự sống con người nhưng nhỏ bé, vắng lặng, thưa thớt và buồn tẻ. Tác giả đã mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang.
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang chi tiết 3
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả , tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính bài thơ
2. Thân bài
Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật
Hai câu đề:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”
Câu 1: Nói về không gian thời gian của bài thơ:
+ Khung cảnh núi non hùng vĩ
+ Thời gian: buổi chiều tà. Choáng ngợp không gian, buồn mênh mông, man mác
Câu 2: Tả cảnh vật đặc trưng
+ Nghệ thuật đối
+ Điệp ngữ: “chen”
Sức sống đang trỗi dậy trên nền thiên nhiên hoang vu
Tâm trạng xúc động, bâng khuâng của thi sĩ.
Hai câu thực
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đã bên sông chợ mấy nhà”
+Nghệ thuật đảo ngữ tài tình kết hợp với các tính từ gợi cảm giác : “Lom khom’ tiều” “lác đác; mấy\
+ Cái dáng vẻ hiu quạnh vắng vẻ nơi Đèo Ngang thăm thẳm. Bóng dáng con người nơi đây thật nhỏ bé, chóng chánh chơi vơi giữa núi non hùng vĩ, choáng ngợp.
Hai câu luận
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
+ Điệp âm “quốc quốc” “gia gia”
+Nghệ thuật lấy động tả tĩnh
+Hình ảnh con quốc quốc còn là điển tích kể về vua Thục xưa vì quá yêu nước khi chết hóa thành con quốc đi khắp nơi đều không ngớt tiếng kêu “quốc quốc”
+ Nỗi buồn thê lương, xót xa cho cảnh nước nhà phân cách, gia đình li tán, phận người phụ nữ nổi trôi, đơn độc. Nỗi lòng ấy của nữ thi sĩ như kéo dài ra, ngân lên da diết chẳng dừng.
Hai câu kết:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
+ cái bao la, bát ngát của đất trời: trời cao; non xanh; nước thẳm
+ Càng mênh mông con người ta lại càng thấy rợn ngợp, lạc lõng, chơi vơi
3. Kết bài
– Nghệ thuật
– Nội dung
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang ngắn gọn 4
Mở bài:
Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan cùng tác phẩm Qua đèo ngang.
Nêu một số ý chính về giá trị của bài thơ Qua đèo ngang.
Thân bài:
Những nét vẽ về bức tranh thiên nhiên trong nỗi sầu của nữ sĩ.
Hình ảnh về cuộc sống qua cái nhìn trầm mặc của tác giả.
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong khung cảnh ấy.
Kết bài:
Tóm lược nội dung của bài thơ cũng như khái quát về giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.
Bày tỏ, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Dàn ý nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang 5
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam
– Qua đèo Ngang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan
2. Thân bài
– Hai câu đề: Khung cảnh hoang sơ, quạnh vắng nơi Đèo Ngang:
+ Không gian núi rừng hoang vu, hiu quạnh
+ Thời gian: hoàng hôn, xế chiều
-> Gợi tâm trạng cô đơn, buồn man mác
+ Thiên nhiên hoang sơ: cỏ cây, hoa lá
– Hai câu thực: Cuộc sống con người thưa thớt, ảm đạm:
+ Nghệ thuật đối
+ Tính từ giàu sức gợi
– Hai câu luận: Nỗi nhớ nước, nhớ nhà qua âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa
– Hai câu kết: Nỗi buồn lên đến đỉnh điểm: “ta với ta” là một sự cô đơn tuyệt đối
3. Kết bài
Nêu cảm nhận về bài thơ
– Giọng điệu da diết, thủ pháp đối, đảo lộn trật tự câu, hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi
– Thiên nhiên hoang sơ nơi đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của con người.
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang hay nhất 6
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Qua Đèo Ngang: Bài thơ được ra đời khi bà đang trên đường đi vào Phú Xuân – Huế, dừng chân tại Đèo Ngang là nơi phong cảnh hữu tình, tại đây nhà thơ đã không chỉ thể hiện về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn
2. Thân bài
Bức tranh thiên nhiên phong cảnh hữu tình của Đèo Ngang: Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt
Cuộc sống của con người nơi Đèo Ngang: “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này
Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương, yêu nước của tác giả: Tiếng con cuốc kêu khắc khoải làm cho bóng chiều càng thêm tĩnh lặng, tiếng “gia gia” là lời thiết tha gợi nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà
Nỗi cơ đơn và những tâm sự thầm kín của tác giả:. Đứng trước không gian hùng vĩ ấy tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình đang ngày một dâng lên. “Một mảnh tình riêng” chính là một nỗi niềm sâu kín, tâm sự đau ấu trong lòng nhà thơ
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
Dàn ý phát biểu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang chi tiết 7
1. Mở bài:
– Giới thiệu qua về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ ít ỏi trong văn học thơ ca cổ. Tên của bà là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thành Thăng Long.
– Giới thiệu về tác phẩm “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay dịu dàng, trầm lắng. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng khó tả trước cảnh hoàng hôn chiều tà nhiều ảm đạm.
2. Thân bài:
– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ hình ảnh hoàng hôn hiện lên thể hiện sự buồn man mắc, giọng thơ nhẹ nhàng trầm lắng như âm thanh của buổi chiều tà, khiến cho lòng người bỗng nhiên trùng xuống theo câu thơ của bà.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
– Trong câu thơ này tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện tạo ra những vần điều làm cho câu thơ trở nên sinh động, đột phá không còn trầm buồn, du dương như câu thơ trước.
– Cảnh vật ở nơi đây cũng gợi nên sự hoang sợ đến hưu quạnh, cô liêu, khiến cho con người khi nhìn thấy chắc cũng chấp chứa nhiều tâm trạng
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
– Hình ảnh “lom khom” chỉ dáng người nơi xa xa, tuy người đó chỉ nhỏ bé và xa xăm trong bức tranh thiên nhiên nhưng qua đây ta thấy được sức sống, bởi hình ảnh con người đang miệt mài lao động, tìm kế sinh nhai, đang hòa mình vài thiên nhiên khiến cho bài thơ có hồn hơn bao giờ hết.
– Hai từ “lác đác” chỉ sự đơn sơ, ít ỏi cảnh vật nơi bà Huyện Thanh Quan nghỉ chân thật bình yên hưu quạnh, từ lác đác hiện ra chỉ chỉ sự thưa thớt bóng người.
– Ngòi bút của bà thật tinh tế khi đã miêu tả chân thực chi tiết từng cảnh vật, qua câu thơ của bà người ta có thể dễ dàng tưởng tượng hình ảnh chiều hoàng hôn lúc đó như thế nào.
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.
– Điệp từ điệp ngữ được tác giả sử dụng thật tài tình “cuốc cuốc” “gia gia” tạo nên bản nhạc trữ tình sâu lắng trong lòng người thi sĩ.
– Tác giả đã khéo léo sử dụng cái biến động là tiếng chim để làm nổi bật lên cái bất động là cảnh vật vắng vẻ, hoang sơ của đèo Ngang.
– Hình ảnh tiếng chim cuốc cuốc kêu tác giả lại thấy như chim đang kêu cho chính mình bởi tâm trạng, nhớ nhà đau lòng vì đất nước đang canh cánh một nỗi niềm trong lòng người thi sĩ.
“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương, nóng ruột.Tâm trạng buồn đau nhớ nhà trước sự mênh mang của đất trười, khiến cho tác giả càng cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn lạc lõng. “
– Một mảnh tình riêng ta với ta” từ ta được sử dụng lặp đi lắp lại hai lần nhưng nó càng thể hiện sự cô đơn của tác giả, chỉ có một mình đối diện với chính nổi buồn trong lòng mình, không có ai để cùng chia sẻ.
Tâm trạng nhớ quê nhà đã lên tới đỉnh điểm trở thành một mảnh tình riêng ăn sâu bán dễ trong lòng tác giả, khiến cho người đọc như muốn rưng rưng dòng lệ theo từng câu thơ.
3. Kết bài:
– “Qua Đèo Ngang” là một tuyệt phẩm của bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho nền thi ca Việt Nam.
– Phương pháp sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến cho bài thơ như có nhạc trong ở trong thơ.