Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà (30 mẫu)

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hay nhất 1

Em hãy viết bài văn để cảm nhận về bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến để thấy được cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trong cuộc sống ta bắt gặp rất nhiều tình bạn gắn bó keo sơn son sắt thủy chung như tình bạn giữa Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên, tình bạn giữa Các mác và Ăng ghen những tình bạn vượt lên trên tất cả vật chất để đến với nhau, tình bạn của họ hết sức trong sáng. Trong sáng tác văn chương thì chủ đề tình bạn cũng là một chủ đề được rất nhiều nhà văn đề cập tới. Trong số đó không thể không kể tới bài bác đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ là cảm xúc hồ hởi khi bạn đến chơi nhà sự gặp mặt giữa những người bạn tri âm tri kỉ.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Câu thơ cho thấy sự vui sướng của chủ nhà khi được người bạn tới thăm. Có lẽ đã rất lâu rồi họ không gặp mặt nhau không có dịp hàn huyên tâm sự. Khung cảnh tay bắt mặt mừng hồ hởi thật là xúc động. Sự mong mỏi bấy lâu của chủ nhà nay đã thành sự thật bạn bè tri kỉ đã tới thăm nhau thật là quý. Cách xưng hô bác thể hiện sự thân mật như anh em trong một nhà tình bạn gắn bó son sắt thủy chung.

Lâu ngày không gặp nhau hẳn chủ nhà sẽ thiết đãi bạn mình một cách trọng thị và chu đáo, nhưng hoàn cảnh thật làm cho người ta khó xử.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đơm hoa

Tác giả khắc họa lên hình ảnh về cuộc sống làng quê chân chất và thân thuộc ta đọc mà cảm thấy thân thương gần gũi quá như chính quê mẹ quê bà. Chốn quê tuy nghèo nhưng cảnh vật thì thật sự sống động, có ao cá in bóng những hàng tre xanh mát, có những đàn gà thẩn thơ theo mẹ mỗi lúc chiều về, có giàn bầu giàn mướp sai trĩu quả như những đàn lợn con.

Bạn lâu ngày tới chơi lẽ ra phải làm mâm cơm hàn huyên nhưng nếu vướng phải tình cảnh như tác giả thì quả thật có ao có ruộng có vườn mà cũng như không. Rời chốn quan trường đấu đá thiệt hơn cự tuyệt mọi sự cám dỗ mọi lầu son gác tía gấm lụa ấm êm Nguyễn Khuyến đã trở về quê sống một cuộc đời thanh bạch gắn bó với làng quê gắn bó với cuộc sống tằn tiện đạm bạc nhưng giàu có sảng khoái về tinh thần. Tác giả đã biến cái nghèo cái khó trở thành điều hết sức bình thường, tác giả đã thi vị hóa khi nói về cái nghèo. Cách nói ngôn ngữ thơ có chút gì đó hóm hỉnh chất phác và lạc quan của những con người sống nơi làng quê. Tính chất tự trào ngôn ngữ tự trào thể hiện khá rõ nét trong bài thơ này

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) như ở thơ Đường truyền thống. Đó là một sự đặc biệt như chính cái cách hai người bạn trong khách đến chơi hà gặp gỡ và trong chuyện với nhau.

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa) các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó) các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách rất khéo léo, dung dị gần gũi và tự nhiên. Một cuộc sống giản dị nhưng cũng hết sức đáng yêu hiện ra:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Dân gian ta có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Miếng trầu là sự lịch thiệp xã giao là thứ tối thiểu cần phải có khi bắt đầu một câu chuyện. Vậy mà nhà cụ tam nguyên yên đổ một vị quan lớn trong triều đình mà miếng trầu cũng không có, quả thật là một sự tự trào lớn lao của tác giả. Những thứ vật chất bình thường nhất đem ra tiếp bạn cũng không có. Bạn đến chơi nhà chỉ có tấm lòng có sự chân thành cảm thông cho nhau. Vật chất dù là nhỏ nhất cũng bị gạ sang một bên nhường chỗ cho những tấm lòng tri âm tri kỉ với nhau. Thật đáng ngưỡng mộ những tình bạn như vậy.

Ai đã đọc bài thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê thì sẽ không khỏi kìm lòng xúc động trước tình bạn gắn bó keo sơn của họ

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Tôi với bác hôm sớm có nhau

Kết thúc bài thơ thật là giản dị: Bác đến chơi đây ta với ta. Vượt lên mọi rào cản vật chất chỉ là những thứ phù du bọt bể tình cảm họ dành cho nhau thật đáng quý như viên ngọc luôn sáng long lanh. Ý chất chứa bao nhiêu cảm xúc dạt dào trìu mến lời thơ giản dị đã vẽ lên chân dung một tình bạn đẹp mẫu mực của mọi thời đại.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 2

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao.

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thể hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thốn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: Này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: Nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 3

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chi tiết 4

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ít nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình. Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đến chơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.

Nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 5

Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 6

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình - nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: "ta với ta" là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ " ta với ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:"Bác đến chơi đây, ta với ta" thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 7

Trong kho tàng Vàn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài tình bạn làm xúc động lòng người. Bài thơ “Bạn đến chơi   nhà” của Nguyễn Khuyến là một trong số những tác phẩm như vậy. Đọc bài thơ, ta không chỉ cảm nhận được một tình bạn chân thành, sâu sắc mà còn thấy hiện lên một Nguyễn Khuyến hóm hỉnh, lạc quan.

 

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta”.

 
     

            Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

            Câu thơ đầu tiễn gợi ra một hoàn cảnh rất đáng vui mừng: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Nguyễn Khuyến đã lui về quy ẩn, trong cái thời đại nhiễu nhương “Còn tiền còn bạc còn đệ tử / Hết cơm hết rượu hết ông tôi” thì việc có một người bạn quý đã lâu ngày “đã bấy lâu nay” đến nhà chơi thì thật đáng quý xiết bao. Và trong hoàn cảnh ấy, đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và thịnh soạn.

            Nhưng oái oăm thay, trong sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất đều đầy đủ cả nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không cốn một chút gì hết: chợ thì có đấy nhưng người sai vặt thì không có, gà vịt cũng nhiều nhưng hiềm nỗi vườn rộng rào thưa không bắt được, rau dưa đủ quả nhưng tiếc nỗi chưa đến mùa!…

 

‘Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.

            Nguyễn Khuyến đã viết về gia cảnh khó khăn của mình với một giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh. Người đọc vừa mỉm cười lại vừa băn khoăn, thương cảm: Khi lui về quy ẩn, Tam Nguyên Yên Đổ thực sống kham khổ như vậy sao? Và cái “bí” của nhà chủ lên đến đỉnh điểm khi “miếng trầu là đầu câu chuyện” lúc tiếp khách cũng không có nốt: “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. Không, như vậy thì sự thực nhà thơ sống trong những năm tháng quy ẩn không đến độ khó khăn, bức bách như thế. Có lẽ đây chỉ là những cái đùa vui, cái cớ để nói đến một điều gì bất ngờ khác. Bao nhiêu vật chất không có, ngay cả đến vật chất tối thiểu cũng không vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mọi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vùa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất:

 

“Bác đến chơi đây, ta với ta!”

            Câu thứ cuối cùng và cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

            Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan cũng nhắc đến một cụm từ “ta với ta” nhưng “ta với ta” của bà là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng đầy cô đơn, trống vắng. Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến thì ngược lại, thi nhân dùng cụm từ này để chỉ bản thân và người bạn tri âm, tri kỉ. Cái “ta với ta” của Nguyễn Khuyến ấm áp và vui vầy biết bao.

            Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu dáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

            Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Cái độc đáo nhất của bài thơ là tạo nên nghịch cảnh có rất nhiều mà lại chẳng có gì nhưng thực ra là có tất cả!

            Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến gieo vào lòng người đọc một thoáng mỉm cười trước sự đùa vui hóm hỉnh của thi nhân. Nhưng lắng đọng lại sau cùng là niềm xúc động vô bờ về một tình bạn chân thành, sâu sắc vượt lên cả những vật chất và những cung cách ứng xử thông thường..

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà hay nhất 8

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy nhiên, bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.

   Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già khăng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những lễ nghi tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành.

   Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyến chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

   Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi chân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên kaho khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế mà khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sựu gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó : Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa ! Vậy mà... thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác thông cảm mà vui lòng đại xá cho !

   Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn cũ tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.

 Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nahf phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra ? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này : Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

   Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý : "Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được", liệu có mất lòng nhau ? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn cả nhưng ngặt nỗi:

Ao sâu nước cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đang hoa.

   Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn : Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đều chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì trầu đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.

   Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất, còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng ?!

Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được ! Bạn biêt ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng ! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy ! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy của bậc đại Nho.

   Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thnah cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa ! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ với khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xóa nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân trành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

   Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữu tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều.Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa : ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thủy chung giữa hai ta.

   Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị, tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp ; mặt ao lăn tăn gợn sóng, tiếng gà xao xác trưa hè... là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp... loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra lại có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang đậm nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực đầy đầy sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.

Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tranh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 9

Trong văn chương, tình bạn được xem là chủ đề gợi nhiều cảm hứng đối với các thi nhân. Ta hơn một lần xúc động trước tình bạn tri kỉ giữa Bá Nha, Tử Kì cùng nhau hòa hợp trong tiếng nhạc, tình cảm gắn bó thủy chung giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong cảnh đưa tiễn đầy nước mắt ở lầu Hoàng Hạc. Văn học trung đại Việt Nam cũng có những mối tình tri âm như thế, trong đó phải kể đến tình bạn giữa Nguyễn Khuyễn và Dương Khuê. “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ đặc sắc đầy hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

   Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được mệnh danh “Tam nguyên yên đổ” và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” được sáng tác sau khi Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường của thi nhân với người bạn của mình. Mở đầu bài thơ là lời reo vui chào mời đầy phấn khởi, hồ hởi của tác giả khi bạn đến thăm nhà:

    “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

   Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài nhà thơ không được gặp lại bạn, nó như một tiếng reo vui để khỏa lấp nỗi nhớ nhung sau bao lâu xa cách. Đại từ xưng hô “bác” giản dị tự nhiên thể hiện thái độ thân mật, gần gũi, niềm nở của nhà thơ đối với bạn của mình. Người tri kỉ được gặp lại có ai không vui mừng khôn xiết, chỉ một câu chào tự nhiên thôi cũng đủ cho thấy niềm sung sướng , hạnh phúc vô hạn của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến thăm.

   Sau lời chào mời thân thiết ấy, ngỡ rằng sẽ là mâm cao cỗ đầy, không ít nhất cũng sẽ là vài ba món thịnh soạn để đón khách quý nhưng thực tế lại không có gì. Chủ nhà bỗng chuyển sang giọng lúng túng khi nói về gia cảnh mình:

    “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

    ...Đầu trò tiếp khách trầu không có”

   Với cách nói đầy hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa những cái không có: Ông cũng muốn có một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đón bạn nhưng chẳng may trẻ không có nhà, không có ai để sai bảo mà chợ thì ở xa ông không thể tự đến đó. Lúc này, nhà chủ lại bắt đầu nghĩ đến những món ăn cây nhà lá vườn sẵn có để thiết đãi bạn, nhưng trớ trêu thay nhà có cá nhưng ao sâu nước lớn không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rào thưa không thể đuổi bắt, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn mới mọc. Nhà thơ rất quý mến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh éo le của thực tại không cho phép ông làm điều đó. Đến cả miếng trầu, nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có nốt, ý thơ mở rộng như khẳng định sự tuyệt đối cái không có. Qua cách nói dí dỏm của nhà thơ, có vẻ như gia đình ông có rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng có gì. Cách nói ấy vừa khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên. Ông luôn yêu đời và trân trọng cuộc sống ấy. Với nhịp thơ 4/3 tạo âm hưởng nhịp nhàng, khoan thai cùng phép liệt kê, đối lập, các tính từ, từ phủ định đoạn thơ đã cho thấy cuộc sống nghèo mà sang của một bậc ẩn sĩ, đồng thời cho thấy sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi.

   Đến câu thơ cuối, cảm xúc như lắng lại, mọi thứ vật chất lùi về chỉ còn tình bạn tri kỉ chân thành sâu sắc lên ngôi:

    “Bác đến chơi đây ta với ta”

   Một lần nữa từ “bác” lại xuất hiện thể hiện niềm trân trọng, quý mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình. Bác từ phương xa tới đây, còn gì quý hơn, bác đến với tôi bằng tấm chân tình, bằng lòng tri âm chứ đâu phải vì vật chất. Chính vì thế tình bạn giữa nhà thơ và bạn hiền càng trở nên cao đẹp và thiêng liêng, tình bạn vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta mà là một. Câu thơ như một tiếng cười xòa hồn hậu để khẳng định tình bạn trong sáng, đậm đà của hai người tri kỉ.

   Trong bài thơ “bạn đến chơi nhà” bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trọng trong thi ca Việt Nam. Tình bạn như thế cho đến thời đại ngày nay vẫn là một tấm gương sáng, một bài học quý để cho chúng ta noi theo.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà chi tiết 10

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật  được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 11

Nguyễn Khuyến nằm trong số những con người có tình bạn đẹp, trong sáng, giản dị thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng. chợ thời xa

Bạn đến chơi nhà hoàn cảnh thật thất trớ trêu khi người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng, chợ thì lại xa, những lí do khách quan khiến tác giả không thể đãi người bạn của mình những đồ ăn ngon.

Không đi ra ngoài tác giả nhìn vào khu vườn nhà mình nhưng thật không may ao thì có cá nhưng nước lại sâu, gà thì không nhốt mà thả ra vườn, việc bắt lại là gần như không thể. Tác giả thật lòng muốn đãi người bạn những thứ ngon nhưng tất cả đều không thể thực hiện thành công.

Tác giả tiếp tục tìm kiếm đồ ăn để đãi bạn nhưng thất vọng vì cải vừa ra hoa, cà còn nụ, bầu chỉ vừa rụng rốn, mướp thì lại đang ra hoa. Không thịt cá, rau cũng không có, tác giả buồn vì không có cách nào đãi người bạn một cách tử tế nhưng biết làm sao được khi ông không có khả năng đó.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Ngay cả “miếng trầu là đầu câu chuyện” tác giả cũng không có nốt, nhưng trong cảnh nghặt nghèo đó chỉ một câu thơ cuối thôi đã đủ làm làm sáng lên tình bạn trong sáng, giản dị của tác giả. Hai tâm hồn như hòa làm một đâu cần những thứ vật chất tầm thường đó, với ông tình bạn bè cao quý và tri kỷ mới thực sự quan trọng nhất.

Bài thơ sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt, từng câu thanh thoát tự nhiên dễ đọc dễ nhớ đã giúp tác giả thể hiện tình cảm chân thành, đáng quý, trong sáng và không có chút vụ lợi với bạn mình.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 12

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán – Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà 13

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ rất giỏi của nền Văn học Việt Nam. Thuở nhỏ , dù nhà nghèo nhưng sẵn với đầu trí thông minh và tính siêng năng , cần cù nên ông học rất giỏi. Chưa dừng chân tại đó , ông còn thi đỗ cả ba cuộc thi : " Hương , Hội , Đình" và được mọi người gọi là " Tam Nguyên Yên Đỗ". Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ cũng là lúc ông xin cáo quan về ở ẩn, trong thời gian đó ông đã làm nên nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền Văn học Việt Nam. Bái thơ " Bạn đến chơi nhà" là minh chứng cho điều đó.

Bài thơ " Bạn đến chơi nhà" nói về tình huống khó xử của Nguyễn Khuyến khi đột nhiên có một người cố hữu đến thăm.Trong bài thơ này , chính tác giả cũng đã nêu rõ là " bạn" chứ không phải là " khách" . Ý muốn nói lên sự thân thiết , tình bằng hữu lâu năm với nhau. Mở đầu bài thơ là câu :

" Đã bấy lâu nay , bác đến nhà"

Mở đầu bài thơ được tác giả thể hiện với giọng thơ hóm hỉnh , nhẹ nhàng và tự nhiên.Bộc lộ trong câu thơ là niềm vui bất ngờ , tỏ ý trân trọng , quý mến bạn.Câu thơ đó như một lời chào thân thiết , hể hiện niềm vui bất tận , xúc động vì đã bấy lâu rồi mới có thể gặp lại bạn hiền thuở xa xưa.Tác giả đã sử dụng đại từ nhân xưng là " bác và tôi" để nói lên sự gần gữi và thân thiết với nhau, gợi lên sự nể trọng cũng như thân tình để cho người đọc là chúng ta có thể cảm nhận được sự gắn bó giữa Nguyễn Khuyến va người bạn của ông ấy.Nhưng sau lời chào hỏi thân thương ấy , giọng thơ bỗng trở nên lúng túng hơn khi biết đến lúc cần phải chiêu đãi bạn:

"Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa

Ao sâu nước cả , khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa , khó đuổi gà

Cải chửa ra cây , cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn , mướp đương hoa"

Cách nói hớm hỉnh cho ta thấy trong tình huống này , Nguyễn Khuyến đã dùng biện pháp phóng đại để cường điệu hóa hoàn cảnh khó khăn , thiếu thốn của mình.Ta có thể hiểu rằng , sau lời chào hỏi bạn , tác giả đã nhắc đến từ " chợ" trong câu tiếp theo ý là để nói đến những món ngon có thể đem ra tiếp đãi bạn nhưng đành bất lực vì nhà xa chợ lại không có trẻ nhỏ sai vặt." Ao sâu mà nước lại lớn , nên không chài được cá; vườn rộng thênh thang , rào lại thưa nên khó có thể bắt gà; đến một quả bầu , quả bí hoặc một cây cải , mớ cà cũng chẳng có" vậy suy cho cùng trong nhà tác giả tất cả đều co nhưng lại không thể sử dụng được bởi vì người bạn này đến chơi không đúng lúc, không đúng với thời vụ để thu hoạch.Có thể nhận biết rằng các thứ ấy gợi lên không khí điền viên , quê kiểng, hiểu được cuộc sống của tác giả khi ở làng quê : đạm bạc , giản dị , luôn gắn bó với nông thôn .

" Đầu trò tiếp khách , trầu không có"

Người ta thường nói " Miếng trầu là đầu câu chuyện" nhưng trong lúc này đây , tại ngôi nhà nông thôn , chất phác này ngay cả miếng trầu cũng chẳng có thì thật là phi lý. Dù vậy nhưng người bạn của Nguyễn Khuyến chẳng hề tức giận vì không được tiếp đãi chu đáo hay vì không được chiêu đãi bằng những món ngon như lúc còn trong cung .Vì ông có thể hiểu rằng Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi ông bằng cả tấm chân tình. Giữa họ là một tình bạn đậm đà thấm thiết , nó còn qý hơn so với những món " sơn hào. hải vị"

" Bác đến chơi đây , ta với ta"

Câu kết là sự " bùng nổ" ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao , cỗ đầy, "sơn hào hải vị" mà chỉ cần có một tấm lòng.Câu thơ " ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn " ta với ta" trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn đồng điệu , hai con người gắn bó và thân thiết.

Bài thơ " Bạn đến chơi nhà"được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật , ngôn ngữ thanh thoát , nhẹ nhàng và tự nhiên. Bài thơ này là một bài thơ hay nói về tình bạn , một tình cảm đậm đà thấm thiết như keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa làm một , một cách sống thanh cao "trọng tình, trọng nghĩa".

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà hay nhất 14

Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, độc giả nghĩ ngay đến những bài thơ mộc mạc, bình dị, dễ đi sâu vào lòng người. Ông cũng đã có những bài thơ rất hay nói về tình bạn thân thiết, hài hước. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ như thế.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

   Câu nói mở lời thân mật của một người bạn đã lâu chưa gặp, vừa tha thiết, vừa mừng rỡ, lại có chút trách móc nhẹ nhàng trong từng lời nói. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự thân ái, thoải mái khi gặp lại được người bạn tri kỷ của tác giả. Tuổi già là tuổi người ta cảm thấy cô đơn nên luôn khao khát có người bạn để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Chính vì vậy, khi có người bạn tới chơi, nhà thơ vui mừng như một đứa trẻ vậy.

    Tiếp theo, tác giả Nguyễn Khuyến dùng biện pháp liệt kê để nói lên sự cố không tiếp đón bạn chu đáo được:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có…”

     Cách “tiếp đãi” bạn của nhà thơ không thể trách móc được. Những lý do khiến người đọc bật cười, nhưng cười ra nước mắt. Tuy có sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được khi bạn đến chơi nhà, gia đình của nhà thơ hoàn toàn “không có gì”.

      Nhưng nói giảm nói tránh, lại pha chút hài hước, những lý do lại trở nên thật “hợp tình hợp lý”. Bạn tới chơi nhưng nhà không có gì, chỉ có nhà thơ nghèo. Trẻ con không có nhà nên không thể nhờ chúng đi chợ mua đồ nhậu được. Hơn nữa, chợ lại xa nhà, nhà thơ không thể để bạn ngồi mà bỏ đi được. Chủ nhà nghĩ ngay đến những thứ có thể có trong nhà. Thế nhưng, ông lại thất vọng khi không thể dùng được thứ gì. Từ những món cao sang: cá, gà cho đến những món dân giã như cải, cà, bầu, mướp, trầu đều không có để thết đãi bạn hiền. Những từ ngữ như lời than trách của tác giả vậy. Đến “miếng trầu đầu câu truyện” cũng chẳng có.

     Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ mình giàu có, dư giả nhưng thực chất ông lại không có gì. Ấy vậy mà, bạn biết ta nghèo, ở một nơi xa xôi hẻo lánh vẫn đến thăm ta, đó mới là điều tác giả quan tâm và muốn thể hiện nhất. Tuy sống trong cái nghèo, nhưng Nguyễn Khuyến rất tự hào về cuộc sống thanh nhàn của mình. Tác giả còn hài hước lấy đó làm cảm hứng viết thơ. Tuy nghèo nhưng mấy người giàu có thể được như Nguyễn Khuyến? Rõ ràng ta thấy được cái nghèo của tác giả, nhưng vẫn phải nở nụ cười khi đọc những dòng thơ của ông.

     Câu cuối cùng là linh hồn của bài thơ:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

    Tất cả những thứ vật chất liệt kê bên trên giờ đây không còn một chút giá trị nữa. Chỉ cần có tấm lòng, sự chân thành thực sự là đủ. Đã không còn là hai người bạn, tác giả và người tri kỷ đã trở thành "ta với ta". Đó chính là điều đáng quý nhất trong cuộc sống.

    Qua bài thơ, ta cảm nhận được một tình bạn thiêng liêng, cao quý giữa tác giả và tri kỷ của mình. Đó là thứ tình cảm làm lu mờ hết mọi thứ vật chất xung quanh, không gì có thể đánh đổi được nó.

   Một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ! Một giọng thơ tự nhiên, mộc mạc. Một khí chất dí dỏm, hài hước. Tất cả đã làm nên một bài thơ tuyệt vời như thế!

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 15


Chọn cách nói về tình bạn, tình người có sức khơi gợi ý nghĩa, truyền lan cảm xúc và còn mãi với thời gian thì đâu có thể quên được một bài thơ của Nguyễn Khuyến. Đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, như một tình tự vừa hóm hỉnh vừa sâu sắc trong mạch sông hồn thơ của dân lộc và quê hương:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Dầu trờ tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta. ”

   Với danh tiếng Tam Nguyên, ba lần đậu đầu trong khoa cử, với chức phận từng là đại quan nơi triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX, tưởng như Nguyễn Khuyến sống theo quan cách. Nhưng không, ngay lúc làm quan và khi cáo quan về ẩn dật nơi quê nhà, ông vẫn gần gũi và hòa mình vào cuộc sống mộc mạc chân quê bằng chính cách sống và bằng cả một hồn hơ bình dị, dân dã, thân quen... Vì thế nơi bài thơ “Bạn đến chơi nhà” chất hồn hậu, nôm na của tình điệu và ngôn từ đã dễ dàng mời gọi, lôi cuốn người đọc chúng ta hòa nhập. Trong ý nghĩa đó, những dòng thơ cùng âm hưởng khởi đi từ tám câu theo thể thơ Đường luật bát cú lại không còn dấu vết cổ điển, mà gợi nên không gian đồng nội quê mùa và một không gian đằm thắm đầy ý vị dân gian... qua ngôn ngữ thuần Việt. Hãy nương theo các dòng để đồng điệu với tâm hồn nhà thơ.

 “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.

   ”Nhịp điệu ngưng lại hơi chút ngạc nhiên "Đã bấy lâu nay...” rồi âm hưởng dòng thơ nơi hình ảnh “bác tới nhà” điểm nhẹ một nụ cười để cất lên lời đón một tình thân. Ngữ nghĩa dòng thơ in dấu sau một thời gian dài khá lâu cách biệt, nay bỗng nhiên bạn tới không chỉ đón mừng mà thông lệ còn nhắc những gì sẽ đem ra tiếp đãi bạn đây. Không “con gà cũng bát nếp” chứ?... Nhưng những tay bắt mặt mừng, chuyện cũ chuyện mới cứ đậm đà, miên man biết bao nhiêu hứng vị, thân tình tưởng như lãng quên cả cảnh vật lẫn thời gian...Và kia cũng đã đến bữa rồi thì phải, mời bác ổ lại dùng cơm! Nhưng,... lũ trẻ lại đi đâu rồi. Nhìn trước, nhìn sau, trông xa, trông gần, vườn rau, ao cá,... nhà thơ của chúng ta buông nhẹ những điệu vần và dường như cả nét thung dung cùng nụ cười nghịch ngợm:

"Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa."

   Thì ra mọi thứ đều có đấy. Nhưng mà lại như không: Chợ có mà xa, toan bảo vợ con mà đi đâu cả. Món cá nào thiếu, món gà sẵn đây nhưng thân già bắt sao được với “nước cả, ao sâu”, với “rào thưa, vườn rộng”. Còn món cải, cà, bầu, mướp chỉ vừa tay hái nhưng lại non xanh hay còn nụ mầm làm sao ăn được. Thế làm món sang “con gà” chẳng có “bát nếp” cũng không, cả đến món xoàng xĩnh, giản đơn là bầu, cà mướp, cải, cũng đâu dọn được lên mâm. Nhà thư tủm tỉm cười, thôi thì mời bác dùng tạm miếng trầu như thường tình trò chuyện xưa nay vậy. Nhưng tìm quanh nào thấy. Và nhà thơ bật cười xòa nhấn mạnh dòng thơ: "Đầu trò tiếp khách trầu không có". Hình ảnh thơ bỗng trở thành biểu tượng cho sự đạm bạc không ngờ, đạm bạc đến như thế sao. Giờ đây, ngữ nghĩa các dòng thơ in dấu thời điểm tiếp bạn như tụ lại bao vắng thiếu, chẳng có gì làm nên một bữa cơm đãi bạn đến nhà. Ngay cả hương vị giản đơn những tưởng không thể thiếu là miếng trầu mở đầu cho câu chuyện, ấy vậy mà cũng không.... Phải chăng bác Tam Nguyên nói đùa hay nói thật. Thôi thì cứ cảm thông cùng nhà thư. Còn trầu không có thì cần gì phải không bác. Thế là nhà thơ nở tiếp nụ cười hóm hỉnh, như ôm chặt lấy vai bạn để tếu táo, bông phèn cất cao nơi dòng thơ cuối đầy âm vang:

“Bác đến chơi đây ta với ta. "

   Câu thư bỗng đẩy lùi lại mọi hình thức, thông lệ ràng buộc để lan theo âm vang “ta với ta” như dẫn đến niềm vui chan hòa, cảm thông nồng ấm, yêu thương, tình bạn tình ngươi. Nếu nơi bài thơ “Qua Đèo Ngang”, câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan “Một mảnh tình riêng ta với ta” đã cực tả nỗi cô đơn lẻ loi của một tâm hồn thì câu thơ “ta với ta” như hòa nhập với tiếng cười sảng khoái của một đôi bạn thân tình trong một tình huống không thể mờ phai...Và hình như bà Tam Nguyên Yên Đỗ và bầy trẻ đi đâu, đã về kia rồi thì phải. Các món gà, cá, mướp, cà thế nào chả có, không nhiều thì ít sẽ được sửa soạn dọn ra, thêm cả trầu cau đậm đà tình bạn. Và hẳn nhiên ai cũng hiểu, những thức ấy chỉ là thứ yếu và chỉ nên đến sau... 

Người ta thường tìm đến một câu chuyện nhiều tình tiết phức tạp để thể hiện vẻ đẹp nơi tình bạn nhưng nhà thơ Yên Đổ lại chọn một tình huống bình dị đời thường bất ngờ tạo ra được một tứ thơ đặc sắc, rồi dùng ngôn từ của tầng lớp dân dã, chân chất điểm thêm một nét hóm hỉnh, đầy ý vĩ sáng trong để dẫn đưa người đọc chúng ta hòa nhập và cảm nhận được cái thế giới trong suốt và nên thơ của tình bạn, một trong những tình cảm đẹp nhất của cuộc sống nhân sinh. Cái thế giới ấy trong trẻo, chân thực, đằm thắm biết bao, nó xóa đi hết những hình thức xã giao đời thường và thăng hoa tâm hồn tơi chỗ ý tình thanh khiết nhất. Và bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, nói như nhà thơ Xuân Diệu, đó là bữa tiệc tinh thần thay cho bữa cơm đãi bạn.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 16

Tình bạn luôn là một đề tài cao đẹp trong văn chương bởi đó là tình cảm trong sáng và thân thiết. Nguyễn Khuyến đã biểu lộ tình cảm thật thân thiết và đáng kính trọng ấy qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng sự phát triển của ý thơ có sự khác biệt với cấu trúc thơ đường luật vốn có. Sự đặc biệt ấy tạo ra sự độc đáo, dung dị như chính tình bạn của họ. Câu đầu bài thơ như lời chào bạn tới nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Lời chào hỏi giản dị, tự nhiên nhưng cũng bộc lộ niềm vui, sự niềm nở đón khách của nhà thơ. Cách gọi bạn là  “bác” bộc lộ sự thân mật, tự nhiên như lời chào mộc mạc, cách gọi dân dã chốn thôn quê. Tuổi già cô quạnh, được đón bạn đến thăm nhà và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống có lẽ là niềm vui lớn nhất. Sự vui mừng, xúc động ấy dành cho bạn, chắc hẳn giữa hai người đã có một tình bạn thân thiết, gắn bó. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ cũng muốn được tiếp đã bạn một cách thịnh tình, bởi “đã bấy lâu nay” mới có dịp được đón bạn. Thế nhưng, hoàn cảnh thật éo le:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Bức tranh thiên nhiên, manhr vườn nhỏ của nhà thơ thật sinh động: có ao cá, vườn cây trồng rau cà, bầu mướp và nuôi gà. Trở về với cuộc sống thôn dã, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình thú vui với chốn điền viên. Một nếp sống giản dị và chan hòa với thôn quê. Vậy nhưng, đầy đủ thức sẵn ngoài vườn nhưng lại đều không dùng được. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê để chỉ ra những khó khăn: ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa nên không thể đánh cá bắt gà để đãi bạn. Đến cả chút rau xanh cũng thật gian khó vì :”Cải chửa ra cây, cà mới nụ - Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa”. Các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng và hỗ trợ cho nhau một cách khéo léo, tự nhiên để chỉ ra hoàn cảnh khó khăn thực sự của chủ nhà khi tiếp bạn. Và rồi đến nghi thức đơn giản nhất khi tiếp bạn, nhà thơ cũng không có:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Dân gian ta có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nhưng ở đây nhà thơ không có cả miếng trầu để tiếp bạn. Phải chăng hoàn cảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại khốn khó đến như vậy? Ông từng ra làm quan như khi giặc Pháp xâm lược, nhà Nho đã khước từ lương bổng của giặc để lui về cuộc sống bình dị với làng quê. Rõ ràng đây là cách nói bông đùa, hóm hỉnh của nhà thơ với bạn. Rằng bấy lâu mới có được buổi gặp mặt, mọi vật chất đều thiếu thốn mà thay vào đó là một tình bạn chân thành, không vụ lợi, không mâm cao cỗ đầy:

Bác đến chơi đây, ta với ta

Giữa chốn làng quê cởi mở, ấm áp tình người, chỉ có hai người bạn ngồi hàn huyên tâm sự, chia sẻ mọi nỗi niềm trong cuộc sống. Dù buổi gặp mặt ấy chẳng có món ngon tiếp bạn, sơn hào hải vị hay miếng trầu đặt môi nhưng không vì thế mà tình bạn phai nhạt, xa cách. Tình bạn của họ được vun đắp bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và sẻ chia lẫn nhau. Ta từng bắt gặp cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang, nhưng đó là sự đối diện với chính lòng mình và cảm nhận được nỗi cô đơn đang xâm lấn trong tâm hồn. Còn “ta với ta” trong câu thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ, tâm giao giữa hai người bạn, tuy hai mà một. Sự đồng điều giữa họ chính là sự xem thường vật chất và coi trọng tình bằng hữu

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay viết về tình bạn, vừa có chút hài hước, hóm hỉnh giữa những người bạn nhưng cũng thật xúc động về tình bạn giản dị, đơn sơ ấy. Giữa cuộc đời rộng lớn ấy, tìm được một tình bạn trong sáng và cao đẹp như vậy thật đáng quý biết cao

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hay nhất 17

Nói về tình bạn, cụ Tam Nguyên Yên Đỗ viết nhiều thơ: Ai lên thăm hỏi bác Châu - Cầu Lụt lội năm nay bác ở đâu?

Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mảy man mác ngậm ngùi lòng ta
 
Có đọc qua các bài thơ ấy, ta mới thấy Bạn đến chơi nhà là bài thơ Nôm tiêu biểu nhất của ông thể hiện một tình bạn đẹp chân thành và xúc động.
 
Câu đầu bài thơ mở ra thật tự nhiên như một lời nói mộc mạc. Người đọc qua đó tưởng như đang thấy tác giả dang tay cười chào, mời đón người bạn rất mực thân thiết của mình với niềm vui mừng khôn xiết:
 
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
 
Sáu câu thơ còn lại bày giãi nỗi băn khoăn của ông trong việc tiếp đãi bạn hiền. Hoàn cảnh mới thực éo le:
 
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
 
Dân ta xưa nay vốn có phong tục khách là bạn mới quen đến thì mời trầu, mời nước; khách là bạn thân ở xa đến thì mời cơm, mời rượu. Ấy vậy mà cái nan giải trước hết của tác giả là không có trẻ để đi chợ xa mua sắm thức ăn và để sai nhờ mọi việc.
 
Ông nghĩ ngay đến sản vật sẵn có trong nhà nhưng cũng không sao thực hiện được:
 
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
 
Rồi đến cả “cây nhà lá vườn” cũng không thể dùng đến được nữa:
 
Cải chửa ra cây, cà chửa nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
 
Vậy là mâm cơm đãi khách đã không có được. Đành thôi. Nhưng cả miếng trầu là đầu câu chuyện, sản vật tối thiểu để tiếp đãi nhau cũng không có nốt:

Đầu trò tiếp khách trầu không có.

Mọi thứ vật chất đều không có, nhưng lại có đầy đủ tinh thần. Đó là tình bạn đậm đà chân thành và thắm thiết. Có tình bạn là có tất cả. Người đọc như hình dung được nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của cụ Tam Nguyên Yên Đổ qua câu thơ cuối bài:
 
Bác đến chơi đây, ta với ta.
 
Thật đúng như nhận xét của nhà văn Ngô Tất Tố trong Thi văn bình chú: " Bạn đến chơi nhà nếu không phải là tay văn chương lão luyện thì không đặt nổi". Đủ để thấy Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh quê hương Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trăng sáng cao đẹp thủy chung...

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 18

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nước ta. Ông có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca trung đại Việt Nam. Ông sáng tác nhiều bài thơ về làng quê dân dã nên được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ xuất sắc của Nguyễn Khuyến, được sáng tác trong thời gian ông về quê ở ẩn. Bài thơ thể hiện những cảm xúc và hoàn cảnh thiếu thốn của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà, qua đó khẳng định quan niệm sâu sắc của nhà thơ về giá trị của tình bạn thật sự.

     Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói lên tâm trạng vui tươi, phấn khởi khi đã lâu mới gặp lại người bạn của mình:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

     Với cách gọi thân mật người bạn là “bác”, câu thơ vang lên gần gũi, thân thương như một lời chào hỏi thân tình. Cụm từ “đã bấy lâu nay” thông báo cho người đọc hiểu được rằng, lâu lắm rồi hai người bạn mới có dịp gặp gỡ. Nó là một cuộc gặp gỡ đầy vui vẻ như được mong chờ từ lâu của những người bạn tri âm, tri kỷ. Câu thơ như một lời chào hỏi thân mật, và đằng sau lời chào ấy, người đọc cảm nhận được một sự mừng vui, hân hoan xen lẫn niềm xúc động khó tả của nhà thơ.

     Ngạc nhiên và bất ngờ khi người bạn cũ lâu năm tới chơi, do vậy chưa kịp chuẩn bị để thết đãi bạn hiền, nhà thơ lần lượt giãi bày:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

     Đối với tình bạn thâm giao lâu năm, mỗi khi có người bạn tới chơi, hẳn ai cũng vui mừng muốn đi chợ làm một mâm cơm thịnh soạn để thết đãi bạn hiền. Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng vậy, ông tỏ ý muốn đãi người bạn hiền một bữa ngon nhưng hoàn cảnh “trẻ” thì “đi vắng” mà “chợ” lại xa. Điệp từ “thời” được điệp lại hai lần trong câu thơ thể hiện thành ý của nhà thơ nhưng tiếc thay hoàn cảnh không cho phép.

      Không có rượu thịt ngon ngoài chợ tiếp bạn, nhà thơ quay về với cây nhà lá vườn:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.”

     Nhà thơ tiếp tục giãi bày mong muốn chiêu đãi bạn cá dưới ao, gà nhà nuôi để thể hiện sự nhiệt tình, nồng hậu với người tri kỷ. Nhưng “ao sâu nước cả”, “vườn rộng rào thưa” nên khó lòng “chài cá” “đuổi gà”.

    Không bắt được cá cũng không bắt được gà, Nguyễn Khuyến quay ra nhìn mảnh vườn để tìm một bữa rau dưa, cà muối đạm bạc:

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa”

    Không chỉ có ao cá, nuôi gà, nhà thơ còn có một mảnh vườn nho nhỏ có “cải”, có “bầu” và “mướp”. Nhưng dù có lại vẫn chưa đến kỳ thu hoạch. Bởi “cải” thì chưa ra cây, “cà mới nụ”, bầu mới rụng rốn còn mướp thì mới chỉ toàn hoa chứ chưa ra quả.

    Thôi thì không rượu thịt, không gà cá, không rau dưa, những người bạn hiền có thể ngồi nhâm nhi chén trà cùng ăn một miếng trầu. Nhưng:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có”

    Xưa nay, người xưa vốn quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vì thế, mỗi khi có khách tới nhà, việc đầu tiên là mời nước mời trầu. Nhưng trong hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến, ông giãi bày một cách chân tình rằng “trầu không có”.

    Liên tiếp trong sáu câu thơ, nhà thơ đã sử dụng rất thành công thủ pháp liệt kê và nghệ thuật đối. Thủ pháp liệt kê thể hiện ở chỗ nhà thơ đã lần lượt liệt kê ra những vật nuôi, cây trái trong nhà như “ao cá”, “gà”, “cải”, “cà”, “bầu”, “mướp”. Bằng cách liệt kê này, câu thơ cho thấy được sự nhiệt tình, nồng hậu của chủ nhà đối với người bạn tâm giao. Qua đó, người đọc cũng nhận thấy được một lối sống thanh cao, dân dã, bình dị của một vị quan sau khi đã về quê ở ẩn. Đó là cuộc sống rất đơn giản nhưng yên bình giống bao vị hiền triết thời xưa. Nghệ thuật đối không chỉ thể hiện ở luật đối bằng chắc nghiêm ngặt, mà còn đối giữa cái có và cái không trong hoàn cảnh của nhà thơ: có gà, có cá nhưng không bắt được; có cải có cà, bầu, mướp nhưng lại chưa đến ngày thu hoạch. Nghệ thuật đối cùng cách diễn đạt thân tình trong những câu thơ cho ta hiểu được tấm chân tình của người bạn cũ luôn muốn sẵn lòng mời bạn mọi thứ có thể nhưng hoàn cảnh lại không có. Câu thơ với giọng điệu chân tình nhưng cũng rất vui tươi, hóm hỉnh.

    Bài thơ kết thúc với một câu thơ kết thể hiện sự gần gũi thân thiết giữa hai người bạn vượt qua thứ vật chất bình thường:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

    Tới đây, tình bạn giữa hai người tri kỷ trong bài thơ dường như không có khoảng cách. Không cần mâm cao cỗ đầy, cũng chẳng có chén rượu miếng trầu, chỉ có hai tâm hồn đồng điệu “ta với ta”. Nhà thơ đã sử dụng rất thành công cụm từ “ta với ta” để cho thấy một tình bạn cao đẹp, thân thiết vô cùng. Một câu thơ mà có đến hai từ “ta”. Từ “ta” vừa chỉ “nhà thơ” lại vừa chỉ “người bạn”, tuy hai mà lại là một. Chỉ có tình bạn đẹp đẽ, thân tình và hiểu nhau lắm mới có được sự hòa quyện, gắn kết đến thế. Tình bạn thắm thiết ấy không màng vật chất, chỉ cần hiểu nhau là đủ. Đó thực sự là một tình bạn đẹp hiếm có và đáng trân trọng.

    “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến viết về tình huống khi người bạn thân tình lâu năm tới chơi trong hoàn cảnh không có gì tiếp đãi. Qua đó, nhà thơ thể hiện quan niệm về một tình bạn đẹp không màng vật chất, chỉ cần tâm hồn giao cảm và hiểu nhau. Với hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, lời thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh, bài thơ đã đi sâu vào trái tim biết bao thế hệ bạn đọc, khơi gợi trong tâm hồn mỗi người quan niệm về một tình bạn chân thành.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 19

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một bài thơ nổi tiếng xuất chúng của nền thi ca Việt Nam, những bài thơ ông viết đều gắn liền với quê hương miền quề với cuộc sống điền viên giản dị. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được tác giả viết lên nhằm ca ngợi tình bạn tri kỷ không ham vất chất, mà chỉ trọng cái tình bằng hữu, tâm giao, tri kỷ dành cho nhau.

Viết về tình cảm bạn bè, mở đầu bài thơ tác giả Nguyễn Khuyến đã bộc lộ niềm vui khi rất lâu rồi mới gặp lại người bạn thân thiết, tri kỷ của mình. Khi bạn tới chơi tác giả vui mừng biết bao. Nhưng tác giả cũng thể hiện rõ quan điểm trọng tình cảm hơn vật chất của mình

Đã bấy lâu nay bác tới chơi nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Bạn tới chơi nhà” tác giả Nguyễn Khuyến đã nói lên nỗi lòng vui mừng, khôn tả khi gặp lại người bằng hữu xưa kia. Danh xưng tôi- bác thể hiện sự ngang hàng không hề có sự khúm núm hay nhờ cậy trong này, mà chỉ là tình bạn thông thường thuần thúy, quý mến yêu thương nhau nên gặp gỡ tâm tình và tìm tới thăm nhau.

Phát biểu cảm nghĩ bài thơ “Bạn đến chơi nhà”

Từng câu thơ đều thể hiện được sự khó khăn của gia chủ. Tác giả đã sử dụng giọng thơ hài hước để nói lên những khó khăn của mình khi tiếp bạn thân, khách quý mà không có được một bữa cơm đạm bạc. Bởi gia cảnh có nhiều điều khó nói tất cả mọi thứ đều không ủng hộ lòng người, chợ thì xa, gà khó đuổi, nước áo sâu khó bắt cá,… Trong những câu thơ tiếp theo tác giả Nguyễn Khuyến thể hiện những khó khăn của mình khi tiếp đãi người bạn thân lâu ngày không gặp quá đơn giản:

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu và rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có

Trong những câu thơ này tiếp tục là những khó khăn của tác giả khi phải tiếp bạn trong hoàn cảnh vô cùng éo le không có nổi một miếng trầu nhai cho đỡ nhạt miệng. Người xưa thường nói rằng miếng trầu là đầu câu chuyện, nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến tiếp người bạn thân lâu ngày, người bạn tri kỷ mà tác giả vô cùng thương mến với cả một tấm lòng, nhưng không có nổi một miếng trầu.Tất cả mọi khó khăn mà Nguyễn Khuyến nêu lên trong bảy câu thơ đầu của bài thơ chỉ cốt để làm nổi bật lên ý tứ trong câu thơ cuối cùng mà thôi

Bác đến chơi đây ta với ta

Trong câu thơ kết của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói lên tất cả những điều mình muốn nói, nói lên nỗi lòng của mình. Đó là một tình bạn vô cùng cao đẹp, trân quý, một tình bạn không cần vật chất, không cần của cải, không cần phải có những bữa cơm thịnh soạn được chuẩn bị chu đáo thì mới yêu mến nhau. Tình bạn của tác giả và người bạn của mình là tình ban chân tình đến với nhau bằng cái tình trong cuộc sống nên họ trở thành bạn. Họ đối đãi với nhau thật lòng, yêu mến nhau từ trái tim và không câu nệ vật chất.

“Ta với ta” của Nguyễn Khuyến thể hiện niềm vui của hai người tuy là hai nhưng lại hiểu nhau như một. Thể hiện một mối quan hệ giao hòa vô cùng hiểu nhau. Từ “ta với ta” của Nguyễn Khuyến giống “ta với ta”của Huyện Thanh Quan nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Ta với ta của Nguyễn Khuyến thể hiện niềm vui tuy hai nhưng là một bởi sự chia sẻ hiểu nhau giữa những người bạn tri kỷ. Còn “ta với ta”của bà Huyện Thanh Quan là một mình đối diện với nỗi buồn của chính mình cô đơn lẻ loi.

Bài thơ “Bạn tới chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến là một bài thơ ca ngợi tình bạn trong sáng tri kỷ đến với nhau bằng tình cảm chân chính, bằng sự hòa hợp của tâm hồn, và những lý tưởng sống tốt đẹp trong cuộc sống. Không phải tìm đến với nhau vì vật chất thương mại vụ lợi.

Nêu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 20

Tình bạn là một tình cảm rất đỗi thiêng liêng và cao quý. Đề tài này gây cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ xuất sắc. Một trong những tuyệt tác đó chính là bài bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được xưng tụng là Tam Nguyên Yên Đổ. Những vần thơ trữ tình, dí dỏm dã tự động len vào lòng người đọc, người nghe về một tình bạn đậm đà, thắm thiết, không cần những vật chất tầm thường mà vẫn gắn bó keo sơn. Tình bạn tri kỉ đó đã được mọi người truyền từ đời này sang đời khác qua nguyên văn của cụ Nguyễn Khuyến như sau:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trễ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta”

Bài thơ mở đầu thật sinh động và hàm súc bằng hình ảnh như sau: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Đọc câu thơ trên, em cảm nhận được tình cảm của tác giả chất chứa trong từng câu chữ, thể hiện được tình cảm thâm giao sâu sắc khi người bạn đến thăm trong hoàn cảnh nhà thơ cáo quan về ở ẩn tại thôn quê mà từ lâu lắm rồi tình đời bạc bẽo hầu như không ai ngó ngàng tới. Để đáp lại tấm chân tình của người bạn, tác giả đã gọi “bác”. Đại từ “bác” chỉ được sử dụng khi gọi một người mà mình rất mực yêu quý như người thân trong gia đình. Cũng giống như người dân Việt Nam đã gọi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc bằng “Bác Hồ” thể hiện sự kính trọng, lòng yêu thương Bác như một bậc bề trên trong gia đình.

Và khi một người bạn thân như ruột thịt đến nhà chơi, chắc chắn phải được tiếp đón thật nồng hậu. Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng như ý ta muốn:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá.”

Ở nông thôn, muốn đãi bạn bằng những món ăn ngon nhất thì phải đi ra chợ, ra phố. Nhưng ngặt một nỗi ngay vào lúc đó, vợ con, người hầu đều di vắng thì làm sao sai bảo ai ra đứợc. Món ăn ngon ngoài chợ không có, thôi thì đành tìm món ăn ngon nhất ở quanh nhà vậy. À, thì ra đây rồi! Có món cá đặc sản của miền quê: món cá. Niềm vui chưa kịp bùng lên thì đã tắt vi nhìn ra ao thì hỡi ôi: ao quá sâu trong khi đó nước lại đương lớn, đương dâng cao mà đối với một người tuổi già sức yếu thì đành chịu thua.

Không có món ăn ngon thì đành đãi bạn bằng những món tàm tạm vậy:

“Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ”

Món cá thịt thường đi dôi với nhau. Không có cá thì nghĩ đến thịt. Nhưng thật tiếc vì vườn thì rộng, còn rào thì thưa: làm sao đuổi bắt được gà để làm món ăn đây. Thịt cá không có thì đành làm tạm một bữa ăn dưa cà thanh đạm vậy. Nhưng khi nhìn ra vườn rau thì nỗi thất vọng hiện lên vì cải chỉ mới lú nhú chưa mọc ra cây, còn cà thì không thấy bóng dáng đâu mà chỉ toàn là nụ.

“Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.”

Đến lúc này, người đọc thấy được nét bối rối hiện rõ trên nét mặt của tác giả. Những món ăn ngoài chợ, ngoài vườn đều không có thì đành cầu cứu đến giàn mướp, giàn bầu ngay trước cửa nhà. Nhưng oái oăm thay khi không thấy một trái bầu nào cả, còn tìm đến trái mướp cũng như không vì chỉ nhìn thấy toàn là hoa. Cuối cùng đành phải bước vào nhà tiếp bạn bằng khay trầu để trên bàn theo tục lệ thông thường nhất ngày xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy mà không hiểu sao hôm nay khay trầu dùng để tiếp khách ở trên bàn lại biến đâu mất. Thế là đến món đãi khách bình thường nhất cũng không có. Mà đâu phải khách tầm thường, đây là người bạn thân quý mến nhất, dáng trân trọng nhất. Thật là khó xử!

Trong tình thế như vậy, nhà thơ sẽ xử sự ra sao?

“Bác đến chơi đây, ta với ta.”

Câu thơ cuối cùng bỗng bừng sáng, bỗng oà lên niềm vui sau bao nỗi buồn vì không có gì để tiếp bạn hiền. Bác đến chơi dây chỉ còn có “ta với ta” mà thôi: nhà thơ và bạn hiền tuy hai người nhưng chỉ là một, chung một tấm lòng, một tình bạn chân thật. Và diều này mới là cao quý nhất trên đời hơn hẳn những vật chất tầm thường. Ớ dây em thấy được nhà thơ đã gửi vào tác phẩm của mình một điều mới mẻ: với bố cục sáng tạo (1-6-1) phá luật thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhà thơ đã khéo léo lồng ghép tình huống vào từng câu thơ làm cho mọi người cảm xúc theo từng nỗi băn khoăn, khó xử khi không có gì để tiếp đãi bạn để rồi cuối cùng nêu lên một câu kết hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết, gây bất ngờ cho người đọc, người nghe. Thật là xuất chúng! Thế mới là Tam Nguyên Yên Đổ!

Nếu ai đã từng đọc qua bài thơ Bạn đến chơi nhà của cụ Nguyễn Khuyến thì nhất định sẽ hiểu được tình bạn là thiêng liêng, cao quý đến nhường nào! Em cũng vậy: càng thấm thìa được cái hồn trong tác phẩm, em càng muốn có được một tình bạn chân thành như cụ Nguyện Khuyên. Để thực hiện được điều này thì ngay bây giờ em càng phải trau dồi bản thân, hoàn thiện mình và nhất là đối xử tốt với mọi người chung quanh, với những người bạn tốt của mình.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà hay nhất 21

Nguyễn Bỉnh Khiêm có một bài thơ Nôm rất hay về tình bạn, bài thơ được ông làm trong dịp nhà bạn có việc vui, ông đến chúc mừng bạn với món quà "mừng nhau một mặt không" bởi vì quà nào cho xứng mối thâm giao? Cái không của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không "mặt của" còn lòng người thì có và nhiều. Ấy là sự chân tình và tấm lòng thơm thảo. Ta bắt gặp nét tương đồng giữa thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến trong quan niệm về tình bạn. Chân thành, mộc mạc và vẫn chan chứa tình cảm, Nguyễn Khuyến nói với bạn mình trong bài Bạn đến chơi nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông – Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyến đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thiết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4 – 3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây ta với ta…

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quê hương bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình ta với ta. Còn ta với ta mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ với bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta và ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị, sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa) thể hiện rõ nét chất phác, thật thà, đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu được phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỉ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng, chân thành, thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nỗi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến, ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

Nêu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 22

Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng: Tình bạn, tình người cao hơn của cải.

Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng… mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.

Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa… Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là… “để đãi bạn”. Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,… Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều – bác ơi, đúng dịp bác đến thì… gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.

Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. “Bác đến chơi đây, ta với ta” là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một “cái tôi” riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.

Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây ta với ta”, nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hay nhất 23

Ca dao dân ca có nhiều câu rất hay nói về tình bạn, một tình cảm thiêng liêng đáng quý. Nguyễn Khuyến một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi dây, ta với ta”.

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. “Đã bấy lâu nay” là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn. Chính vì nỗi vui mừng ấy trong lòng tác giả bật ra lời chào thể hiện niềm vui bâ’t ngờ thú vị:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

(Khóc Dương Khuê)

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ – Đàn kia, gảy củng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình — Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Câu thơ bộ lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. “Bác đến chơi đây” – không có mọi giá trị vật chất chỉ có “ta với ta”. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm.

Cũng là “ta với ta” nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấv rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ Bặn đến chơi nhà thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy. Dẫu cho Nguyễn Khuyến đã đi xa, nhưng tình bạn của họ thể hiện trong bài thơ thật cảm động biết bao. Bài thơ đã gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm của con người trong cuộc sống, tình bạn bè, đồng chí, anh em…

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà đặc sắc nhất 24

Tình bạn đẹp trong “Bạn đến chơi nhà” được thể hiện thật dung dị mà đậm đà. Bởi vậy mà khi phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta thấy khâm phục biết bao những tình bạn đẹp. 

Mở đầu bài thơ là một hoàn cảnh đặc biệt:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

“Đã bấy lâu nay” là cụm từ nhằm chỉ khoảng thời gian dài. Đã lâu rồi bác không đến nhà chơi. Sau một thời gian dài không gặp nay gặp lại nhau là một dịp vui khi “bác tới nhà”. Có ai lại không vui sướng khi được người bạn thân đến nhà chơi. Câu thơ vì vậy như một lời chào hỏi thân mật lại như một tiếng reo vui…

Một cảm giác sung sướng khi hôm nay được gặp bạn. Bởi lẽ từ khi cáo lão về quê nhà ông đã vui thú điền viên bầu bạn cùng thiên nhiên. Nay nơi thôn quê vắng vẻ cảnh sống thanh bần ấy có bạn đến thăm thì thật xúc động biết bao.

Nhà có bạn cũ đến ai mà không vui, không muốn đem hết mọi thứ quý giá nhất tiếp đãi bạn. Thế nhưng, Nguyễn Khuyến lại thật thà nói về hoàn cảnh trớ trêu hiện tại khi bạn đến nhà đột ngột không có sự chuẩn bị tiếp đón chu đáo bởi

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.”

Nhà thì chẳng có ai chẳng có gì lại ngặt nỗi chợ quá xa. Tiếp đến những thức “cây nhà lá vườn” có sẵn đấy nhưng cũng chẳng thể dùng để tiếp đãi bạn được. Ao sâu nước lớn không thể bắt cá, vườn rộng rào thưa chẳng thể bắt gà. Từ những thức ăn có phần chỉn chu như cá, gà nhà thơ chẳng có và đến cả những món đơn sơ nhất như là cải, cà, mướp, bầu cũng chẳng có. Nhưng không phải vì ông không muốn tiếp đãi bạn mà tất cả vì điều kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát “ao sâu nước cả”, “vườn rộng rào thưa”, “cải mới ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu rụng rốn” hay “mướp đương hoa”. 

Mọi thứ đều đang ở trong trạng thái mới chớm ban đầu chưa thể thu hoạch được nên có cũng hóa thành không, không thể dùng để tiếp bạn. Nhà thơ dường như đang phân trần cho sự thiếu sót của mình. Người ta thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ngay cả miếng trầu cũng chẳng có. 

Phát  biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta thấy Nguyễn Khuyến dường như đang tự cười hoàn cảnh của chính mình. Thật thà không giấu giếm bất kỳ điều gì cũng không sợ bạn chê cười bởi lẽ đã là bạn thì không cần phải gượng ép, cầu kỳ. Bạn bè quý nhau ở tấm lòng. Đây cũng chỉ là biện pháp phóng đại về hoàn cảnh của mình như một sự trêu đùa chọc ghẹo đầy tinh nghịch của ông dành cho người bạn tri kỷ của mình. 

Ẩn sau câu thơ ta dường như cảm nhận được một nụ cười đầy tinh nghịch. Đồng thời qua đó, ta cũng biết thêm về cuộc sống của nhà thơ sau khi từ quan ở ẩn. Đó là một cuộc sống thanh bần, đạm bạc tuy có vẻ mộc mạc nhưng lại là một cuộc sống thoải mái không bị gò bó, thanh cao có thể giữ vững được sự trong sạch thiên lương của mình. Đó cũng là cuộc sống thanh cao mà nhiều người lựa chọn như Nguyễn Trãi với:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ươm sen”

Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Đó là lối sống của những người lựa chọn xa rời danh vọng tiền tài để giữ vững cốt cách khí tiết với đất trời.

Tình bạn chân thành, thắm thiết và tấm lòng mới là điều đáng quý

Sau khi liệt kê tất cả những gì không có, cuối cùng chốt lại duy nhất điều có ở đây chính là:

“Bác tới chơi đây ta với ta”

Đối lập với những vật chất không có ở trên thì đến câu thơ này lại tồn tại một cái có hiển nhiên đó là “ta”. Đây là lần thứ hai người bạn ấy xuất hiện trong bài thơ. Cách gọi xưng hô “bác” vừa có phần trân trọng lại vừa có phần gần gũi thắm thiết. Tình bạn được xây dựng trên cơ sở tình cảm thật đáng quý biết bao. Bởi bạn là những người tri âm tri kỷ thấu hiểu lẫn nhau. 

Kết bạn với nhau vì cùng chung chí hướng cùng cảm thông cho nhau mà không phải vì bạc vàng tiền tại. Nếu tình bạn được xây dựng dựa trên cơ sở vật chất, kết bạn chỉ vì danh lợi, để trục lợi cho bản thân thì đó không còn là tình bạn. Bạn bè phải ở cạnh nhau lúc vui cũng như lúc buồn, lúc hạnh phúc cũng như khi buồn đau, khi thành công cũng như khi thất bại. Nếu “ta với ta” trong câu thơ của bà huyện Thanh Quan thể hiện sự cô đơn trước cảnh vật

“Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Thì “ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến không phải là sự cô đơn. Cách sử dụng đại từ nhân xưng ta thật độc đáo. Ta với ta có thể hiểu là ở nơi đây không có gì để tiếp đãi bạn duy chỉ có nhà thơ – nhân vật trữ tình. Cũng có thể hiểu ở đây không có gì tiếp đãi bạn cả chỉ có mình và bạn tâm sự với nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào đi nữa thì ta thấy điều quan trọng nhà thơ muốn nói đến chính là tình bạn bè. Bạn bè chỉ cần gặp nhau tâm sự thì cũng đã đáng quý, dù không có trầu hay những thức quà khác. 

Ta với bạn tuy hai mà một, đều thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Tuy chẳng có gì cả nhưng lại có tất cả. Bởi “bác đến đây chơi” là vì có ta, vì có bạn chứ không vì đây là nơi giàu sang quyền quý lầu son gác tía. Nên tuy không có gì tiếp đãi nhưng được gặp nhau đã là đủ rồi. Đó là một tình bạn đẹp, thuần khiết như Bá Nha với Tử Kỳ. Không chỉ có “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến còn sáng tác nhiều vần thơ dành riêng cho những người bạn của mình như

“Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi”

(Gửi bác Châu Cầu)

Hay trong Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương 

“Đến thăm bác, bác đang đau ốm,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao”

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Hay là những ý thơ: 

“Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?….”

tác phẩm dù được làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật nhưng khi đọc bài thơ ta lại cảm thấy gần gũi tự như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều đó đến từ việc sử dụng từ ngữ thuần Việt. Đồng thời còn đến từ việc sử dụng hình ảnh dân dã quen thuộc có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống nơi nông thôn như “gà, cà, mướp, cá, cải,…”. 

Tác giả đã sử dụng khéo léo phép đối những hình ảnh đối lập hiện ra. Đầu tiên liệt kê ra những hình ảnh không có để rồi kết luận lại cái “có” duy nhất đáng quý. Bài thơ không triển khai theo mô hình quen thuộc đề thực luận kết. Đó là sự sáng tạo của Nguyễn Khuyến khi sử dụng thể thơ này. Mượn vỏ bọc của thể thơ đặc trưng của văn học Hán nhưng ẩn sâu bên trong tâm hồn Việt, tính cách Việt. Tình bạn là một đề tài không mới, tương đối quen thuộc từ văn học dân gian đến văn học viết: “Học thầy không tày học bạn” (tục ngữ). Cho đến áng thơ bất hủ của Lý Bạch:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến trường giang thiên tế lưu”

(Tại Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Dù viết về đề tài cũ nhưng cách triển khai ý thơ của Nguyễn Khuyến thật độc đáo. Dùng phủ định để khẳng định, phủ định về vật chất để khẳng định tinh thần của tình bạn cao đẹp. Bài thơ có giọng điệu hóm hỉnh pha chút tinh nghịch, duyên dáng. Chính sự bông đùa ấy đã cho thấy sự lạc quan về hoàn cảnh cũng như một chút đùa nghịch với người bạn của mình. Bài thơ đã khẳng định tình bạn cao đẹp, là một dẫn chứng sống động cho tình bạn đậm đà…

Bên cạnh thơ trào phúng, những vần thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Bài thơ là một khúc nhạc lòng của nhà thơ ngợi ca tình bạn. Một tình bạn thuần khiết chân thành không vụ lợi. Sợi dây liên kết giữa hai tấm lòng đó chính sự đồng cảm không có chút vị kỷ danh vọng tiền tài nào. Chính điều đó đã tạo nên sức sống cho tác phẩm.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 25

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm thơ Nôm xuất sắc đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ ông chẳng có nhiều bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, thói đời bạc bẽo. Ấy thế mà “Bạn đến chơi nhà” lại là nốt nhạc vui bất chợt trong bản nhạc buồn của cụ Tam Nguyên. Bài thơ thể hiện một tình bạn chân thành, có sự cảm thông, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc giữa hai người bạn tri kỉ.

   Nguyễn Trãi viết bài thơ này là lúc ông đã cáo quan về ở ẩn. Có lẽ vì thế mà ông rất vui mừng, hồ hởi khi người bạn đến thăm:

                      “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu thật tự nhiên như lời chào hỏi chân thành. Chắc hẳn lâu rồi người bạn của nhà thơ mới đến thăm và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Cách xưng hô “bác” của Nguyễn Khuyến là một cách xưng hô thân mật, bình dị. Có thể thấy được đây không phải là người bạn bình thường mà là một tri âm tri kỉ. Chỉ với một câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận được một tình bạn thật thân thiết và thủy chung.

Thông thường sau khi chào hỏi thì sẽ là sự đón tiếp chu đáo, tận tình của chủ nhà với bữa cơm thân mật. Nhưng không, ở đây lại là một tình huống thật trớ trêu. Nguyễn Khuyến đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình:

                   “ Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa

                     Ao sâu nước cả, khôn chài cá

                    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                    Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi của mình. Có tất cả mà hóa ra lại chẳn có gì. Nhà thơ muốn tiếp bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép: trẻ con nhà thì đi vắng, muốn đi chợ thì chợ lại xa, có cá nhưng ao sâu không bắt được, có gà nhưng vườn thì rộng, rào thưa, cải thì chưa lớn, cà thì mới đang có nụ, mướp thì mới ra hoa, bầu thì lại non quá, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt. Giọng thơ hóm hỉnh, một cách nói rất sang, rất khéo léo về cái nghèo của nhà thơ. Qua đây ta cũng thấy bức tranh làng quê thật giản dị, gần gũi, sống động và vui tươi. Một cuộc sống giản dị, bình yên của một nhân cách thanh cao, trong sạch. Không chấp nhận chốn quan trường đầy thị phi, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn và sống một cuộc đời bình dị. Dù cuộc sống có nghèo khó nhưng tác giả luôn lạc quan, yêu đời, sống ung dung, tự do tự tại. Nhà thơ thậm chí còn thi vị hóa cái nghèo bằng một giọng thơ đầy hóm hỉnh.

Câu thơ kết bài thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những gì ở sáu câu thơ trước đó không có nhằm khẳng định cái có của câu thơ thứ tám này:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chữ “bác” lại một lần nữa xuất hiện cho thấy tình bạn thật thiêng liêng và cao cả. Vật chất thì không có gì nhưng tình người thì luôn chứa chan và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự gắn bó khăng khít, kẻ tri âm đến với người tri kỉ, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, lan tỏa trong không gian và thời gian. Đó là một tình bạn đẹp, chân thành, gắn bó, có sự đồng cảm, sẻ chia giữa những  người bạn. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường để tỏa sáng lung linh giữa cuộc đời.

  Với ngôn ngữ thơ bình dị, những hình ảnh thơ mộc mạc và gần gũi bài thơ thể hiện một tình bạn khăng khít, keo sơn, vượt lên trên mọi lễ nghi tầm thường. Cái nghèo về vật chất không làm phai mờ đi những tình cảm ấm áp, chân thành và thủy chung.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà hay nhất 26

Tình bạn là một thứ tình cảm thiêng liêng và cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Có những tình bạn đẹp, người bạn tốt mà ta phải trân trọng và giữ gìn cũng như hết lòng ca ngợi. Có không ít thi sĩ viết nên những vần thơ để nói về tình bạn của mình, trong số đó không thể không nhắc tới nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật những lại mang theo những đặc sắc riêng về cấu trúc, bố cục. Đây đồng thời là một trong số ít những bài mà Nguyễn Khuyến viết với giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh. Nhan đề Bạn Đến Chơi Nhà để khái quát nên tình huống của bài thơ đó là tác giả có một người bạn tới thăm nhà. Cái hoàn cảnh ấy thì ở ngay câu thơ mở đầu chúng ta cũng sẽ bắt gặp:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu hết sức tự nhiên và giản dị. Nó giống như một lời chào hỏi đầy tự nhiên, gần gũi giữa những người bạn thân thiết với nhau. Tuy nhiên đồng thời cũng bày tỏ sự vui sướng khi có bạn đến thăm để hàn huyên, tâm sự. Đặc biệt người bạn này còn là người đã lâu rồi không gặp nữa. Gắn với cuộc đời và hoàn cảnh ra đời bài thơ đó là vào thời gian ông về quê ở ẩn. Quê ông vốn là vùng nông thông nghèo và từ lúc ông cáo quan về thì chưa ai đến thăm ông cả. Nay bất chợt lại có người bạn lặn lội từ kinh thành về thăm ông, có thể nói đây là điều khiến nhà thơ hết sức vui mừng.

Thông thường khi khách đến chơi nhà thì sẽ được chủ nhà tiếp đón chu đáo, nhất lại là người bạn tri kỉ. Ấy nhưng bất người lại rơi vào tình cảnh éo le bởi: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Về quê nghèo khó thì muốn có gì tiếp đãi bạn thì phải đi mua ở chợ cách xa nhà. Thêm vào đó lũ trẻ bình thường ở đây thì còn có thể sai bảo nhưng nay chúng lại chạy đi chơi và có mình ông ở nhà. Chính vì thế không thể bỏ khách ở đây để đích thân ông đi chợ được. Trước hoàn cảnh ấy Nguyễn Khuyến đã phân trần với khách cũng như là bạn của mình về sự tiếp đón không thể nào chu đáo được của mình:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nhà thơ kể ra hàng loạt những thứ vốn có thể dùng để tiếp đón khách nhưng lại rơi vào thời điểm chưa thể dùng được. Đây giống như một lời thanh minh với bạn của mình. Thứ nhất, cá thì có đấy nhưng vì ao thì sâu nên không bắt được. Thứ hai là nhà thì có nuôi gà nhưng ban ngày và vườn thì rộng nên cũng chẳng bắt được. Tiếp đến là những thức rau củ thì vùng nông thôn thường là kinh tế tự cung, tự cấp nhiều nên rau củ đều có đầy đủ cả nhưng éo le thay đó là không thể dùng tiếp đãi khách vào lúc này được. Bên cạnh đó qua lời giãi bày của Nguyễn Khuyến thì ta còn thấy một khung cảnh làng quê bình dị nhưng lại sống động, vui tươi. Một cuộc sống đạm bạc nhưng lại khiến gia chủ hết ức tự hào và khiến những người khác hằng ao ước. Chính bởi không chấp nhận cuộc sống quan trường đầy thị phi nên ông mới từ quan về hưởng thụ cuộc sống dân dã nơi quê nhà.

Mặc dù không có gì để đãi bạn nhưng Nguyễn Khuyến cũng không cảm thấy hổ thẹn. Với người bạn tri kỉ ấy, biết trước là ta nghèo nhưng vẫn lặn lội đường xa về thăm thì có sá gì tới những quy củ, lễ tiết tiếp đãi khách ấy. Ngay cả “miếng trầu” theo tục lệ xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” thi sĩ cũng không có được. Nhưng hơn tất cả mọi thứ đó là tấm lòng, sự chân thành của nhà thơ và điều đó được kết tinh trong câu thơ cuối: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Ba tiếng “ta với ta” gợi lên sự vui tươi, thân mật. Chữ “ta” vừa để ám chỉ tác giả lại vừa nói đến người bạn, tuy một mà hai, tuy hai mà một. Bởi tình bạn này gắn bó, thân thiết và bạn đến chơi không vì mâm cao cỗ đầy mà chỉ để hàn huyên, tâm sự.

Qua bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà, Nguyễn Khuyến đã cho ta thấy được tình bạn đẹp của ông. Đồng thời nhắc nhở chúng ta khi đối đãi với bạn bè thì chỉ cần sự chân thành và tấm lòng có như vậy tình bạn mới lâu bền.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà ngắn gọn 27

Bạn đọc yêu thơ thì không thể không biết đến tác giả Nguyễn Khuyến, được coi là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó thì thơ của ông rất hay phản ánh những mối tình cảm bạn bè, tình làng nghĩa xóm,…Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của ông. Thông qua bài thơ tác giả như muốn nói lên một tình bạn bè trong sáng, đơn sơ mà không cần về vật chất. Bởi ông biết rằng tình cảm trong lúc khó khăn sẽ luôn luôn bền chặt.

Ngay từ khi mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Thông qua đó cũng chính là một người bạn xa mà cũng đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và mong đến thăm nhà thơ. Bài thơ ở đây cũng lại bộc lộ được sự trân trọng, yêu quý nhau.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Độc giả cảm nhận thấy được cũng chỉ với cụm từ “đã bấy lâu” mà Nguyễn Khuyến sử dụng ý muốn nói đó là một khoảng thời gian đã quá lâu rồi mà người bạn kia mới có thời gian để đến thăm Nguyễn Khuyến. Tất cả điều này đã cho thấy được đây quả thực là một tình bạn đáng trân trọng. Một vị khách quý đến như thế thì chắc chắn sẽ phải có mâm cao cỗ đầy nhưng không, những câu thơ sau tác giả đã chỉ ra bao nhiêu khó khăn nên không có được những món ngon tiếp đãi bạn hiền.

Bạn không quản đường xá xa xôi mà đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, đã vậy chợ thì xa nhà quá. Từ lý do này dẫn đến việc không thể có được một bữa cơm nhiều đồ ăn với người bằng hữu được. Không chỉ dừng lại ở đó thì chính nhà thơ Nguyễn Khuyến như đã nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình, thế nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được thông qua đoạn thơ:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Với đoạn thơ trên Nguyễn Khuyến bắt đầu nói những món có thể tiếp đãi bạn bằng cây nhà lá vườn. Nhưng dù đơn sơ, giản dị là cậy thì cũng không có thể tiếp đãi bạn. Trong nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu thì sâu, nước cả không thể nào mà kéo cá được. Ngoài vườn cũng có nhưng lại rào thưa quá nên không thể đuổi mà bắt gà được. Có bao nhiêu cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển còn nhỏ nên chưa thể ăn được. Cây bầu thì vừa mới rụng rốn, giàn mướp hãy còn đương hoa. Tất cả điều này cho thấy được mọi thứ thức ăn muốn tiếp đã bạn cũng đang ở trong dạng tiềm tàng và không thể nào ăn được. Thông qua đây thì tác giả cũng đã bộc bạch được sự nghèo khó của mình. Đoạn thơ kể ra những khó khăn đó như một cách để nói về hoàn cảnh và mong bạn có thể thông cảm cho mình. Đến ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có với câu thơ:

Người xưa luôn quan niệm miếng trầu chính là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, nhưng thông qua câu thơ của Nguyễn Khuyến độc giả lại hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu. Nhưng trầu cũng không có, tựu trung lại là ở đây chẳng có một cái gì để có thể tiếp vị khách của mình. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” ở đây như là thơ cũng lại chính là người bạn kia. Trong vô vàn những thứ để kể ra không hề có thì chỉ có mỗi hai chữ “ta” mà thôi. Thông qua đây thấy được tình cảm của đôi bạn, họ thấu hiểu cho nhau, không quan trọng vật chất mà vẫn cứ thân thiết.

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” quả thật cũng giống như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bài thơ là một bài ca ca ngợi tình bằng hữu cho dù nghèo khó, thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm đó cũng không bao giờ phôi pha.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà hay nhất 28

Tình cảm bạn bè là một đề tài đã rất quen thuộc trong lịch sử văn học Việt Nam. Trong số các tác phẩm văn học nói đến tình bạn, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến”, đây là một trong những bài thơ hay nhất trong thơ của ông nói riêng và thơ Nôm Đường luật nói chung.

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được người bạn thân lâu năm tới chơi nhà, ông đã rất vui sướng và hân hoan:

“Đã bấy lâu nay bác đến nhà”

Câu thơ cho thấy đã lâu rồi hai người bạn này không gặp nhau và có vẻ như nhà thơ rất mong chờ cuộc gặp gỡ này. Cách xưng hô bác – tôi đã thể hiện được sự thân thiết, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm của hai người. Tình cảm đó đã vượt lên trên tình bạn bè đơn thuần, tình cảm của họ rất bền chặt, thân thiết như người thân trong gia đình. Có người bạn tri kỉ đến thăm, nhưng chủ nhà lại rơi vào hoàn cảnh éo le, chẳng có nổi thứ gì để tiếp đãi bạn hiền:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa…

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã khắc họa nên một bức tranh làng quê nông thôn với những thứ giản dị, chân thực và sống động. Hoàn cảnh của gia chủ thực đúng nghèo khó, người ta thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng đến miếng trầu nhà tác giả cũng không có “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhưng tất cả những thứ không có ấy lại không thể bằng một thứ thiêng liêng cao quý đang có sẵn, chính là tình bạn chân thành, thắm thiết của họ. Có thể thấy, nhà thơ tiếp bạn tri kỉ nhưng không cần mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có tấm lòng của những người bạn chân thành, thủy chung:

Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chữ “bác” trong câu thơ này đã thể hiện sự kính trọng của nhà thơ đối với bạn. Người bạn ấy đã không quản đường xá xa xôi, đi lại vất vả hơn thế là tuổi cao sức yếu để đến thăm, đó là điều quý giá nhất. Đối với tình bạn ấy, không có bất kì một thứ vật chất nào có thể thay thế được. “Ta với ta” ấy là giữa hai người bạn đã hòa làm một, không còn gì ngăn cách. Họ là hai người khác nhau nhưng suy nghĩm tình cảm và lý tưởng lại hoàn toàn giống nhau, họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, tới thăm nhau vì tình cảm gắn bó sâu sắc. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với ngôn ngữ thuần Nôm nghe vừa thanh thoát lại gần gũi, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã cho người đọc thấy được một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao tri kỉ. Bài thơ cũng nhắc nhở con người chúng ta nên trọng tình cảm, không thể lấy vật chất để đánh đổi tình cảm. Hãy xây dựng những tình bạn cao đẹp, thân thiết và gắn bó giống như Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 29

Nguyễn Khuyến (1835-1909) lúc nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị  Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo lại thông minh học giỏi, sau đó đi thi, đỗ cả ba kì: Hương, Hội, Đình do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm thì cáo quan vào ở ẩn Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ của ông viết nhiều về tình bạn, tình người tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc.

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ viết “đã lâu” chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu lắm rồi chưa đến chơi còn nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả chọn cách xưng hô là “ bác” thể hiện sự chân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữa hai người, chỉ với câu thơ đầu thôi tác giả đã cho người đọc cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, gắn bó. Thông thường người bạn của mình đã rất lâu mới đến thì chắc hẳn chủ nhà phải tiếp đón rất chu đáo nhưng ở đây lại hoàn toàn trái ngược nhà thơ lại không thể lấy gì mà đãi bạn có ruộng, có vườn có ao mà cũng như không:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu là phải tiếp đãi bạn bằng chính cây nhà lá vườn của mình nhưng ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi chả có gì để tiếp đãi bạn:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chưa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao ngay lời chào hỏi bạn tác giả lại nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp đón bạn tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong hoàn cảnh này ta chỉ còn thấy tác giả và bạn của mình cùng với tình huống:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá miếng trầu là đầu câu chuyện..nhưng tất cả những thứ tiếp đãi bạn đều không có những thứ mà tác giả đón bạn chính là cảnh vật yên bình và lòng người chân tình thứ đó còn đáng quý hơn là nhiều sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc sống động vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, yêu đời biết bao nhiêu cũng qua đó ta thấy được một cuộc đời thanh bạch, ấm áp và tình người rất đáng tự hào.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi nên ông đã xin cáo quan về quê ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó, dù sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn luôn lạc quan yêu đời thả tâm hồn vào trời mây cảnh vật bình dị đến lạ thường, ung dung tự tại. Câu kết là một sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn trả cần phải có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ mà chỉ cần một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ  “bác” lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng,bác không quản tuổi già sức yếu mà đến chơi thăm thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không có một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ tình bạn được coi là thứ duy nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ trong lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bạn của mình đó là tình bạn chân thành đáng quý, với cách sống giản dị mộc mạc tình bạn ấy càng đáng quý hơn.

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến 30

Nguyễn Khuyến chính là một nhà thơ, nhà văn rất nổi tiếng ông đã để lại một bài thơ Nôm rất tiêu biểu cho một kho tàng văn học Việt. Bài thơ của ông nói lên được tình người và tình bạn cũng như một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước con người rất phong phú. Bài thơ Bạn đến chơi nhà đã nói lên được một tình bạn rất thiêng liêng và sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà này được lấy cảm xúc của chính tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đây cũng là tâm trạng bồi hồi, vui sướng của tác giả khi ông có người bạn tri kỉ đến hỏi thăm.

Câu thơ “ Đã bấy lâu nay bác đến nhà” đã nói lên một điều rằng chắc chắn người bạn tri kỉ này của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi và nhà thơ thì rất mong chờ điều đó. Trong câu thơ này thì tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là bác để thể hiện được sự thân mật và gần gũi giữa hai người, để tôn trọng tình cảm bạn bè với nhay. Cũng chỉ một câu thơ mở đầu này thôi cũng đủ làm cho người đọc cảm nhận được hết mối quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt và thân thiết đến mức nào.

Khi mà chúng ta có một người bạn thân như vậy đến chơi thì chắc chắn là sẽ thiết đãi rất chu đáo để thể hiện lòng hiếu khách cũng như tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không có gì để đãi bạn.

“ Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

…….mướp đương hoa”

Lúc này thì tác giả đã khắc họa lên hình ảnh một làng quê vô cùng thân thuộc, sống động gắn liền với cuốc ống đơn giản của nhà thơ. Cũng qua những câu thơ này mà chúng ta thấy hiện lên được một cuộc đời thanh bạch và ấm áp tình người rất đáng ngưỡng mộ và tự hào. Khi có bạn đến chơi nhà thứ mà tác giả có thể tiếp đãi bạn mình chẳng có gì chỉ có lòng người ấm áp và chân thành. Món quà này lúc nào cũng cao quý hơn cả so với những món ăn sơn hào hải vị khác trong cuộc sống này.

Khi không còn mặn mà gì với chốn quan trường nhiều thị phi, chính nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc sống giản dị nghèo khó. Tuy sống trong cảnh này nhưng tác giả vẫn luôn lạc quan về yêu đời. Lời thơ này vô cùng hóm hỉnh và có chút gì đó vui tươi để bày tỏ cuộc sống thanh bạch của mình với tâm hồn cũng thanh cao của một nhà nho.

Khi kết thúc bài thơ tác giả Bạn đến chơi nhà lại nhắc đến tấm chân tình của mình với người bạn thêm một lần nữa: “ Bác đến chơi đây, ta với ta” một lần nữa chữ bác lại được xuất hiện ở cuối của bài thơ cho thất một tình bạn thật cao cả, cho dù vật chất không có nhưng tình người bao giờ cũng tràn ngập sự ấm áp. Trong câu thơ có cụm tù “ta với ta” đã toát lên được niềm vui trọn vẹn và lắng động sâu bên trong tâm hồn. Bài thơ này có niêm luật vô cùng chặt chẽ, ngôn từ thì thuần Nôm, không có từ Hán Việt nào khiến cho câu thơ trở nên tự nhiên và nhẹ nhàng.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà đã thể hiện sâu sắc được tình cảm của nhà thơ cùng với người bạn tri kỉ của mình, đây chính là một tình bạn chân thành và đáng quý nhất. Với cách sống rất giản dị và mộc mạc, đầy tình người này càng quý giá biết bao nhiêu. Từ ngôn ngữ mộc mạc, đời thường của nhà thơ đã thể hiện rõ được tài năng xuất sắc nhất của tác giả cũng như là mang câu thơ sống mãi với thời gian và cô đọng trong lòng người.