Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 1
I. Mở bài
- Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.
- Giới thiệu bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng.
II. Thân bài
1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
- Thời gian: + Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an.
- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng.
⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn.
• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng.
⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” >< “với nước non”.
⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội
2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi.
• Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa.
- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu.
- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời.
⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận.
• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề
- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua.
- Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người.
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở.
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu.
+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”.
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt.
⇒ sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng.
⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người.
4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
• Câu 7: - Ngán: chán ngán, ngán ngẩm.
- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân.
⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.
• Câu 8:- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn.
- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ.
- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn.
⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con.
⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ.
5. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa.
- Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6.
- Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ”.
Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 2
Mở bài
– Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: đã đi vào thơ văn của các tác giả trung đại với niềm cảm thông sâu sắc
– Giới thiệu nữ sĩ Hồ Xuân Hương và hình tượng người phụ nữ trong Tự tình (II): Hồ Xuân Hương đặc biệt bởi bà được mệnh danh là “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, trong bài thơ, Tự tình (II), hình tượng người phụ nữ với bi kịch tình yêu, hạnh phúc hay rộng ra là bi kịch thân phận đã được khắc họa rõ nét
Thân bài
Hình tượng người phụ nữ với tình cảnh lẻ loi, cô đơn
Người phụ nữ với tình cảnh lẻ loi giữa:
– Thời gian: Đêm khuya (quá nửa đêm) → Yên tĩnh, con người đối diện với chính mình, sống thật với mình
– Không gian: Yên tĩnh vắng lặng (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)
– Âm thanh: “Văng vẳng” → từ láy miêu tả âm thanh từ xa vọng lại (nghệ thuật lấy động tả tĩnh) ⇒ gợi nhắc con người về bước đi của thời gian
+ “ Trống canh dồn” → tiếng trống dồn dập, liên hồi, vội vã
⇒ Người phụ nữ một mình trơ trọi, đơn độc trước không gian rộng lớn:
Người phụ nữ với nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận
– Trơ”: Trơ trọi, lẻ loi, cô đơn nhưng đồng thời cũng là trơ lì: thách thức bền gan
+ Kết hợp từ “ Cái + hồng nhan”: vẻ đẹp của người phụ nữ bị rẻ rúng
+ Nghệ thuật đảo ngữ → nhấn mạnh vào sự trơ trọi nhưng đầy bản lĩnh của người phụ nữ ⇒ điều này càng làm tăng sự xót xa, chua chát
+ Hình ảnh tương phản: cái hồng nhan >< nước non
⇒ Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người
Hình tượng người phụ nữ với nỗi niềm buồn tủi
– Chén rượu hương đưa: Người phụ nữ buồn tủi tìm đến rượu để giải sầu trong đêm
– Say lại tỉnh: Vòng luẩn quẩn không lối thoát
⇒ Người phụ nữ càng say lúc tỉnh càng đớn đau cho số phận mình
– Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: Hiện tượng thiên nhiên nhưng đồng thời nói lên nỗi buồn khi tuổi xuân sắp qua đi mà hạnh phúc vẫn còn chưa trọn vẹn
⇒ Thân phận hẩm hiu của người phụ nữ
Hình tượng người phụ nữ với niềm phẫn uất và sự phản kháng trước số phận hẩm hiu
Người phụ nữ với bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận được bộc lộ thông qua những hình ảnh thiên nhiên:
+ Rêu: không chịu mềm yếu mà “xiên ngang” mặt đất
+ Đá: phản kháng mạnh mẽ mà “đâm toạc chân mây”
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
⇒ sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
⇒ Sự phản kháng mãnh liệt của người phụ nữ, một sức sống mãnh liệt ngay trong những tình huống bi thảm nhất
Hình tượng người phụ nữ cuối cùng quay trở lại với tâm trạng chán trường trước số phận hẩm hiu
– Bi kịch của người phụ nữ ở chỗ : Họ phản kháng, không cam chịu thua cuộc nhưng kết quả lại thua cuộc
+ Ngán: ngán ngẩm, chán chường
+ xuân đi xuân lại lại: Mùa xuân trôi qua rồi mùa xuân quay trở lại nhưng tuổi xuân người phụ nữ trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại được nữa
⇒ Người phụ nữ ngán ngẩm lẽ đời éo le khiến bản thân phải chịu số phận hẩm hiu, sự trở lại của màu xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân
– Nghịch cảng của người phụ nữ càng éo le hơn bởi:
+ Mảnh tình: vốn đã là tình tảm không trọn vẹn
+ San sẻ tí con con: Vậy mà phải san sẻ để cuối cùng chỉ còn “tí con con” ⇒ xót xa, tội nghiệp
⇒ Đây có thể là tâm trạng của một người mang thân đi làm lẽ ⇒ Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa khi với họ “tình yêu là một chiếc chăn quá hẹp”
III. Kết bài
– Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện thành công hình tượng người phụ nữ với bi kịch cá nhân: ngôn ngữ điêu luyện, khả năng sử dụng hình ảnh giàu sức tạo hình, đảo ngữ, đối…
– Trình bày suy nghĩ bản thân về hình tượng người phụ nữ trong xã hội cũ và liên hệ thực tế
Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 3
1. Nỗi niềm sầu tủi
Nỗi niềm ấy được thể hiện ngay từ hai câu thơ mở đầu:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Câu thơ đầu đã mở ra một khung cảnh về khuya thanh vắng. Cơ sở để nhận ra thời điểm ấy là nhờ vào các từ “đêm khuya”, “văng vẳng”. Đặc biệt, bước đi của thời gian trở nên gấp gáp hơn khi trong không gian xuất hiện âm thanh thúc giục của tiếng “trống canh dồn”. Âm thanh ấy có lẽ không chỉ là âm thanh của tiếng thời gian điểm nhịp mà còn chính là âm thanh của tâm trạng, của tiếng lòng con người. Thời gian trôi đi dồn dập thế nào thì con người dường như cũng rơi vào tâm thế lo ngại, dè chừng trước sự biến chuyển ấy của thời gian.
Chính trong hoàn cảnh ấy, nhân vật cay đắng, chua xót nhận ra sự hẩm hiu của duyên phận. Từ “trơ” như một từ chìa khóa tô đậm phong thái của nhân vật khi nghĩ về “cái hồng nhan” nhiều truân chuyên. Tuy nhiên, từ “trơ” ở đây còn hàm chứa một ý nghĩa tích cực khác, đó là sự cá tính, sự mạnh mẽ của nhân vật trữ tình trước những thách thức, khó khăn của cuộc đời.
2. Thực cảnh và tâm cảnh
Cặp câu tiếp theo biểu hiện mối quan hệ giữa thực cảnh và tâm cảnh của nhà thơ, đây là nội dung quan trọng của việc phân tích bài Tự tình. Không nghiễm nhiên mà nhân vật thao thức khi trời đã về khuya như thế. Ắt hẳn, không ít thì nhiều, nhân vật ấy bộn bề nỗi niềm riêng. Thế nên, trong thơ mới xuất hiện cả “chén rượu hương đưa” và “vầng trăng bóng xế”.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
Nếu như hình ảnh chén rượu gợi ra bóng dáng của người phụ nữ đang nhấm nháp nỗi sầu thì vầng trăng “khuyết chưa tròn” trong buổi “bóng xế” gợi nên nỗi đau thân phận. Hương rượu khiến con người chao đảo trong cái vòng xoay quẩn quanh của tạo vật còn hình ảnh vầng trăng làm nàng mủi lòng trước chữ duyên không vẹn.
3. Sự phẫn uất và niềm khát khao mãnh liệt
Có những lúc, chua cay, xót đắng cũng khiến người có khả năng nhẫn nhịn cảm thấy bức bối và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ mạnh mẽ trong cách biểu lộ sự phẫn uất, và mạnh mẽ trong cả cách thể hiện nỗi khát khao mãnh liệt của mình.
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Đây là hai câu thực của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Những hình ảnh “rêu”, “đá” với các hoạt động đi kèm như “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”. Đây chính là động thái thể hiện rõ ràng sự kháng cự của chúng - những sinh vật nhỏ bé trước ngoại lực. Chắc hẳn không nhằm mục đích nào khác khi mượn những hình ảnh ấy, tác giả đã nói thay nhân vật của mình những nỗi niềm uẩn khúc trong lòng. Những biểu hiện ấy thật sự rất đáng trân trọng của nhà thơ trước bản lĩnh kiên cường của nhân vật vì trong bối cảnh xã hội có nhiều khuôn khổ của lễ nghi phong kiến, không có nhiều người thẳng thắn bộc lộ thái độ của mình với những trái ngang.
4. Tâm trạng chán chường
Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ, đây cũng là cặp câu còn lại cần chỉ rõ ý nghĩa trong phân tích bài thơ Tự tình 2:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Nhân vật đã biểu lộ sự mỏi mệt, chán chường trước sự đối nghịch giữa thời gian tuổi xuân của con người với mùa xuân của đất trời. Nếu như tạo hóa vẫn xoay vần với bốn mùa, để “xuân đi” rồi “xuân lại lại” thì với con người lại khác biệt hoàn toàn, tuổi trẻ khi đã qua rồi thì không mong trở lại được nữa.
Kết lại bằng hình ảnh mang lại ấn tượng sâu sắc, “mảnh tình” mà nhân vật vất vả chắt chiu cũng không thể giữ trọn mà buộc phải “san sẻ” để rồi chua chát nhận ra, tình cảm của mình đôi khi chỉ còn “tí con con”. Tình cảnh chồng chung ấy dễ khiến con người không tránh khỏi cảm giác trơ trọi, cô đơn khi không có cơ hội được giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc của mình.