Lập dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao hay nhất (3 mẫu)

Dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo 1

I. Mở bài

– “Chí Phèo” thật sự là một kiệt tác trong văn xuôi đương thời, là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao.

– Ngòi bút Nam Cao có những quan tâm, những khám phá riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Hình tượng nhân vật Chí Phèo - một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam - đã thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo có chiều sâu trong thể hiện nỗi khổ con người đó của Nam Cao.

II. Thân bài.

A. CON NGƯỜI CHÍ PHÈO CHẲNG NHỮNG BỊ TƯỚC ĐOẠT NHÂN TÍNH MÀ CÒN BỊ HỦY HOẠI CẢ NHÂN HÌNH NỮA.

1. Chí Phèo bị hủy hoại nhân hình.

Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo là một đứa con hoang, bị bỏ rơi bên một lò gạch cũ. Được dân làng nuôi, Chí Phèo, lớn lên như cây cỏ, tuổi thơ hết đi ở nhà này lại đi ở nhà nọ, tuổi thanh niên ra sức làm thân trâu ngựa cho nhà lí Kiến. Vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn, Bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám năm biệt tích trở về làng, Chí Phèo đã hoàn toàn biến đổi. Ngoại hình thật kinh tởm, cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen, hai mắt gờm gờm trông gớm chết.

Chí Phèo chuyên đập đầu, rạch mặt và đâm chém người cho nên cúi mặt hắn vàng mà lại muốn màu gio, nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo.

Người cố nông ấy hoàn toàn bị tước đoạt nhân hình, biến thành nửa người nửa vật: nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ.

2. Chí Phèo bị tước đoạt nhân tính.

Từ lúc về làng, Chí Phèo hoàn toàn không kiểm soát được hành động của mình. Khi mua chịu rượu, bà hàng ngần ngừ không muốn đưa thì hắn rút bao diêm, đánh cái xòe, châm lên mái lều của mụ. Mụ hoảng hốt kêu gọi om sòm, vội dập tắt được ngọn lửa mới chạy, rồi khóc lóc, mụ đưa ra chai rượu.

Chí Phèo hoàn toàn bị tha hóa, hành động như người mất trí. Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm. Trong cơn say, Chí Phèo hành động tàn bạo như một con quỷ dữ, hoàn toàn mất nhân tính. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn say, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận (…). Hắn biết đâu đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện!.

B. NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ LƯU MANH HÓA ẤY CUỐI CÙNG ĐÃ THỨC TỈNH.

1. Người nông dân bị tha hóa.

- Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá, thậm chí bị huỷ hoại hoàn toàn của Chí Phèo, bản chất lương thiện ngày thường bị che lấp đi, vẫn le lói một ánh lương tri, sẽ bừng sáng khi gặp được cơ hội. Lúc được thị Nở chăm sóc, Chí Phèo rất ngạc nhiên vì xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn phải dọa nạt hay giật cướp mới có.

- Tình cảm chân thật của thị Nở đã khơi dậy ý thức và lương tâm của Chí Phèo. Từ lúc này, Chí mới ý thức tình trạng tha hóa của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đời sống nội tâm.

2. Cuối cùng đã thức tỉnh

- Sau khi được thị Nở chăm sóc, lần đầu tiên khi tỉnh giấc, Chí Phèo bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ thì niềm ao ước có một gia đình nho nhỏ bừng lên. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?.

- Bản chất tốt đẹp của người lao động thức tỉnh trong lòng Chí: Trời ơi. Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!… Người ta sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện .

C. NHƯNG ĐIỀU BI THẢM LÀ ANH TA CHỈ MUỐN TRỞ LẠI LÀM NGƯỜI MÀ KHÔNG ĐƯỢC

1. Chí Phèo lại rơi vào bế tắc

- Chí Phèo tha thiết muốn trở về sống lương thiện với mọi người, nhưng tất cả làng Vũ Đại đều sợ hãi, xa lánh anh ta. Thị Nở lại “cắt đứt” với Chí Phèo. Chí lại rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng: Sống lương thiện thì không được chấp nhận, làm lưu manh như cũ thì không thể và cũng không muốn.

- Những lời lẽ cuối cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm đó: “Tao muốn làm người lương thiện (…). Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này! Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!”.

2. Bi kịch biến thành thảm kịch

- Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến, kẻ đã gây ra bi kịch đời Chí, rồi tự sát.

- Nhân vật Chí Phèo được xây dựng thành công: vừa có nét khái quát, vừa có cá tính. Người cố nông đó đã vừa bị hủy hoại nhân hình, vừa bị tước đoạt cả nhân tính. Nhân vật được miêu tả sâu sắc từ chân dung đến tính cách, từ bộ mặt đến những diễn biến tâm lí.

III. Kết bài.

Tác phẩm Chí Phèo  mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện ở tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ. Tác giả phát hiện những phần sâu kín nhất trong tâm hồn của họ, những gì còn lại của tình người, sự khát khao hạnh phúc, ước muốn yêu thương, nhất là quyền được làm người lương thiện.

Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

Dàn ý phân tích nhân vật chí phèo (Chuẩn) 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
- Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tư tưởng của tác phẩm
 2. Thân bài

a. Hoàn cảnh và nguồn gốc xuất thân:
- Một đứa trẻ không cha mẹ, bỏ rơi nơi lò gạch bỏ hoang.
- Được một người câu lươn nhặt về cho bà goá mù rồi đem bán cho bác phó côi
- Sống một thân một mình bơ vơ, làm thuê kiếm sống
- Có  ước mơ bình dị bên ngôi nhà nhỏ cùng vợ con

b. Cuộc đời đầy bi kịch:
- Bị Bá Kiến ghen tuông bỏ tù 7, 8 năm
- Chế độ tù thực dân khiến Chí ra tù thay đổi cả nhân hình lẫn nhân dạng
- Say rượu cả ngày lẫn đêm
- Bị Bá Kiến xúi giục lao vào cảnh đâm thuê, chém mướn
- Người ta sợ hãi, xa lánh Chí, xem Chí là "con quỷ dữ của làng Vũ Đại"
- Gặp gỡ Thị Nở đã thức tỉnh lương tri trong Chí, hắn muốn quay lại làm người lương thiện
- Xã hội cự tuyệt quyền làm người của Chí
- Chí giết Bá Kiến, tự kết thúc cuộc đời mình
 

3. Kết bài

Qua nhân vật Chí Phèo ta hiểu hơn được những khốn khổ của người nông dân trước cách mạng, thêm căm phẫn một xã hội mà ngay chính cả quyền được sống, được làm người của con người cũng bị tước đoạt.

Dàn ý phân tích nhân vật chí phèo (Chuẩn) 3

1. Mở bài

- Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo.
- Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo (điển hình của người nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng).

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh xuất hiện của Chí Phèo:

-  Xuất hiện thông qua miêu tả hình dáng mà là qua tiếng chửi "Hắn vừa đi … chửi".
-  Tiếng chửi làm nổi bật hình ảnh của một kẻ nghiện rượu và luôn triền miên trong say sưa.
-   Qua tiếng chửi, hình dung ra một kẻ nghiện rượu, lưu manh, khố rách áo ôm và không ai thèm để ý.

b. Chí Phèo ngày xưa – một con người từng lương thiện

 Xuất thân của Chí: Là kẻ mồ côi, không nhà cửa, được người ta nhặt được ở lò gạch cũ và được dân làng truyền tay nhau nuôi "Một người đi thả …bỏ không".
-  Lớn lên, hắn là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn:
+ Hắn là người lương thiện: đi làm thuê cho Bá Kiến, kiếm ăn bằng sự lương thiện, chăm chỉ, bằng sức lao động của mình.
+ Hắn từng có mơ ước giản dị "Hắn đã … ruộng làm" => Ước giản dị và chính đáng.
+ Là một người đàn ông có lòng tự trọng tự tôn: Khi bị bà ba gọi bóp chân "hắn thấy nhục …lại sợ" => Hắn có ý thức về nhân phẩm, lòng tự trọng của mình.
=> Chí Phèo từng là người nông dân lương thiện, sống giản dị, bằng sức lao động của mình, có lòng tự trọng.

c. Chí Phèo sau khi ra tù: Thay đổi cả nhân hình, nhân tính:

-  Nguyên nhân bị đi tù: Do Bá Kiến gien đẩy vào tù
-   Sự biến đổi của Chí Phèo về nhân hình:

+ Hình dạng: thay đổi hẳn "Hắn về … chùy" => không còn hình ảnh của anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành mà "trông đặc …đá"
-  Sự biến đổi về nhân tính:
+ Trở thành một kẻ nghiện rượu, luôn triền miên say "hắn về hôm trước … chiều" khác hẳn với anh canh điền chăm chỉ làm ăn ngày xưa.
+ Trở thành kẻ lưu manh, chuyên sống bằng giật cướp và dọa nạt, bằng nghề ăn vạ
+ Hắn còn trở thành tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, đốt nhà, đâm thuê chém mướn
=> Sự tha hóa về đạo đức của Chí Phèo
=> Chí Phèo bị tha hóa từ một người dân lương thiện biến thành một con quỷ, đánh mất cả nhân hình nhân tính, bị xã hội xa lánh.
=> Hắn là nạn nhân trực tiếp của nhà tù thực dân, của xã hội đương thời và bọn cường hào.
=> Hắn là điển hình cho người nông dân bị áp bức, bị đẩy vào đường cùng phải bán đi linh hồn cho quỷ dữ.

d. Cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở khiến hắn thức tỉnh:

-  Hoàn cảnh: Chí uống say, gặp Thị Nở đi gánh nước ngủ quên bên bờ sông.
-  Sự thức tỉnh của Chí:
+ Lần đầu tiên hắn tỉnh và nhận ra "trời đã sáng từ lâu" (Sự nhận biết về thời gian)
+ Hắn nhận thức được những thanh âm quen thuộc của sự sống: tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo, tiếng cười nói "tiếng chim … chả có".
+ Nhận ra hắn cũng đã từng có mơ ước giản dị về một gia đình nhỏ.
+ Hắn nhận biết được bi kịch của cuộc đời mình: Bi kịch của sự cô độc và gia nua "Tinh dậy …cô độc", "ngoài … của đời".
=> Chí Phèo có những nỗi sợ rất đời, của một con người, sợ đói rét, ốm đau, bệnh tật đối lập với hình ảnh con quỷ không có cảm xúc. Thâm tâm hắn có mơ ước về gia đình, về quãng đường còn lại => Biểu hiện của một con người.
+ Chí Phèo mơ ước được trở lại làm người lương thiện, được hòa nhập cuộc đồng: "Trời ơi, … lương thiện".
+ Hình ảnh giọt nước mắt của Chí "hắn thấy … ướt": Sự thức tỉnh về lương tri, giọt nước mắt của hạnh phúc, mong muốn được sống làm người lương thiện
=> Chí đã thực sự thức tỉnh về lương tri và khao khát được sống bình yên, giản dị, yêu thương trong cuộc sống của con người.

e.  Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

-   Nguyên nhân: Do bà cô Thị Nở không cho Thị Nở lấy Chí Phèo + định kiến của xã hội (Chí không cha mẹ, và chuyên làm nghề rách mặt => là một kẻ xấu).
-   Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối:
+ Đầu tiên là Chí ngạc nhiên "thắng này …nhiên" không hiểu lý do Thị Nở cự tuyệt hắn "hắn sửng sốt".
+ Sau đó "hắn ngẩn … hiểu"
+ Trong cơn tuyệt vọng, Chí tìm đến rượu để trở lại làm kẻ mạnh, nhưng càng uống càng tình "hắn …rức".
=> Giọt nước mắt của Chí Phèo là giọt nước mắt tận cùng đau khổ, khi con đường duy nhất để trở lại làm người bị chặn đứng.
+ Chí Phèo trong cơn tuyệt vọng đã cầm dao đi và đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến – nguồn cơn gây ra khổ đau cho hắn.
=> Chí Phèo chết bên ngưỡng cửa để trở thành con người lương thiện.
-    Ý nghĩa của hành động giết Bá Kiến và tự tử của Chí:
+ Giết chết lũ cường hào đã đẩy người nông dân xuống bùn lầy tăm tối => Hành động trả thù bằng máu khi người nông dân bị đẩy tới ngõ cụt, và lấy lại được ý thức về quyền sống của mình.
+ Cái chết của Chí là sự kết thúc bi kịch của một con người mong muốn được sống lương thiện nhưng bị xã hội cự tuyệt.

f.  Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao:

- Khắc họa thành công hình ảnh Chí Phèo trong quá trình tha hóa từ người nông dân hiền lành thành một con quỷ dữ.
-  Xây dựng câu chuyện với những mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp trong xã hội và đặt nhân vật vào trong tình huống ấy làm nổi bật tính cách và tâm lý của nhân vật.
=> Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo trở thành điển hình cho lớp người nông dân trước Cách mạng, bị dồn ép phải tha hóa. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với những giằng xé, mâu thuẫn hết sức chân thật và tinh tế.

g. Kết luận chung:

-   Nam Cao xây dựng Chí Phèo là người nông dân nghèo, hiền lành bị những định kiến của xã hội, bị nhà tù thực dân và lũ cường hào áp bức mà trở thành một con quỷ dữ.
-  Phản ánh nỗi đau khổ, bi kịch của con người và lý giải những nguyên nhân làm nên bi kịch ấy.
-   Lên án chế độ thực dân nửa phong kiến với những định kiến bức con người ta tới đường cùng.
-  Bênh vực cho những số phận đau khổ, mong muốn họ có được cuộc sống an yên, hạnh phúc.
=> Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao

3. Kết bài

-   Khẳng định lại hình tượng nhân vật Chí Phèo: