Lập dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo từ khi ra tù đến khi gặp Thị Nở và lúc tự sát hay nhất (1 mẫu)

Dàn ý Phân tích nhân vật Chí Phèo từ khi ra tù đến khi gặp Thị Nở và lúc tự sát 

a. Mở bài

Nam Cao là nhà văn của hiện thực Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm trước và sau cách mạng, trong đó truyện ngắn mà nhiều người biết đến trong sáng tác của ông đó là truyện ngắn Chí Phèo.

b. Thân bài

+ Trong câu chuyện nổi bật lên nhân vật Chí Phèo một người nông dân bị xã hội phong kiến tha hóa.

+ Chí Phèo sinh ra ở lò gạch làng Vũ Đại, lớn lên phải mưu sinh đi làm thuê ở gia đình nhà Bá Kiến, ban đầu vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, nhưng rồi bị sự chèn ép của thế lực phong kiến hắn trở thành kẻ bị lưu manh tha hóa.

 + Quá trình Chí từ người lương thiện trở thành người bị tha hóa cả về nhân tính lẫn nhân hình, hắn gặp ai cũng chửi, hắn chửi cả làng Vũ Đại…, hắn còn vạch mặt ăn vạ, uống rượu say rồi chửi bới…

+ Chí rơi vào bi kịch của người nông dân lúc bấy giờ, hắn trở thành người bị xã hội tha hóa, cuộc sống của Chí giờ rơi vào địa ngục.

+ Thông qua nhân vật Chí Phèo tác giả muốn phản ánh hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ, người nông dân phải chịu cảnh nghèo khổ, bị áp bức, chế độ phong kiến đại diện trong tác phẩm này là Bá Kiến thì thâm độc, đẩy người nông dân vào con đường cùng.

+ Hơn nữa trong tác phẩm, tác giả cũng muốn nói lên tình yêu thương giữa con người với con người, từ khi gặp Thị Nở tình yêu thương đó bùng lên những khát vọng hạnh phúc, và khát khao làm người lương thiện của Chí Phèo.

 + Thị Nở dường như là một tia sáng sưởi lên trái tim lạnh lẽo, hiu quạnh của Chí, trải qua biết bao nhiêu cực khổ, bị xã hội đè bẹp, thế nhưng nhờ tình yêu thương mà Thị đã khiến Chí mong muốn trở thành người lương thiện.

+ Chi tiết bát cháo hành trong câu chuyện cũng thể hiện rõ điều đó, đây là niềm tin hy vọng dành cho Chí, Chí mong muốn trở thành con người thiên lương, nhờ có tình yêu, hạnh phúc mà Thị Nở dành cho Chí mà biến Chí từ người bị lưu manh dần mong trở thành người lương thiện.

+ Tác phẩm không chỉ nói đến giá trị hiện thực, mà qua đó cũng đến đến tính nhân văn, nhân đạo trrong tác phẩm.

c. Kết bài

Tác phẩm đã mang đến cho người đọc tình trạng xã hội lúc bấy giờ, ở đó người nông dân bị lưu manh, tha hóa, con người bị tha hóa cả về nhân hình và nhân tính. Thông qua tác phẩm tác giả cũng muốn nói lên tấm lòng nhân văn, nhân đạo sâu sắc.