Lập dàn ý suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” hay nhất (9 mẫu)

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 1

I. Mở bài

– Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

– Câu nói cùa M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống

Một nhà văn Nga từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi nhưng chân trời mới”, quả thực vậy đọc sách là một cách để ta thường trau đồi kiến thức, bồi đắp tri thức. Dù cuộc sống hiện đại làm văn hóa đọc ở mọi người hạn chế, giảm sút. Vì vậy mà việc đọc sách càng cần được chúng ta khuyến khích thêm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của sách trên con đường đến thành công. Và ngay từ xa xưa đã có rất nhiều vị danh nhân khẳng định được tầm vai trò của sách. Trong đo có câu nói của M.Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

II. Thân bài

1. Giải thích: (Đặt câu hỏi: Là gì?)

– Sách là gì? => Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

2. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

– Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;… sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.

– Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.

– Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,…

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 2

a) Mở bài:

Nêu suy nghĩ của em về nhận định của M.Go-rơ-ki đã nói: "Hãy yêu sách..."

b) Thân bài:

- Người đời thường nói: "Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người". Trong đời sống xã hội hiện nay, nếu không có tri thức thì sao? Con người có tồn tại và phát triển không? ...

- Sách báo, một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ.

- Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian. Chính vì vậy, cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào? (thoải mái, mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn).

- Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều đề tài khác nhau. Do đó nó giúp ta có gì?

- Đến với sách, ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu? Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại.

- Sách văn học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn, cho ta biết thưởng thức thơ văn, bồi dưỡng tâm hồn, toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc ...

- Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm, thành tựu về khoa học, nông công nghiệp và cả chính trị. Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh, kì quan thế giới.

-> Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào? Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống, giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm, đạo đức.

=> Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào? (hữu ích mang lại niềm tin yêu...). Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn.

- Do vậy, câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn ...

- Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu. Vì vậy, cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.

- Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì? (giải trí một cách lành mạnh, thêm kiến thức...).

- Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc, đúng chỗ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê.

- Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách, biến kiến thức của sách thành của riêng mình. Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu, trân trọng và học hỏi.

- Kiến thức còn giúp cho xã hội văn minh thoát khỏi nền lạc hậu. Một xã hội chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài. Một đất nước có nhiều đội ngũ khoa học thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến.

Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người. Đó là con đường của ước mơ và hy vong, biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.

Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do.

c) Kết bài:

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình. Sách rất qúy nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.

Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động, suy nghĩ, nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi, nâng tầm hiểu biết ngày một cao hơn.

Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại, là giá trị vô giá của loài người.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 3

1) Mở bài.

- Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki.

- Nêu ý nghĩa của câu nói.

2) Thân bài.

- Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?

+ Sách lưu giữ tri thức của nhân loại hàng ngàn năm nay.

+ Sách là nguồn cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian.

- Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?

+ Sách ở đây ý nói là sự học.

+ Cuộc sống luôn cần tri thức không chỉ để mở mang hiểu biết mà trước hết, nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính để tồn tại.

+ Cuộc sống càng phát triển, người ta càng cần phải học tập nhiều hơn.

+ Nêu những tác dụng của sách.

- Bài học rút ra cho bản thân:

+ Phải yêu quý và trân trọng sách.

+ Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả.

3) Kết luận.

- Khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 4

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Sách là gì?

+ Là kho tàng tri thức của nhân loại

+ Là người bạn đồng hành cùng ta trên mọi chặng đường

- Câu nói của M. Go-rơ-ki đã đưa đến cho chúng ta thông điệp gì?

2. Chứng minh

3. Bình luận

- Câu nói trên là hoàn toàn đúng

- Sách cho ta kiến thức. Nhờ đó mà ta có thể vững bước trên đường đời

- Bởi lẽ đó mà phải chăm chỉ đọc sách. Nhưng không phải lúc nào cũng cắm mặt vào đọc. Phải có thời gian biểu rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến việc khác.

- Có nhiều loại sách khác nhau. Vì vậy phải biết lựa chọn sách phù hợp để tiếp cận thông tin, tri thức.

4. Liên hệ

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu nói trên.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 5

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu nói.

Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa và trở thành thành tựu văn minh vĩ đại của con người. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Maxim Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức”.

II. Thân bài

1. Giải thích sách là gì? Kiến thức là gì?

Sách là gì?

Theo quan điểm ngày xưa: Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống,… là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, là cương lĩnh của tương lai

Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay.

Kiến thức là gì? là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống.

Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. 

2. Tại sao nói Sách là nguồn kiến thức

Sách là nguồn kiến thức được chọn lọc tổng hợp từ nhiều năm, nhiều thế hệ,…

Sách là nơi cung cấp những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết,… trên tất cả các lĩnh vực như: Khoa học, toán học, sinh học,… Ví dụ minh họa: Sách văn học lớp 8 cung cấp cho chúng ta những bài thơ bài văn hay, cho chúng ta thêm những thông tin về các tác giả, ý nghĩa của từng bài thơ,…

Sách nuôi dưỡng, tâm hồn, tình cảm của con người dạy ta biết yêu thương, đồng cảm với những con người bất hạnh, ghét bỏ những điều xấu trong cuộc sống,… Ví dụ minh họa: Với bài thơ Ông đồ gợi nhớ cho ta tình yêu quê hương với những nét cổ truyền của dân tộc.

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

Sách có ý nghĩa quan trọng, là nguồn sống của con người, do vậy chúng ta nên yêu cách.

Yêu sách như thế nào cho đúng cách.

 Bảo quản, giữ gìn.

Đọc sách thường xuyên, phù hợp với lứa tuổi

Có phương pháp đọc hiệu quả với bản thân, luôn tìm tòi không ngững

Tránh đọc bừa bãi, đọc không hiểu, tránh đọc những sách không lành mạnh, yêu sách nhưng không mù quáng.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của sách ở hiện tại và tương lai, khẳng định tính đúng đắn của câu nói.

Quả thật câu nói của Maxim Gorki  là một lời khuyên chí tình. Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Do vậy, ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn.

Đề bài: Macxim Gorki nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói đó. 6

MB:

– Sách là phương tiện trung gian đưa con người tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng nhất với mọi nguồn tri thức.

– Nhận định về tầm quan trọng của sách, nhà văn M. Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”.

TB:

– Tất cả những tri thức mang tầm vóc vĩ mô như vũ trụ cho đến những điều thuộc về cái vi mô như tâm hồn con người, ta đều tìm thấy ở sách.

– Sách đã tồn tại như một nhân vật trung gian kết nối không gian, thời gian, kết nối nhân loại.

– Qua sách, nhân loại không chỉ hiểu biết mà còn đồng cảm với nhau hơn. Ở thời đại nào, sách vẫn là một nhân tố quan trọng đưa nhân loại đến gần nhau hơn trong sự hiểu biết chung về thời đại, con người và cảnh huống.

– Nguồn kiến thức mà sách mang lại cho con người là vô tận và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

– Không có sách con người không thể tự lớn lên về mặt tri thức. Chính vì thế mà hãy tìm đến sách, vì “nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

– Sách không chỉ tác động vào tri thức mà còn là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người, nâng tầm hiểu biết của chúng ta về cả cái khách quan bên ngoài lẫn cái chủ quan bên trong.

– Sách cũng như một kho báu, nó sẽ phủ bụi thời gian hay mang đến những tinh hoa để cống hiến cho đời là tùy thuộc vào thái độ của người đọc nó.

– Không phải quyển sách nào cũng “mở ra trước mắt ta những chân trời mới”, không phải bất cứ loại sách nào cũng là bạn tốt của con người. Do vậy, đọc sách cũng phải biết chọn lọc.

KB:

– Câu nói của Gorki có giá trị cho mọi thời đại.

– Phải biết biến những kiến thức trên trang sách thành “con đường sống” cho chúng ta.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 7

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào vấn đề (nêu sự gần gũi, gắn bó, thân thiết của sách đối với đời sống con người)
- Trích lời nói dẫn của M.Go-Rơ -Ki vào.
II. Thân bài:

1) Giải thích sách là gì? Kiến thức là gì?
- Sách là sản phẩm tinh thần sáng tạo của con người. Là nguồn lưu trữ và là kho trí tuệ vô giá của con người.
- Kiến thức là những hiểu biết, những kinh nghiệm của con người trong cuộc sống.
- Con đường sống là đường phát triển của trí tuệ.

2) Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
- Sách là nguồn kiến thức được tích lũy, chọn lọc tổng hợp.
- Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết (khoa học, kĩ thuật, chính trị...) nêu ví dụ.
- Sách nuôi dưỡng đời sống tình cảm, tâm hồn mỗi người. dạy ta biết yêu, ghét, thương cảm số phận của những con người bất hạnh (ví dụ)

3) Tại sao nói kiến thức là con đường sống?
- Cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu chinh đáng và cũng luôn đối mặt với nhưng thách thức trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó vói những nguy cơ ấy phải áo kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được.
- Sách giúp con người tự học, tự bồi dưỡng, giúp con người biết nuôi dưỡng ước mơ.

4) Chúng ta phải yêu sách như thế nào?
- Bảo quản, giữ gìn.
- Yêu sách, thường xuyên đọc phải chon sách phù hợp với lứa tuổi.
- Phải có phương pháp đọc sách, luôn tìm tòi không ngừng.
- Tránh đọc bừa bãi, đọc không hiểu, tránh đọc những sách thiếu lành mạnh, yêu sách nhưng không mù quáng

III. Kết bài

    Khẳng định giá trị của sách trong đời sống hiện nay và mai sau.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 8

1. Mở bài:

M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó la nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”. 

Đọc sách chính là con đường đi tới tri thức nhanh nhất

2. Thân bài:

Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người.

Có thể nói, đọc sách là con đườnh ngắn nhất dẫn con người tới những vùng đất xa xôi, không tưởng

sách là con thuyền chở văn hóa, văn minh nhân loại, là một con đường mở mang dân trí

Nguồn kiến thức mà sách mang đến cho con người là vô tận

Đọc là một chuyện, vận dụng vào đời sống lại là một chuyện khác hãy  vận dụng kiến thức ta có được từ những trang sách vào thực tế sôi động và phong phú ngoài kia.

3. Kết bài:

Đọc sách là một công việc bổ ích và lí thú.

Hãy “yêu sách”, đọc sách và biến những kiến thức im lặng trên trang sách thành kiến thức hữu dụng trong thực tế.

Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 9

1. Mở bài

- Nói về sách và ý nghĩa chung của việc đọc sách

- Dẫn dắt sang câu nói của M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"

2. Thân bài

Giải thích sách là gì?

- Sách là kho tàng kiến thức của nhân loại

- Sách chứa đựng những gì mà con người tìm hiểu được về thế giới

Tại sao sách là nguồn kiến thức?

- Vì sách cung cấp cho ta những gì mà chúng ta chưa biết về thế giới, về tự nhiên, về con người

- Vì sách đem lại cho ta hiểu biết, giúp chúng ta có thêm kiến thức để học tập và làm việc

Tại sao chỉ có kiến thức mới là con đường sống?

- Vì kiến thức đem lại cho ta cuộc sống tốt hơn, giúp cho con người thông minh hơn

- Một vài ví dụ cụ thể, dẫn chứng nói lên tác dụng của sách, của kiến thức

Bàn luận về câu nói

- Em thấy câu nói này là đúng hay sai?

- Câu nói này có ý nghĩa như thế nào?

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói.

- Liên hệ với bản thân và xã hội