Lập dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống (5 mẫu)

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống 1

*Giải thích vấn đề

- Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. -> Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé.

Việc tử tế là gì?

- Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

- Việc tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một giá trị đẹp và nhân văn.

- Việt tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành, được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn.

*Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống:

+ Giúp bản thân ta sống vui vẻ, hạnh phúc hay coi niềm vui của những người được ta giúp đỡ thành niềm vui của bản thân.

+ Giúp tăng thêm cảm quan giữa quan hệ giữa người với người từ đó giúp xã hội trở nên văn minh hơn. (Tăng thêm đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn).

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

- Việc lan tỏa những việc tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Những việc tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

- Làm cách nào để lan tỏa những việc tử tế?

+ Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Những việc tử tế cũng là một sự lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

* Kết thúc vấn đề: Liên hệ bản thân

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống 2

I. Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Người tử tế là gì: Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Bàn luận

- Biểu hiện của người sống tử tế:

+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.

+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.

+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....

- Ý nghĩa của lối sống tử tế:

+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.

+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

- Tại sao trước hết phải là người tử tế?

+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.

+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

- Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào? 

III. Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó.

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống 3

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Đời sống xã hội vốn phức tạp mà ở đó, cái đẹp yà cái xấu, cái thiện và cái ác luôn đan xen, đấu tranh với nhau. Nếu xét toàn cục, có thể thấy xu thế thắng bao giờ cũng thuộc về phía cái đẹp, cái thiện. Chính điều này thúc đẩy xã hội phát triển để ánh sáng văn minh toả chiếu mọi nơi. Muốn cho cái đẹp, cái thiện thắng thế, từng con người trong xã hội phải có những hành động cụ thể để làm lan toả những điều tốt lành, sống tử tế – chương trình vận động của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) – chính là một trong những hành động cụ thể mà chúng ta muốn thấy, muốn có đó.

– Chúng ta đang chứng kiến sự suy thoái của nhiều giá trị đạo đức, do một loạt nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá phức tạp đưa đến. Không ít khẩu hiệu to tát giờ đây đã bị thờ ơ, khó có khả năng vực dậy “dân khí” hay nền ‘‘luân lí xã hội” (chữ của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh). Phải chăng, đây là lúc chúng ta nên điều chỉnh các chương trình vận động, làm sao để chúng đánh thức lương tâm của mỗi con người, khơi dậy những “mầm thiện” còn tồn tại rụt rè hay bị che phủ, khuất lấp đâu đó. Rất có thể, sống tử tế là một chương trình hành động sát hợp với thực tiễn, có thể thu hút được mọi người cùng tham gia mà không cần nhiều lắm những phân tích lí luận cao siêu.

– Thế nào là sống tử tế? Chắc chắn có nhiều lời giải đáp khác nhau về vấn đề này và tất cả chúng đều có cơ sở riêng không dễ bác bỏ. Ở đây, cần chấp nhận những giải thích khác nhau, và đó cũng chính là một biểu hiện cụ thể của cái gọi là sự tử tế. Tuy vậy, chúng ta cũng nên trở lại với cách lí giải nôm na về mấy chữ này: sống tử tế là sống tốt với xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, sống tử tế thể hiện qua những việc tử tế, không loại trừ những việc tưởng như nhỏ nhặt nhất “Tích tiểu thành đại”, những việc tử tế nhỏ góp lại thành việc tử tế lớn, làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tói xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

– Ai cũng có thể có cơ hội làm được những việc tử tế nếu thường xuyên nghĩ đến nó, đến môi trường sống chung của chúng ta. Từng người, tại địa bàn sống cụ thể và ở từng tư cách, cương vị, lĩnh vực hoạt động cụ thể, sẽ có những việc làm tử tế không giống nhau. Việc tử tế đem lại niềm vui cho những người sống quanh mình và cũng đem lại niềm vui cho chính mình nữa. Đừng nghĩ rằng việc tử tế chỉ có ích với cộng đồng. Thực ra, nó cũng có ích đối với mỗi cá nhân người làm việc tử tế, thể hiện quá trình tu dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách không ngừng của họ. Nếu tất cả mọi người đều biết làm việc tử tế và sống tử tế thì xã hội trở nên lành mạnh biết bao. Làm lan toả lối sống tử tế là con đường dẫn ta tới một xã hội văn minh, biết đề cao sự bình đẳng và biết tôn trọng các giá trị nhân văn, nhân đạo. 

– Trong chiến lược xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, sống tử tế không thể là cuộc vận động duy nhất. Dù vậy, ta không thể không chú ý đến tính đại chúng và ý nghĩa khởi đầu của nó. Không phải ngẫu nhiên phong trào Sống tử tế được hưởng ứng rộng rãi. Chương trình Việc tử tế của kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam hiện đang hằng ngày giới thiệu, tôn vinh, quảng bá rất nhiều việc tử tế của mọi tầng lớp nhân dân. Có thể xem đó cũng là một việc làm tử tế của một cơ quan truyền thông lớn của nhà nước.

– Trong một môi trường sống đầy rẫy những việc không tử tế thì câu chuyện thực hành sự tử tế gặp không ít những thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu ta còn biết nghĩ đến mọi người. Tất cả chúng ta, không ít thì nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống 4

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

=> Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

2. Bàn luận vấn đề

- Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế:

+ Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình. Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá, con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

+ Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

+ Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta.

+ Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn.

-  Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:

+ Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.

+ Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

- Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

+ Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,…

+ Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác.

+ Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Trong một môi trường sống đầy rẫy những việc không tử tế thì câu chuyện thực hành sự tử tế gặp không ít những thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu ta còn biết nghĩ đến mọi người. Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?

+ Em đã làm gì để thực hiện lối sống tử tế, góp phần vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Chia sẻ những câu chuyện về việc tử tế trong cuộc sống.

III. Kết bài

- Tổng kết lại vấn đề: Việc lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay là rất cần thiết.

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống chi tiết nhất 5

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

=> Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

2. Bàn luận vấn đề

- Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế:

+ Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình. Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá, con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

+ Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

+ Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta.

+ Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn.

- Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:

+ Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.

+ Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

- Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

+ Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,…

+ Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác.

+ Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Trong một môi trường sống đầy rẫy những việc không tử tế thì câu chuyện thực hành sự tử tế gặp không ít những thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu ta còn biết nghĩ đến mọi người. Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?

+ Em đã làm gì để thực hiện lối sống tử tế, góp phần vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Chia sẻ những câu chuyện về việc tử tế trong cuộc sống.

III. Kết bài

- Tổng kết lại vấn đề: Việc lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay là rất cần thiết.