Lập dàn ý nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hay nhất (10 mẫu)

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 1

Mở bài

+ Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

+ Đưa sự việc, hiện tượng cần bàn luận vào

Thân bài

+ Làm rõ sự việc, hiện tượng cần nghị luận bằng cách:

Giải thích nếu như trong bài có khái niệm, thuật ngữ cần phải làm rõ; hoặc giải thích những từ ngữ hay và khó

Chỉ ra những biểu hiện, thực trạng: Hiện tượng đó đã và đang diễn ra như thế nào?

+ Nêu và phân tích các nguyên nhân liên quan đến sự việc, hiện tượng cần bàn luận trên các phương diện:

Nguyên nhân chủ quan: mang tính cá nhân và liên quan đến ý thức của con người

Nguyên nhân khách quan: do những yếu tố bên ngoài như gia đình, nhà trường hay xã hội,…

+ Nêu ra hậu quả (hệ quả) của vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.

Đối với cá nhân

Đối với cộng đồng, xã hội

+ Đưa ra những giải pháp khắc phục, ngăn chặn sự việc, hiện tượng tiêu cực hay những biện pháp phát huy hiện tượng tích cực.

+ Nêu ra bài học nhận thức và hành động (liên hệ bản thân).

Kết bài:

Khẳng định lại tính tích cực hay tiêu cực của vấn đề, hiện tượng đời sống cần bàn luận.

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 2

Mở bài

– Dẫn dắt ngắn gọn vào sự việc, hiện tượng cần nghị luận. 

– Nêu luôn thái độ đánh giá chung về hiện tượng đó.

Thân bài  

Bước 1. Thực trạng, các biểu hiện cụ thể trong cuộc sống của sự việc hiện tượng được nêu. ¨ Như thế nào?

Yêu cầu: 

– Có thể nêu mối quan hệ của hiện tượng này với ngữ liệu phần Đọc hiểu.

– Cần nêu những ví dụ, những trường hợp cụ thể, chi tiết và chân xác.

– Nếu nhớ rõ, có thể trích nguồn hoặc thông tin. 

– Nếu không nhớ rõ thì tuyệt đối không được ghi sai lệch thông tin, làm giảm tính thuyết phục của bài viết.  

Bước 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Khách quan và chủ quan) ¨ Do đâu?

Yêu cầu:

– Nguyên nhân của hiện tượng xã hội bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp. 

– Nguyên nhân đưa ra cần hợp lý, chính xác.

Bước 3. Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, bày tỏ thái độ biểu dương hay phê phán đối với sự việc hiện tượng nghị luận ¨ Thái độ như thế nào? 

Yêu cầu: 

– Thái độ đánh giá khách quan, rõ ràng. 

– Có thể nêu những cách đánh giá mang màu sắc cá nhân, nhưng phải thuyết phục và hợp lý.

Bước 4. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. ¨ Làm gì? 

Yêu cầu:

– Biện pháp đưa ra cần thiết thực, khả thi, không chung chung, trừu tượng. 

– Biện pháp bao gồm cả biện pháp của xã hội – cơ quan Nhà nước – cá nhân; biện pháp cả ý thức – hành động.

Bước 5. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình. ¨ Bài học gì? 

Yêu cầu: 

– Bài học cho bản thân cần phù hợp với quan điểm, thái độ cá nhân nêu trước đó. 

– Cần nêu hai bài học: một bài học nhận thức, một bài học hành động.

Kết bài 

– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của sự việc hiện tượng đã nghị luận.

– Đưa ra thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.

– Nêu suy nghĩ về sự thay đổi của sự việc hoặc hiện tượng xã hội đó trong tương lai.

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 3

I, Mở bài

Giới thiệu về vần đề cần nghị luận.

II, Thân bài

Bước 1: Giải thích

Hiện tượng đó là gì? (là hiện tượng tích cực hay tiêu cực).

Hiện tượng đó như thế nào? Nêu biểu hiện? Thực trạng của hiện tượng.

Bước 2: Phân tích, lí giải, bàn luận. (trả lời cho câu hỏi tại sao?) 

- Hiện tượng tích cực -> nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng

- Hiện tượng tiêu cực -> nêu tác hại, hậu quả của hiện tượng

- Liên hệ đến:

+ Bản thân người trực tiếp tham gia vào hiện tượng

+Gia đình

+ Xã hội

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan: xét những nguyên nhân xuất phát từ người tham gia hiện tượng.

+  Nguyên nhân khách quan: do xã hội, do môi trường xung quanh. Phê phán bác bỏ những hiện tượng sai lệch, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn.

Bước 3: Bài học nhận thức và hành động

Bài học nhận thức

Hành động:

Nếu là hiện tượng tích cực thì cần nêu ra nhưng biện pháp tuyên truyền phát huy

Nếu là hiện tượng tiêu cực thì cần nêu ra những biện pháp khắc phục ngăn chặn.

Bước 4:  Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

Đối với bản thân…

Đối với địa phương,  cơ quan chức năng:…

Đối với xã hội, đất nước: …

Đối với toàn cầu

III, KẾT BÀI

Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận.

Lời nhắn nhủ với mọi người.

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 4

Mở bài: Giới thiệu rõ vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

Giải thích vấn đề cần nghị luận. Những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài cần được làm rõ.

Phân tích hiện tượng:

+ Thực trạng hiện có là như thế nào?

+ Biểu hiện cụ thể ra sao?

+ Ảnh hưởng của hiện tượng này đến đời sống?

+ Thái độ của xã hội trước hiện tượng này. (ví dụ chứng minh)

Mở rộng vấn đề: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bắt nguồn từ đâu?

Giải pháp giải quyết vấn đề: Đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề.

Kết bài: Khái quát lại vấn đề, bày tỏ thái độ về hiện tượng và rút ra bài học kinh nghiệm của bản thân.

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 5

MỞ BÀI:

Dẫn dắt vào đề bài (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

Nêu ra nội dung của hiện tượng.

Đặt câu hỏi chuyển ý (như thế nào ?)

Gợi ý một số cách mở bài:

Mở bài bằng cách đi thẳng vào vấn đề: Lấy nội dung trong đề bài để nói ngay trong phần dẫn dắt.

Mở bài bằng cách đặt câu hỏi: Vấn đề cần nghị luận buộc ta phải đặt thật nhiều câu hỏi. Vậy, ta nên đặt câu hỏi ngay đầu phần mở bài để tạo sự chú ý, tò mò nơi người đọc.

Mở bài bằng cách giải thích khái niệm: Khi học sinh phân tích đề bài, chắc chắn chúng ta đã nhận thấy trong đề có một vài khái niệm, hình ảnh cần phải hiểu rõ. Vậy, ta có thể sử dụng việc giải thích những khái niệm đó để làm phần dẫn dắt sẽ giúp cho người đọc nắm được vấn đề cần nghị luận.

THÂN BÀI:

Cần có từ ngữ liên kết (Thật vậy, Qủa đúng như vậy…) để tạo sự liên kết giữa mở bài và thân bài.

Lời dẫn (dẫn dắt người đọc vào phần giải thích).

Giải thích và đưa ra biểu hiện của hiện tượng (thông qua những từ ngữ, mệnh đề, hình ảnh, khái niệm…): để giới thiệu được hiện tượng, sự việc của đề bài, HS cần phải có sự hiểu biết tối thiểu về sự việc, hiện tượng ấy. Đặc biệt, chúng ta cần coi trọng vấn đề thời sự hằng ngày trên báo chí, truyền hình,…bởi đó là những vấn đề đang tồn tại một cách rõ ràng, cụ thể trước mắt ta. Chính vì thế mà HS cần tích lũy vốn hiểu biết bằng cách lắng nghe, theo dõi thời sự mỗi ngày, theo dõi thêm các thông tin về xã hội trong nước lẫn quốc tế để làm vốn tư liệu cần sử dụng trong bài làm. HS cũng cần chú ý các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa sâu sắc như đáng ca ngợi hoặc đáng bị lên án đang diễn ra hàng ngày trong xã hội. Khi đưa ra thực trạng nghĩa là ta đang trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng của hiện tượng xã hội ấy đang diễn ra như thế nào ? Nó có ảnh hưởng sâu rộng tích cực hay tiêu cực ra sao ?

Đưa ra nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng ấy và sự ảnh hưởng tốt hoặc chưa tốt : Khi tiếp nhận nhiều thông tin, HS cần phải có sự chọn lọc, xử lí những thông tin ấy nhằm hiểu rõ sự việc, hiện tượng là do nguyên nhân nào dẫn đến. Khi phân tích nguyên nhân, HS cũng cần chú ý tới các mặt khách quan và chủ quan của hiện tượng. (Ví dụ: nghiện internet trong giới trẻ hiện nay là do nguyên nhân: tính giải trí cao của mạng internet, tính tò mò của tuổi trẻ, sự đa dạng, hấp dẫn của thế giới ảo,…). Để đưa ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng, cần phải có sự suy luận, lập trường riêng, chủ kiến riêng về hiện tượng ấy mà đưa ra hậu quả hay sức ảnh hưởng tốt của hiện tượng, sự việc.

Đưa ra biện pháp giải quyết, khắc phục hậu quả hoặc phát triển sự việc, hiện tượng. Để có thể dễ dàng đưa ra biện pháp khắc phục, hoặc phát triển, HS cần liên hệ đến phần nguyên nhân vừa trình bày ở trên. Bởi có nguyên nhân thì mới có kết quả, hậu quả (tốt hoặc chưa tốt), từ đó đề xuất theo ý nghĩ riêng của mình những biện pháp hữu hiệu nhất, tối ưu nhất để tăng sức thuyết phục cho bài làm. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện cụ thể…

Từ những điều vừa phân tích ở trên, người học cần rút ra bài học cho bản thân mình.

KẾT BÀI:

Cần có từ ngữ liên kết: tóm lại, qua đó, qua những điều chúng ta vừa bàn luận,…

Đánh giá đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội (đối với hiện tượng xấu) hoặc đánh giá đây là một hiện tượng tốt có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội. (đối với hiện tượng tốt)

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 6

Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, nêu nhận xét chung về vấn đề

( phải ghi trích dẫn của vấn đề, hoặc nêu vấn đề vào phần mở bài)

Thân bài

Thực trạng của vấn đề ( nêu thêm hiểu biết của bản thân)

(khi đưa thực trạng vào nên nói cụ thể, tránh dài dòng, diễn đạt mơ hồ)

Nguyên nhân của vấn đề là do đâu? 

            ( Chủ quan, khách quan)

Tác hại của nó? Ảnh hưởng ntn?

Nhận định cá nhân ( bình xem hiện tượng hay vấn đề nghị luận tốt hay xấu)

Bài học rút ra (ý nghĩa)  cho bản thân

Phê phán những quan điểm sai…

Nhìn theo hướng thời đại, từ hiện tượng nghĩ về các vấn đề có ý nghĩa thời đại.

Đưa ra giải pháp: từ nguyên nhân suy ra

                      ( Suy từ bản thân đến xã hội)

Kết bài: 

Khẳng định lại vấn đề.

Một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 7

1.Sự việc, hiện tượng tích cực:

* Mở bài: Nêu vấn đề

- Dẫn dắt từ câu nói hoặc hiện tượng đời sống được đưa ra.

- Ghi lại được vấn đề được nêu ra (câu nói hay ý nghĩa rút ra từ câu chuyện...)

* Thân bài: Triển khai vấn đề

- Giải thích:

+ Nêu cách hiểu về vấn đề

+ Đánh giá hiện tượng: tích cực

- Bàn luận:

+ Nêu biểu hiện

+ Nêu tác dụng , ý nghĩa

+ Nêu phản đề hoặc mở rộng vấn đề

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Khẳng định tính nhân văn của hiện tượng

+ Rút ra bài học cho bản thân

* Kết bài: kết thúc vấn đề

Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng

2. Sự việc, hiện tượng tiêu cực

* Mở bài: Nêu vấn đề

- Dẫn dắt từ câu nói hoặc hiện tượng đời sống được đưa ra.

- Ghi lại được vấn đề được nêu ra (câu nói hay ý nghĩa rút ra từ câu chuyện...)

* Thân bài: Triển khai vấn đề

- Giải thích:

+ Nêu cách hiểu về vấn đề

+ Đánh giá hiện tượng: tiêu cực

- Bàn luận:

+ Nêu biểu hiện

+ Nêu tác hại, nguyên nhân

+ Nêu phản đề hoặc mở rộng vấn đề

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề của hiện tượng

+ Rút ra bài học cho bản thân

* Kết bài: kết thúc vấn đề

Khẳng định tính thời sự cấp bách cần giải quyết của hiện tượng

DÀN Ý THAM KHẢO

Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên 8

1. Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tượng vứt rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường.

- Con người cần phải bảo vệ môi trường sống.

2. Thân bài:

a. Ý thức bảo vệ môi trường của con người trong thực tế hiện nay.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra nhiều ở các thành phố lớn.

b. Tác hại của những hành động trên:

- Làm hại đến sự sống của muôn loài: cây cối, chim chóc…

- Làm hủy hoại bầu không khí trong lành của con người.

- Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, làm mất vẻ đẹp đường phố.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nhiều dịch bệnh.

- Gây nên hiện tượng nghẹt cống rãnh, ngập lụt ở một số đường phố.

c. Đánh giá: Nêu suy nghĩ của mình về các hành vi gây ô nhiễm môi trường của con người:

- Con người thiếu ý thức với vấn đề bảo vệ môi trường.

- Chưa có trách nhiệm cao với cộng đồng.

- Khả năng nhận thức của con người quá thấp.

- Lên án và phê phán những biểu hiện không tốt của con người làm ô nhiểm môi trường.

d. Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:

- Đối với bản thân:

+ Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi, mọi lúc. Cụ thể là bỏ rác đúng nơi qui định.

+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện để môi trường xung quanh chúng ta: xanh, sạch, đẹp.

- Đối với địa phương: Nên có hình thức xử phạt nặng đối với những ai vứt rác bừa bãi.

3. Kết bài:

- BVMT, không có hiện tượng vứt rác bừa bãi là vấn đề cấp bách của xã hội.

- Mọi người cần quyết tâm thực hiện tốt việc BVMT.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN INTERNET 9

MỞ BÀI

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, hiện nay, có một tình trạng nghiện mới xuất hiện: nghiện Internet.

THÂN BÀI

1. Thực trạng về căn bệnh nghiện internet trong giới trẻ

Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi.

Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.

Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế giới.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ.

2. Hậu quả của nghiện internet

Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.

Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực.

Các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.

(Lưu ý: Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện)

3. Giải pháp

Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị.

Không được phủ nhận, vai trò của tích cực của Internet trong đời sổng xã hội, nhưng cần có những định hướng đúng đắn.

Liên hệ bản thân

III. KẾT BÀI

Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đôi với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG GIAN LẬN TRONG THI CỬ 10.

I. Mở bài: giới thiệu gian lận trong thi cử
Trung thực là một đức tính rất đáng quý và đáng coi trọng tỏng xã hội. hiện nay làm gì cũng cần đức tính trung thực kể cả bạn có làm gi đi nữa thì trung thực vẫn luôn đặc lên hàng đầy. nhưng hiện nay, thế hệ trẻ, tương lai của đất nước thể hiện tính không trung thực qua gian lận trong các kì thi, vì bệnh thành tích mà đẩy con người đến gian lận trong kì thi.

II. Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi
1. Giải thích gian lận trong thi cử là gi:
- Là không trung thực, dối trá trong kì thi
- Không làm đúng với khả năng của mình
- Làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:
- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.
- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu,….
- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:
- Do học sinh lười học
- Do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con
- Nhà trường vì bệnh thành tích
4. Hậu quả của gian lận trong thi cử:
- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng
- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước
- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội
5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:
- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai
- Xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt
- Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này