Hãy tưởng tượng một câu truyện và kể lại câu truyện đó hay nhất (25 mẫu)

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 1

"Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tưởng và kể lại cuộc cãi nhau đó".

Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: “Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!”.

Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy:

– Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên.

Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng:

– Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất.

Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì… Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói:

– Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?

Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp:

– Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn!

Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít.

Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 2

"Kể chuyện tưởng tượng lớp 6 về đề tài về thăm trường cũ sau 20 năm".

Thấm thoát đã mười năm trôi qua, giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình. Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói: “ Trân đó à? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá!” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 3

"Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập".

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

–     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 4

"Do mắc lỗi, em bị biến thành con vật trong vài ngày. Tưởng tượng và kể lại những rắc rối em gặp phải trong những ngày đó".

Có lần nào, bạn suy nghĩ rằng, con người có thể biến thành con vật chưa, thật là nực cười phải không. Nhưng chuyện đó là có thật, tôi không ngờ, tai hoạ này lại giáng xuống đầu tôi. Bây giờ nghĩ lại mới thấy hôi hận. Thật là xấu hổ khi kể lại câu chuyện này, nhưng tôi vẫn muôn kể lại câu chuyện này cho các bạn rõ.

Hồi nhỏ, sinh ra tôi đã nghịch, khi lớn lên cũng thế. Tôi chỉ thích trêu chọc bạn, và đánh bạn, không quan tâm đến việc học. Tôi có rất nhiều khuyết điểm: ở trên lớp tôi toàn ngủ gật, thầy giáo đã ghi những khuyết điểm của tôi vào trong sổ liên lạc và bắt xin chữ kí của bố mẹ. Tôi sợ bị mẹ đánh nên về nhà tôi giấu nó vào trong giá sách. Hôm đó, tôi di học về nhìn thấy mẹ đang dọn dẹp giá sách, bất chợt quyển sổ liên lạc rơi ra và mẹ biết được khuyết điểm của tôi trên lớp. Mẹ có vẻ giận lắm. Mẹ gọi to, tên tôi lại và mắng:

–  Đức, con có đi học nữa không, bố mẹ đã nhắc bao nhiêu lần nữa con mới chịu nghe hả.

Biết mình sai, nhưng tôi vẫn gân cổ cố cãi và lủi đi chơi với mấy đứa bạn đang thập thò ngoài cổng. Tôi chơi đến chiều tôi mới về. về nhà, cơm nước xong, tôi lại phải vào bàn học. Không hiểu sao, ngồi ngoài nhà ăn cơm rõ tỉnh táo, lúc vào đến bàn học tôi đã ngáp ngắn, ngáp dài rồi. Một lúc sau, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đang trong lúc ngủ say, bỗng có một tiếng nói kì lạ văng vẳng bên tai tôi. Người đó nói:

–  Ngươi thật không đáng làm người, bô mẹ ngươi sớm hôm bận bịu làm việc để lo cho ngươi ăn học, mà bấy giờ ngươi lại đây mà ngủ. Thật là đứa con bất hiếu. Ta phải cho ngươi một sự trừng phạt thích đáng. Bởi ngươi ham ngủ, nên ta sẽ biến ngươi thành con lợn.

Tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, đưa tay lên gãi thì đã thấy tay mình là một cái chân lợn. Thân tôi bắt đầu phình ra, chân tay ngắn tủn lại, tôi lại soi gương và suýt nữa thì ngấtể Tôi la lên:

–  Ôi, tôi có thể biến thành lợn được ư? Nhưng lạ chưa, cái mũi tôi dần bè ra, trên lưng bắt đầu có lông và cái đuôi thì dài và cong lên. Tôi đã trở thành con lợn thật. Bỗng mẹ tôi mở cửa đi vào. Nhìn không thấy tôi đâu, chỉ thấy một con lợn, mẹ kêu lên: sao con lợn ngoài chuồng lại chui vào đây được. Mẹ gọi Nam (em trai tôi) bảo đi tìm tôi và lấy cái chổi vụt vào người, đuổi tôi ra ngoài chuồng lợn nằm. Tôi la lên và nói: “Mẹ ơi! mẹ ơi là con đây mà. ” Nhưng bây giờ tiếng nói của tôi chỉ là tiếng “ủn,… ủn”

Mẹ vẫn không ngừng tay, tiếp tục đánh và đuổi tôi ra ngoài chuồng. Nằm với lũ lợn tôi sợ quá, nhân lúc không ai ở nhà tôi phải trốn ra ngủ ngoài đường. Sáng hôm sau, mấy đứa bạn đi qua, tôi reo lên và chạy lại cầu xin các bạn giúp tôi về nhà. Vì không hiểu tiếng tôi, chúng nó reo lên: "Ném chết con lợn bẩn thỉu đó đi các cậu!”. Nghĩ lại chuyện đó, tôi lại rơm rớm nước mắt….

Không thể lang thang mãi ngoài dường tôi cố gắng lẻn về nhà. Mở cửa ra, tôi giật mình khi thấy con chó béc-giê nhà tôi đứng trước cửa. Tôi sợ và chạy đi, nó đuổi theo tôi với ánh mắt dữ dội.

Tôi la to lên, vung tay mạnh một cái và tôi giật mình tỉnh dậy, trán đẫm mồ hôi, tay còn run cầm cập. Ngồi định thần một lúc, hoá ra, đây là một giấc mơ, một giấc mơ kinh khủng nhất đời tôi mà tôi gặp. Tôi hoảng sợ, nếu thành lợn thật thì sao nhỉ: khủng khiếp quá, từ đó tôi chú ý vào việc học, cố sửa cái thói ngủ gật rất xấu của mình.

Kể chuyện tưởng tượng mơ thấy Thánh Gióng lớp 6 - Bài văn mẫu số 5

Trẻ em trên đất nước ta đều muốn làm tráng sĩ như Thánh Gióng. Em cũng thích câu chuyện về vị Phù Đổng Thiên Vương này và thỉnh thoảng lại kể lại cho em trai em nghe. Cu cậu nghe đi nghe lại câu chuyện này có khi đến hàng trăm lần mà vẫn chưa chán và luôn hỏi: “Chị ơi tại sao Thánh Gióng vươn vai một cái là thành tráng sĩ mà sáng nào em cũng vươn vai mấy lần nhưng vẫn bé tí thế này?”. Em chỉ cười đáp: “Bao giờ gặp Thánh Gióng chị sẽ hỏi cho”. Không ngờ, em đã gặp này trong mơ và được nghe những lời khuyên hết sức bổ ích. Em vẫn nhớ mãi về giấc mơ này.

Trong mơ, em thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ, ngôi nhà bên cạnh em im ắng lạ thường. Em định gõ cửa thì thấy một điều kì lạ xảy ra: tay em xuyên qua cánh cửa. em bèn bước vào. Rồi em nhìn thấy một bà mẹ đang ngồi cạnh cái nôi trong có đứa bé. Lúc đầu, em không biết đó là ai nhưng sau đó em biết là Thánh Gióng lúc nhỏ khi người mẹ than thở: “Trời ơi, sao tôi khổ thấy này? Chúng tôi chỉ có một đứa con trai nhưng đã lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói!”

Đúng lúc đó, cậu bé bật đứng dậy, đòi mẹ gọi sứ giả vào. Cậu xin sứ giả roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để lên đường ra trận đánh giặc. Bà con hàng xóm láng giềng giúp đỡ cậu bằng cách góp cơm gạo, quần áo cho cậu, tiễn cậu đến tận cổng làng.

Em quan sát sự phi thường của Thánh Gióng khi người ra chiến trận đánh giặc, thầm phục ngài vì đã dùng hết sức lực của mình để cứu nước. Dường như dòng máu yêu nước đã chảy trong ngài là một cậu bé lên ba.

Khi Thánh Gióng đánh thắng quân giặc, ngài cởi áo giáp, chuẩn bị bay về trời thì em chạy đến. Khi bắt gặp ánh mắt khó hiểu của em, Thánh Gióng lên tiếng:

- Cháu có điều gì muốn hỏi ta phải không?

- Dạ vâng ạ! – Em đáp – Ngài làm thế nào mà lại có sức mạnh phi thường như vậy ạ?

- À, đó là do rất nhiều điều. Thứ nhất, ta không chỉ là con của nhân dân Văn Lang vĩ đại mà còn là con của thần thánh. Ta đã lớn lên tại đất Việt, ta biết ơn bố mẹ ta và những người láng giềng tốt bụng, luôn luôn sẻ chia, giúp đỡ nhau.

Thứ hai, hãy luôn về phe chính nghĩa thì cháu sẽ luôn chiến thắng. Đứng về phe ác. Ở đó, cháu sẽ bị nhiễm thói xấu xa, độc ác.

Thứ ba, hãy chăm tập luyện, vận động và giữ vững sự khỏe khoắn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật trong sạch.

Và điều cuối cùng: Cháu thử xem ai đã cho ta cái ăn, cái mặc? đó là nhân dân. Nhưng nếu chỉ một người thì chắc ta sẽ không bao giờ được như thế này. Phải có sự đoàn kết, cháu ạ. Và đoàn kết là sức mạnh phi thường nhất, cũng là chìa khóa của thành công.

Hãy ghi nhớ lời ta. Kết hợp cả bốn điều trên, ta sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi. Hãy nhớ nhé!

Em chưa kịp nói lời cảm ơn thì “Reeng… Reeng…”, cái đồng hồ báo thức kêu lên. Em ngẫm nghĩ về lời khuyên của Phù Đổng Thiên Vương và thấy nó thật là có ích. Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ áp dụng những lời khuyên của ngài vào cuộc sống.

Kể chuyện tưởng tượng mơ thấy Thánh Gióng Văn lớp 6 - Bài văn mẫu số 6

Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ ..

Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đương, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.

Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Ồ kìa! Lạ chưa! Có một đám mây ngũ sắc giống hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:

- Chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:

- Thưa ngài! Em và các bạn chỉ ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.

Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian

- Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.

Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!

Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dẫn giữa những đám mây trắng như bông.

Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chỉ có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.

Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập – Bài văn mẫu số 7

Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.

Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ. Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng ồm ồm:

-  Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua để mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác. Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.

Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:

-  Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.

-   Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Số má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....

Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.

Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:

-   Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuống đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.

Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:

-  Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.

Cả sách và vở cùng lên tiếng:

-   Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.

Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.

Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:

-   Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.

Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.

Thấy vậy, tôi giật mình hét to:

-   Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa. Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.

Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.

Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.

Tả người em gái theo trí tưởng tượng – Bài văn mẫu số 8

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương

Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưng khìa! Mèo đang làm gì vậy?

Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu.

Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê – bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước “bộ sưu tập” của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: “Con bé sẽ là một nhân tài”.

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

Kể lại cuộc thi các loài hoa – Bài văn mẫu số 9

Để chọn một loài hoa tiêu biểu và xứng đáng nhất cho cuộc thi hoa toàn quốc, ban tổ chức chọn những loài hoa đẹp nhất để dự thi. Đối tượng được tham gia dự thi là các loài hoa như hoa Huệ, hoa Phong Lan, hoa Layơn, hoa Phăng, hoa Hướng Dương… và em là hoa Hồng Nhung.

Mấy ngày trước hội thi em đã chuẩn bị rất kĩ như chăm sóc thật tỉ mỉ từng cánh hoa sao cho chúng thật đẹp, thật mềm mại. Cũng giống như em, các bạn khác cũng chăm chút rất tỉ mỉ cho mình.

Đêm trước hôm đi thi, em vô cùng hồi hộp, chỉ sợ mình sẽ không trả lời được những câu hỏi của ban giám khảo. Vốn nhút nhát, em rất ngại đứng trước chỗ đông người, thế nhưng em vẫn rất vui và mong chờ đến ngày mai.

Buổi sáng hôm sau, em dậy thật sớm, ngắm lại bộ cánh của mình, em bước ra khỏi vườn với một chút lo âu xen lẫn nỗi hồi hộp.

Khi em đến nơi, cảnh tượng vô cùng lộng lẫy và tấp nập, trên sân khấu đèn được treo rực rỡ, phía sau cánh gà các chị hoa tham gia cuộc thi cũng đã đến đông đủ trông ai cũng xinh đẹp, kiều diễm. Chị hoa Huệ trắng muốt, dáng cao mềm mại, chị Phong Lan thướt tha trong bộ váy xoè màu hồng, chị Layơn cũng dịu dàng trong bộ váy hồng sang trọng, chị Hướng Dương rực rỡ trong bộ cánh màu vàng. Trên khuôn mặt các chị, đều nở những nụ cười thật tươi, thật duyên dáng. Tất cả trông như một rừng hoa rực rỡ và giữa rừng hoa ấy em thẹn thùng đứng nép sau các chị.

Cuộc thi bắt đầu, chị hoa Hải Đường hôm nay là người dẫn chương trình. Sau khi nghe chị giới thiệu danh sách các thí sinh dự thi là đến phần thi thứ nhất: phần thi sắc đẹp. Rồi đến phần thi thứ hai: phần thi tài năng. Chắc là ban giám khảo đã rất vất vả khi chấm điểm vì em thấy ai cũng xinh đẹp và tài năng như nhau.

Sau hai ngày đắn đo suy nghĩ, cuối cùng ban giám khảo đã công bố danh sách thí sinh được chọn vào chung kết: Hồng nhung, Hoa Nhài và Lan tím. Em vô cùng bất ngờ và sung sướng trước kết quả này.

Mọi người đến chúc mừng em rất đông. Và ngày hôm sau cuộc chọn một loài hoa đẹp nhất được bắt đầu. Cuộc thi hôm nay khiến em hồi hộp hơn nhiều.

Khi chị dẫn chương trình nói phần thi thứ nhất bắt đầu và em là thí sinh đầu tiên bước ra. Em hồi hộp và run quá nhưng khi đứng trước khán giả nhìn thấy ai có vẻ cũng ủng hộ và họ vỗ tay thật nhiều thì em đã đỡ run hơn và tự tin trình bày tốt phần thi của mình. Em bước ra chưa thật tự tin nhưng lại rất đặc trưng trong bộ đồ đỏ thẫm, mềm mại, mượt mà. Những chiếc váy xoè nhiều tầng nhịp nhàng theo bước chân của em. Vẻ đẹp của em cũng được khán giả rất cảm mến, vỗ tay reo mừng không ngớt.

Sau phần trình diễn của em là đến phần trình diễn của các chị còn lại; chị Phong Lan uyển chuyển trong chiếc áo tím truyền thống, ở chị toát ra vẻ đẹp đài các, kiêu sa của loài hoa quý, chị Hướng Dương tự tin trong chiếc áo màu vàng, trông chị toát ra đầy sức sống, chị hoa Nhài dịu dàng trong chiếc áo trắng …Tất cả đều đẹp đẽ duyên dáng và đáng yêu.

Phần thi thứ nhất diễn ra khá suôn sẻ, khán giả tỏ ra rất hài lòng trước sắc đẹp của các thí sinh và họ luôn dành cho chúng em những tràng pháo tay ròn rã.

Màn thi “mùi hương quyến rũ” đến. Em vô cùng tự tin khi bước ra sân khấu, bước chân của em đi đến đâu, mùi hương nhẹ nhàng bay ra đến đó, mùi hương gợi cho người ta cảm giác ngọt ngào thoang thoảng bền lâu, còn chị hoa Huệ và chị hoa Nhài có mùi hương đậm đà quyến rũ.

Quan trọng nhất đó là màn thi ứng xử. Câu hỏi thi năm nay được ban giám khảo đưa ra hóc búa vô cùng. Cả ba thí sinh đều phải cho biết “quan niệm của mình về sắc đẹp”.

Chị hoa Nhài trả lời lưu loát: Vẻ đẹp của loài hoa là ở sự quyến rũ. Loài hoa nào quyến rũ được con người tốt nhất, loài hoa ấy sẽ là đẹp nhất. Nghe có vẻ cũng có lý.

Nhưng chị Lan Tím lại có một quan niệm khác: loài hoa đẹp không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp trong phẩm chất tâm hồn. ở đó hương và sắc hoà quyện với nhau rất khó phai.

Em lo lắng nhưng rồi cũng mạnh dạn trả lời: Loài hoa chúng ta có một sứ mệnh cao cả đó là làm đẹp cho đời. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở hương và sắc. Điều quan trọng nữa là lúc nào cũng phải giữ được vẻ tinh khiết bền lâu.

Cả ba phần thi đã xong xuôi. Chúng em hồi hộp chờ đợi ban giám khảo công bố kết quả hội thi. Điều mong chờ đã đến với em khi từng lời của ban giám khảo là những lời ý nghĩa: vẻ đẹp và hương sắc của ba thí sinh đều tuyệt mỹ nhưng quan niệm về cái đẹp của hoa Hồng được ban giám khảo đánh giá là hoàn thiện nhất. Cái đẹp trước hết phải là cái có ích. Hồng Nhung sẽ là chủ nhân của vương miện năm nay.

Em vô cùng ngỡ ngàng và xúc động bước lên sân khấu trong tiếng cổ vũ động viên của khán giả, của bạn bè và của cả gia đình. Em bước lên bục cao nhất và được nhận từ tay chị Huệ danh hiệu cao nhất chiếc vương miện. Vẻ đẹp của em càng rực rỡ hơn khi trên đầu em đội chiếc vương miện. Em xúc động nói lời cảm ơn: – Em thật may mắn khi được ban giám khảo tin tưởng giao cho em danh hiệu cao quý này. Vậy trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám khảo, và tiếp đó là lòng biết ơn đến mọi người, những người đã luôn ở bên em, động viên, chăm sóc em suốt những ngày qua. Em xin hứa sẽ giữ mãi vẻ đẹp ban đầu và đem lại cho nhân loại nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Em vừa dứt lời, một tràng pháo tay nổ ran. Em thầm hứa sẽ không phụ lòng tin của bạn bè, người thân

Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích – Bài văn mẫu số 10

Hè vừa rồi, Nô-bi-ta và Đô-rê-mon (hai nhân vật trong truyện tranh Đô-rê-mon chúng em vẫn đọc) sang Việt Nam du lịch. May mắn thế nào, hai cậu lại ghé qua nhà em xin ngủ nhờ. Thật là một ngày vui đặc biệt.

Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị… luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe:

Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức.

Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:

Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây.

Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng cô Tấm nhỉ?

Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:

Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này.

Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ.

Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn:

Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.

Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa?

Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm. Nô-bi-ta nhanh nhảu:

Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: “Hiền như cô Tấm”. Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc… thì đúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ?

Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt.

Tôi vội đỡ lời:

Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này.

Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe. Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi:

Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây. Thật là đáng sợ.

Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn.

Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôi bảo: – Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm.

Tôi thắc mắc:

Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?

Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám đập chết vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mắt. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng.

À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích. Đô-rê-mon bảo:

Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú.

Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 11

Thấm thoát mà tôi xa trường đã mười năm rồi... Đọc báo thấy tin tức nhắc đến ngày Nhà giáo 20/11, tôi bỗng nhớ đến ngôi trường xưa và có dự định thăm lại nơi này…

Hôm nay trở về, lòng xiết bao bỡ ngỡ! cổng trường xập xệ lúc trước đã được thay bằng trụ cột bê tông vững chắc. Nổi bật nhất phía trên là bảng tên trường hãnh diện khoe những nét chữ trăng trắng trên nền màu xanh dương. Tuy bề ngoài có vẻ nho nhỏ nhưng vào trong mới thấy những đổi thay của một ngôi trường khang trang, bề thế ngập đầy bóng mát xanh tươi.

Ấn tượng đầu tiên khi bước vào cổng là cảnh sân trường rộng rãi, thoáng mát với nhiều chậu cảnh đủ loại, muôn màu muôn vẻ như cây sứ, cây chuỗi hạt, cây dừa cảnh... được đặt dọc theo lối đi. Tô điểm thêm cho cảnh vật là hàng loạt băng ghế đá trắng, vàng, đỏ được kẻ dọc theo bờ tường nhưng đẹp nhất vẫn là bảy cây phượng xum xuê, xanh mươn mướt trồng thành những hàng liên tiếp từ đầu đến cuối sân. Ở đầu sân cột cờ bằng gỗ năm xưa được thay bằng cột inox trắng sáng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên cao. Đây là nơi biểu tượng cho lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là nơi buổi lễ chào cờ được tổ chức đều đặn vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần mà tôi không thể nào quên.

Khu nhà trung tâm là tầng lầu với các lớp học chạy dài tít mắt đến tận cuối sân. Lớp nào cũng sơn phết, xây dựng cùng một kiểu giống như duyệt binh: tường quét vôi màu vàng chanh, cửa sơn màu xám tro nhạt... tạo nên một khung cảnh nhẹ nhàng dễ chịu. Trong mồi phòng học, bàn ghế kê thành hai dãy thẳng tắp, tấm bảng đen ngày xưa được thay bằng bảng tương tác rất hiện đại.

Thay đổi nhiều nhất phải kể đến phòng nghe nhìn và phòng thư viện. Nơi đây có ti vi, đầu máy, dàn karaoke để học môn Anh văn, mắt thấy được những hình ảnh sinh động trên màn hình, tai nghe được đúng giọng của người bản quốc. Nơi đây còn có máy vi tính tối tân, hiện đại. Còn phòng thư viện được trang trí đẹp đẽ với những kệ sách đầy ắp truyện tranh, truyện ngắn, sách tham khảo... kết hợp với một dàn vi tính để học sinh thuận lợi tìm tài liệu tham khảo.

Đang đi thăm trường, tôi bỗng gặp được thầy Minh, người thầy chủ nhiệm năm xưa. Thầy không còn trẻ trung như ngày trước. Mái tóc đã lốm đốm bạc.

- Em chào thầy! Thầy có nhớ em không? Em là Hoa nè.

Thoáng một chút bỡ ngỡ, thầy lộ vẻ vui mừng:

- Hoa lớp trưởng phải không?

Da. đúng ạ!

- Bây giờ em lớn mà lại đẹp ra. Hiện giờ em đang làm gì?

- Dạ, em mới ra trường. Cũng làm nghề như thầy.

- Chúc em thành đạt.

- Em cũng chúc thầy mạnh khỏe.

Chào thầy, tôi bước ra cổng trường với những cảm xúc khó tả...

Qua mười năm, mái trường đã thay đổi nhiều, các thầy cô cũng đã thay đổi. Bản thân chúng tôi cũng đã hoàn toàn khác xưa. Duy chỉ có một điều còn mãi, đó là tình cảm thân yêu đối với thầy cô, lòng biết ơn mái trường, cảm xúc quyến luyến với nơi mình đã học tập và trưởng thành.

Tưởng tượng kể lại chuyện sáu con gia súc so bì công lao – Bài văn mẫu số 12

Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn,... Các giống vật quần quật sớm tối với con người trong mọi việc, làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu. Tuy vậy giữa các giống vật vẫn thường xảy ra sự suy bì, tị nạnh. Một hôm trâu gặp người than thở:

Trong các giống vật, trâu là kẻ vất vả nhất. Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão xâu đằng mũi. Thôi thì tùy chủ, miệng quát, tay đánh, trâu chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng, không kể ruộng cạn đồng sâu, ngày mưa ngày nắng, chỉ mong lúa ngô tươi tốt đê đền ơn chủ. Nhưng vất vả như vậy vẫn chưa hết việc. Khi gặt lúa lại cũng phải do trâu kéo về, rồi lại trâu trục lúa. Hết mùa lúa lại phải đi kéo gỗ, chở phân. Ăn uống thì chỉ có rơm và cỏ, vội vàng cũng chẳng kịp nhai! Chỉ khi về nhà mới đem ra nhai lại. Khi già yếu thì bắt làm thịt, lột da, nghĩ thật là tủi cực trăm đường! Trong khi đó lũ chó chẳng thấy làm gì, ngày hong hóng ăn ba bữa, sủa cuội, sủa nhăng, lắm khi chủ không kịp treo cất thức ăn thì chó liền ăn vụng, thật là vô tích sự!

Chó nghe trâu nói, tức khí liền sủa vang nhà, mắt long sòng sọc:

- Trời sinh giống nào việc nấy, sao trâu lại dám suy bì? Thử hỏi ai canh giữ cửa nhà, chống quân kẻ trộm? Ai đuổi cáo, ai thức trắng đêm chờ nghe động tĩnh? Thức ăn của chó có gì mà bì? Chỉ cơm thừa canh cặn, xương xẩu bỏ ra mới đến phần chó. Nuôi trâu còn tốn kẻ chăn dắt chứ đâu như nuôi chó, chủ chẳng phải lo gì?

Người an ủi bảo hai con đều giỏi, trước sau người đều yêu quý cả hai. Song, chó lại tị nạnh cùng lũ ngựa, sao chúng lại được ưu đãi quá nhiều. Ngựa được ăn thóc, án cháo đậu xanh, ở nhà lợp ngói, người còn thưởng xuyên tắm táp, chăm lo sửa vó, sửa bờm, sắm yên, sắm lạc, dây cương thì làm bằng bạc, ra vẻ oai phong, mà thực ra chẳng biết cày gừa, giữ nhà gìử cửa!

Ngựa nghe nói hí vang sân trại, kêu to:

- Thử hỏi ai xứng đáng kéo xe, phò giá, phục vụ các đức ông? Ai xông pha trận mạc, vượt hàng trăm dặm? Các người chỉ quanh quẩn xổ bếp, góc vườn, làm sao mà hiểu được ngựa, một kẻ mà chí hướng để ở phương xa!

Người vỗ về nói công lao của ngựa không nhỏ. Nhưng ngựa đâu chịu yên? Ngựa chỉ trích lũ dê nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhốt mà thôi, hễ gặp ai thì cũng kêu be be một cách vô nghĩa.

Dê nghe ngựa nói liền vểnh râu cãi lại:

- Tôi ham ăn cũng chỉ ăn lá, ăn cỏ, không hề phạm vào cây lúa, cây ngô, lá khoai, quả đậu. Nhưng khi cúng tế, xác ngựa tuy to, thử hỏi ai cần? Còn như thiếu dê tôi thi không thành đồ lễ. Anh ngựa thật chi biết nhìn đời một phía mà không biết suy nghĩ. Nếu biết suy nghĩ sao không trách lũ gà, ăn rồi chỉ biết bới rác, phá giậu, phá vườn, ai cho ăn gì, ăn xong thì quẹt mỏ!

Gà nghe nói khinh bỉ nhìn nghiêng:

Xin hỏi các anh, ai có đủ phẩm chất nhân, dũng, tín, văn, võ như tôi? Này đầu có mào là dáng quan văn, chân có cựa là thân tướng võ, có miếng ăn thì cục cục gọi đàn, như thế là nhân. Sáng sáng gáy đúng giờ, như thế là tín, thấy kẻ địch xông tới là đánh, như thế là dũng! Đó là chưa kể chân gà giúp bói toán để biết lành dữ. Gà không được ai chăn dắt thì phải bơi rác chứ sao nhưng gà ăn rất ít có tốn mấy mà kêu? Có đậu ăn nhiều như lũ lợn, ăn no lại nằm?

Lợn nghe nói đến mình liền ụt ịt phân bua:

- Các anh đừng có lắm lời, vì không hiểu lợn. Lợn phải béo mới cúng được thần. Các thứ việc làng, việc xã, cưới xin, tang ma, khao vọng không có lợn thì làm sao xong được? Ở đời mỗi người mỗi việc, xin chớ lắm điều!

Người nghe lợn nói liền khen lợn, gà, dê đều giàu đức hy sinh, lại giàu khả năng sinh nở. Cả sáu giống vật nuôi trong nhà, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thế nhà ta mới lắm phúc.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 13

Ngồi trong ngục tôi, chờ ngày ra xét xử, ta mới hiểu hết bụng dạ người anh kết nghĩa Lý Thông và mới hiểu hết cái âm mưu hèn ha của hắn.

Thì ra việc nhờ canh miếu thần chỉ là cái cờ để mượn ta thế mạng, còn việc đuổi ta, doạ rằng ta sẽ bị tội chết vì giết chết chằn tinh của vua nuôi cũng chỉ là cái cớ cướp công của ta!... Thực ra, khi đánh nhau với chằn tinh và giết nó, ta đâu nghĩ đến việc lập công, lĩnh thưởng. Ta chỉ vì tự vệ và nếu vì tự vệ mà giúp mọi người trừ được một mối hại lớn thì cũng là một việc làm phúc to cho đời rồi.

Tệ nhất là việc Lý Thông hại ta khi cứu công chúa Quỳnh Nga. Thật không ngờ hắn lại nỡ lấy đá lấp hang để không cho ta trở về. Cũng may là thế giới rộng lớn, đường đi muôn ngả và ta được làm quen với con vua Thủy Tề. Người dưới thủy cung thật chân thành và tốt bụng. Khi ra ve con biếu ta cây đàn làm bạn.

Cho đến bây giờ ta vẫn không hiểu tại sao quan quân lại tìm thấy vàng bạc của vua ở nơi gốc đa của ta. Rất có thể là kẻ nào muốn hãm hại ta mà bày ra chuyện dó. Biêt dâu việc này lại không dính với âm mưu của Lý Thông?

Tâm địa Lý Thông thì đã rõ rồi nhưng tại sao công chúa Quỳnh Nga im lặng? Nàng ốm hay đi đâu? Ta rất tin vào tấm lòng trong trắng, chân thật của nàng. Chắc là nàng bị bưng bít, bị lừa gạt chi đây?

Buồn quá. Ta ôm cấy đàn và đánh lên mấy tiếng. Lạ chưa, tiếng đàn ngân nga thành bài:

Đàn kêu tích tịch tình tang

Ai đem công chúa dưới hang trở về?...

Số phận ta rồi sẽ ra sao? Chẳng lẽ bọn Lý Thông vẫn tiếp tục làm mưa làm gió, hăm hại người tốt măi hay sao?

 Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 14

Từ ngày buông mình rơi vào vạt áo bà lão hàng nước, được bà nâng niu, Tấm trong quả thị rất đỗi cảm động. Mỗi khi bà đi bán hàng, Tấm từ quả thị bước ra quét nhà, nấu cơm nấu nước cho bà. Rồi bà rình bắt được, xé vụn vỏ thị, thế là Tấm làm con gái bà cụ.

Những khi bà cụ đi chợ vắng, làm xong mọi việc trong nhà, Tấm thường ngồi trên chõng tre, cảm thấy lòng mình vừa vui vừa buồn.

Nàng vui vì được bà cụ xem như con gái, tìm ra được tình cảm người mẹ mà nàng tưởng như đã mất vĩnh viễn. Nàng chạnh lòng nhớ đến người mẹ xấu số đã mất đi quá sớm để lại cho nàng một số phận bơ vơ ngay trong nhà mình. Nàng căm giận bà dì ghẻ và đứa em gái cùng cha khác mẹ nỡ nhẫn tâm cướp đi tuổi thơ hồn nhiên và niềm vui của nàng. Thì ra thấy nàng mồ côi, không nơi nương tựa, hai mẹ cọn rắp tâm ăn hiếp và tước đoạt những quyên lợi mà lẽ ra nàng được hưởng. Thấy nàng xinh đẹp, hai mẹ con lại ra tay giết hại để tước đoạt hạnh phúc của nàng. Thật hiếm có một hành động nào tàn khốc và nhẫn tâm hơn thế. Nàng nghĩ: “Lừa ta hụp xuống cho sâu để trút hết giỏ cá của ta để về nhà tranh chiếc yếm đỏ tuy là không tốt nhưng cũng là việc nhỏ. Nhưng làm sao có thể tưỏng tượng được là có thể lừa ta trèo cây cau để chặt cây cho ta ngã chết? Khi ta đã hóa ra làm chim vàng anh để được gần chồng ta thì Cám lại ăn thịt ta. Ta hóa thành cây xoan đào dể ru chồng ta ngủ, Cám cũng chặt thân ta đi. Vậy là Cám đã hại ta hết kiếp này đến kiếp khác. Giờ này hẳn mẹ con cái Cám đang chiếm dụng cung vua và không biết chồng ta đang sống ra sao?

Nàng lo lắng cho vua. Liệu nhà vua có nhận ra con Cám độc ác hay không? Nàng sung sướng thấy nhà vua đã nhớ đến nàng khi nàng là con chim vàng anh, chàng đã nâng tay áo rộng lên đón nàng vào. Khi nàng là cây xoan đào, ngày nào chàng cũng mắc võng hóng mát dưới bóng cây. Khi cây bị đốn thì chàng buồn bã. Rõ ràng là chàng rất yêu Tấm. Song tại sao chàng lại nhu nhược đến thế? Chàng chỉ ngậm miệng chịu thiệt, chẳng có biện pháp gì để chặn bàn tay tội ác của con Cám lại là tại làm sao? Nếu chàng không bảo vệ được nàng thì đời nàng sẽ như thế nào?

Ngày ngày Tấm đều trông ra đường và mong nhà vua đến tìm. Càng ngày nàng càng sốt ruột; một ngày đi qua là lòng nàng thêm niềm khắc khoải.

Hạnh phúc của nàng rồi sẽ ra sao? Phải chăng cái ác sẽ bị tiêu diệt? Phải chăng ở hiền gặp lành và ác giả ác báo như niềm tin muôn thuở?

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 15

Ngày xửa ngày xưa, có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này: Cáo mời Cò đến ăn bữa trưa và bày ra một đĩa canh. Với cái mỏ dài, Cò chẳng ăn được chút gì, thê là Cáo chén sạch. Cò tức, ngày hôm sau mời Cáo sang và dọn bữa ăn đựng trong một cái bình cổ cao. Cáo không cho mõm vào được. Cò thì với chiếc mỏ dài đã thò mỏ vào và một mình ăn no.

Câu chuyện ấy được lan truyền từ đời này sang đời khác, trong nhừng cánh rừng và trên các dòng sông.

Có một chú Cáo mới lớn nghĩ bụng, câu chuyện cùng hay nhưng đó chỉ là truyền miệng. Còn thực tế ở đời thì sao nhỉ? Mình thử kiểm tra lại xem sao mới được. Và nó cũng bày ra một cái đĩa đầy thức ăn ngon rồi mời Cò đến.

Quá đúng như truyện, Cò mới mổ được vài tí thì Cáo đố liếm sạch cá đĩa. Thế mà Cò không tỏ ra khó chịu, nó chỉ nhỏ nhẹ mời Cáo đến nhà nó ăn, rỗi lặng lẽ ra về.

Còn một mình, Cáo mỉm cười nghĩ bụng: “Chắc sẽ diễn ra đúng như truyện đây. Ta đã chơi Cò một vố, thế nào mà Cò chẳng trả thù ta”.

Tuy vậy, hôm sau Cáo vẫn đến nhà Cò. Chủ nhà vui vẻ ra tận cổng mời khách rồi nhanh chóng bày bừa ăn. Nó bê ra một cái bình cổ cao đặt lên bàn rồi đi vào. Cáo đang nghĩ bụng: “Đúng y như truyện rồi. Ta đành phải mang bụng đói về thôi...” thì Cò khệ nệ bưng ra một đĩa tròn đầy thức ăn.

- Xin mời anh ăn phần ở đĩa này. Chiếc bình là phần tôi. Xin mời anh xơi!

Khi ăn đã no say, Cáo mới vui vẻ hỏi Cò:

- Sao chị không trả thù tôi, sao chị không làm theo truyện?

Cò cười:

- Có cái làm theo truyện, có cái phải làm khác truyện. Trong trường hợp này mà làm theo truyện thì tôi sẽ trở thành kẻ thù của anh chứ đâu còn là bạn của anh nữaỉ

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 16

Truyện cổ tích Cây khế “ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang, đem theo mà đựng” thì người lớn ai củng biết, còn bạn nhỏ thì thuộc làu.

Thế nhưng cây khế cùa bà Tư - mẹ liệt sĩ - thì các bạn nhỏ vô tinh không biết tới. Bà chỉ có hai người con là bộ đội đă hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay, bà sống một mình, tuổi đã già yếu. Nhà bà có cây khế ngọt trong vườn, thỉnh thoảng bà hái đem di bán để kiếm thêm tiền mua trầu cau. Chờ lúc bà vắng nhà, các bạn nhỏ tha hồ leo lên cây, vừa bứt lá, vừa hái quả. Nhiều lần như thế, bà Tư biết nhưng không hề than thở với ai. Một hôm bà trở về bất ngờ và gặp các bạn đang còn ở trên cây. Bà hiền từ nói:

- Các cháu xuống cẩn thận từng cháu một, kẻo té thì khổ bà. Rồi các cháu vào đây bà kể chuyện cổ tích cho mà nghe.

Bà không trách mắng một bạn nhỏ nào. Bà nhỏ nhẹ kể cho các bạn nghe truyện Cây khế. Câu chuyện mà bạn nào cũng biết, cũng thuộc nhưng lần này mới thấy, mới hiểu hết ý nghĩa của nó.

Từ buổi nghe chuyện đó, các bạn nhỏ thường xuyên đến nhà bà Tư để chăm sóc, giúp đỡ bà những việc nhỏ trong nhà, hoặc trèo lên cây khế hái quả cho bà đem ra chợ bán.

Riêng mùa xuân này, nhờ chăm sóc tốt, cây khế cho rất nhiều quả làm bà Tư rất vui. Các bạn nhỏ càng thấy có niềm vui to Iớn hơn.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 17

Từ ngày đón được cô Tấm từ quán bà hàng nước trở về, nhà vua vô cùng sung sướng, ngày đêm quấn quýt bên người vợ trẻ, lòng lâng lâng như sống trong mơ.

Cũng từ ngày bị vua bỏ rơi, lạnh nhạt, Cám thấy buồn thủi trong lòng. Nay lại thấy Tấm về xinh đẹp, hạnh phúc hơn xưa thì lòng ghen tức của Cám lại sôi lên sùng sục. Như mọi lần, Cám lại về nhà mách mẹ. Mẹ Cám bảo: “Con yên chí, ta lại sẽ làm giỗ cha con, rồi lại gọi Tấm về trèo cau như trước, rồi ta chặt cây cho nó chết một lần nữa”. Cám bảo mẹ:

- Nhưng chị ấy có chết đâu, chị ấy lại được biến thành vàng anh, thành xoan đào, thành quả thị rồi trở về thành hoàng hậu đấy thôi.

- Vậy chỉ có một cách là con phải đẹp hơn nó mà muôn đẹp thì tự mình phải hóa kiếp.

Cám nói:

- Để được đẹp hơn nó, con không sợ gì cả, chết mấy lần con cũng cam lòng.

Nói rồi, Cám vội vàng ra vườn, trèo lên cây cau và giục mẹ lây dao chặt cây. Người mẹ tham lam nghe lời con, vội lây dao chặt cây cau. Cám ngã xuống chết.

Tuy nhiên, vì Cám độc ác quá, nấm mồ Cám đất rắn như nung, cỏ không mọc được nêii không hóa thành gì được. Mẹ Cám chờ đợi con gái hóa thành chim, thành cây, thành cô gái nhưng chờ mãi không được, đành chết già bền nấm mồ khổ.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 18

Tôi họ Trần, iàm nghề bà đỡ ở huyện Đông Triều. Hôm nay, nhân dịp rảnh rỗi ngồi quây quần dưới ánh trăng ở sân nhà, tôi xin kể lại cho mọi người một câu chuyện vừa ly kỳ, vừa cảm động mà tôi nhớ mãi trong đời.

Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, tôi mở cửa nhìn chẳng thấy ai. Bỗng có con hổ lao tới cõng tồi đi. Tôi Sợ  đến chết khiếp khi thấy hổ dùng một chân ôm lấy tôi chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả tồi xuống, thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Hồi đầu tôi nghĩ là hổ định ăn thịt mình nên run sợ, không dám nhúc nhích, Một lúc sau hổ đực cầm tay tôi nhìn hổ cái, nhỏ hước mắt. Tôi nhìn kỹ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp dẻ. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi liền hòa với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc. Tôi biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn tôi. Tôi liền theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về.” Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đi được khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi chạy vào rừng, về đến nhà, cân bạc được hơn mười lạng và nhờ số bạc đó mà tôi sống qua những năm mất mùa, đói kém.

Từ đó về sau, tôi luôn sống hoà nhã với mọi người, hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh không kể giàu nghèo vì tôi luôn nghĩ rằng: “con vật còn biết có tình nghĩa huống chi là con người”.

 Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 19

Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, … Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động... Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói: -  Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa? Vị chỉ huy trưởng lúng túng: -   Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể. Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói: -    Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương. Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ. Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào: Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói. Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh. Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió àơ ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh. Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại đước sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 20

Hồi ấy, ta là một chàng trai tuấn tú và tài giỏi. Ta chỉ cẩn chỉ tay về phía đông là phía đông biến thành đổng lúa xanh tươi; chỉ tay về phía tây là phía tây mọc lén hàng hàng dãy núi trùng điệp.

Lúc bấy giờ, vua Hùng tức ông ngoại các con muốn kén rể cho con gái của mình tên là Mị Nương, mẹ của

các con hiện nay.

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi khắp chốn đều đổ về cầu hôn. Trong số đó nổi bật nhất là ta và Thủy Tinh. Ta ở núi Ba Vì, vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Ông ngoại con rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai, liền triệu tập các quan vào bàn bac nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, ông ngoại nghĩ ra được một cách bèn cho vời ta và Thủy Tinh vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, ta đã đem đầy đủ lễ vật đến trước., Ông ngoại giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho ta và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp được Mị Nương. Khi thấy vợ chồng ta lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa, ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa...

Ta không nao núng một chút nào. Một mặt, ta dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, ta lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, ta tung ra đội quân sư tử, voi, cọp, báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau thông năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh ta, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh thua trận và đành phải rút lui.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 21

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhỉ làm tôi rất xúc động, mà đặc biệt nhất là trường hợp của chú bé Lượm.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế thì tôi vừa đi Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là một chú bé loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ ca lô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo trên đường, nom hệt như một chú chim chích.

Tôi hỏi:

- Cháu di làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồngỊ như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà Ị nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên, tôi khôngỊ còn dịp nào trỏ về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ ngơi, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào?

Tôi hấp tấp hỏi, dôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể;

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn dịch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào xắc, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo. Bỗng từ phía đồn dịch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi dã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xúc động mãi. Cháu còn bé bỏng

quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu.

Trước mặt tôi bỗng hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch vừa huýt sáo vừa nhảy như con chim chích trên đồng ruộng Việt Nam.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 22

Tôi sinh ra dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng. Cha mẹ tôi về già mà chưa có đứa con nào để nối dõi. Một hôm, mẹ tôi ra đồng sớm, thấy trên mặt đất có nhiều dấu chân lớn, bèn ướm thử bàn chân mình lên. Không ngờ về nhà mẹ tôi thụ thai.

Mẹ tôi mừng lắm, mong đợi mãi đến mười hai tháng sau mới sinh ra tôi. Tuy mặt mũi rất khôi ngô nhưng đến năm lên ba mà tôi vẫn chưa biết nói, chưa biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đó.

Năm ấy, giặc Ân tràn vào nước ta, cướp bóc, chém giết, làm cho dân ta rất điêu đứng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi trong nước, rao truyền tìm người ra giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả đến làng Gióng, nghe tiếng rao, tôi bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Mẹ tôi kinh ngạc quá bèn làm thao. Tôi nói với sứ giả: “Ông về tâu vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một áp giáp sắt. Ta đánh tan giặc”. Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày đêm làm gấp các thứ như tôi dã dặn.

Sau lúc gặp sứ giả, tôi bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm ăn mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ khổng đủ nuôi tôi ăn. Dân làng rủ nhau góp thêm thóc gạo đế nôi tôi, vì ai cũng mong tôi giết giặc cứu nước

Lúc ấy, quân giặc dã tiến đến chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy kịch. Ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Gióng. Tôi vùng dậy, vươn vai một cái bỗn biến thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt. Tôi mộc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, giết giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy, tôi hèn nhổ những bụ tre bên đường quật vào giặc. Giặc tan tác, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Tôi đuổi đến chân núi Sóc rồi một mình một ngựa chạy lèn đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại. Tồi cùng ngựa từ từ bay vứt lên trời.

Vua nhớ công ơn của tôi, phong là Phù Hổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm làng đều mở hội to vào tháng tư, mọi người từ khắp nơi tưng bừng về tham dự.

Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi Hội gióng cùng hư mất người.

Sau này người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy nên có màu vàng óng, còn những vết chần ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 23

Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Ba phương tiện này đều đóng góp tích cực cho cuộc sống mọi người. Tuy nhiên, cả ba đều không ai ưa ai. Một buổi tối em út xe đạp đến than thở với tôi:

- Chị Mai ơi! Chị đứng ra làm chứng cho em. Người khổ nhất trong nhà này vẫn là em. Người vừa gầy vừa bé thế mà phải cõng mọi người suốt mấy chục năm trời, từ khi nhà này còn nghèo túng cho đến bây giờ.

Thế mà vừa mua được anh xe gắn máy là muốn quăng em sang một bên.

Bỗng từ sau lưng em út xe đạp vang lên một giọng nói giận dữ của anh tư xe máy:

Ai nói tôi sướng! Từ khi có tôi có phải là em út xe đạp được thảnh thơi hẳn ra. Chỉ có một việc là chở chị Mai đi học, còn ngoài ra là chẳng phải làm gì hết. Còn xe máy tôi ai cũng tranh nhau sử dụng. Hẳn là chạy cho nhanh mà không tốn sức. Ngược lại người tôi nóng ran lên, thở toàn ra khói. Thế có khổ không! Chứ không như ai kia, mặt mũi bóng láng, lại nằm chình ình một chỗ, chiếm cả nửa căn nhà.

Anh năm ô tô đang nằm im, nghe có người nói kháy mình liền cười nhạt:

Các chú lầm to rồi! Sướng gì mà sướng? Chỉ có hai chú sướng mà không biết đấy thôi. Tôi còn khổ hơn các chú trăm lần. Này nhé, quãng đường các chú chuyên chở chỉ vài cây số hoặc quá lắm vài chục mà thôi, còn tôi đây lên đến vài trăm cây số. Chạy liên tục từ sáng đến trưa, có khi đến chiều tối mới đến nơi. Thử hỏi còn gì mệt hơn. Các chú so làm sao được. Có đúng thế không chị Mai?

Chị Mai từ đầu đến giờ ngồi im, lúc này mới lên tiếng hòa giải:

- Từ nãy đến giờ, chị đã nghe hết cả rồi. Các chú đừng so bì và cãi nhau nữa. Tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Tất cả đều phục vụ lợi ích cho con người. Cả nhà đều cám ơn các chú.

Nghe vậy, em út xe đạp, anh tư xe máy và anh năm ô tô vui vẻ bắt tay hòa giải với nhau. Riêng tôi, sau khi nghe câu chuyện của các phương tiện giao thông, tôi mới thấm thìa về lợi ích của các phương tiện này, từ đó cố gắng chăm sóc, bảo quản, giữ gìn phương tiện của mình thật tốt để chúng gắn bó với tôi trong suốt cuộc đời. 

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 24

Em hãy viết bài văn tưởng tượng và kể lại mười năm sau em trở về ngôi trường đang học hôm nay. Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người. 

Kể chuyện tưởng tượng – Bài văn mẫu số 25

Đêm nay, cả khu vườn Muôn Hoa không ai chợp mắt. Ai cũng rạo rực để ngày mai đón chào một sự kiện lớn. Tôi cũng vậy.

Hơn tháng nay cả lớp Thảo ra sức chăm sóc khu vườn Muôn Hoa này để chào mừng ngày 8.3 của mẹ và cô giáo. Những bông hoa đủ hương sắc đang cố vươn lên hứng ánh nắng, uống giọt sương mai ngọt ngào, cốt để mình thật đẹp. Đây những nàng hoa Ly kín đáo dịu dàng với mùi hương ngào ngạt tinh khiết, kia những cô bé Lay ơn tươi thắm như tấm lòng của những cô cậu học trò, kia nữa là nàng Hồng Nhung kiêu hãnh với hương sắc của mình... Tất cả tạo nên một khu vườn thật tuyệt. Thảo và các bạn ra khu vườn, nhẹ nhàng cắt mỗi loài hoa một nhánh và cắm thành lọ hoa mang tên "Biết ơn".

Lọ hoa của lớp Thảo được giải Nhất của cuộc thi cắm hoa chào mừng 8.3, cô và cả lớp đều rất vui. Cô hạnh phúc vì những cô cậu học trò bé bỏng ngày nào đã khôn lớn...

Bỗng Thảo thấy nhớ mẹ quá! Mẹ Thảo cũng là cô giáo - một cô giáo luôn hết lòng vì học sinh. Năm nay chắc chẳng ai tặng hoa cho mẹ nữa. Cô bé vội lấy ống bơ, dán giấy màu vào xung quanh và chạy ra khu vườn Muôn Hoa. Ở đó, có một cây hoa dại bé nhỏ, Thảo nhẹ nhàng hái và cắm chúng vào chiếc lọ vừa tự làm. Em ôm lọ hoa đến nghĩa trang - nơi mẹ em đang nằm nghỉ. Thảo bất ngờ, trên mộ mẹ là một chậu cúc vàng tươi. Chắc là các anh chi học trò cũ đã đến thăm mẹ. Cô bé đặt lọ hoa xuống và thì thầm cùng mẹ...

Đêm ấy Thảo có một giấc mơ thật êm đềm. Trong mơ, Thảo thấy mẹ, mẹ đẹp lắm và cả nụ cười của mẹ nữa - tươi lắm: "Cảm ơn bông hoa hiếu thảo của mẹ, mau lớn khôn con nhé".

Và cây hoa dại đó chính là tôi. Tôi thầm cảm ơn Thảo vì cô bé đã cho tôi thành cây hoa có ích.