Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hay nhất (8 mẫu)

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 1

I. Kiến thức cơ bản bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

Bài văn biểu cảm tác phẩm văn học:

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên

Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm

II. Bài tập vận dụng bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bài tập: Biểu cảm về bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Hồ Chí Minh.

Trước khi vết bài, cần lập được dàn ý

Gợi ý

Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Thân bài:

Hai câu thơ đầu: cảnh núi rừng Tây Bắc trong đêm trăng

+ Tiếng suối trong như tiếng hát, tiếng suối mang hơi ấm của con người

+ Cảnh trăng hòa quyện với thiên nhiên, cây cỏ

→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, huyền ảo thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong quan sát, cảm nhận của nhà thơ

Hai câu thơ cuối: tâm trạng, sự trăn trở của Người trước vận mệnh của đất nước

+ Sự băn khoăn, trằn trọc, lo lắng “nỗi nước nhà”

+ Điệp từ “không ngủ” thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân vô tận của Hồ Chí Minh

+ Nỗi lo lắng cho tương lai, vận mệnh đất nước

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: bài thơ ý nhị, đẹp, huyền ảo qua cảm nhận tinh tế của tác giả.

- Cảm động, khâm phục, tự hào về Người- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Kết bài:

Cảnh khuya là bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả, qua đó tác giả gửi gắm nỗi niềm lo lắng, trăn trở vì đất nước, dân tộc đang trong lúc khó khăn nhất của cuộc kháng chiến

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 2

I. KHÁI NIỆM:

– Biểu cảm về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, suy ngẫm, liên tưởng, tưởng tượng của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

II. DÀN BÀI:

– Mở bài:

+ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả.

+ Giới thiệu tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chính.

+ Giới thiệu vấn đề biểu cảm.

– Thân bài: Từ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

– Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

*Lưu ý: Chuẩn bị hành trang kiến thức:

– Thuộc tác phẩm.

– Nắm được dụng ý nghệ thuật của tác phẩm trong việc thể hiện giá trị nội dung, từ đó hình thành ấn tượng về tác phẩm ấy.

– Hình dung một số tác phẩm cùng chủ đề để so sánh, làm bật lên nội dung chính cũng như điểm khác biệt của tác phẩm.

III. THAO TÁC CƠ BẢN:

– Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích ở chỗ nào, thấy thú vị ở chỗ nào, nghĩa là phải phân tích và trích dẫn. Phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.

– Có lúc phải khen, chê, tức là bình luận. Khen, chê trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện.

– Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh, từ hiện tượng này mà nghĩ, nhớ đến hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Khi học sinh phát biểu cảm nghĩ về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan) thì có thể so sánh tới cụm từ “ta với ta” trong tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến). Hoặc phát biểu cảm nghĩ về âm thanh tiếng suối trong bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh) thì có thể so sánh với âm thanh tiếng suối trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (Nguyễn Trãi). Từ việc so sánh này để người đọc thấy được cái hay của mỗi tác phẩm.

IV. DÀN Ý MINH HỌA:

Đề 1: Cảm nghĩ về bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch.

a) Mở bài: Giới thiệu Lí Bạch và bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

b) Thân bài: cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

– Hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả.

– Cảm giác mơ hồ của người viết: nhìn ánh trăng ngỡ sương phủ.

– Việc ngẩng đầu nhìn trăng.

– Việc cúi đầu nhớ cố hương. Cố hương, không chỉ là quê, không chỉ là cảnh, không chỉ là người thân.

– Nét độc đáo thể hiện trong bài thơ: tác giả viết theo chủ đề nhìn trăng nhớ quê.

– So sánh với những bài thơ cùng chủ đề để làm nổi bật cái hay của tác phẩm.

c) Kết bài:

– Ấn tượng chung về tác phẩm.

– Tình cảm của người viết với quê hương.

Bài 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương:

a) Mở bài: Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương và bài thơ của ông.

b) Thân bài: suy nghĩ về các hình ảnh và xúc cảm của tác phẩm:

– Hoàn cảnh viết bài thơ có nét độc đáo, khác với chủ đề vọng nguyệt hoài hương của Lí Bạch.

– Sự đối lập của các trạng thái trẻ – già, đi xa — trở về; những thay đổi của tác giả: tóc mai rụng.

– Một điểm không thay đổi sau rất nhiều năm xa quê: giọng nói quê hương.

– Cuộc gặp với trẻ con trong làng: nhìn thấy nhau mà không biết nhau. Sự xa lạ ngay trên quê hương.

– Xót xa nhất là các em bé coi tác giả như khách lạ đến làng. Việc cười hỏi hồn nhiên của các em làm cho người trở về chạnh lòng, ngậm ngùi chua xót ngay từ lúc đặt chân về.

=> Chính sự trớ trêu này càng làm nổi rõ tình yêu quê hương.

c) Kết bài:

– Cảm xúc chung về tác phẩm.

– Sự đa dạng trong cách biểu hiện tình quê của các nhà thơ.

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 3

Bước 1: Tìm hiểu về đối tượng cần biểu cảm

Việc phân tích và biểu cảm về một tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh phải là người có kiến thức và kỹ năng thì mới có thể viết tốt được. Cũng như vậy việc lập dàn ý cũng vậy, để lập dàn ý tốt thì học sinh cần phải nắm rõ những kiến thức về tác phẩm cầm biểu cảm. Việc nắm rõ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thì sẽ giúp cho học sinh cảm nhận tốt được tác phẩm văn học. Đây là một bước vô cùng quan trọng mà khi làm bất cứ một tác phẩm nào học sinh cũng đều phải thực hiện.

Bước 2: Tìm ra những nét đặc sắc nổi bật của đối tượng biểu cảm

Sau khi tìm hiểu kĩ về đối tượng cần biểu cảm thì bước tiếp theo là tìm ra những nét nổi bật của tác phẩm cần biểu cảm. Việc tìm ra những nét nổi bật trong tác phẩm sẽ tạo nên độ sâu cho bài văn. Xác định được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong phần gạch ý sẽ giúp cho các em không bị quên ý và sẽ tạo được hệ thống cho bài văn khi viết, không bị tràn lan, loãng ý.

Bước 3: Xác định luận điểm cho bài văn

Đối với bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, việc xác định luận điểm rất quan trọng. Khi lập dàn ý, cần nêu rõ các luận điểm cần viết trong bài văn. Luận điểm rất quan trọng đối với tất cả các bài văn trong đó có bài biểu cảm về tác phẩm văn học.

Bước 4: Tiến hành lập dàn ý

Sau khi đã tìm hiểu kỹ các bước trên các em tiến hành lập dàn ý ra giấy. Khi lập dàn ý cần chú ý sắp xếp các luận điểm theo thứ tự để đảm bảo các ý được sắp xếp khoa học có hệ thống.

Lập dàn ý là một bước vô cùng quan trọng đối với quá trình viết văn. Đối với bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học việc lập dàn ý lại càng chiếm vị trí quan trọng. Khi lập dàn ý người viết sẽ không bị sa vào cảm xúc của bài văn và viết được hay và đủ ý

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 4

Biểu cảm về một tác phẩm văn học là gì? Đây chính là dạng đề yêu cầu người viết trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn, bài thơ. Cụ thể là người viết cần trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng cũng như suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm. 

Với dạng đề biểu cảm về tác phẩm văn học, dàn ý ba phần có thể triển khai như sau:

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (có thể giới thiệu hoàn cảnh biết đến tác phẩm).

Thân bài: Những cảm nghĩ về tác phẩm:

Cảm nghĩ về nội dung: Những nội dung được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm nhận ra sao về việc nội dung ấy được nêu lên trong tác phẩm?.

Cảm nghĩ về nghệ thuật: Những nội dung được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào? Đánh giá như thế nào về những phương diện nghệ thuật ấy?.

Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm.

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 5

Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.

– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.

– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm

– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.


Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 6

1-Khái niệm văn biểu cảm về tác phẩm văn học:

Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc,tưởng tượng,suy nghĩ của mìnhvề nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

2-Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học:
- Biểu cảm về đoạn văn,đoạn đoạn thơ.
- Biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Biểu cảm về nội dung , nghệ thuật qua một số tác phẩm văn học .

3-Cách làm bài văn biểu cảm: theo trình tự 4 bươc.
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Sửa bài.
4-Lập dàn ý : có 3 phần ( mở- thân -kết )

a)     Mở bài:

+ Giới thiệu tác phẩm .
+ Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

b)    Thân bài:

Nêu các cảm xúc , suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
Có thể theo các trình tự sau:
Trình tự 1: Nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm ( cả nội dung và nghệ thuật) trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết,hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ (thường sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự ).
Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần , các ý hoặc theo mạch cảm của tác giả ở mỗi phần,cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật ( thường sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình).
c)Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm .

*Phần II: Cách viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
- Đọc kỹ từng chi tiết ,hình ảnh, ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc .
- Sắp xếp tác phẩm theo chủ đề ,dòng thời gian ,tác giả trong nước và ngoài nước ,giới tính ,lứa tuổi .
- Có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm hoặc so sánh với những tác phẩm khác cùng chủ đề.
-Cảm: nghĩ về tác phẩm thường gắn liền với nghị luận như giải thích,chứng minh, phân tích.
-Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành, tránh bắt chước, sáo mòn giả tạo.


Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 7

Văn biểu cảm quan trọng nhất là ở cảm xúc và cách diễn đạt cảm xúc của người viết. Bạn muốn viết được một bài văn hay, hoàn chỉnh thì bài viết của bạn phải mang được các yếu tố cảm xúc của bản thân với đối tượng. Nếu bài văn của bạn đã đầy đủ ý nhưng thiếu mất đi hồn của bài văn thì bài đó sẽ bị coi là bài văn ‘chết’, bởi nó không có hồn, không có cảm xúc của người viết.

Mở bài:

Giới thiệu chung về tác phẩm (Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)

Thân bài:

Với tác phẩm tự sự:

- Nêu cảm nghĩ khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm xúc về 1 số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật

- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả

Với tác phẩm trữ tình

- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở 2 phương diện nội dung và nghệ thuật

- Nêu cảm xúc về chi tiết và hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm, liên tưởng, so sánh với các tác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả

Kết bài:

Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm (Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)

Lưu ý:

-  Trong quá trình nếu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.

- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề

- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành

- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 8

Cách làm văn biểu cảm về một tác phẩm văn học

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

Đọc bài “Cảm nghĩ về một bài ca dao” của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

a) Bài văn viết về bài ca dao nào?
b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Gợi ý:

a) Bài viết của Nguyên Hồng viết về bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao (bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân xưa).
b) Tác giả đã phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng một con người cụ thể đội khăn, mặc áo dài. Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương. Tác giả hình dung ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà (trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ) – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

2. Cách làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

a) Tóm tắt các ý chính của bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. Nhận xét về bố cục, cách triển khai ý của bài văn.
Gợi ý: Bài văn được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hệ thống ý được triển khai theo 4 phần tương ứng với 4 cặp lục bát của bài ca dao. Cảm nghĩ về hai câu đầu, cũng là mở đầu cho bài văn, là những liên tưởng về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài ca dao, người viết hình dung ra một người đàn ông “đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng,…”. Cảm nghĩ về hai câu tiếp, người viết trình bày cảm nhận của mình về cảnh tượng ngóng trông, trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cảm nghĩ về hai câu tiếp là những liên tưởng, suy ngẫm về hình ảnh sông Ngân Hà với tình cảnh Ngưu Lang – Chức Nữ. Phần cuối của bài văn là những cảm nghĩ về hai câu kết của bài ca dao với hình ảnh sông Tào Khê, chốt lại bài văn ở cảm xúc vì nhớ mà buồn.

b) Ngoài những yêu cầu chung của một bài văn biểu cảm, khi làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, chúng ta phải lưu ý điều gì?
Gợi ý: Đối tượng biểu cảm là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một đối tượng mang tính nghệ thuật, biểu cảm về đối tượng này cần lưu ý các phương diện cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm,… về các phương diện ấy của tác phẩm.