Dàn ý miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em hay nhất (7 mẫu)

Dàn ý tả ông tiên 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

II. Thân bài: 

- Ngoại hình:

+ Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.

+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.

+ Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô…

+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,…

+ Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào,…

- Việc làm và tính cách: hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh...

+ Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.

+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.

+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.

+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.

+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành sứ mệnh.

III. Kết bài:

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Dàn ý tả ông tiên 2

1.  Mở bài

-   Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?

-   Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).

2. Thân bài

-   Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên

 + Hình dáng

+ Khuôn mặt

+ Chòm râu, mái tóc

+ Cây gậy.

-   Những lời đối thoại của em với ông Tiên.

-   Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).

3.  Kết bài

Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.

Dàn ý tả ông tiên 3

a. Mở bài: Giới thiệu chung:
- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.
- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
b. Thân bài: Tả ông Tiên:
* Ngoại hình:
- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.
- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.
- Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…
* Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…
* Tính nết:
- Có phép thần thông biến hóa.
- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.

Dàn ý tả ông tiên 4

a) Mở bài: Em gặp ông Tiên trong hoàn cảnh nào? Ở đâu?

b) Thân bài: Miêu tả chi tiết:

- Ngoại hình: tóc, râu, khuôn mặt, nước da...

- Trang phục...

- Hành động: luôn quan tâm, giúp đỡ...

- Cử chỉ: ân cần, nhẹ nhàng.

Lời nói: thầm bổng, thấm thoát.

- Em đã trò chuyện với ông Tiên...

c) Kết bài:

- Giật mình thức giấc, biết đây là một giấc mơ.

- Cảm xúc vẫn còn đọng lại trong em qua giấc mơ ấy.

Dàn ý tả ông tiên 5

1. Mở bài:

- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?

- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (trong giấc mơ - tưởng tượng).

Tham khảo: Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có rất nhiều nhân vật quen thuộc, gần gũi nhưng có lẽ hình ảnh ông tiên đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc khó quên nhất. Chính vì thế, nên một hôm, đang thiu thiu nghe bà kể chuyện “Ngày xửa ngày xưa...”, em thiếp đi lúc nào không hay. Và, thật tuyệt vời, trong giấc mơ em được gặp...ông tiên trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt”.

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp so sánh, biểu cảm).

  • Đoạn 1: Miêu tả chân dung (ngoại hình) nhân vật ông tiên:

-       Xuất hiện...

-       Hình dáng (Khuôn mặt; Chòm râu; mái tóc, ánh mắt...)

-       Giọng nói; Nụ cười...

-       Trang phục...

-       Tay thường cầm cây gậy (cây phất trần).

-       Nhìn ông tiên, em liên tưởng đến ai? (ông yêu quý của em ở nhà).

  • Đoạn 2: miêu tả hoạt động của ông tiên.

-       Điệu bộ cử chỉ: từ tốn, nhẹ nhàng,...

-       Việc làm (em cùng ông tiên đi giúp anh Khoai – nhân vật trong câu chuyện và người bất hạnh khó khăn khác...):

+ Giúp trẻ mồ côi, những người nghèo bị thiên tai lũ lụt...

+ Cứu người khỏi bệnh...

-       Những lời đối thoại của em với ông tiên...

  • Đoạn 3: Kỉ niệm:

-       Chia tay với ông tiên, trên đường về em bị lạc, ông tiên lại xuất hiện và cho em một chiếc xe ngựa thông minh, thế là em được về nhà,…)..

3. Kết bài:

-       Giật mình tỉnh giấc.

-       Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.

-       Nêu lời hứa hoặc ước mong của bản thân mình.

Tham khảo: Đang mơ màng bỗng giật mình khi nghe tiếng mẹ gọi. Ồ, thì ra chỉ là một giấc chiêm bao. Giấc mơ đẹp ấy đã cho em cảm nhận nhiều điều. Ông tiên chính là hình ảnh của cuộc sống “Ở hiền gặp lành”. Em tự nhủ với lòng mình là sẽ học thật giỏi để mai này lớn lên trở thành một người có thể giúp đỡ những số phận khó khăn, bất hạnh.

Dàn ý tả ông tiên 6

I. Mở bài

– Trong truyện cổ dân gian luôn có hai hình ảnh đó là kẻ độc ác, tham lam và người nghèo khổ nhưng hiền lành tốt bụng.

– Người nghèo khổ, bất hạnh luôn có thế lực thần thánh hỗ trợ giúp đỡ vượt qua nguy nan.

– Trong đó, em thích nhất là hình ảnh ông bụt hiền từ, tốt bụng trong truyện Tấm Cám.

II. Thân bài

a) Tả ngoại hình

– Trong truyện ông Bụt xuất hiện bất ngờ và đột ngột.

– Ông mặc quần áo màu trắng, râu dài tới ngực, tóc bạc phơ.

– Đôi mắt ông hiện lên vẻ nhân từ, phúc hậu.

– Bộ quần áo màu trắng, hai ống tay rất rộng.

– Tay ông lúc nào cũng cầm một cây gậy dùng để chống, sáng lấp lánh.

b) Tả hành động

– Ông xuất hiện sau làn khói trắng, nhẹ nhàng và chậm rãi.

– Bước chân của ông nhẹ nhàng và không hề có tiếng động mạnh.

– Tay lúc nào cũng vuốt bộ râu dài,trắng bạc phơ.

– Cử chỉ từ tốn, khuyên bảo.

– Khi ông biến mất đầy bất ngờ, trong sự ngỡ ngàng của Tấm.

c) Một số lần giúp đỡ của ông

– Khi đi bắt tôm tép, Tấm bị Cám lấy hết tôm tép. Tấm khóc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ.

– Tấm ngày ngày chăm sóc nuôi cá bống lớn nhưng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt. Tấm khóc ông bụt lại xuất hiện.

– Mẹ con Cám dự lễ hội. Mụ dì ghẻ nghĩ ra cách ngăn không cho Tấm dự tiệc bằng cách trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt riêng ra. Tấm khóc Ông Bụt xuất hiện giúp đỡ.

– Đi dự tiệc nhưng không có quần áo đẹp, ông Bụt vẫn giúp đỡ Tấm có quần áo đẹp.

– Năm lần bảy lượt ông Bụt xuất hiện giúp đỡ những con người lương thiện, hiền lành nhân vật tiêu biểu đó là Tấm.

III. Kết bài

– Ông Bụt luôn giúp đỡ Tấm – người tốt bụng, hiền lành. Ông đại diện cho lí lẽ, sự công bằng trong xã hội.

– Thể hiện mong ước của người xưa: Ở hiền phải được gặp lành.

Dàn ý tả ông tiên 7

1. Phần Mở bài

– Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.

– Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

– Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

– Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

– Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

– Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

– Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện…

– Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

– Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

– Khuôn mặt của ông phúc hậu.

– Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

– Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

– Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

– Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

– Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b) Miêu tả hoạt động

– Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

– Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

– Ông bước những bước chậm rãi.

– Ông dưa tay lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

– Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

– Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

– Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

3. Phần Kết bài

– Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

– Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”