Lập dàn ý cảm nhận đoạn trích "Chí khí anh hùng" hay nhất (8 mẫu)

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 1

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều

- Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng.

a) Thân bài

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn: “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi.

- “Trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

- “Thoắt” sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

=> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời. Tư thế ra đi, lên đường hiên ngang, làm chủ vũ trụ.

- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

- “Trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

- Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng dong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

- Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

- Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

+ Những động từ “quyết”, “dứt áo”, “ra đi” đã thể hiện hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không do dự của người anh hùng.

+ Giữa không gian “gió mây”, “dặm khơi” kì vĩ, rộng lớn, con người hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ.

+ Hình ảnh “chim bằng” sải cánh trên bầu trời cao rộng, trong bao la “dặm khơi” cùng gió, cùng mây đã làm nổi bật tư thế của người anh hùng có bản lĩnh phi thường.

* Nghệ thuật:

- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

c) Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 2

1. Mở bài

Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.

Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.

2. Thân bài

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn.

- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi.

- “Trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

– “Thoắt” sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.

- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

- “Trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

- Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng dong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

- Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

- Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

- Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.

- “Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

* Nghệ thuật:

- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

3. Kết bài

Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 3

Mở bài:

Giới thiệu “Truyện Kiều” và đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Thân bài:

- Vị trí đoạn trích “Chí khí anh hùng”

- Phân tích 4 câu đầu: hoàn cảnh chia tay và tư thế ra đi dứt khoát của người anh hùng Từ Hải.

  • Tư thế ung dung và tầm vóc hiên ngang, vĩ đại ngang tầm vũ trụ của một người anh hùng. Ngay cả trong giờ phút chia li, Từ Hải cũng không hề bịn rịn, ủy mị mà “lên đường thẳng rong”.

- 2 câu tiếp theo: Lời đáp của Thúy Kiều đối với Từ Hải

  • “Phận gái chữ tòng”: Phận sự của người phụ nữ đối với chồng, theo quan niệm đạo đức truyền thống.
  • “Một lòng xin đi”: Kiều muốn theo Từ Hải để làm tròn phận sự của người vợ.
  • Lời nói của Kiều thể hiện tình yêu tha thiết, sự thấu hiểu và khâm phục mà nàng dành cho Từ Hải, nàng tự nguyện gắng bó cuộc đời mình với chàng.

- 10 câu tiếp theo: Câu trả lời của Từ Hải

  • Lời trách móc: trách Kiều vẫn còn giữ cách suy nghĩ và hành động của một người phụ nữ bình thường, đồng thời cũng khuyên nàng vượt lên tình cảm thông thường để xứng làm “người tri kỉ” của một anh hùng thực thụ. -> chàng là một người có suy nghĩ lí trí khác thường và cũng hết sức tôn trọng người vợ của mình.
  • Hứa hẹn: đón Kiều “nghi gia” khi chàng công thành danh toại -> người anh hùng có chí khí phi thường đồng thời cũng là người đàn ông có trách nhiệm với người mình yêu.
  • Động viên:  “Một năm sau”: Mốc thời gian cụ thể khẳng định bản lĩnh, sự tự tin sẽ làm nên sự nghiệp trong thời gian ngắn.

- 2 câu cuối:

  • Hành động: “Quyết lời”, “Dứt áo ra đi”: Dứt khoát, không hề do dự.
  • Hình ảnh “chim bằng” -> Ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn.

Kết bài:

Giá trị, đóng góp của đoạn trích nói riêng và “Truyện Kiều” nói chung.

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 4

Mở bài 

Cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

“Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Từ Hải một nhân vật được coi là nhân vật anh hùng trong Truyện kiều của Nguyễn Du đã thể hiện rõ quan niệm của người anh hùng thời xưa. Nhà thơ Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng Từ Hải với ý chí anh hùng hơn người. Mặc dù chàng đang rất yêu Thúy Kiều nhưng chàng vẫn quyết dứt áo ra đi để được “vẫy vùng trong bôn bể” để thỏa chí anh hùng của mình.

Thân bài

 Cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nếu như Từ Hải trong truyện Kim Vân Kiều trọng của Thanh Tâm Tài Nhân là cướp thì ở Truyện kiều của Nguyễn Du lại là một anh hùng. Từ Hải không chỉ cứu được Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh mà còn giúp Kiều đền ân báo oán. Chàng đã yêu nàng và yêu một cách say đắm:

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Khoảng thời gian nửa năm tính từ thời gian Kiều được chàng cứu ra khỏi chốn ông bướm lả lơi nọ. Họ sống bên nhau như vợ chồng, Thúy Kiều nguyện cùng chàng mãi mãi. Tưởng rằng tình yêu sẽ làm cho Từ Hải quên đi những ước mơ hoài bão, chí khí anh hùng có trong mình thế nhưng không. Chàng không những không quên mà thoắt cái đã muốn lên đường tung hoành ngang dọc. Thanh gươm kia, yên ngựa kia đã lâu rồi chàng không cầm, không cưỡi đến. Chàng quyết định lên đường để thực hiện những ước mơ của mình.

Chí khí ấy lớn đến nỗi cả tình yêu của Thúy Kiều cũng không thể níu giữ bước chân chàng. Kiều không có ý ngăn cản chàng đi để ở lại bên mình, cũng không phải chàng Từ Hải đã hết yêu Thúy Kiều mà bởi vì chàng muốn lên đường và chàng muốn có công danh sự nghiệp:

Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?


Thúy Kiều mong có thể đi cùng chàng để làm vẹn chữ “tòng”, một là có thể ở bên chàng, hai là cũng có thể chăm sóc đỡ đần nhau những lúc ốm đau bệnh tật. Dù đường đi có khó khăn, có nguy hiểm dẫu sao được ở bên nhau là nàng sẽ quyết đi. Nhưng người quân tử đi thực hiện ước mơ hoài bão thì không thể có một mối bận tâm nào khác. Từ Hải khẽ trách Thúy Kiều rằng sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.
Trách khẽ rồi chàng lại khuyên nhủ cũng như bày tỏ ước nguyện của mình. Chàng hứa với Thúy Kiều sẽ đón nàng khi thành công:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Bằng ngay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận, biết là đi đâu

Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Khi nào chàng có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh” và trở về trong tiếng chiêng chúc mừng hồ hởi, bóng cờ rợp đường thì khi ấy chàng sẽ rước nàng về để làm lễ nghi gia. Chàng sẽ cho Thúy Kiều một danh phận thật sự, Từ đó ta có thể thấy được ý chí quyết tâm lên đường của Từ Hải là rất lớn, chàng tự ý thức được việc đưa Kiều theo không phải là điều tốt. Bởi nàng không muốn ảnh hưởng đến ước mơ của mình cũng không muốn nàng phải chịu gian khổ. Thân gái dặm trường đến đâu cũng không thể bằng đấng nam nhi anh hùng nay đi mai ở được. Hơn nữa giờ đây bốn bể là nhà không biết ở đâu đi đâu, cho nàng theo thì chỉ thêm bận tâm mà thôi.Chàng mong Thúy Kiều hiểu cho lòng mình và mong nàng đợi chờ ít lâu, lâu nhất cũng một năm là chàng sẽ quay trở về với nàng. Nói xong những lời chia tay cuối Từ Hải dứt áo lên đường để lại đằng sau nàng Kiều trông theo.

Kết luận

Cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Có thể nói Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Từ Hải – một kiểu nhân vật anh hùng. Chàng không chỉ đẹp về ngoại hình “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” mà còn đẹp bởi ý chí, khí phách anh hùng phi thường hơn người. Chàng không để chữ tình làm ảnh hưởng đến chữ chí của mình. Đây quả là điều đáng khen của bậc nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 5

1. Mở bài:
- Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng là thiên tài văn học.
- Tác phẩm “Truyện Kiều” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã đồng cảm với khát vọng tình yêu và công lý của con người. Nếu khát vọng tình yêu tự do Nguyễn Du gửi gắm vào nhân vật Thúy Kiều thì khát vọng về công lý ông lại gửi gắm vào nhân vật Từ Hải - một người chí khí, một người siêu phàm.
- Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất, hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.
- Đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét nhất về chí khí của người anh hùng Từ Hải.
2. Thân bài:
a: Khát vọng anh hùng Từ Hải qua 4 câu thơ đầu
- Tình huống:
+ Nửa năm: thời gian TK – Từ Hải sống bên nhau
+ Hương lửa đương nồng: Hình ảnh ước lệ chỉ tình yêu => “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải.
=> Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc.
- Hình tượng anh hùng Từ Hải được khắc họa qua các từ ngữ cụ thể:
+“Trượng phu” (Đại trượng phu): Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng => Nguyễn Du dùng cách nói này thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.
+“Thoắt” (Tính từ): Chỉ sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Nói lên cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.
+ “Động lòng bốn phương” (cụm từ ước lệ): Chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu cầu sự nghiệp phi thường.
=> Bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly: Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí.
- Tư thế: + “Thanh gươm yên ngựa”:1 mình, 1 gươm, 1 ngựa.
+ “Thẳng rong”: đi liền 1 mạch.
=> Với tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất
- Cách miêu tả: đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang.
=> Một tư thế đẹp, thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ra đi hiên ngang, độc lập, không vướng bận
- “Trời bể mênh mang”: không gian vũ trụ rộng lớn => Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, nâng cao tầm vóc người anh hùng.
* Tiểu kết: Từ Hải không phải là một con người của những đam mê thông thường, mà là con người của khát vọng, công danh.
b. Lí tưởng anh hùng Từ Hải được thể hiện nổi bật qua cuộc đối thoại với Thúy Kiều
* Trước ý chí quyết tâm mưu cầu nghiệp lớn của Từ Hải, TK chấp nhận và ngỏ ý muốn theo Từ Hải. Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và thể hiện rõ lý tưởng anh hùng của mình (Trích Từ rằng:...vội gì!”)
-“Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ của mình, hiểu Từ Hải hơn ai hết, hơn hẳn người vợ bình thường – tầm thường.
-“Nữ nhi thường tình”: khuyên Thúy Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng làm vợ một anh hùng.
=>Từ chối mong muốn của Kiều và mong muốn Kiều là tri âm, tri kỉ xứng đáng nhất.
- Người anh hùng nêu lên lý tưởng của mình:
+ “Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất”, “Bóng tinh rợp đường” => Hình ảnh âm thanh hào hùng => Niềm tin sắt đá, sự quyết tâm, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng
- Mục đích ra đi: làm cho rõ mặt phi thường => chứng tỏ khả năng hơn người, bản lĩnh, ý chí phi phàm
=> Nguyễn Du đã thể hiện hình ảnh người anh hùng oai phong, bản lĩnh với lý tưởng cao cả, ý chí, hoài bão lớn lao.
- Lời hứa: “Sẽ rước nàng nghi gia”. Một lời hứa sẽ cho Thúy Kiều một cuộc sống có danh phận, viên mãn bên người chồng thành công trong sự nghiệp =>Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.
-“Bốn bể không nhà”: Thực tế gian nan, vất vả của buổi đầu lập nghiệp.
-Lời hẹn: “Một năm sau”: Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin.
=> Những câu sau không chỉ nói lên hoàn cảnh thực tại của người anh hùng đầy rẫy những khó khăn mà còn nói lên tính cách rất dứt khoát, chí khí nhưng cũng rất tâm lí, gần gũi của Từ Hải.
c. Hình ảnh dứt áo ra đi của anh hùng Từ Hải
-Hành động: “Quyết lời” + “Dứt áo ra đi”=>Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của người anh hùng.
-Ẩn dụ: “Chim bằng”: Tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. =>Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của Từ Hải, Nguyễn Du muốn khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ.
* Tiểu kết: Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: chân dung kì vĩ, chí khí, bản lĩnh, tài năng phi thường, thực hiện giấc mơ công lí.
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật bằng những hình ảnh ước lệ. Thông qua hành động, lời thoại trực tiếp, thể hiện sự tự tin, bản lĩnh nhân vật => Lý tưởng hóa nhân vật mang cảm hứng ngợi ca
d. Liên hệ lí tưởng sống thanh niên ngày nay
- Lý tưởng sống là cái đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.
- Biểu hiện:
+ Trong thời kỳ chiến tranh, bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước.
+ Thanh niên ngày nay đại đa số đều xác định được tưởng sống của riêng mình, biết phấn đấu, nỗ lực để đạt được lý tưởng ấy. Vd: Nhiều bạn trẻ đã thể hiện lối sống cao đẹp, thổi bùng ngọn lửa vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện đã thu hút hàng nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều dự án lớn do thanh niên đảm nhiệm...
- Biểu hiện người không có lý tưởng sống: Một số chỉ biết sống cho chính bản thân mình, những người có lối sống buông thả, sống cho qua ngày, họ chùn bước trước khó khăn, lắc đầu trước thử thách và sống vô trách nhiệm với xã hội. Không có ước mơ, hoài bão, sống thực dụng và ỷ lại, ăn chơi đua đòi, lãng quên quá khứ, sống thờ ơ với mọi người
- Là 1 thanh niên thế kỉ 21 với bước hội nhập hiện nay, với những lý tưởng và hoài bão lớn, em sẽ ra sức học tập và sống có đạo đức để thật sự là 1 người có ích trên xã hội này. Chúng ta ai cũng sống có khát vọng, hoài bão và hết mình vì nó. 'Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì nhưng năm tháng sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài, sống phí... Sống có lý tưởng để đưa đất nước mình đi lên hội nhập với các cường quốc năm châu.
- Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vì mọi người, vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
3. Kết bài:
Dưới hình thức một cuộc chia li, đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Từ Hải- một con người chí khí phi thường, lý tưởng cao cả, tự tin, đầy bản lĩnh, dứt khoát, kiên quyết trong hành động nhưng tâm lý lại gần gũi và sâu sắc. Chỉ có người như vậy mới che chở được những nạn nhân sống dưới bầu trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 6

1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và khái quát nhân vật:

- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 

- Truyện Kiều là đỉnh cao thơ văn Nguyễn Du, là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Qua tác phẩm Nguyễn Du bộc lộ cái nhìn sâu sắc về thân phận con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời, tác phẩm cũng gửi gắm lí tưởng, khát vọng của Nguyễn Du về một xã hội công bằng, kết tinh qua hình tượng nhân vật Từ Hải. Đoạn trích "Chí khí anh hùng" cho ta thấy rõ tính cách nhân vật.

2/ Phân tích tính cách nhân vật Từ Hải

- Từ Hải - người anh hùng có chí khí phi thường: 

+ Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao:  "động lòng bốn phương", "trời bể mênh mang","bốn bể"...  

+ Hình ảnh "thanh gươm yên ngựa" cho thấy khát vọng lên đường, tư thế ung dung, tự tin, đĩnh đạc của người anh hùng.

+ Đặc biệt hình ảnh so sánh "gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" càng tô đậm sức mạnh và bản lĩnh phi thường của Từ.

- Lí tưởng cao đẹp - khao khát về một sự nghiệp lớn. Thể hiện trong các câu thơ: "Bao giờ 10 vạn tinh binh - Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường" . Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao của Từ Hải.    

Qua đó, có thể thấy Từ Hải còn là một trang nam nhi tràn đầy tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai. (dẫn chứng thơ)

- Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó

+ Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ. (Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: "thoắt" , "thẳng rong", "quyết lời", "dứt áo ra đi").   

+ Cuộc chia tay Từ Hải - Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay khác (cuộc chia tay Kiều - Kim Trọng, Kiều - Thúc Sinh)

- Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật: 

+ Bút pháp lí tưởng hóa

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng

+ Ngôn ngữ đối thoại

3/ Đánh giá chung:

- Từ Hải là một vị anh hùng đầy tự tin, bản lĩnh, có chí khí phi thường, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.    

- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 7

I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu đoạn trích chí khí anh hùng

II THÂN BÀI
4 câu đầu: hình ảnh Từ Hải lúc lên đường:
Từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát
Tình riêng: nửa năm, hương lửa, đương nồng ( hạnh phúc vợ chồng giản dị đời thường)
Sự nghiệp: bốn phương, trời bể mênh mang ( sự nghiệp lí tưởng cao cả, lớn lao)
Thái độ dứt khoát mau lẹ, kiến quyết của người anh hùng
Tư thế: đối diện với trời bể mênh mông thật hoành tráng, chủ động
Hành động; oai phong , lẫm liệt,..

14 câu còn lại: hình ảnh Từ Hải lúc chia tay
Lời Thúy Kiều:
Lí: thuyết phục bằng đạo phu thê
Tình: thuyết phục bằng tình cảm chân thành
Lời Từ Hải:
Thuyết phục Kiều bằng đạo tri âm tâm phúc tương tri
Thể hiện sự tôn trọng Kiều, mong muốn Kiều hiểu mình
Từ chối ở lại một cách khéo léo
Từ Hải là một người có trí tuệ sáng suốt, một trái tim nhân hậu, 1 tấm lòng bao la

Từ Hải hứa:
Chiến công rực rỡ
Đem lại hạnh phúc cho Kiều
Khát vọng mãnh liệt về sự nghiệp anh hùng
Tình yêu, lòng trân trọng mà Từ Hải dành cho Kiều

Dàn ý cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 8

Mở bài cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Đôi nét về đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác truyện Kiều.
  • Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng trong truyện Kiều: Vị trí, nội dung đặc sắc, thẩm mỹ và làm đẹp.

Thân bài cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích khát vọng lên đường của nhân vật Từ Hải.
  • Cảm nhận về cuộc chia tay của Thúy Kiều với Từ Hải.
  • Nhận xét tư thế khi lên đường của người anh hùng Từ Hải.

Kết bài cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Tóm tắt giá trị nội dung và thẩm mỹ và làm đẹp của trích đoạn cũng như tác phẩm.
  • Khái quát lại ý nghĩa của đoạn trích Chí khí anh hùng: Biểu đạt hình tượng về người anh hùng lý tưởng, đồng thời cũng ngợi ca sự chân tình của hai nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải.

Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã hỗ trợ mỗi người thấy được hình ảnh người trượng phu quyết chí ra đi vì chí lớn, vì lý tưởng của mình với lời hứa hẹn hẹn trở về vinh quang. Đó cũng đây chính là những ước mong của đại thi hào Nguyễn Du về một người anh hùng dám đứng lên chống lại cường quyền, mang lại niềm hạnh phúc và công minh trong xã hội.