Lập dàn ý phân tích tác phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (4 mẫu)

Dàn ý Phân tích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh thực dân Pháp 1

Bài văn tế khóc thương người nông dân Cần Giuộc vì nghĩa mà đứng lên đánh giặc Pháp và đã hi sinh. Đó là đỉnh cao sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, rất bình dị mà đã dựng lên tượng đài nghệ thuật rất đẹp, mang tính bi tráng.

1. Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, cui cút làm ăn sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. Họ chỉ biết ruộng trâu, đã biết gì đến võ nghệ, võ khí, chiến trận. Nhưng tấm lòng của họ rất đẹp: yêu nước cao độ, không đội trời chung với bọn xâm lăng và đã cầm gậy, cầm dao tự nguyện đứng lên đánh giặc trong thời đại vĩ đại và khổ nhục của dân tộc.

2. Tượng đài đẹp hùng tráng

a. Về trang bị: không có áo giáp mà với manh áo vải thô sơ, với ngọn tầm vông  quen thuộc của quê hương. Lần đầu tiên ngọn tầm vông đã đi vào văn học với ý nghĩa cao đẹp và nét tạo hình giàu giá trị thẩm mĩ.

Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước, chống ngoại xâm

b. Về tinh thần, hành động: Với trang bị thô sơ, thiếu thốn, người dán ấp dân lân dùng rơm con cúi, lưỡi dao phay, những vật dụng của quê hương, gia đình – mà chống lại súng đạn, tàu thiếc tàu đồng của Tây. Đến đây, đoạn văn ngắt nhịp ngắn, khẩn trương cùng với hàng loạt từ ngữ đầy sức mạnh chiến đấu quật cường đạp rào lướt tới, đạp cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kề đâm ngang, người chém ngược. Bọn hè trước, lũ ó sau… Tất cả làm hiện ra quần thể tượng đài người nông dân yêu nước trong tư thế tấn công mạnh mẽ hào sảng.

Những người nông dân chất phác đã tự dựng cho mình tượng đài anh hùng, cao cả, đầy nghĩa khí và nhà thơ mù đã xây dựng họ thành hình tượng nghệ thuật, thành quần thể tượng đài hào hùng cao đẹp trong áng văn tế bất hủ của mình.

c. Kết quả chiến đấu: đốt đồn giặc, chém rớt đầu tên quan chỉ huy.

d. Tượng đài vừa tráng vừa bi ai: . ;

– Đây là những người anh hùng thất thế, những người nông dân đã lấy gan đồng chọi với đạn sắt, lấy cái yếu chống cái mạnh, lấy vũ khí thô sơ chống phương tiện hiện đại.

– Tuy đã chiến đấu ngoan cường, đánh một trận oanh liệt tưng bừng nhưng họ đã ngã xuống hi sinh trong chiến bại.

– Giọt nước mắt của sông nước cỏ cây, của nhân dân và đặc biệt nỗi đau của mẹ già, vợ yếu.

3. Ý thức yêu nước mãnh liệt, lòng khâm phục và xót đau với người nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc đã tạo ra kiệt tác cho nhà thơ mù Đồ Chiểu.

Vẻ đẹp của hình tượng này vừa mới lạ xưa nay chỉ có các chủ soái mới được đề cao như thê vừa rất đẹp, rất hào hùng, rất bi tráng, rất đáng tự hào. Đây là nước mắt của nhà thi sĩ anh hùng lau chẳng ráo, khóc thương những anh hùng ngã xuống nhưng bất tử.

Dàn ý Phân tích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh thực dân Pháp 2

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”  của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

- Nêu đánh giá chung về vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống thường nhật

- Họ chỉ là những người nông dân hiền lành, chất phác sau “lũy tre làng”, gắn bó với cuộc sống “dãi nắng dầm mưa”, “hai sương một nắng”.

- Những công việc binh đao hoàn toàn lạ lẫm đối với họ: “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng”.

b. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ khi đất nước bị xâm lược

- Trong họ luôn ý thức và rực sáng ngọn lửa của tinh thần yêu nước: “Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.”

- Họ là những người nông dân có tinh thần yêu căm thù giặc sâu sắc: “... Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ”

- Họ tự nguyện đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược bằng tinh thần anh dũng, quả cảm: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình - Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.

c. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong trận nghĩa đánh Tây

- Những người nông dân đã tham gia trận nghĩa đánh Tây với tư thế hiên ngang, tinh thần kiên cường, bất khuất.

-Dù bước vào cuộc chiến với vũ khí, trang bị thô sơ nhưng họ chiến đấu với tâm thế anh dũng, đầy nhiệt huyết và khí thế sục sôi: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.

3. Kết bài

Khái quát về giá trị của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ yêu nước

Dàn ý Phân tích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh thực dân Pháp 3

1. Hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ:

a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nghĩa quân:

Bối cảnh thời đại diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. "Súng giặc đất rền"

b. Nghệ thuật: đối lập giữa "súng giặc" (thế lực xâm lược) >< "lòng dân" (sự yêu nước, lòng căm thù giặc tỏ rõ). Mở đầu sử dụng câu cảm thán => thể hiện sự hoành tráng cho bức tượng đài nghệ thuật.

=> Thể hiện cảm xúc, tình cảm đau đớn tột độ -> người chiến sĩ như bức tượng đài được khắc họa. Đề cao được mất, không quan tâm sự được mất ở đời. Đề cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước của nhân dân một cách tự giác và cái chết của những người chiến sĩ là cái chết bất tử, lưu lại tiếng thơm muôn đời (chết vì độc lập dân tộc luôn hằng in dấu trong lòng con cháu đời sau và đặc biệt là trong lòng tác giả).

2. Hình ảnh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc:

a. Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ:

•         Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng

•         Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....

•         Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ

-> Cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.

b. Khi có giặc người nông dân trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:

a. Xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc:

•         Sự quan tâm đến tình cảnh của đất nước "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"

•         Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh "trông tin quan như trời hạn trông mưa"

•         Căm thù bọn giặc cướp nước "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"

•         Nghệ thuật: so sánh ghét lũ giặc như nhà nông ghét cỏ.

-> Thể hiện tính chất căm thù giặc mãnh liệt, sâu sắc, cao độ.

•         Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ: là một khối thống nhất, toàn vẹn -> khi giặc đến cần phải bảo vệ.

•         Cách nói độc đáo, cụ thể

•         Vạch trần tội ác của giặc, lũ bán nước cầu vinh "treo dê bán chó" -> không dung tha kẻ lừa dối, bịp bợm.

•         Tự nguyện tham gia đánh giặc

-> Sự chuyển hóa phi thường của người chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc: từ những người nông dân áo vải bình thường trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước.

(Cách đánh giặc, suy nghĩ... vẫn còn mang vóc dáng nông dân: chiến sĩ nghĩa quân)

Sử dụng động từ mạnh "ra sức đoạn kình", "dốc ra tay bộ hổ"

-> Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.

c. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:

•         Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ

•         Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc

-> Vẻ đẹp hào hùng bi tráng

- Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.

-> Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.

- Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.

=> Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.

3. Tiếng khóc cho những người nghĩa sĩ:

a. Tiếng khóc xót thương cho những người nghĩa sĩ:

•         Trong nỗi xót thương pha lẫn nhiều nỗi niềm.

•         Có sự tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở.

•         Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân tổn thất không thể bù đắp.

•         Nỗi căm hờn những kẻ gây nên cảnh éo le.

•         Hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, dân tộc, nhiều niềm cảm thương ấy cộng lại thành nhiều nỗi đau sâu nặng không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm cả cỏ cây, sông núi.

b. Tiếng khóc cảm phục và tự hào:

•         Đối lập với lẽ sống cao đẹp của những người nghĩa sĩ là lối sống tầm thường, ô nhục của những kẻ bán nước cầu vinh, tác giả không tiếc chửi rủa.

•         Nhưng cũng không tiếc lời ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc đã lấy cái chết làm rạng ngời chân lí cao đẹp: thà chết vinh còn hơn sống nhục.

=> Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương, biểu dương công trạng người liệt sĩ. Nó không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương của cả dân tộc. Không chỉ gợi nỗi đau thương mà còn khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của người chiến sĩ.

Dàn ý Phân tích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh thực dân Pháp 4

HƯỚNG DẪN

1. Đặc trưng cơ bản của thể văn tế và bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc:

–   Về tên gọi, lúc đầu văn tế có một nghĩa rất rộng, bao gồm các loại văn dùng để tế thần, tế thánh, tế trời đất, núi sông và cả các loại văn dùng để chúc mừng, như chúc thọ, chúc thăng quan tiến chức. Loại văn này thường có tên gọi là tế văn, kì văn (kì: tế lễ), chúc văn. Dần dần về sau, văn tế dùng theo nghĩa hẹp để khóc thương, tưởng nhớ người chết trong giờ phút vĩnh biệt. Ngày nay gọi văn tế là điếu văn.

–   Về chức năng, văn tế gắn với phong tục tang lễ, bày tỏ tình cảm của người còn sống đối với người đã mất. Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời phẩm hạnh, công đức của người đã mất, thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt (nỗi đau xót, tiếc thương, ghi nhớ công ơn, tâm nguyện noi theo…). Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, chức năng của văn tế có thể được vận dụng linh hoạt: thuần tuý là tiếng khóc (văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái), khóc thương và ngợi ca, mang tính sử thi bi tráng (Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu), đùa vui hóm hỉnh (Văn tế sống vợ của Trần Tế Xương), châm biếm đả kích (nhiều bài văn tế đả kích bọn thực dân đế quốc trong văn học cách mạng thời Pháp thuộc).

–   về bố cục, bài văn tế thường gồm bốn phần, phù hợp với diễn biến tình cảm, tâm trạng của người còn sống tưởng nhớ người đã mất. Đoạn mở đầu (Lung khởi), luận chung về lẽ sống chết hoặc cảm tưởng khái quát về người đã mất, thường mở đầu bằng những từ thương ôi, hỡi ôi. Đoạn thứ hai (Thích thực) kể cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất, thường bắt đầu bằng cụm từ nhớ linh xưa. Đoạn thứ ba (Ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết. Đoạn kết bày tỏ nỗi nhớ thương, lời tâm nguyện, cầu nguyện của người đứng tế, thường kết thúc bằng các từ Ô hô, ai tai (hỡi ôi, thương thay). Cũng có khi đoạn thứ ba và đoạn kết được ghép làm một.

–   Về ngôn ngữ, thường sử dụng nhiều thán từ những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.

–   Về lời văn, giọng điệu, có thể viết bằng văn xuôi (Văn tế chị của Nguyễn Hũu Chỉnh), văn vần (theo thể song thất lục bát, như Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du) hoặc văn biền ngẫu. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết theo thể phú Đường luật, có vần, có đối. Giọng điệu chủ đạo của bài văn tế là bi thương, thống thiết.

2.   Bút pháp hiện thực trong việc khắc hoạ hình tượng người anh hùng nông dân nghĩa sĩ

Thành công nghệ thuật nổi bật của Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là tác giả sử dụng bút pháp hiện thực để khắc hoạ hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: khi gợi tả cuộc sống của những người “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, khi khắc hoạ đời sống tinh thần, tình cảm (trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ), khi miêu tả hành động anh hùng, sức mạnh quả cảm (Ngoài cật có một manh áo vải, nàn đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ….).

Với Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, người anh hùng áo vải mang vẻ đẹp cao cả, lớn lao, song hết sức chân thật, bình dị, khác với kiểu người anh hùng thường được lí tưởng hoá qua bút pháp ước lệ, tượng trưng thường xuất hiện trong văn học trung đại.

3.   Giọng văn thống thiết, bi tráng nhưng thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc và nội dung phản ánh

Khi thể hiện cảm xúc đau xót, tiếc thương, nhịp điệu câu văn trầm lắng, khi kéo dài như lời than, khi đút đoạn như những tiếng nấc uất nghẹn: Đoái sông cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ; Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Lúc tái hiện trận công đồn với những hành động anh hùng quả cảm của nghĩa quân thì nhịp điệu câu văn lại nhanh, mạnh, sôi nổi, hào hùng: Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.