Mở bài người lái đò sông Đà hay nhất 1
Nguyễn Tuân là một trí thức yêu nước và giàu tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được phát biểu một cách trực tiếp mà ẩn đằng sau những bức tranh thiên nhiên và những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập “Sông Đà”. Đây là thành quả đẹp đẽ của chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân khi đến với miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc. Đó không chỉ thỏa mãn cái thú vui xê dịch “thay thực phẩm cho tâm hồn, tìm thực đơn mới cho giác quan”, mà còn để tìm kiếm cái chất vàng có trong màu sắc sông núi Tây Bắc. Và nhất là chất vàng mười đã qua thử lửa ở trong tâm hồn của những con người lao động chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng. Chính những giá trị mà nó mang lại, Người lái đò sông Đà xứng đáng là tuyệt bút của người nghệ sỹ tài hoa.
Mở bài người lái đò sông Đà 2
Trên dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao nhiêu dòng sông cho những cặp tình nhân soi bóng, cho con người yêu thương và suy tưởng về cội nguồn. Và ai ai cũng muốn có một dòng sông để lưu giữ những ký ức tuổi thơ và thể hiện niềm tự hào với đất mẹ thân thương. Ta từng biết đến một dòng sông quê hương trong thơ Tế Hanh, một con sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì ” trong thơ của Hoàng Cầm. Và đến với thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chúng ta còn được chiêm ngưỡng một dòng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Chính công trình tuyệt vời của tạo hóa ấy đã níu chân ông khiến nhà văn không muốn rời xa khi đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Có ý kiến cho rằng ” Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ vừa hào hùng vừa thơ mộng trữ tình của thiên nhiên bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác”.
Mở bài người lái đò sông Đà 3
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường.
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sông, đầy cầu thì Nguyễn Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình. Ông không đi theo lối mòn khi viết về những “cái tôi”còn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên – Những “cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để “cái tôi” cá nhân của mình hòa chung với “cái ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “ Tùy bút Người lái đò Sông Đà”. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời say mê đi tìm cái đẹp, cái đẹp ở đây chính là nghệ thuật, mà khi nói đến nghệ thuật cũng chính là cái đẹp, với Nguyễn Tuân, con người chính là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân phát hiện ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” của Tây Bắc, ở những con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Chất vàng mười ấy chính là vẻ đẹp của người lái đò sông Đà, dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Tuân đó vừa là người anh hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.
Mở bài người lái đò sông Đà 4
Nhắc đến tác phẩm đặc dắc của Nguyên Tuân sau Cách mạng Tháng Tám thì ta đâu thể bỏ qua "Người lái đò Sông Đà". Khi viết tùy bút này, ông không coi mình là một nhà văn, một người bình thường nữa mà coi mình chính là người đi tìm thứ vàng mười của núi rừng Tây Bắc và thứ vàng mười trong những con người đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dụng quê hương. Đó không phải chất vàng mười bình thường, đó là chính là vẻ đẹp người lái đò sông Đà, mà dưới ngòi bút của Nguyên Tuân người lái đò sông Đà vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sĩ tài hoa trong nghề mình.
Mở bài người lái đò sông Đà 5
Trong những năm tháng của chiến tranh, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần dân tộc luôn được đề cao. Đặc biệt bao trùm trong các văn chương của nhiều nghệ sỹ. Sau cách mạng tháng Tám, vẫn là chủ nghĩa anh hùng, vẫn ngợi ca những con người của Tổ quốc thân yêu. Những mỗi một nghệ sỹ lại chọn cho mình một lối đi riêng. Nếu như người xưa thường ấp ủ giấc mộng anh hùng “cưỡi gió mạnh đạp đầu sóng dữ” mà mấy ai có thể thực hiện được. Thì trong những áng văn của Nguyễn Tuân lại có một “Người lái đò sông Đà”, tuy không có khao khát nhưng thực sự đã trở thành người anh hùng cưỡi gió đạp sóng như câu thơ của Phan Bội Châu ” Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Bởi vậy với “Người lái đò sông Đà”, chúng ta mới thấy hết được cái tài hoa, uyên bác của người nghệ sỹ Nguyễn Tuân.
Mở bài người lái đò sông Đà 6
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này, Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của núi rừng Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười trong những con người đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương. Chất vàng mười i ấy chính là vẻ đẹp người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình.
Mở bài người lái đò sông Đà 7
Một tác phẩm văn học lớn, có giá trị sống mãi trong lòng người đọc thì tác phẩm đó phải xây dựng được những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, hội tụ đầy đủ tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. Nhân vật ông lái đò trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân là một nhân vật như thế.
Mở bài người lái đò sông Đà hay nhất 8
Nhà văn Nguyên Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất viết lên tuyệt tác của đời mình. Sau Cách mạng tháng Tám ông không đi theo lối mòn viết về "cái tôi" cô đơn trước vũ trụ, trước dòng đời giống Huy Cận hay Chế Lan Viên. Ông khéo léo đem "cái tôi" của mình hòa chung vào với "cái ta" chung của cộng động và tất cả đều được kết tinh trong tập "Tùy bút Sông Đà". Đọc tác phẩm ta thấy được linh hồn kết tinh trong tác phẩm chính là "người lái đò sông đà". Nguyễn Tuân luôn coi cái đẹp chính là nghệ thuật mà chính con người là tác phẩm tạo hóa đã ban tặng tuyệt với nhất. Cái đẹp đó được Nguyên Tuân phát hiện ra và gọi là "thứ vàng mười", "thứ vàng mười" đó là thiên nhiên hùng vĩ và những con người đang gắn bó với công cuộc xây dụng quê hương, đất nước.
Mở bài người lái đò sông Đà 9
Nói đến sự tài hoa, uyên bác ít ai có thể quên cái tên Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là người nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước cách mạng tháng Tám, ông quan niệm cái đẹp chỉ có trong một thời vang bóng. Và phẩm chất tài hoa nghệ sỹ chỉ có ở những con người xuất chúng của một thời còn vương sót lại. Đó là lý do, một Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” vừa có tài lại vừa có tâm, dù chí không thành thì tư thế vẫn hiên ngang. Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân không đối lập quá khứ với hiện tại. Ông đã phát hiện ra cái đẹp có ngay trong cuộc sống dung dị, đời thường. Một “Người lái đò sông Đà” đóng vai trò là người anh hùng trong chính cuộc chiến mưu sinh hàng ngày. Có thể nói chất tài hoa, uyên bác của người nghệ sỹ được bộc lộ ở đỉnh cao nhất với “Người lái đò sông Đà”.
Mở bài người lái đò sông Đà 10
Trong những năm 58 - 60, Tây Bắc trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật khi miền Bắc tiến lên xây dụng chủ nghĩa xã hội. Ta biết đến Tây Bắc với tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài, "Mùa Lạc" của Nguyễn Khải và "Tùy bút Sông Đà" của Nguyễn Tuân. Nhà văn Nguyễn Tuân thăng hoa trên mảnh đất Tây Bắc với linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Là một nhà văn đi theo "chủ nghĩa xê dịch", trong tác phẩm ông dùng những ngôn ngữ điêu luyện để làm nổi bật những đoạn đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt đỉnh nhưng trên cả đấy là vẻ đẹp con sông Đà. Con sông Đà cùng hình ảnh người lái đò hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng lại rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
Mở bài người lái đò sông Đà 11
Với mười lăm bài tùy bút và một bài thơ phác thảo sau chuyến thực tế ngược miền Tây Bắc điệp trùng mà đầy kỳ thú, tập “Tùy bút sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời (1960) đã góp cho văn học nước nhà một tác phẩm giá trị khẳng định cuộc sống và con người Tây Bắc trong sự nghiệp dựng xây đất nước “Người lái đò sông Đà” là một thiên tùy bút đặc sắc trong tập tùy bút của Nguyễn Tuân. Đặc biệt hình ảnh ông lái đò dũng cảm và tài ba đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí người đọc. Cùng với hình tượng này, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân càng rõ thêm, ấn tượng thêm.
Mở bài người lái đò sông Đà 12
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xê dịch”. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặc những cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Tác phẩm là những trang văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.
Mở bài người lái đò sông Đà 13
Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 là một nhà nghệ sĩ lớn của dân tộc Việt Nam. Vốn là một người tri thức giàu lòng yêu nước lại am hiểu sâu rộng nền văn hoá dân tộc, ông viết nên những tác phẩm rất mực uyên bác và giàu giá trị. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người "một thời vang bóng" như Huấn Cao thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị với thiên nhiên và đời sống con người. Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là một thành công tiêu biểu cho phong cách văn học ấy.
Mở bài người lái đò sông Đà 14
Mỗi khi nhắc đến "chủ nghĩa xê dịch" thì người ta thường nghĩ ngay đến Nguyên Tuân và ngược lại. Nguyễn Tuân đến miền Tây Bắc xa xôi không đơn giản là chỉ để thỏa mãn cái thú tìm đến miền đất mới, thỏa mãn niềm khát khao "xê dịch" mà còn là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên ở tâm hồn người lao động. Những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hay cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt đỉnh chính là những trang sách viết hay nhất của ông. Đoạn trích "Người lái sông Đà" nằm trong tập "Tùy bút Sông Đà" chính là đại biểu tiêu biểu nhất cho phong cách của ông và phong cảnh hoang sơ mà hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Mở bài người lái đò sông Đà 15
“ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
Mở bài người lái đò sông Đà 16
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng như thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Bắc qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng Tây Bắc, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.
Mở bài người lái đò sông Đà 17
Sức sáng tạo là không bao giờ ngừng. Người nghệ sỹ chân chính là người luôn tìm tòi để sự sáng tạo được cất cánh và bay xa. Và trên con đường đi tìm cái đẹp của mình, ta bắt gặp một Nguyễn Tuân với tài hoa, uyên bác, thâm sâu. Khi đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi – nơi mà con người ta chỉ nghĩ đến những thứ khô cằn và hẻo lánh, thì nhà văn lại tìm được cho mình thứ vàng đẹp đẽ có trong màu sắc sông núi nơi đây. Đó là cách làm nên một “Người lái đò sông Đà” mang đậm nét đẹp vừa hùng vĩ, vừa trữ tình của thiên nhiên tạo hóa. Nổi bật hơn cả là hình ảnh con người vượt lên chiến thắng sự hung bạo của thiên nhiên.
Mở bài người lái đò sông Đà 18
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là bút ký đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám: Uyên bác, tài hoa, không quản gian lao vất vả để có được những dòng bút ký, đậm cảm giác chân thực, sức liên tưởng phong phú đem đến cho người đọc người nghe cảm nhận về một tâm hồn khao khát hòa nhập với nhịp động phát triển của đất nước của cuộc đời.
Mở bài người lái đò sông Đà 19
Nguyên Tuân là một trong những cây bút xuất sắc trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ở mỗi tác phẩm của ông ta đều thấy được cái đẹp của cuộc sống, của con người mà đặc biệt là người lao động bình dị nhưng tài hoa. Không những vậy, người đọc còn đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và độc đáo của ông ở trong từng tác phẩm. Và bài tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông không thể nào ngoài "Người lái đò Sông Đà"
Mở bài người lái đò sông Đà hay nhất 20
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Nguyễn Tuân là một người nghệ sỹ mang cái tôi tài hoa, uyên bác. Đó là bởi lối chơi độc tấu của người nghệ sỹ, vốn là của những cảm giác mãnh liệt, phi thường. Khi đến với sông núi Tây Bắc xa xôi, rộng lớn cái vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ cùng sự dũng cảm của con người đã khiến nhà văn không thể nào quên. Chính điều này đã làm nên một bài bút ký đặc sắc “Người lái đò sông Đà”. Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà như là một kì công của tạo hóa, như một công trình tuyệt mĩ của thiên nhiên. Nhưng dừng ở đó thì lại chưa đủ. Bởi cái đẹp thật sự, đỉnh điểm nằm ở con người. Nhà văn đã mang đến một thông điệp chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có trong chiến trường ác liệt, mà còn có trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. Đó là một mẫu hình đẹp đẽ cho văn chương nghệ thuật phát hiện và khám phá.
Mở bài người lái đò sông Đà 21
Nguyễn Tuân, một tâm hồn yêu cái đẹp, một ngòi bút nhạy cảm, yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Sự nghiệp văn chương của ông vô cùng đồ sộ, để lại cho thế hệ sau những tuyệt bút quý giá. Nhắc về thiên nhiên trong văn Nguyễn Tuân, người ta không thể bỏ qua “Người lái đò Sông Đà” rút trong tập “tùy bút Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc, và hơn cả là hình tượng con người chế ngự thiên nhiên qua hình tượng người lái đò sông Đà, một vẻ đẹp lao động giản dị, một chiến binh trên sóng nước Sông Đà và người nghệ sĩ lành nghề trong nghệ thuật vượt thác.
Mở bài người lái đò sông Đà 22
Mỗi khi nhắc đến những nhà văn viết tùy bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Tuân. Vùng đất Tây Bắc với những núi cao, thác ghềnh hiểm trở đã lôi cuốn ngòi bút của Nguyễn Tuân, để rồi năm 1960 ông xuất bản tập tùy bút Sông Đà trong đó có tùy bút Người lái đò sông Đà . Hình tượng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ông lái đò Lai Châu được nhà văn tiếp cận tài hoa - nghệ sĩ.
Mở bài người lái đò sông Đà 23
Nguyễn Tuân là một người con của đất thủ đô Hà Nội, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Con người ông ưa thích “chủ nghĩa xê dịch”, với lối sống, lối viết phóng khoáng, vượt ra khỏi khuôn khổ của thời đại, quan niệm “đời là một trường du hí”, ông viết văn trước hết là để khẳng định cái tôi bản ngã của mình. Trong sáng tác, Nguyễn Tuân cho rằng lao động là một hình thức nghệ thuật, nghiêm túc thậm chí người viết phải chịu “khổ hạnh” mới có thể cho ra đời những tác phẩm có giá trị, có lẽ vì quan điểm đặc sắc này mà người ta cho rằng: “Cái tôi của Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa đích thực về nghệ sĩ”. Nói đến đặc điểm của nhà văn này người ta vẫn thường khắc ghi mấy chữ tài hoa, uyên bác, ông không chỉ có biệt tài văn chương, bậc kỳ tài trong thể loại bút ký mà còn là người có am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực, từ đó đem đến cho tác phẩm của mình những góc nhìn mới mẻ và toàn diện khiến độc giả không khỏi trầm trồ kinh ngạc vì cách sử dụng câu từ điệu nghệ và vốn tri thức phong phú của ông. Nguyên Tuân có nhiều sáng tác phân chia ra làm hai giai đoạn, trong đó các tác phẩm sau cách mạng tháng tám nổi bật nhất chính là tùy bút Sông Đà (1960), được viết trong chuyến thực địa về miền Tây Bắc xa xôi của tác giả. Người lái đò sông Đà là đoạn trích được lược trong tập tùy bút này với hai hình tượng trung tâm là dòng sông Đà và người lái đò trên sông.
Mở bài người lái đò sông Đà 24
Người lái đò sông Đà được trích trong tập tùy bút Sông Đà, đây là kết quả của chuyến đi ngược dòng cùng bộ đội về Tây Bắc của Nguyễn Tuân, đặc biệt là chuyến đi thực tế vào năm 1958. Trong quá trình xâm nhập Nguyễn Tuân đã phát hiện ra vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ bí của núi rừng Tây Bắc đặc biệt là dòng sông Đà dữ dội, tuyệt mỹ. Hiện thực xây dựng vùng núi Tây Bắc đã để lại trong tâm hồn người nghệ sĩ những dấu ấn sâu đậm, vẻ đẹp thơ mộng kỳ vĩ ấy đã chắp cánh cho tác giả viết nên những trang tùy bút đầy hấp dẫn với văn phong cá tính đậm chất Nguyễn Tuân. Tác giả không chỉ phát hiện ra vẻ đẹp của Tây Bắc mà còn phát hiện ra vẻ đẹp của con người Tây Bắc, mà ông gọi là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” là “chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc”.
Mở bài người lái đò sông Đà hay 25
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là bút ký đặc sắc, kết quả của chuyến thâm nhập thực tế vùng sông Đà 1958 – 1960 của nhà văn, in trong tập bút ký Sông Đà. Cảm hứng gắn bó với mảnh đất và con người Tây Bắc đã in đậm trong hình ảnh người lái đò nghệ sĩ và con sông Đà vừa hùng vĩ vừa nên thơ.
Bản thân Nguyễn Tuân khi viết nên tác phẩm này đã thực hiện hoàn tất một hành trình khẳng định phong cách tuỳ bút độc đáo của nhà văn khi đi theo con đường cách mạng. Vốn sống và tài năng của người nghệ sĩ tài hoa này đã gặp được môi trường Tây Bắc với bao nhiêu vẻ đẹp tiềm ẩn trong mảnh đất và con người, từ đó giúp ông có những phát hiện mới mẻ, tô đậm những ấn tượng kỳ vĩ nên thơ về Tây Bắc trong lòng bạn đọc.
Mở bài người lái đò sông Đà 26
Theo lí thuyết thi pháp học hiện đại, hình tượng tác giả là sự nhập thân của ý thức người sáng tạo vào trong tác phẩm nghệ thuật. Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật thì hình tượng tác giả trong bút ký, tùy bút được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện. Hình tượng tác giả biểu hiện ở cái nhìn, sự quan tâm lựa chọn những chủ đề, đề tài, thể loại, ở ngôn ngữ và cách diễn đạt của chủ thể sáng tạo. Hình tượng tác giả là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của tác phẩm.
Mở bài người lái đò sông Đà 27
Trong cuộc kháng chiến mất còn của dân tộc, những dòng sông, cánh đồng, mảnh đất, ngôi làng đã đồng hành sống và chiến đấu với con người và hóa thân vào văn chương thành những vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Một sông Mã gầm khan trầm uất, một sông Đuống cuộn trôi mang bao ảnh hình xứ sở…Đến với Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, ta cùng tác giả vượt thác xuống ghềnh và rồi thả thuyền hồn trôi xuôi trong một đoạn tả sông Đà trữ tình: “ Thuyền tôi trôi trên sông Đà…trên dòng trên”.
Mở bài người lái đò sông Đà 28
Bằng phong cách nghệ thuật độc đáo: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất, Nguyễn Tuân đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có sông Đà, một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi tới vùng Tây Bắc tổ quốc xa xôi, rộng lớn. Ông đã tìm được cái chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa được thể hiện trong thiên tùy bút “người lái đò Sông Đà” mà con sông Đà với sự hung bạo, trữ tình và thơ mộng của nó đã được tác giả miêu tả thật tài hoa.
Mở bài người lái đò sông Đà 29
Bằng những trải nghiệm thực tế sau hành trình “xê dịch” đến vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc cùng vốn kiến thức đồ sộ, sâu rộng, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc những ấn tượng, cảm xúc đặc biệt về dòng sông Đà vừa hung bạo, dữ dằn vừa thơ mộng, lãng mạn. Trên nền không gian kì vĩ của dòng sông Đà, bằng những nét miêu tả vừa cụ thể vừa tinh tế, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên là hình ảnh của người lao động vừa can trường trong công việc lái đò qua dòng sông Đà, vừa tài hoa nghệ sĩ trong chính công việc lao động của mình
Mở bài người lái đò sông Đà 30
Sông Đà là một trong rất nhiều dòng sông trên lãnh thổ, đất nước Việt Nam, thế nhưng qua những quan sát và cảm nhận của nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, sông Đà không chỉ hiện lên rõ nét với tất cả dáng vẻ và nét độc đáo riêng mà còn mang đến cho người đọc ấn tượng về một dòng sông có cá tính và vẻ đẹp độc đáo vừa hung hiểm vừa trữ tình, lãng mạn. Dòng sông “độc bắc lưu” ấy không chỉ góp phần làm nên vẻ đẹp thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc mà còn là nơi con người lao động bộc lộ tất cả trí dũng và những phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ của mình mà theo nhận định của Nguyễn Tuân thì những con người ấy chính là “chất vàng mười đã qua thử lửa” mà ông vẫn khát khao tìm kiếm.
Mở bài người lái đò sông Đà 31
Tùy bút Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày của Nguyễn Tuân đến vùng Tây Bắc xa xôi. Trong hành trình “tìm kiếm cái đẹp” ấy Nguyễn Tuân đã có những trải nghiệm, khám phá thực tế khi gắn bó với cuộc sống và con người Tây Bắc. Tùy bút đã ghi lại những cảm xúc say mê của nhà văn trong hành trình khám phá vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của dòng sông Đà mà còn vui sướng thể hiện “chất vàng mười đã qua thử lửa” mà mình đã tìm kiếm được trong con người lao động Tây Bắc. Cũng qua tùy bút Người lái đò sông Đà, ta thấy được một cái tôi tài hoa, uyên bác ưa xê dịch, khám phá để tìm kiếm và hòa nhập với vẻ đẹp và cuộc sống mới của đất nước.
Mở bài người lái đò sông Đà 32
Nguyễn Tuân là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, tên tuổi của Nguyễn Tuân trên văn đàn gắn liền với cái tài hoa sáng tạo cùng phong cách sáng tác “ngông” của một cái tôi cá tính trong sáng tạo, uyên bác trong vốn hiểu biết. Ông viết nhiều, viết hay ở nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự và đặc biệt thành công trong thể loại tùy bút với tác phẩm bút kí “Người lái đò sông Đà”. Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng nhiều trải nghiệm của Nguyễn Tuân đến vùng Tây Bắc rộng lớn, hùng vĩ mà trữ tình thơ mộng. Qua tùy bút, nhà văn không chỉ dựng lên đầy sống động hình tượng dòng sông Đà hung bạo, trữ tình mà còn khám phá “chất vàng mười” trong con người Tây Bắc.
Mở bài người lái đò sông Đà 33
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân sau chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng núi Tây Bắc. Chuyến đi không chỉ thỏa mãn đam mê “xê dịch” của nhà văn mà còn giúp ông khám phá ra vẻ đẹp của dòng sông Đà - một vẻ đẹp độc đáo của quê hương, đất nước mà còn tìm ra những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là cái dũng cảm, can trường và cái tài hoa, nghệ sĩ của những người lao động. Đây cũng chính là những kết quả đáng quý nhất trong hành trình tìm về Tây Bắc để khám phá chất vàng mười của vùng đất và con người nơi đây.
Mở bài người lái đò sông Đà 34
Kể cả trước đây và mãi sau này, những người nhệ sĩ cứ hát mãi khúc ca về những dòng sông. Hoàng Cầm hát về sông Đướng " nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", Văn Cao hát về sông Lô với điệu hồn hùng tráng, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa sông Hương vào điệu hồn êm dịu. Một nhà văn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng hát - hát về sông Đà - bằng tất cả sự hiểu biết, tình cảm, tâm tư. Tuỳ bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế năm 1958 của nhà văn Nguyễn Tuân, gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ phác thảo. Nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh vật và con người Tây Bắc, đặc biệt nhà văn đã khám phá "chất vàng mười" đã qua thử lửa của vùng đất này. Tuỳ bút Sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám: uyên bác, tài hoa, tìm cái đẹp từ cuộc sống hiện tại của nhân dân lao động.
Mở bài người lái đò sông Đà 35
Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. "Người lái đò Sông Đà" trích trong "Tùy bút Sông Đà" (1960). Đây là kết quả chuyến đi thực tế đến với Tây Bắc năm 1958 để kiếm tìm "chất vàng" của thiên nhiên và chất vàng mười trong tâm hồn con người. Đọc tác phẩm, ta bắt gặp hình ảnh Sông Đà với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. Và nổi bật bên hình tượng ấy là người lái đò dũng cảm tài hoa trên sông nước.
Mở bài người lái đò sông Đà 36
Nguyễn Tuân người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm cái đẹp và trăn trở về cái đẹp. Nếu như trước cách mạng ông thoát li thực tại, tìm cái đẹp ở thời còn vang bóng, thì sau cách mạng cốt cách ấy vẫn duy trì nhưng ông tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống này, ở những con người lao động hết sức bình dị. Người lái đò sông Đà được trích từ tập bút kí Sông Đà là những nét vẽ chân thực về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, và vẻ đẹp hào hùng của con người trong lao động.
Mở bài người lái đò sông Đà 37
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tuỳ bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.