Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 1
I. Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề:
“Đời sống, Đời chết. Đời cười, Đời khóc. Đời thử, Đời bỏ cuộc. Nhưng Đời trông khác biệt trong mắt của mỗi người”. Cuộc đời của con người luôn hiện diện với những khía cạnh tương phản nhau, và con người cảm nhận cuộc đời nhiều khi cũng theo những cái nhìn đối ngược nhau. Đứng trước một vấn đề, dù mới lạ hay quen thuộc, con người vẫn có thể có những quan điểm đối lập nhau. Có ý kiến cho rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có người khác lại nghĩ rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng." Là bạn, bạn sẽ giải thích sao về điều này?
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Cả hai ý kiến đều đề cập đến hình ảnh mực và đèn, đây là những hình ảnh biểu tượng.
- “Mực” tượng trưng cho những điều xấu xa, gây hại cho bản thân và những người xung quanh và ngược lại, “Đèn” lại là sự ẩn dụ cho những điều tươi sáng, tốt đẹp mà con người mong muốn có được.
- Cùng dùng chung những hình ảnh giàu tính biểu tượng, song nội dung hai ý kiến lại trái ngược nhau.
- Ý kiến thứ nhất khẳng định sự thay đổi của mỗi con người trong cuộc đời phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, những người xung quanh mà ta tiếp xúc hàng ngày, họ sẽ tốt lên hoặc xấu xa đi khi bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống, con người xung quanh.
- Ý kiến thứ hai lại phủ định lại điều nói trên khi cho rằng mỗi người có sự độc lập hoàn toàn với những tác động, ảnh hưởng của cuộc sống xung quanh, dù là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực thì bản thân họ vẫn tự mình thay đổi.
- Hai ý kiến không phủ định nhau mà bổ sung cho nhau, góp phần đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề: trong từng hoàn cảnh, những tác động từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bản thân mỗi người và ngược lại.
2. Chứng minh:
a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng:
- Mọi thứ ta trải qua, mọi điều ta giải quyết đều phải đặt trong những hoàn cảnh riêng của nó. Bởi vậy nên ta không thể tách biệt hoàn toàn bản thân mình với hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội… mà bản thân đang ở trong đó.
- Khi hoàn cảnh sống tác động đến mỗi người, bản thân họ phải biết thay đổi để thích nghi, một khi thích ứng được với hoàn cảnh thì họ mới có thể tồn tại, không trở nên lập dị, khác thường.
b. Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng:
- Ẩn sâu trong mỗi người luôn là nghị lực, ước mơ, hoài bão thôi thúc con người ta phát triển bản thân để đóng góp cho xã hội. Sẽ có những hoàn cảnh tiêu cực tác động đến, nhưng với lòng quyết tâm, ý chí nghị lực, con người vẫn có thể giữ vững mình trước những cám dỗ, thậm chí vươn lên thay đổi nghịch cảnh.
- Nếu ta biết tĩnh tâm, không hám những thứ danh lợi hào nhoáng mà nhất thời, không vững bền thì ta vẫn có thể phát triển dù cho có bị hoàn cảnh dập vùi nghiệt ngã.
- Ngược lại, dù ở trong một môi trường sống tốt nhưng bản thân không biết trân trọng và nỗ lực, dùng cái tài, cái trí và cái tâm mình vào việc có ích thì họ cũng sẽ là những người “gần đèn chưa chắc đã rạng”.
c. Đánh giá:
- Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau.
- Cuộc sống luôn vận động biến đổi không ngừng, bản thân mỗi người nên biết cách linh hoạt trong việc thay đổi bản thân để thích nghi với hoàn cảnh, thời thế hoặc kiên định với quan điểm của mình để không dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ làm những điều xấu.
- Cần biết cân bằng giữa hai lối sống: thay đổi và bị thay đổi để từng ngày trôi qua đều thật tốt đẹp và ý nghĩa.
III. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề:
Chúng ta không thể chọn bố mẹ sinh ra mình, gia đình chở che mình, nhưng chúng ta có thể quyết định hoàn cảnh sống hoặc thái độ sống của mình trước hoàn cảnh đó. Dù cho gần mực hay gần đèn, cuộc đời con người vẫn không phải bị phụ thuộc hoàn toàn vào nó, mà quan trọng là bản thân có đủ quyết tâm, nỗ lực, khát vọng tiếp thu cái tốt, bài trừ cái xấu để hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 2
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”
a. Nghĩa đen
- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực
2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
- Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt
- Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu
- Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn
- Nên học tập và làm theo câu tục ngữ
3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
a. Đối với gia đình
- Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi
- Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng
b. Đối với xã hội
- Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi
- Giúp dỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp
4. Nhận định ý kiến phản bác là hoàn toàn sai: những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo
3. Kết bài:
- Kết luận về tính đúng đắn của câu tục ngữ: gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó
- Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 3
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, trích dẫn câu nói. Bày tỏ quan điểm, thái độ của em về câu nói (tán đồng, không tán đồng, câu nói đúng, câu nói sai, câu nói vừa đúng vừa sai,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng:
Nghĩa đen: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nghĩa là mọi thứ đặt gần mực thì sẽ dần bị nhiễm màu đen giống màu mực. Ngược lại những thứ đặt gần ánh đèn, được ánh sáng chiếu rọi tới thì sáng lên.
Nghĩa bóng: được hiểu là những người thường tiếp xúc hoặc sống trong môi trường không lành mạnh thì nhân cách sẽ trở nên xấu đi, còn những người sống trong môi trường tốt sẽ trở nên tốt đẹp.
Nêu nhận định, suy nghĩ của em về câu nói: (bài này nhận định câu nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác)
Giải thích về mặt đúng của câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng:
Giải thích câu nói đúng ở đâu? Vì sao đúng? Người thường tiếp xúc với cái xấu mà không có tâm lí vững vàng thường dễ bị đồng hóa, lôi kéo, nhiễm thói hư tật xấu (đặc biệt ở những đối tượng vị thành niên).
Biểu hiện:
Những người vốn dĩ rất tốt nhưng tiếp xúc với môi trường thiếu lành mạnh trở nên xấu đi.(dẫn chứng)
Những người vốn dĩ có nhiều thói quen xấu nhưng được tiếp xúc, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh trở nên tốt hơn.(dẫn chứng)
Lưu ý: có thể cho ví dụ cụ thể về một vài đối tượng mà em biết như danh nhân hay người xung quanh hàng xóm, bạn bè, người thân,...để làm sáng tỏ luận điểm.
Giải thích mặt chưa đúng của câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng:
Câu nói chưa đúng ở đâu? Vì sao? Những người giàu bản lĩnh, được trang bị tâm lý vững vàng dù họ có sống, sinh hoạt hay tiếp xúc với môi trường nào vẫn giữ nguyên bản tính vốn có.
Biểu hiện:
Không phải bất cứ ai tiếp xúc với cái xấu cũng trở thành người xấu. (dẫn chứng)
Không phải ai sống trong môi trường lành mạnh đều là người tốt.(dẫn chứng)
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định về câu nói trên (nhìn chung, câu tục ngữ này đúng, tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn đúng với mọi trường hợp,...) Đưa ra phương hướng, quyết tâm.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 4
– Đề bài yêu cầu viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn theo ý kiến của em khi gặp hai vấn đề trái ngược nhau là câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng và ý kiến: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
– Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học, từ đời sống thực tế.
– Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Vai trò của môi trường sống đối với mỗi con người: là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người.
+ Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì ràng nhưng chưa phải là đúng hoàn toàn vì có người gần mực mà không đen, gần đèn mà không rạng.
Thân bài:
+ Giải thích câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
. Mực: chất lỏng dùng để viết, có màu đen – nơi tối tăm, có nhiều điều xấu và những tệ nạn.
. Đen: mực dính vào người – nhiễm những thói xấu, hư hỏng…
. Đèn: đụng cụ dùng để thắp sáng – nơi sáng sủa với những điều tốt đẹp.
. Rạng: sáng – nhận thức những điều tốt đẹp và làm mình sống tốt lên.
=> Ở những nơi tối tăm nhiều thói xấu sẽ thành người xấu, hư hỏng. Còn ở môi trường sống tốt đẹp sẽ là một con người tốt.
+ Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
. Ở gần, tiếp xúc lâu ngày với mực thì sẽ có ngày bị mực dính vào người gây bẩn, ngược lại nếu tiếp xúc với ánh đèn sẽ làm cho người trở nên sáng hơn.
. Những người sống ở môi trường nào sẽ chịu sự tác động của môi trường ấy. Truyện “Mẹ hiền dạy con", người ở nơi nhiều tô nạn (trộm cắp, cờ bạc, hút hít…) sẽ dễ bị lôi kéọ, sa ngã vào con đường hư hỏng, phạm pháp; người sống ở môi trường giáo dục tốt, lành mạnh thường có nhân cách, hành vi tốt.
+ Chứng minh tính hạn chế của câu tục ngữ:
. Nhiều người gần mực không đen vì họ cẩn thận không để mực dính vào người, họ biết tránh xa những thối hư tật xấu để mình không mắc phải: – Thuý Kiều trong ‘'Truyện Kiều” tuy sống trong cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” nhưng vẫn là người có phẩm chất trong sạch, những người làm công tác tình báo hoạt động trong lồng địch vẫn tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng,…
. Có người gần đèn không sáng vì họ không nhận ra được tác dụng của ánh đèn, không chịu tiếp thu, học hỏi cái tốt nên không thể tiến bộ: con của gia đình giàu có, bố mẹ là những người công chức mẫu mực nhưng vẫn hư hỏng, ăn chơi…
Kết bài:
+ Đánh giá câu tục ngữ: có tính đúng đắn và cả những hạn chế.
+ Khi đánh giá một vấn đề phải, đánh giá một cách toàn diện, không nên đánh giá phiến diện.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta ngắn gọn nhất 5
I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa bóng:
+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen
+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng
– Nghĩa đen:
+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy
+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng
2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng
- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn
- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 6
I. Mở bài:
- Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu
- Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.
- Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
II. Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ:
+ "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa, có màu đen tuyền
+ "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.
+ "Gần mực thì đen": Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem
+ "Gần đèn thì rạng": Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.
- Nghĩa bóng:
+ "Mực": Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
+ "Đèn": Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.
+ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.
=> Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.
- Dẫn chứng:
+ Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.
+ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cùng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".
- Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị
+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.
+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.
III. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ
- Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 7
I. Mở bài
– Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
– Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
II. Thân bài
1. Giải thích:
+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
=> Ý nghĩa của cả câu tục ngữ:
– Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu.
– Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
2. Bình luận câu tục ngữ
- Quan hệ trong gia đình:
+ Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
+ Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
- Quan hệ trong xã hội:
+ Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
+ Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)
+ Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)
III. Kết bài
– Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
– Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 8
1.Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực đen gần đèn thì rạng”: Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cho đến ngày nay câu tục ngữ vẫn phát huy giá trị
2. Thân bài
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Nghĩa thực chính là muốn nói đến việc tiếp xúc với mực đen thì chân tay và cả quần áo của ta đều rất dễ bị lấm bẩn nhem nhuốc
Nhận định ý kiến phản bác là hoàn toàn sai: những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo
Dẫn chứng trong cuộc sống và qua tác phẩm Chí Phèo: một số thanh niên giao lưu chơi bời với những đối tượng mắc các tệ nạn xã hôi như trộm cắp
Kết luận về tính đúng đắn của câu tục ngữ: gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó
3. Kết bài
Ý nghĩa của câu tục ngữ: câu tục ngữ là một lời răn dạy hết sức đúng đắn, đây là một bài học trong cuộc sống mà ai cũng phải ghi nhớ
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 9
MB: Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” và trường hợp sử dụng câu tục ngữ này: khi muốn ai đó xa lánh những điều xấu, thói hư; tiếp cận với những điều hay lẽ phải.
Nêu ý kiến trái ngược với quan điểm của câu tục ngữ: có người lại cho rằng gần mực chưa hẳn đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
TB: 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Nghĩa đen: mực đen nên gần mực sẽ bị ảnh hưởng và trở nên đen giống mực, ngược lại, nếu gần đèn sẽ trở nen sáng (rạng).
– Nghĩa bóng: nếu mình gần người xấu, mình sẽ trở nên xấu, nếu gần người tốt mình sẽ trở nên tốt.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ: con người chịu ảnh hưởng của môi trường sống, sống trong môi trường như thế nào thì con người sẽ trở nên như vậy.
2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng thực tế:
– Những người lớn lên trong gia đình văn hóa thấp dễ trở nên hư hỏng, thiếu văn hóa; những người lớn lên trong gia đình văn hóa sẽ trở thành những người tốt, có văn hóa.
– Những học sinh học tập trong môi trường lớp học yếu kém, mất đoàn kết dễ trở nên lười nhác, hư hỏng, bị lôi kéo vào những trò xấu; những học sinh học taaoj trong môi trường lớp học có tinh thần đoàn kết, phong trào học tập tốt sẽ được cuốn hút vào phong trào của tập thể dễ trở nên học tốt, có tinh thần đoàn kết, yêu thương tương trợ lẫn nhau…
3. Mở rộng câu tục ngữ:
– Câu tục ngữ đã phản ánh một thực tế trong đời sống xã hội nhưng còn mang tính cực đoan.
– Cũng có những trường hợp gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng:
+ Có những người lớn lên trong gia đình mà bố mẹ trình độ văn hóa thấp nhưng nhờ nỗ lực, cố gắng vươn lên mà họ học giỏi, có trình độ văn hóa cao (và ngược lại).
+ Có những học sinh học tập trong môi trường lớp học có nhiều học sinh yếu nhưng vẫn cố gắng tự học, tránh xa cái xấu và trở thành học sinh giỏi (và ngược lại, đó là những “con sâu làm rầu nồi canh”,là những người thiếu bản lĩnh, dễ bị rủ rê, lôi kéo),…
KB: Cần chọn bạn mà chơi, trong nhiều tình huống cần biết giữ vững lập trường để vươn lên sống tốt. Mặt khác, cần tự nâng cao giá trị bản thân, trở thành ngọn đèn chiếu sáng cho những người khác.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 10
1. Mở bài
- Giới thiệu tính chất, sức mạnh của tục ngữ.
- Giới thiệu câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng”, - nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ: khẳng định vai trò lớn của môi trường sống đến con người.
2. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
Từ hình ảnh cụ thể, có thực: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng” -> ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: sống gần cái xấu xa, đen tối thì cũng dễ bị xấu xà, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ lương thiện, tốt dẹp.
- Nêu quan điểm và chứng minh:
+ Câu tục ngữ đã nêu lên một thực tế trong cuộc sống: con người sống ở những môi trường nhất định dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường đó.
+ Vì sao?
• Vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội -> chịu tác động từ các mối quan hệ đó.
• Vì con người dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí: bắt chước.
+ Chứng minh: Trẻ con được sinh ra trong một gia đình cha mẹ yêuthương, hạnh phúc, có giáo dục dễ phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong gia đình cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, kết bạn với bạn tốt thường học hỏi được những điều hay; kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạo lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí.
- Bàn bạc, mở rộng: không nên hiểu câu tục ngữ theo kiểu phiến diện, cực đoan. Có những trường hợp con người sống trong môi trường xấu,hoặc khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, vẫn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác (Lấy dẫn chứng chứng minh).
—>Cái quyết định là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất.
3. Kết bài:
- Tóm lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Nêu bài học rút ra cho bản thân.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 11
1. Mở bài:
- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
- Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
2. Thân bài:
a/ Giải thích:
+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hoà với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu.
- Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
+ Ý nghĩa câu nói của bạn:
- Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.
- Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng).
b/ Nâng cao, mở rộng vấn đề:
+ Quan hệ trong gia đình:
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
- Gia đình bất hoà, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
+ Quan hệ trong xã hội:
- Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
- Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)
- Đối với bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hoá để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
- Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 12
I. Mở bài
Con người sống trong xã hội chịu nhiều yếu tố tác động khác nhau, trong đó môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách, phát triển con người. Chính vì vậy mà cha ông ta đã có câu tục ngữ rất ý nghĩa để lại thế hệ sau: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
II. Thân bài
Giải thích khái niệm câu tục ngữ
– Mực là chất liệu để viết, vết bẩn, nếu dính vào tay sẽ gây bẩn. Mục đích nói đến những điều xấu, đen tối của cuộc sống.
– Đèn là dụng cụ để tạo ra ánh sáng, soi sáng rõ mọi vật khỏi bóng tối. Ý nghĩa đó là những thứ gần đèn sẽ được soi sáng rõ nét.
=> Hai hình ảnh mực và đèn chính là để nói về môi trường sống xung quanh con người. Sống trong môi trường nào sẽ bị tác động bởi môi trường đó, câu tục ngữ có ý khuyên dạy con người nên biết chọn môi trường phù hợp để sống, chính môi trường sẽ ảnh hưởng đến nhân cách con người.
Bình luận câu tục ngữ
– Con người ta sinh ra như tờ giấy trắng, vẽ gì trên đó tùy thuộc vào môi trường sống tốt hoặc xấu.
Môi trường sống ảnh hưởng đến con người (trong lớp có những bạn xấu bỏ học, ham chơi, rủ rê nếu chơi chung sẽ bị nhiễm thói xấu, ngược lại nếu chơi với các bạn học giỏi, lễ phép bạn cũng sẽ ham học, đối xử tốt với bạn bè, người thân).
– Trẻ em sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, có giáo dục sẽ định hướng giúp các em phát triển tốt ngược lại gia đình tan vỡ, cha mẹ li dị chắc chắn trẻ em dễ dàng nhiễm thói hư tật xấu từ các tệ nạn xã hội.
Mẹ Mạnh Tử 3 lần chuyển trường cho con cũng chỉ để giúp con có được điều kiện tốt nhất để học tập từ đó trở thành người thầy xuất chúng.
– Có trường hợp cá biệt, sống trong môi trường xấu nhưng vẫn giữ được sự trong sạch, nhân phẩm đó là những con người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đáng được trân trọng, noi gương.
Bài học rút ra
Yếu tố môi trường sống ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình thành nhân cách của con người nhất là trẻ em.
Khuyên răn dạy bảo chúng ta nên biết chọn bạn mà chơi, chọn môi trường mà sống để trở thành con người có ích cho nhà trường, gia đình và rộng hơn là xã hội.
III. Kết bài
Khẳng định câu tục ngữ trên đúng đắn là lời khuyên giá trị và bổ ích cho thế hệ trẻ về lối sống, chọn bạn mà chơi trong cuộc sống.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 13
Mở bài: dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)
-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)
(*)Thân bài:
_ Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
_ Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ,lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi nguời dễ nhớ,dế hiểu
_ Phân tích.bình luận trên các khía cạnh
+Tác dụng của việc học hỏi,cầu thân với những người tốt(vế 2),(nêu dẫn chứng và luận cứ đầy đủ để bài thuyết phục)
+Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu(dẫn chứng)
dẫn chứng theo 2 mặt:những ngưòi nổi tiếng và1 vài tấm gương quen biết,cậu giới thiệu sơ qua về họ,đặc biệt là các người quen biết ý,sẽ làm nguời chấm tin tưởng
_ Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên,có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng,Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định lại ý kiến bạn đầu
_ Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giống như hoa sen"gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")
(*) Kết bài
Khẳng định lại ý ở đầu bài,tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại
-bài học rút ra từ câu tục ngữ.....
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 14
A) Mở bài:
– Khái quát nội dung câu tục ngữ.
– Giới thiệu câu tục ngữ.
– Nêu ý kiến của bạn nọ.
B) Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Nghĩa đen.
– Nghĩa bóng.
– Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì?
2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.
3. Mở rộng câu tục ngữ.
– Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.
– Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
– Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.
4. Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.
C) Kết bài: Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn đã nêu. Nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 15
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
- Giới thiệu ý kiến: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng".
2. Thân bài
a) Giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng."
- Nghĩa đen
+ Mực: Thường có màu đen, người xưa sử dụng mực Tàu, có thể viết hay sử dụng để vẽ tranh.
+ Đèn: Đồ vật để soi sáng, thắp sáng trong bóng tối.
+ Sử dụng mực không cẩn thận sẽ có thể bị lấm lem vào tay và trang phục.
+ Ở gần đèn, con người vẫn có thể học tập, làm việc, hoạt động bình thường như dưới ánh sáng mặt trời.
- Nghĩa bóng
+ Gần mực thì đen: Ở trong môi trường sống xấu và tiếp xúc với những con người xấu sẽ dễ lây nhiễm các điều xấu.
+ Gần đèn thì rạng: Khi ở với người tốt và trong môi trường tốt sẽ rèn con người tốt đẹp hơn.
=> Ý nghĩa câu tục ngữ:
- Khuyên con người cần sống trong môi trường tốt và chơi với những người tốt.
- Tránh xa những nơi thiếu lành mạnh và những người bạn không tốt.
b) Giải thích ý kiến: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng."
- Trong tự nhiên:
+ Cây xanh mọc lên từ đất nâu.
+ Sen đẹp mọc lên từ bùn đen.
- Trong cuộc sống thường ngày:
+ Những người đã có sự nghiệp lớn, lừng danh hiện nay đã từng sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Dẫn chứng: Oprah Winfrey; J.K.Rowling; hai anh em cầu thủ Bùi Tiến Dũng và Bùi Tiến Dụng,...
=> Ý nghĩa của ý kiến trên
- Con người sống cần vượt qua chính mình và hoàn cảnh để vươn lên.
- Khi bị đẩy vào những tình huống khó khăn nhất, chúng ta cần vượt qua hoàn cảnh đó bằng nghị lực và bản lĩnh của bản thân.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến cá nhân và nêu cảm xúc.
- Bài học cho bản thân.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 16
I.Mở bài:
- Giới thiệu chung về câu tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
II.Thân bài:
1. Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen
+ Mực: màu đen, dễ bị dính bẩn
+ Đèn tỏa sáng, dụng cụ hữu ích
- Nghĩa bóng
+ Mực ẩn ý cho những điều xấu xa, tiêu cực, sai trái
+ Đèn ẩn ý cho những điều tốt đẹp, trong sáng, tốt lành
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Khi ở gần, tiếp xúc nhiều với những điều xấu, những con người không tốt chúng ta dễ bị nhiễm thói hư tật xấu, dễ bị tác động theo
- Khi ở gần, tiếp xúc với những điều tốt đẹp, những con người tốt chúng ta được học hỏi thêm những điều hay, bổ ích, tác động tích cực vào suy nghĩa và hành động của chúng ta
3. Dẫn chứng
4. Liên hệ câu tục ngữ đến thực tiễn ngày nay
+ Đối với gia đình
+ Đối với xã hội
5. Lật lại vấn đề
III.Kết bài
- Khẳng định đó là một câu tục ngữ hay, bổ ích và lời khuyên cho mọi người.
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 17
1. Mở bài:
Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người. Tục ngữ Việt Nam đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
2. Thân bài:
2.1) Giải thích: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Nghĩa đen: Người học trò thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với mực thì nhất định có lúc mực giây ra quần áo, tay chân. Ngược lại, khi ta đến gần ngọn đèn đang thắp sáng thì nhất định ánh đèn sẽ tỏa sáng, làm rạng rỡ khuôn mặt của chúng ta.
Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người xấu thì cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói xấu, ngược lại nếu gần gũi tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng để học tập được ở họ những phẩm chất tốt đẹp.
Suy rộng ra trong xã hội, tiếp xúc với người xấu, môi trường xấu, con người dễ bị tiêm nhiễm những thói xấu. Sống gần những người tốt, môi trường, hoàn cảnh tốt thì con người cũng dễ dàng học tập, tiếp thu được những mặt tốt.
2.2) Chứng minh
a) Môi trường xấu ảnh hưởng không tốt đến con người, đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
b) Môi trường tốt, sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của con người.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
2.3) Bài học rút ra từ câu tục ngữ
a) Môi trường sống sẽ tác động đến nhân cách con người, cần biết chọn bạn mà chơi
b) Quan tâm hơn nữa đến việc tu dưỡng rèn luyện bản thân để hoàn thiện nhân các
c. Kết bài
- Hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến tính cách con người.
- Nhưng con người cũng có thể làm chủ hoàn cảnh, đón nhận hoàn cảnh, tự quyết định là phải có bản lĩnh trong cuộc sống, không chạy theo những cám dỗ, sống có văn hóa, nghiêm khắc với bản thân, có thái độ rõ ràng trước mọi đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
3. Kết bài
Dàn ý Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta 18
I Mở bài
1) Dẫn dắt:
-Ông cha ta bằng những kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống đã để lại những bài học cho con người về tính cách. Một trong những bài học quý giá đó là mỗi một con người phải có chủ kiến của mình trong cuộc sống, lập trường phải vững vàng không bị tác động xấu của xã hội
2) Vấn đề nghị luận.
- Chính vì vậy mà SGK đã đưa ra một câu tục ngữ:" gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ".
II. Thân bài
1) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Nghĩa đen: Mực dùng để viết thường có màu đen, còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Nếu con người ỏ gần màu đen sẽ thấy tối tăm còn ở ngoài ánh sáng sẽ thấy rạng ngời.
- Nghĩa bóng: Mực và đèn ta hiểu đó là hai ngoại cảnh của cuộc sống: đen và sáng là hai con người phải chịu tác động của cuộc sống ấy.
- Vì sao lại như vậy? vì đối với chúng ta, nếu ta sống trong môi trường có nhiều hiện tượng như cờ bạc, rượu chè, ta sẽ bị những tác động ấy ;àm cho chúng ta bị lôi kéo vào những tệ nạn xấu ấy. Đương nhiên, điều đó làm cho ta bị suy thoái về đạo đức và trở thành những con người hư hỏng, ham chơi, lười lao động. Dần dần con người sẽ bị tác động xấu ấy sẽ sống trong cảnh túng thiếu rồi nảy sinh ra trộm cắp, đâm chém, gây mất trật tự an ninh cho xã hội.
- Ngược lại, nếu chúng ta sống trong môi trường tốt. Mọi người chăm chỉ lao động, đua nhau học hành, rèn luyện ý thức thì chúng ta sẽ hòa mình cùng tập thể ấy và trở thành người tốt.
- Chứng minh tron thực tế cuộc sống: ( bạn có thể tự thêm vào cho bài hay hơn )
III. Kết luận: