Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 1
1. Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện: Tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với nội dung mà tác phẩm thể hiện đã giúp người đọc đúc kết được nhiều kinh nghiệm và những bài học vô cùng quý giá cho bản thân
2. Thân bài
-Hình ảnh ếch dưới đáy giếng và bài học được rút ra
+ Khi còn dưới đáy giếng: Coi trời bằng vung, huênh hoang, không sợ điều gì, tự cho mình là nhất, coi thường những thứ xung quanh
+ Bài học rút ra: Châm biếm những người tự cao tự đại, không quan tâm những người xung quanh, coi thường người khác
-Hình ảnh ếch khi ra khỏi giếng và bài học rút ra
+ Khi ra khỏi giếng: Ngạc nhiên, bất ngờ trước những gì vẫn nhìn thấy hằng ngay, vẫn giữ thói huênh hoang như khi còn ở dưới giếng
–> Bài học: Hãy ham học hỏi, khiêm tốn, cần tu luyện bản thân tích lũy kiến thức
+ Liên hệ thực tiễn: Lên án, châm biếm thế hệ trẻ phần đa đang có lối sống lệch lạc, lối sống giống như chú ếch trong câu chuyện
-Hình ảnh ếch chết dưới chân trâu và bài học rút ra
+ Kết thúc của việc không coi ai ra gì: “Chết bẹp dí dưới chân trâu”
+ Bài học: Thay đổi sâu bên trong con người, tập cho bản thân lối sống lành mạnh, tích cực
3. Kết bài
Cảm nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện: Với những bài học mà tác phẩm đưa ra, nhân dân ta mong muốn những thế hệ sau có thể thấu hiểu ý nghĩa vai trò nội dung của tác phẩm để có thể xây dựng một xã hội bền vững với những hạt nhân là con người ở trong đó.
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 2
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
- Nhân vật con ếch: con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo.
II. Thân bài
1. Ếch khi ở trong giếng
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể.
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang
2. Ếch khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ
- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm đế ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
→ Chủ quan, kiêu ngạo nên bị trả giá quá đắt
3. Bài học rút ra
- Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.
- Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.
- Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…
- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 3
1/ Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện: Tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với hình ảnh chú ếch qua những không gian khác nhau, qua những tình tiết hài hước, châm biếm mà không kém phần ý nghĩa đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau.
2/ Thân bài
– Hình tượng chú ếch trong đáy giếng và những bài học rút ra
+ Hình ảnh chú ếch trong đáy giếng: bầu trời qua con mắt của chú ếch thật nhỏ bé, thật đơn điệu, chỉ như cái vung, tự cho mình là chúa tể, không sợ bất cứ điều gì xung quanh.
+ Hình tượng châm biếm hình ảnh con người trong xã hội: Chìm đắm trong suy nghĩ bản thân là nhất, cái tôi cá nhân cao, kiến thức kinh nghiệm hạn hép.
–> Phê phán: Những người thích thể hiện, hay khoác lác, không biết tiếp thu, góp ý của những người xung quanh
Hình tượng chú ếch khi ra khỏi miệng giếng và những bài học quý giá qua hình tượng đó
– Khi ra ngoài đáy giếng: Một thế giới rộng lớn, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược, bầu trời vô cùng rộng lớn, cảnh vật xung quanh thật mới lạ, bản tính vẫn vậy nên đã phải chết bẹp dưới chân trâu.
–> Bài học đối với con người: Cần thay đổi lối sống tiêu cực, đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà mỗi người đang thiếu
– Hình tượng cái chết của con ếch: Là lời cảnh tỉnh đối với những người không có sự thay đổi trong lối sống khép mình, không chịu tiếp thu sẽ phải chịu một cái kết không mấy tốt đẹp
3/ Kết bài
Cảm nghĩ về câu chuyện: “Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện vô cùng ý nghĩa để lại nhiều bài học quý giá đối với con người về cách nhận thức sự việc, cách thay đổi bản thân và lối sống mà mỗi người cần có được.
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 4
1/ Mở bài
Giới thiệu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng: Ếch ngồi đáy giếng không chỉ là một câu thành ngữ quen thuộc mà còn là nhan đề của một câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Thông qua câu chuyện về một chú ếch coi trời bằng vung, tác phẩm ngụ ngôn đã để lại những bài học sâu sắc về thái độ sống và làm việc của con người.
2/ Thân bài
– Câu chuyện thể hiện ý nghĩa về cách giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường sống:
+ Dù sống trong môi trường tốt hay xấu, rộng lớn hay hạn hẹp thì con người cũng không được kiêu căng, tự phụ.
+ Vì sống lâu ngày trong một cái giếng nên ếch chỉ nhìn thấy và cho rằng bầu trời cao xanh vời vợi chỉ bé bằng cái vung.
+ Thông qua cách đánh giá lệch lạc của chú ếch, câu chuyện hàm chứa ý nghĩa khuyên nhủ con người phải giữ thái độ khiêm tốn, không kiêu căng tự phụ.
– Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng còn thể hiện bài học về tinh thần học hỏi.
+ Chú ếch vẫn giữ nguyên thái độ sống và không để ý đến sự thay đổi xung quanh
+ Thế giới vô cùng bao la, rộng lớn, bởi vậy chúng ta cần nỗ lực học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình.
– Cái chết của chú ếch ở phần kết thúc câu chuyện chính là kết quả tất yếu mà nó phải trả giá cho thói kiêu căng, tự phụ:
+ Thói huênh hoang có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
+ Khi thay đổi hoàn cảnh tồn tại, chúng ra cần thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá để thích nghi với mọi vật xung quanh.
3/ Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa của câu chuyện: Thông qua câu chuyện của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp nhưng luôn kiêu căng tự phụ. Đồng thời Ếch ngồi đáy giếng còn thể hiện bài học mang tính giáo dục sâu sắc về việc học hỏi, quan sát để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 5
1. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Ếch khi còn ở trong giếng
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang
b. Ếch sau khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ
- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp
→ Do quá chủ quan, kiêu ngạo nên ếch đã phải trả giá quá đắt
c. Bài học rút ra
- Như vậy, qua hình ảnh của chú ếch, chúng ta nhận ra rằng hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của con người về chính mình cũng như thế giới xung quanh, khiến ta dần trở nên nông cạn, tự đại.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, tự cao tự đại, xem thường người khác, mà cần biết khiêm tốn, tôn trọng người khác nếu không sẽ phải trả giá đắt.
- Con người cần không ngừng học hỏi, trao dồi vốn kiến thức, mở rộng tầm mắt ra thế giới xung quanh, đi nhiều, gặp gỡ nhiều để hiểu biết nhiều hơn, trưởng thành hơn. Như ông cha ta đã nói:
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
- Khi thay đổi môi trường sống, gặp những điều mới lạ chúng ta cần cẩn trọng xem xét cẩn thận mọi vấn đề rồi mới bắt đầu hành động.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện:
Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo
Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…
- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng hay nhất 1
Truyện ngụ ngôn thường mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, một trong những tác phẩm truyền tải thông điệp nhân văn, châm biếm thói hư tật xấu của con người là tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với nội dung mà tác phẩm thể hiện đã giúp người đọc đúc kết được nhiều kinh nghiệm và những bài học vô cùng quý giá cho bản thân
Với hình ảnh chú ếch trong câu chuyện đã đưa tới cho người đọc nhiều bài học quý giá, khi còn ở trong đáy giếng, trong suy nghĩ của chú ếch thì cái mà người ta gọi là trời ở ngoài kia cũng chỉ tầm thường, chỉ nhỏ bé vẻn vẹn bằng cái vung, và trong không gian nhỏ bé đó thì chẳng có gì khiến chú ta phải lo sợ, phải rè chứng, xung quanh ếch chỉ là những loài động vật nhỏ bé không thể gây hại cho chú ta, từ đó mà ếch tự cho mình là chúa tể, có thể tự do ra oai, nghênh ngang và coi thường tất cả mọi thứ xung quanh, qua đó cũng muốn châm biếm những con người hay huênh hoang, không biết bản thân mình là ai, luôn tự cho mình là đúng, luôn tự coi mình là nhất, không chịu lắng nghe ý kiến, sự góp ý từ những người xung quanh, những con người với lối sống thiện cận, lối sống tiêu cực, luôn gò bó bản thân trong một không gian nhỏ bé với lượng kiến thức hạn hẹp nhưng luôn nghĩ mình đã biết tất cả mọi điều trên thế gian này.
Khi ếch được đưa ra khỏi không gian chật hẹp, được một trận mưa lớn đưa lên khỏi mặt giếng, lúc này trước mặt ếch là một không gian hoàn toàn khác, một khung cảnh mới lạ, tất cả mọi thứ thật to lớn, bầu trời thật thênh thang nhưng bản tính huênh hoang vẫn không hề thay đổi, ếch vẫn không coi những thứ xung quanh ra gì để rồi phải nhận một cái chết bẹp dí dưới chân trâu, qua đó rút ra cho ta bài học cần biết cách học hỏi, bản thân mỗi người cần khiêm tốn, cần tu luyện bản thân hơn nữa bởi kiến thức là vô hạn, những thứ ta biết ta có được chỉ là hữu hạn. Bài học vô cùng thiết thực đối với những xã hội hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ, lứa tuổi còn bồng bột, nông nổi những người đang trong độ tuổi trưởng thành đó rất muốn thể hiện bản thân, thể hiện để cho gia đình thấy được, thế hiện với những người xung quanh, thể hiện với những bạn khác giới mà quên đi rằng việc học là quan trọng hơn cả, thay vì tích lũy kiến thức kinh nghiệm cho bản thân thì đa số các bạn trẻ chạy theo trào lưu, chạy theo các hiện tượng xã hội để rồi hậu quả để lại là không hề nhỏ đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Cuối cùng hình ảnh ếch chết bẹp dưới chân trâu cũng là một bài học quý giá về việc tu dưỡng, hoàn thiện bản thân, dù cho đã thoát ra khỏi không gian chật hẹp nơi đáy giếng nhưng ếch vẫn giữ thói huênh hoang, vẫn không coi ai ra gì để rồi phải nhận cái kết không được tốt đẹp. Cũng giống như những con người có lối sống tiêu cực, thích khoe khoang thì việc thay đổi không phải ngày một ngày hai mà phải trải qua quá trình, trải qua thời gian dài mới có thể sửa đổi và đặc biệt hơn cả là những người đó hiểu thấu giá trị và tác hại của những lối sống tiêu cực đó.
Với những bài học mà tác phẩm đưa ra, nhân dân ta mong muốn những thế hệ sau có thể thấu hiểu ý nghĩa vai trò nội dung của tác phẩm để có thể xây dựng một xã hội bền vững với những hạt nhân là con người ở trong đó.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng hay nhất 2
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.
Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!
Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.
Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh.
Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 3
Từ câu truyện Ếch ngồi đáy giếng kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của ếch, truyện như ngầm phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang và hay khoác lác.
Đồng thời câu truyện còn muốn khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo tự cao và quá chủ quan. Phần đầu câu truyện kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết thấp kém của con ếch. Phần sau kể về hậu quả tai hại cũng như nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm của ếch của thái độ chủ quan, kiêu ngạo từ đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hay rất đáng quý cho mọi người.
Cũng từ hình tượng chú ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng mà gợi ra cho mọi người rất nhiều điều, là một bài học cho những ai cũng đang có biểu hiện tiêu cực tự cao cần phải thay đổi. Hình tượng chú ếch muốn nhắn nhủ đến mỗi người hãy cố gắng học hỏi thay đổi bản than, thay đổi cách sống và cách nhìn nhận mọi thứ, đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân đang thiếu và những kiến thức đó không bao giờ là thiếu không bao giờ là đủ hay thừa đối với mỗi người.
Mọi người không chỉ học ở trường mà còn phải học tập nhiều điều trong cuộc sống. Vì bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Bản thân mỗi người phải biết tự khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm để có được tầm nhìn sâu rộng, không nên chủ quan trong bất cứ việc gì, không kiêu ngạo vì những thứ đó sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và cuộc đời của chúng ta.
Đặc biệt cái chết của ếch chính là lời cảnh tỉnh đối với những người luôn sống khép mình không chịu tiếp thu sẽ phải nhận lấy một cái kết không mấy tốt đẹp. Câu truyện ngụ ngôn này phê phán những người luôn coi bản thân là nhất, không xem người khác ra gì và chắc rằng trong tương lai họ sẽ chẳng tốt đẹp gì nếu không nhận ra và sửa chữa. Những người này cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái kết thảm như ếch vậy.
Từ ý nghĩa mà câu truyện Ếch ngồi đáy giếng để lại, chúng ta nên thay đổi con người của mình ngay từ hôm nay. Hãy bắt đầu trao dồi và học hỏi những người xung quanh thay vì thói kêu căng, tự cao tự đại và cho mình là nhất. Những người biết học hỏi chắc chắn sẽ nhận được một cái kết tốt đẹp. Và ngược lại sẽ nhận được những kết quả khôn lường.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng ngắn gọn 4
Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác.
Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết.
Nếu cứ khăng khăng không chịu tiếp thu kiến thức mới, có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt như cái chết của con ếch.
Ngoài ra, truyện cũng phần nào đó nói lên bài học về sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Sống quá lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, trì trệ sẽ khiến bạn mất khả năng nhìn nhận, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không thể thích nghi với hoàn cảnh mới.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 5
Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện hài hước, châm biếm, nói bóng nói gió nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống của con người. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Mượn hình ảnh một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống cạn của con người hiện nay. Đây là câu chuyện được lưu truyền từ nước này sang nước khác, có giá trị rất sâu sắc.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng và sau khi bước ra ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Đó là hai cách sống, hai lối suy nghĩ trái ngược nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất, thành bài học quý giá cho những ai có cách nhìn phiến diện, không chịu mở mang bản thân và mở mang suy nghĩ của mình ra bên ngoài.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Thứ nhất là kể về cuộc sống của chú ếch sống ở đáy giếng và thứ hai là kể về cuộc sống của chú sau khi phải bước ra khỏi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó. Ý nghĩa Ếch ngồi đáy giếng vô cùng sâu sắc và nó để lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân.
Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh của con người, rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải chỉ theo một chiều nhất định. Đó là lối sống cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giêng như vậy.
Khi sống một mình dưới giếng, ếch nhìn trời thật bé nhỏ, chỉ “bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chua tể”. Thái độ nghênh ngang, coi thường mọi vật xung quanh đã phần nào đánh giá thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận như vậy. Chính điều kiện sống đã khiến cho chú ếch có lối sống và suy nghĩ quá lạc hậu.
Tuy nhiên tình huống vào một năm mua to gió lớn, nước giếng dâng cao khiến cho chú ếch phải trôi ra ngoài. Cuộc sống lúc bấy giờ mới khiến chú ếch hoang mang. Nhưng vì giữ thói quen và lối suy nghĩ thiển cận ở dưới đáy giếng quá lâu nên chú ếch vẫn huênh hoang và không xem ai ra gì. Chú vẫn khư khư giữ cái suy nghĩ lạc hậu đó nên đã dẫn đến kết cục thê thảm: bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Như vậy chỉ với vài tình huống truyện như vậy nhưng phần nào đã gợi nhắc và thức tỉnh những người đang có lối sống thu hẹp bản thân; sống không quan tâm đến những người xung quanh. Khi chúng ta chỉ ở một mình, chúng ta thấy mình là nhất, là số 1 và không xem ai ra gì. Nhưng khi cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều yêu cầu, cần phải hòa nhập, cần phải hòa đồng thì lối sống kia không còn phù hợp nữa. Khi đó buộc chúng ta cần phải sống thoáng, biết nhìn nhận sự vật sự việc xung quanh. Đánh giá mọi việc bằng cái nhìn tổng quát chứ không bằng cái nhìn phiến diện như thế.
Thế giới con người cũng như vậy, khi chúng ta đủ lông đủ cánh bay nhảy thì chúng ta cần phải biết nhìn nhận mọi thứ một cách đa chiều để không bị bỏ lại phía sau.
Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cách nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở nên lạc hậu và bị đẩy lùi phía sau.
Câu chuyện ngụ ngôn này lên án, phê phán những người luôn coi mình là nhất, không xem ai ra gì. Chắc chắn tương lai của họ sẽ không mấy tốt đẹp gì. Nếu nhận ra những điều này sớm thì cần thiết phải sữa chữa để giúp cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.
Chúng ta cần phải học tập ở người khác nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm để trau dồi thêm vốn sống của mình. Đây là điều cần thiết mà câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” muốn nhắn gửi đến cho mọi người.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 6
Mỗi người chúng ta là một cá thể tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, chúng ta mỗi người đều có trong mình những cái đích đến, mong mình làm được những điều to lớn, cứ ở mãi trong cái sự tù túng mà không tìm cách tiếp xúc với thế giới thì ta sẽ bị gò bó bởi những hạn chế và khó thoát ra được cái tính tự cao, chẳng học thêm được điều gì mới mẻ từ những người khác ta. Thông điệp ấy được truyền tải rõ nhất thông qua câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng Ếch ngồi đáy giếng.
Câu truyện được trình bày đầy sự dễ hiểu, phong phú về tình tiết, gây sự tò mò cho người đọc hết đoạn này đến đoạn khác kế tiếp diễn ra làm cho câu chuyện đầy sức hấp dẫn. Câu truyện được chia làm 3 đoạn rõ ràng: đoạn đầu tác giả dường như hoàn toàn nhập tâm vào vai con ếch để kể về cuộc sống của nó. Để tự nhiên bộc lộ hết trình độ hiểu biết hạn hẹp của chú ếch này khi ngồi ở nơi đáy giếng, kế tiếp đoạn hai của câu truyện chính là lúc chú ếch phải nhận ra bài học đắt giá cho sự kiêu ngạo của mình, hay dường như tác giả cũng kín đáo, khéo léo mà lồng ghép chuyện con người muôn thuở.
Tác giả đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện bằng cái nhìn, lời kể ngô nghê của con ếch trước những sự việc xung quanh nơi hạn hẹp về cả tầm nhìn lẫn sức sống, nên con ếch này vừa trở nên đầy đáng thương vừa trở nên đầy đáng trách bởi do sống lâu trong đáy giếng, nên con ếch chỉ có cái bầu trời nho nhỏ, vỏn vẹn trên thành giếng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó cũng oai oách tự xưng mình như một chúa tể thực thụ. Một năm lũ đến, con ếch nhờ những cơn mưa ngập đầy đáy giếng đưa nó lên với đời, quen thói cũ nó vẫn không hề có chút gì đó quan sát, vẫn chủ quan coi mình là nhất, chẳng thể giúp được nó mà tự hại chính mình nên bị con trâu đi qua dẫm bẹp dí.
Câu chuyện tuy chỉ là dựa trên sự tưởng tượng nhưng khi đọc nó ta có cảm giác người viết rất có tài tưởng tượng nhưng không xa đà rời xa thực tế, nói thật ra bối cảnh và tâm lí của con vật cũng là phản ánh lên suy nghĩ của một con người. Bởi mỗi ngày với cái nhìn quen thuộc, với một “bầu trời bé tẹo” mà đã tạo cho con ếch những suy nghĩ thiển cận khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy thôi, lặp lại gây ra cái nếp sống xấu “coi trời bằng vung”.
Ta thường nghe tiếng kêu của chúng ồm ồm, làm ồn,vang vọng làm mọi vật xung quanh nghe cũng đầy oai lực, khiến những con vật sống cùng nó trong giếng sợ hãi. Việc này cũng là một sự dẫn đến cái sự hoang tưởng của con ếch. Con ếch trong “thế giới nhỏ bé” của nó nên tự chẳng coi ai ra gì. Con ếch chẳng bao giờ được tiếp xúc với thế giới ngoài kia, nó không thể nào biết được thêm một môi trường mới nên tâm nhìn cũng đầy hạn chế, nó lại hình thành sự hạn chế tiếp xúc với bên ngoài và nó đầy tự tin với kiến thức eo hẹp của mình. Không muốn tìm hiểu biết thêm thì chẳng mở mang được đầu óc.
Câu chuyện nếu dừng ở đây, chúng ta ai cũng cảm thấy chưa ưng ý. Phần hai kế tiếp muốn hướng đến giá trị bài học không chỉ của riêng con ếch mà còn suy rộng ra là mỗi người chúng ta. Sau cơn mưa lớn, con ếch đã thay đổi hẳn cái nhìn của mình vì nó bị thay đổi hoàn cảnh sống rõ rệt từ nơi rất eo hẹp, tù túng đến một nơi xa lạ, bao la, mênh mông hơn tầm mắt nó. Nhưng trong tâm thức không thèm thay đổi vì dường như đã hình thành cố hữu, nó lập tức vẫn tưởng rằng mặt đất nó đang đứng cũng chỉ giống như cái đáy giếng kia và bầu trời ấy giờ vẫn giống như bầu trời quen thuộc ở nơi miệng giếng và một điều nhấn mạnh nữa là nó vẫn tưởng mình vẫn còn là một con ếch chúa tể mà các con vật khác phải nể sợ ngày nào mà cất tiếng kêu ồm ộp.Tình huống cái chết đau đớn cho con ếch cuối truyện cũng không gì khó hiểu, là điều suy nghĩ cho tất cả chúng ta.
Từ bài học này của ông cha đã nói với chúng ta rằng thói kiêu ngạo chính là kẻ thù, ngăn cản ta thành công, thậm chí là cái bẫy đưa ta đến vực thẳm, đau đớn. Để không phải trả giá đắt vì bản tính xấu này, ta cần phải loại bỏ, chấn chỉnh, thay đổi mình, không ngừng giữ niềm tin, học tập từ điều mới, cái mới, từ người mới. Là một học sinh ta cần học song song cả nơi trường học, trường đời để tiến xa hơn trong tương lai, có kiến thức, vừa có tầm nhìn tốt, thái độ đúng mực.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 7
Mượn câu chuyện về một chú Ếch huênh hoang, kiêu ngạo coi trời bằng vung, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã kín đáo gửi gắm những bài học về cách ứng xử cũng như thái độ sống của con người:
- Không nên chủ quan, kiêu ngạo , coi thường những người xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến những thất bại.
- Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì chớ đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.
- Thế giới rất rộng lớn, ở đó chứa đựng biết bao điều kì thú, những bí ẩn mà dù có đi hết đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Để mở mang vốn hiểu biết của bản thân chúng ta cần khiêm tốn học hỏi, học hỏi không ngừng để thoát khỏi giới hạn của cái “giếng” chật hẹp để đến với những chân trời mới.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 8
Trong cuộc sống của con người, những ai có hiểu biết hạn hẹp nhưng tự cho mình là vĩ đại, bắt buộc người khác phải làm theo ý mình thì thường không có kết cục tốt đẹp. Con ếch trong truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng” là một ví dụ điển hình. Từ câu chuyện, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách cư xử của mình, khuyên nhủ mọi người phải biết cách mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo một cách thái quát.
Tuy là một câu chuyện có độ dài rất ngắn nhưng ý nghĩ của nó không hề ngắn chút nào. Bố cục của câu chuyện chia làm hai phần cụ thể. Phần đầu nói về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết hạn hẹp của con ếch. Phần hai nói lên hậu quả mà nó phải gánh chịu khi thể hiện thái độ huênh hoang, coi trời bằng vung của mình. Từ đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho người đọc.
Thông qua những con vật cụ thể và những tình huống xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, tác giả dân gian đã phác họa lên một bức tranh sinh động nhưng có hàm ý châm biếm đến một bộ phận con người trong xã hội hiện nay, luôn coi mình là nhất, coi thường người khác, không xem người khác ra gì.
Một con ếch chỉ sống dưới đáy giếng, một khoảng không gian vô cùng nhỏ để có thể hiểu hết những vấn đề đang xảy ra ở thế giới xung quanh, bên cạnh nó chỉ xuất hiện những con vật nhỏ bé như con nhái, con cua, con ốc,… Nó chỉ có suy nghĩ là nó là người to nhất trong giếng, nó có quyền kiêu ngạo, không xem những con vật kia ra gì và được thể hiện ở hành động là con ếch đó suốt ngày kêu ồm ộp làm vang động cả giếng. Nó cứ tưởng bầu trời chỉ nhỏ bé bằng chiếc vung và coi mình như chúa tể.
Cũng giống như con người vậy, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận và suy nghĩ. Trong câu chuyện trên, môi trường sống của con ếch chỉ là một cái giếng nhỏ vì vậy con ếch luôn ý thức trong suy nghĩ là mình là nhất và mình có quyền kêu ồm ộp để làm phiền mọi người xùng quanh. Con người ta nếu cũng sống trong môi trường nhỏ bé, không chịu bước ra ngoài xã hội để trải nghiệm thì sẽ không bao giờ có những suy nghĩ tích cực. Nếu ai cũng như con ếch trong câu chuyện trên thì xã hội sẽ ra sao và cuộc sống của mỗi người sẽ như thế nào.
Một tình huống trớ trêu đã xảy ra với con ếch tội nghiệp kia. Chỉ trong một cơn mưa thôi mà nó phải chịu hậu quả về hành động và suy nghĩ của mình. Trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Ếch ta tiếp tục thể hiện thói huênh hoang của mình, cho mình là số một cùng với hành động kêu ồm ộp với hi vọng sau tiếng kêu đó, mọi thứ phải trở lại như cũ nhưng thực tế vẫn là thực tế, điều đó sẽ không bao giờ thay đổi được, chỉ có hành động và suy nghĩ của con người thì mới cần phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống mà thôi. Hậu quả là con ếch đã bị con trâu đi ngang qua dẫm bẹp khi đang nhìn lên bầu trời.
Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng, cho dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào, phải cố gắng học tập, thay đổi bản thân, mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Ngoài trường học ra, chúng ta cần phải học nhiều điều từ cuộc sống, phải tự ném bản thân mình ra ngoài xã hội đủ nghiền ngẫm, suy nghĩ và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đừng như con ếch trong câu chuyện để rồi phải hối hận về những việc làm mà mình đã gây ra.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 9
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người.
Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ.
Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành. Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.
Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể. Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.
Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp.
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 10
Câu chuyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.
Nội dung câu truyện được tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của câu chuyện và tâm lí nhân vật để người đọc có cái nhìn chính xác và trả lời câu hỏi: Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.
Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn thời xưa, hễ nhà ai có việc gì thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ lộng quyền tác oai tác quái, nhũng nhiễu hành hạ, áp bức dân lành.
Trong cái thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là một vị chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, nông cạn, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã trở thành thói quen, tật xấu của nó.
Tác giả dân gian tạo tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.
Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra bên ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi đột ngột, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.
Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, cách sống của mình. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu "Ồm ộp".
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến mình thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 11
Trong xã hội con người chỉ là những thành viên nhỏ bé trong xã hội, chỉ là những phần tử góp phần tạo nên một xã hội,vì vậy con người rất nhỏ bé. Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng đã ngầm phê phán những con người tự cho mình là to lớn, và nghênh ngang ngạo mạn.
Do sống trong môi trường nhỏ bé đó là trong đáy giếng nên Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung, bởi xưa nay nó chưa từng ra khỏi miệng giếng bao giờ. Khi nhìn qua miệng giếng thì bầu trời đối với ếch chỉ bé như những cái vung. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là những yếu tố mà Ếch luôn ngạo mạn cho mình là nhất và to lớn.
Qua câu chuyện chúng ta ngầm phê phán những con người, có tầm hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo, vì kiến thức của ta cũng chỉ như những giọt nước trong đại dương mênh mông rộng lớn. Trong câu chuyện tác giả đã xây dựng những tình huống rất đặc sắc khi phần đầu cậu chuyện tác giả đã nói về hoàn cảnh sống của ếch : trong cái đáy giếng nhỏ bé , ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả.
Sống trong môi trường khống có sự va chạm hiểu biết mở rộng của thế giới bên ngoài vì vậy ếch chỉ có tầm hiểu biết rất hạn hẹp, trái lại thì thế giới bên ngoài lại vô cùng rộng lớn và kiến thức thì lại như biển cả không thể tiếp thu một sớm một chiều được, chỉ đến khi có những tình huống éo le xảy ra với ếch thì nó mới nhận ra rằng thế giới bên ngoài mới rộng lớn biết bao, chỉ cơn bão đã làm cho nước giếng tràn ra và ếch đã thoát khỏi cái thế giới nhỏ bé mà từ lâu mình đã sống ở đó, tình huống rất đặc sắc, đó là điều kiện để con người nhìn nhận lại chính mình trong một xã hội rộng lớn này.
Trong câu chuyện nếu muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng thói quen cũ của ếch đó là nghênh ngang ngạo mạn và gầm lên những tiếng kêu ngạo mạn thì nay cần phải thay đổi. Thế nhưng sự ngạo mạn độ không thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch khi bị con trâu dẫm bẹp, nó vẫn tưởng rằng mình vẫn là chúa tể trong cái thế giới này vì vậy độ ngạo mạn của nó mới không giảm. Cái chết đó cũng là một bài học cho nhiều người trong xã hội khi lúc nào cũng cho mình là nhất ngạo mạn kiêu xa, dù sống trong môi trường gì chúng ta cũng cần phải tiếp thu học hỏi những kiến thức từ bên ngoài không nên bó hẹp suy nghĩ trong môi trường sống, mà cần phải học hỏi cả những kiến thức trong sách vở, xã hội và thực tế trong cuộc sống.
Truyện ếch ngồi đáy giếng là một bài học to lớn cho người đọc và giúp cho con người tự đánh giá lại bản thân cách suy nghĩ và giáo dục con người cần hiểu biết sâu rộng hơn.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 12
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Truyện kể về một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi trời mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh nên bị một chú trâu đi qua dẫm bẹp.
Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung bởi nó sống trong miệng giếng, hằng ngày nhìn lên nó chỉ thấy một khoảng trời qua miệng giếng mà thôi. Sống trong môi trường hạn hẹp ấy, nó tự cho mình là chúa tể khi xung quanh nó chỉ toàn cóc, nhái – những con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe tiếng kêu ồm ộp của nó đã hoảng sợ Nó tự nuôi trong mình những ảo tưởng như thế do môi trường sống mang lại cho đến một ngày nước trong giếng dâng lên đưa nó ra một thế giời khác rộng lớn hơn gấp trăm ngàn lần thế giới nó từng sống trước đây.
Nhưng nó không hề ý thức được sự thay đổi hoàn cảnh sống này, nó vẫn tiếp tục thái huênh hoang, coi trời bằng vung, cất tiếng kêu ồm ộp của mình để dương oai. Và kết quả của nó là bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. con trau đi qua chỉ là một sự vo tình nhưng nếu nó để ý xung quanh, không quá đề cao mình thì kết cục của nó đã không bi thảm như vậy.
Câu chuyện tuy ngắn nhưng chứa đựng những bài học sau sắc về cuộc sống. truyện nhắc nhở chúng ta, môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế sự hiểu biết xung quanh của con người. Và khi sống lâu trong một môi trường như thế, với một sự hiểu biết nông cạn, con người dễ sinh ra tâm lý chủ quan, kiêu ngạo.
Chính sự kiêu ngạo, chủ quan này sẽ khiến con người phải trả giá đắt trong cuộc sống. Vì vậy, dù sống trong môi trường nào chúng ta cũng phải có thái độ học hỏi, không ngừng tìm tòi, khám phá để nâng cao tầm hiểu biết, nhất là khi thay đổi môi trường sống, chúng ta phải biết kiềm chế cái tôi cá nhân, có thái độ khiêm tốn.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 13
Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ đem đến sự giải trí cho người đọc mà truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng còn mang đến một bài học ý nghĩa cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì.
Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện dân gian xưa kia, mượn hình ảnh các con vật, sự vật nhằm nói bóng gió ám chỉ về chuyện con người với ý nghĩa răn dạy vô cùng sâu sắc, chính vì thế nó không chỉ là câu truyện ngụ ngôn được truyền từ đời này sang đời khác mà nó còn trở thành một câu thành ngữ của dân ta.
Từ câu chuyện của chú ếch nhỏ sống dưới cái đáy giếng nhỏ hẹp quá lâu đến mức chú ta nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh mình chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất rất nhỏ của cuộc sống, của môi trường ben trên kia.
Chính vì được làm chúa tể tại nơi mình sống, với các thần dân là những con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng ộp ộp của chú ếch đã khiếp sợ mà chú đã trở nên kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào không hay. Tính cách ấy ăn sâu vào ếch, ếch coi trời bằng vung, chủ quan, khinh đời vì nghĩ rừng mình là to lớn nhất. Đến một ngày khi trời mưa lớn, dòng nước dềnh lên đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng mà ếch vẫn sống trước kia và nó vẫn nghĩ mình là chúa tể của nơi này.
Chính từ câu truyện nhỏ đó với nghệ thuật ẩn dụ khéo léo của tác giả dân gian mà mang đến bài học về cách nhìn nhận thế giới xung quanh cho con người, ngoài ra câu truyện cũng nhằm phê phán những người có thói huênh hoang, khoác lác, từ đó khuyên răn những con người đó bỏ tính cách ấy đi, mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Chính vì sự kiêu ngạo, không cẩn thận và không coi ai ra gì như vậy đã khiến nó bị một con trâu giẫm bẹp.
Tuy câu truyện ngụ ngôn ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, được chia làm 2 phần rõ rệt với một phần nói về trình độ và cách sống của ếch phần 2 chính là hậu quả mà cách sống đó mang lại từ đó đem đến bài học ý nghĩa cho mọi người. Tác giả dân gian khéo léo đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Qua câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng chúng ta có được một bài học đó là không nên có thói kiêu ngạo không coi air a gì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con người phải không ngừng học hỏi vì ở đời còn rất nhiều những thứ chúng ta không ngờ tới nếu không ngừng mở mang tầm hiểu biết của mình thì sẽ chuốc lấy những thất bại và hậu quả nghiêm trọng.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 14
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu truyện hay nhằm giáo dục con người ta về cách sống, cách suy nghĩ đối với mọi sự vật, hiện tượng và đặc biệt là cách xử sự với con người ở trong cuộc sống. Câu chuyện cũng chính là lời cảnh tỉnh đối với rất nhiều người: đừng nên quá dương dương tự đắc, coi thường người khác mà sau này sẽ rước họa cho bản thân.
Câu chuyện kể về một chú ếch suốt đời chỉ sống trong một chiếc giếng khô. Chú ta rất tự đắc vì khi ở trong giếng, chú ta được coi là bá chủ của cả giếng. Không một loài vật nào dám đắc tội với ếch ta. Chỉ cần chú dương võ của mình ra thì mọi sinh vật đều nằm im thin thít. Chính vì vậy mà ếch ta oai lắm, không sợ bất kỳ ai cả. Và cũng thế mới có câu chuyện, một hôm ếch ta nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời qua miệng giếng tròn thì khoái chí lắm: hóa ra bầu trời cũng chỉ bằng cái giếng này.
Ếch ta bèn suy nghĩ rằng, nếu ta ở giếng này đã là bá chủ thì chẳng có lẽ nào, ta lại không thể trở thành bá chủ của cả thế giới ngoài kia. Một ngày, trong một trận mưa lớn, nước trong giếng đầy và ếch cũng được thỏa lòng của mình, ra ngắm cái bầu trời: “to bằng cái miệng giếng”. Nhưng sự thật thì lại làm ếch ngỡ ngàng: mọi thứ đều thật là rộng lớn, đều lạ lẫm và khác hẳn với cái giếng mình đang sống. Nhưng do thói huênh hoang, ếch ta định giơ võ “quèn” của mình ra thì không may bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu chuyện khép lại, rất nhiều người sẽ có những tiếng cười sảng khoái vì cái thói tự đắc của ếch đã bị trả giá bằng một màn dẫm bẹp của trâu. Nhưng đó cũng chính là điều khiến cho nhiều người phải ngẫm nghĩ. Thật sự cái thói tự đắc của ếch là do ếch ta không hiểu biết gì về thế giới bên ngoài “coi trời bằng vung”. Do chỉ sống trong cái giếng, do không được tiếp xúc hay ra khỏi cái giếng mà mọi thứ bên ngoài đối với ếch chỉ là tưởng tượng. Cái thói tự đắc đó còn do ếch tưởng mình có thể đánh bại mọi loài trong giếng thì không có lẽ gì những loài vật ngoài kia ếch lại sợ. Và đó cũng chính là điểm yếu khiến ếch bị trâu dẫm bẹp.
Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy được, ông cha ta đã gửi gắm vào đó một bài học sâu sắc, không nên tự đắc, coi mình là nhất là bá chủ mà coi thường những điều khác, bởi vì chắc gì bạn đã giỏi hơn người ta, chắc gì bạn đã biết nhiều hơn người ta. Vậy đừng nên tỏ ra mình giỏi. Người giỏi là người biết khiêm tốn, chứ không phải là người thích khoe khoang. Đừng để người khác nhận xét ta là “thùng rỗng kêu to”.
Trong cuộc sống này, rất nhiều người giỏi, nhưng họ không bao giờ nói ra. Và chính vì vậy, bạn hãy nên cố gắng học tập thật tốt, tích lũy thêm nhiều vốn kiến thức. Hãy mở mang đầu óc, học tập để biết thêm những tri thức chứ đừng như chú ếch kia, chỉ biết đánh giá phiến diện không có căn cứ để rồi nhận xét rằng: cả thế giới to lớn ngoài kia chỉ bằng miệng giếng tròn – nơi mà chú đang làm bá chủ của cái giếng. Hãy học tập tốt để biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Chính vì vậy, khi chúng ta còn ngồi học trên ghế nhà trường, ta hãy cố gắng học tập thật tốt, tích lũy thật nhiều những tri thức mới để có thể đóng góp sức mình xây dựng đất nước phát triển lớn mạnh. Và chúng ta luôn phải biết khiêm tốn, không được tự đắc, kiêu ngạo, coi thường người khác và phán xét mọi thứ một cách phiến diện để rồi gây ra những hậu quả khôn lường như chú ếch kia.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 15
Trong kho tàng truyện dân gian, bên cạnh truyền thuyết và cổ tích thì truyện ngụ ngôn cũng là một trong những thể loại truyện rất hay và ý nghĩa. Nội dung của những câu chuyện ngụ ngôn thường mượn hình ảnh cỏ cây, loài vật…để nói bóng nói gió chuyện con người, phê phán thói hư tật xấu và đưa ra những triết lý sống. Truyện ngụ ngộ “Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những câu chuyện hay, nổi bật, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không tốt đẹp.
Trước tiên, tác giả dân gian đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, mượn con ếch để ngụ ý nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp. Con ếch trong câu chuyện vốn sống trong một cái giếng. Môi trường xung quanh nó chỉ có những loài vật nhỏ bé như cua, ốc, nhái…Mỗi lần nó kêu “ồm ộp” là các con vật nhỏ bé kia đều hoảng sợ. Bởi vậy nó nghĩ cái thế giới chỉ nhỏ bé như đáy giếng còn nó là “chúa tể”. Chi tiết này ngụ ý nói những kẻ hiểu biết nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, không biết đến thế giới rộng lớn bên ngoài ra sao.
Đặc biệt, nó nhìn lên trên bầu trời tưởng rằng bầu trời chỉ bằng cái nắp “vung” mà thôi. Con ếch luôn nghĩ vậy bởi lẽ nó chưa bao giờ ra ngoài, cũng nhỉ nhin bầu trời qua cái miệng giếng nên lúc nào cũng kiêu căng cho mình là nhất. Hình ảnh con ếch ngồi suốt đời trong đáy giếng nhỏ bé, không đi đâu tới đâu, không biết thế giới bên ngoài có muôn loài cỏ cây, bao nhiêu loài động vật to lớn hơn nó nhiều. Đó là một hình ảnh đặc sắc trong truyện, thể hiện sự khéo léo, sắc sảo của tác giả dân gian trong việc xây dựng tình huống và hình ảnh trong câu truyện.
Không chỉ xây dựng nhân vật với tính kiêu căng, ngạo mạn, có tầm nhìn hạn hẹp mà tác giả dân gian còn cho thấy những người với bản tính như vậy cuối cùng sẽ gặp kết cục đáng thương, không mấy tốt đẹp. Chi tiết đó được thể hiện trong tình huống sau trận mưa to làm cho nước giếng “tràn bờ’. Chú ếch được ra khỏi cái giếng nhỏ bé và tiếp xúc với thế giới bên ngoài rộng lớn. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài bao nhiêu cỏ cây, bầu trời cao lớn không như chiếc vung, nhưng ếch vẫn giữ thái độ sống cũ mà không hề nhận ra thế giới bên ngoài bao la như nào, bầu trời lớn ra sao.
Trong mắt ếch thì bầu trời vẫn bé bằng vung còn nó thì vẫn oai như “chúa tể’. Nó hênh hoang kêu ồm ộp và đi rồi cuối cùng bị con trâu “giẫm bẹp”. Chi tiết chuyện ngụ ý phê phán những người khi được tiếp xúc với môi trường bên ngoài lớn hơn nhưng không chịu thích nghi, không chịu tòi tòi, tìm hiểu và thay đổi bản thân, vẫn giữ cái nhìn hạn hẹp, kiêu ngạo cho mình là số một. Và cuối cùng nhũng người như vậy sẽ nhận một kết cục đáng thương như con ếch trong câu chuyện.
Đọc truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, chúng ta bắt gặp hình ảnh liên quan đến hai câu tục ngữ quen thuộc. Đó là “ếch ngồi đáy giếng” và “coi trời bằng vung”. Hai câu thành ngữ đều rất sâu sắc và có ý nghĩa phê phán và răn dạy người đời bao nhiêu thế hệ. Phê phán những kẻ tự cao, tầm nhìn hạn hẹp, cố chấp không chịu mở rộng tư duy, sự hiểu biết và luôn cho rằng mình đúng. Bên cạnh đó câu chuyện còn răn dạy người đời phải sống sao cho khiêm tốn, hòa nhã và không ngừng học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân mình.
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc, hàm ý sâu sắc và có tính giáo dục cao về triết lý sống ở đời. Truyện đã mang đến một bài học quý báu và bổ ích đối với tất cả mọi người.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 16
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện dân gian nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất bởi những bài học sâu sắc được thể hiện một cách hóm hỉnh, đầy lý thú.
Nhân vật chính của câu chuyện là chú ếch sống lâu ngày trong đáy một cái giếng khô. Xung quanh chú là những loài vật nhỏ bé, tầm thường như cua, nhái, cóc. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp vang cả đáy giêng là những con vật đó lại hoảng sợ. Chính vì thế, ếch nghĩ rằng chú ta là kẻ mạnh nhất, là chúa tể oai hùng của các loại vật khác.
Hàng ngày, chú ngước cổ nhìn lên bầu trời qua miệng giếng. Chú ta nghĩ thế giới ngoài kia cũng chỉ bé nhỏ như chiếc vung. Rồi một ngày, trời mưa lớn, nước ngập giếng, đưa chú ếch ra ngoài. Chú ta vẫn nghĩ rằng thế giới bé nhỏ như miệng giếng, nghĩ rằng các loài vật xung quanh đều sợ sệt chú như cóc, như cua hay nhái bén. Thế là chú cứ vênh mặt lên, nghênh ngang nhảy đi khắp nơi trong tiếng kêu ồm ộp đầy kiêu hãnh. Kết quả chú đã bị một con trâu đi qua vô tình giẫm chết.
Có thể nói, cái chết của ếch là điều sớm muộn gì cũng xảy ra, bởi chú ta quá kiêu ngạo, thiếu hiểu biết và không chú ý tới mọi thứ xung quanh. Vì sống trong giếng lâu ngày khiến tầm hiểu biết của chú bị bó hẹp. Vì tiếp xúc với toàn loài bé nhỏ, nên chú mới tự cho mình là chúa tể và nghĩ không thể có kẻ mạnh hơn. Vì chú nhìn thế giới qua miệng giếng, nên thế giới trong mắt chú chỉ bé bằng cái vung. Vì chú tự tin rằng chú mạnh mẽ, oai hùng còn thế giới và muôn loài xung quanh đều bé nhỏ, sợ hãi chú, nên chú kiêu ngạo, chủ quan, không để ý xung quanh, dẫn tới cái chết thảm.
Mặc dù việc bị trâu giẫm chết là "tai nạn", nhưng nếu ếch không huênh hoang, ngạo mạn mà để ý xung quanh hơn thì tai nạn đó đã có thể tránh khỏi. Chú ếch trong câu chuyện này thực chất cũng chính là một bộ phận không nhỏ những con người không tự ý thức được bản thân mình. Tầm hiểu biết hạn hẹp, nhưng luôn nghĩ mình tài giỏi và tỏ ra hơn người. Mỗi chi tiết trong câu chuyện đều chứa đựng trong đó những bài học thâm thúy.
Phần đầu mô tả cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch trong đáy giếng chính là lời nhắc nhớ tới những con người sống trong một môi trường hạn hẹp, ít sự giao lưu thì tự nhiên sự hiểu biết cũng bị giới hạn. Những người xung quanh tỏ ra sợ hãi, chưa hẳn đã là vì bản thân người đó tài giỏi, mà chẳng qua là vì bản thân những người kia quá tầm thường, yếu đuối. Nếu chỉ vì thế mà ngạo mạn, khi gặp người mạnh hơn chắc chắn sẽ chịu thiệt thòi.
Chi tiết chú ếch nhìn thế giới qua miệng giếng rồi tự tin nghĩ rằng thế giới bé nhỏ, thực chất là sự phê phán đối với những người thiếu tầm nhìn, nhìn cuộc sống một cách phiến diện và đánh giá mọi thứ bằng sự chủ quan của bản thân. Còn chi tiết ếch ra khỏi miệng giếng và bị giẫm chết lại chính là lời cảnh tỉnh cho những ai không chịu thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường mới. Nếu bước đến một môi trường mới mà bạn vẫn giữ thói quen, cách sống cũ thì khó có thể tồn tại được.
Ngay này, "Ếch ngồi đáy giếng" đã không còn là một câu chuyện ngụ ngôn đơn thuần nữa mà còn là một thành ngữ phổ biến, dùng để ám chỉ những con người nông cạn và tự cao. Cái thú vị của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" chính là gửi gắm tới con người bài học nhân sinh sâu sắc một cách ngắn gọn và lý thú. Sự tự cao, tự đại, nhìn đời bằng nửa con mắt hay coi trời bằng vung mà không chịu trau dồi, nâng cao hiểu biết, không chịu thay đổi và hoàn thiện bản thân thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 17
Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Nơi sống là đáy giếng, một nơi chật hẹp, tối tăm, khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường: Vài con nhái, con cua, con cóc mà thôi. Môi trường sống ấy, quan hệ "cộng đồng" ấy nơi "vương quốc" đáy giếng đã làm cho ếch hợm mình, tự phụ, kiêu căng.
Tiếng kêu của ếch chỉ "Ồm ộp" trong đáy giếng, nhưng lũ cua cáy, ốc nhái thì "rất hoảng sợ". Vì sống "lâu ngày" trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành "bệnh" trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà "ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung". Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình "oai như một vị chúa tể". Ếch đã tự ru ngủ mình trong vương quốc "đáy giếng", không phải ngày một ngày hai, mà là đã "lâu nay" ở đời, ai có thể "ngủ trên mãi trong đời chật". Ếch cũng thế thôi. Một trận mưa to đã làm cho nước giếng "dềnh lên tràn bờ". Như một cuộc "mở cửa". Môi trường sống của ếch đã thay đổi. Từ đáy giếng, ếch bò lên, bơi lên bờ giếng, rồi ếch "ra ngoài". Môi trường sống đã thay đổi rộng lớn hơn.
Thế nhưng cách sống của ếch vẫn "quen thói cũ". Thái độ sống vẫn hợm hĩnh, coi thiên hạ bằng nửa con mắt, "ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp". Từ đáy giếng lên bờ giếng và mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ "nó đã nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời"’, ếch vẫn "coi trời bằng vung". Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường.
Trước đây nơi đáy giếng, ếch chỉ biết có cua, ốc, nhái, nhỏ bé mà thôi. Lên mặt đất, môi trường sống thay đổi, quan hệ trong cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, xung quanh ếch là muôn loài, là bàn dân thiên hạ, có những tên "khổng lồ" rất đáng sợ như "con trâu". Thế nhưng ếch vừa "nghênh ngang", vừa chủ quan, "chả thèm để ý đến xung quanh…Cái giá thật đắt mà ếch phải trả đã xảy ra, ếch "đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp!". Đó là một kết cục thật đau đớn và đáng thương!
Trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", hàng loạt ẩn dụ được sáng tạo nên làm cho cốt truyện hấp dẫn, ý nghĩa truyện, bài học luân lý của truyện được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Ngoài ếch còn có nhái, cua, ốc,… và con trâu. Có "đáy giếng" "bầu trời" và "chiếc vung". Còn có cảnh "trời mưa to", và cái chết của ếch bị trâu "giẫm bẹp". Đó là cuộc sống con người, cách sống của con người được nói đến.
Truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" đã nêu lên bài học nhân sinh lí thú, sâu sắc về môi trường sống, quan hệ sống, góc nhìn và tầm nhìn, thái độ sống. Khi môi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. Bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh, tầm nhìn hạn hẹp thì trí năng tầm thường, kiến thức nông cạn đáng thương!
Bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tôn, sáng suốt, không được tự cao, tự đại, hợm mình "coi trời bằng vung", coi thiên hạ bằng nửa con mắt! Nếu cứ sống theo cách "ếch ngồi đáy giếng" thì có ngày phải trả giá đau đớn. Trong ngôn ngữ dân tộc. "Ếch ngồi đáy giếng" vừa là ngụ ngôn, vừa là thành ngữ.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 18
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam truyện ngụ ngôn là một thể loại đặc sắc, đem lại cho người đọc những bài học, những lời khuyên nhủ bổ ích. “Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn có dung lượng ngắn, nhưng để lại cho người đọc bài học sâu sắc, khuyên nhủ con người không được chủ quan, kiêu ngạo phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân.
Nhân vật chính của câu chuyện là một con ếch – một loài lưỡng cư có thể sống cả dưới nước và trên cạn. Trong văn bản, ếch được giới thiệu sống trong một cái giếng, bạn bè hàng xóm của nó chỉ là những con cua, ốc,… nhỏ bé. Bởi vậy nó trở thành con vật to lớn nhất ở đó, cùng với tiếng kêu ồm ộp vang xa khiến các con vật khác đều phải khiếp sợ. Mọi sự hiểu biết của ếch chỉ giới hạn trong khoảng không gian nhỏ hẹp, thế giới bên ngoài với ếch chỉ là chiếc miệng giếng bé bằng cái vung. Bởi vậy, bản thân ếch luôn tự cho mình là chúa tể.
Nhưng năm ấy trời mưa lớn, nước dâng cao đã đưa ếch ra khỏi miệng giếng nhỏ bé chật hẹp. Bản tính vốn là một kẻ kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, lại luôn tự cho mình là nhất nên khi đến một môi trường mới ếch ta vẫn chẳng đề phòng, suy xét tiếp tục giữ tính ngông cuồng như trước. Ếch đi lại nghênh ngang nên đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Đó là cái chết thảm thương nhưng cũng hoàn toàn thích đáng cho những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại luôn hợm hĩnh, huênh hoang.
Câu chuyện đã đem đến cho người đọc những bài học hết sức ý nghĩa. Truyện trước hết phê phán thói chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nhưng lại luôn tự cho bản thân mình là tài giỏi, coi thường những người xung quanh. Không chỉ vậy, truyện con đưa ra lời khuyên bổ ích cho mọi người, nếu muốn giỏi, muốn tiến bộ thì không thể ngồi mãi mới đáy giếng bé nhỏ mà phải vươn ra ngoài thế giới, không ngừng tích lũy tri thức, trau dồi năng lực của bản thân. Mỗi người phải ý thức được giới hạn, điểm yếu của mình và đưa ra những phương pháp vượt qua những giới hạn đó.
Truyện kể hết sức ngắn gọn, cô đọng, súc tích dường như không có bất cứ một chi tiết thừa nào trong tác phẩm. Tình tiết và mạch truyện logic, chặt chẽ. Bên cạnh đó nhân vật ngụ ngôn được nhân hóa cùng với tình huống truyện phù hợp với chủ đề truyện đã tạo nên thành công cho văn bản.
Từ câu chuyện trên, người đọc đã tự rút ra cho mình những bài học khác nhau. Ếch ngồi đáy giếng không chỉ phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang, mà còn đem đến lời khuyên nhủ phải luôn nỗ lực, cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 19
Truyện ngụ ngôn vốn là những câu chuyện đúc kết những bài học vô cùng giá trị của ông cha truyền lại cho đời sau. Đó đều là những lời răn dạy quý báu mà người đời sau cần đọc và học hỏi. Một trong số những câu chuyện ngụ ngôn làm em ấn tượng nhất đó là câu chuyện: Ếch ngồi đáy giếng. Một câu chuyện quen thuộc, đơn giản nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về cách làm người.
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.” Do đã sống lâu ngày trong cái giếng nhỏ, tách biệt với cuộc sống bên ngoài và chỉ tiếp xúc với những con vật nhỏ bé hơn mình nên ếch ta tỏ ra rất kiêu ngạo, bằng chứng là: “Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật nhỏ bé kia rất hoảng sợ.” Trong không gian chật hẹp nơi đáy giếng, ếch ta nghĩ mình là chúa tể, và những con vật xung quanh đều phải khiếp sợ mình. Để rồi ếch tự cho rằng mình là nhất, không loài vật nào có thể chế ngự được nó.
Thế nhưng suy nghĩ đó của chú ếch kia là hoàn toàn sai lầm. Nhờ một cơn mưa, nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ta ra ngoài. Ếch được đến với một thế giới rộng lớn hơn, khác hẳn nơi đáy giếng chật hẹp kia, thế nhưng tính cách của ếch chưa bao giờ thay đổi. Nó vẫn muốn được làm chúa tể và huênh hoang đi lại khắp nơi, cất tiếng kêu ộp ộp. Thế nhưng cũng vì kiêu ngạo, không để ý đến xung quanh mà ếch ta đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều người có tính cách giống như chú ếch kia. Luôn luôn kiêu ngạo, tự cao tự đại, cho mình là hơn người. Thế nhưng, nơi chúng ta đang sống,những người chúng ta vẫn gặp chỉ chật hẹp và hạn chế giống như đáy giếng của chú ếch kia chỉ có vài con cua ốc bé nhỏ mà thôi.
Bài học rút ra từ câu chuyện là dù sống trong môi trường nào thì cũng nên là một người khiêm tốn, không nên kiêu căng ngạo mạn. Vì dù có tài giỏi, có khả năng hơn người thì ngoài kia vẫn luôn có những người có tài năng hơn mình. Và nếu chúng ta tự kiêu như chú ếch kia, rất có thể một ngày nào đó sẽ phải chịu hậu quả “bị một con trâu giẫm bẹp” như vậy.
Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng tuy ngắn nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc, là bài học cho không chỉ thế hệ học sinh chúng em noi theo mà dành cho tất cả mọi người. Đừng kiêu căng, tự phụ, hãy khiêm tốn khiêm nhường không ngừng học tập trau dồi kiến thức, mở mang tầm hiểu biết đừng như chú ếch coi trời bằng vung rồi phải chịu hậu quả nhớ đời.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 20
"Ếch ngồi đáy giếng" là truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lý thú, mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, nói kín đáo về con người.
Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.
Nội dung câu truyện được tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của câu truyện và tâm lí nhân vật để người đọc có cái nhìn chính xác và trả lời câu hỏi: Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.
Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn thời xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ lộng quyền tác oai tác quái, nhũng nhiễu hành hạ, áp bức dân lành.
Trong cái thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là một vị chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, nông cạn, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã trở thành thói quen, tật xấu của nó.
Tác giả dân gian tạo tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả. Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra bên ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi đột ngộtL, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát. Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, cách sống của mình. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu "Ồm ộp". Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 21
Nhiều người nói sự phát triển của Việt Nam đặc biệt. Có người nói là do văn hóa của ta nó thế. Nếu đã nói đến văn hóa và đặc biệt, có nghĩa là "trời sinh ra thế, thế thời phải thế", không thể làm gì được. Có một số người, lạc quan hơn, có quan điểm "biến nhược điểm thành ưu điểm", hy vọng rằng tìm được một việc B mà nhược điểm khiến ta không làm được việc A sẽ khiến ta là việc B tốt hơn người khác. Tất nhiên, hy vọng dù mong manh vẫn đáng khen, và rõ ràng là cũng có những cái B như thế, nhưng hiếm và cũng chẳng ngon lành gì (nên mới tới phần mình).
Tuy nhiên, có những việc nhất thiết phải làm mà lại nói tôi không làm vì tôi không có ưu thế, tôi sẽ chỉ làm những cái tôi có ưu thế, thì có khác nào một anh chàng lập dị, trời lạnh mặc áo may ô, trời nóng quấn khăn phu la, sáng không đánh răng. Đúng là đặc biệt, đúng là tự hào vì không ai làm được như thế. Như đó có phải là một cuộc sống hạnh phúc không thì mới là việc cần bàn.
Sớm muộn chúng ta cũng phải sống, làm việc như những người bình thường, vì cuộc sống không thể chỉ mãi mãi là một sàn biểu diễn trí thông minh, hay một cuộc thi lấy kỷ lục. Toa thuốc "biến nhược điểm thành ưu điểm" chẳng qua là để trị cấp tính dành cho người bệnh chứ không thể là một cách sống bình thường lâu dài. Phương chi tôi ngờ rằng các sự đặc biệt được đổ lỗi cho văn hóa đó, thực ra nó cũng không đặc biệt gì, vốn ai cũng đã từng phải trải qua trong giai đoạn ấu trĩ. Có đặc biệt chăng là trì trệ và tụt hậu trong hoàn cảnh hiếm còn ai vẫn chậm phát triển vừa tự mãn. Chính hoàn cảnh như vậy tạo nên một tâm lý thể hiện bằng một thái độ mang tính bệnh lý "ếch ngồi đáy giếng".
Rất nhiều việc đang bế tắc hiện nay, thay vì vận dụng suy luận bình thường là có thể triển khai tốt, đều có những tiên đề huyền thoại, không quy định trên văn bản nào, không biết lấy từ đâu ra, bẻ gãy mọi lập luận như chơi. Hoặc đơn giản hơn, có những việc trên thế giới, những người phát triển trí tuệ bình thường đều phải làm như vậy. Ở Việt Nam, các hội đồng hùng mạnh, có các giáo sư bằng cấp nghe dọa chết người cũng đọc sách Tây, đi hội nghị Tây, cũng gật gù thông qua những các làm hoàn toàn khác lạ, dù thất bại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sản phẩm thì hàng núi giấy, người đi sau chui vào đó mà chui được ra không bị dị tật suốt đời cũng đã là kỳ quan. Tiếc thay, đó không phải là đặc biệt gì về văn hóa, chẳng qua là bệnh "ếch ngồi đáy giếng" do ấu trĩ pha với tự mãn
Con ếch ngồi dưới đáy giếng rất nhiều lý luận, sử dụng đến phán đoán rất nhiều, nên rất giống người thông minh. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất, người thông minh phán đoán trên tình huống thật, con ếch ngồi đáy giếng, phán đoán dựa trên rất nhiều giả tưởng, đa số không bao giờ xảy ra. Chính vì có quá nhiều giả tưởng (có khác giả thiết khoa học, tuy nhiều người vẫn hay lẫn lộn, một số vô tình, một số khác cố ý), nên nếu có nhiều ếch sẽ tranh luận liên miên theo kiểu ếch ngồi đáy giếng. Có một số tiêu chí để nhận biết các tranh luận của ếch ngồi đáy giếng để khỏi mang tiếng phản dân chủ bóp nghẹt tranh luận. Tranh luận của ếch ngồi đáy giếng luôn đi vòng tròn theo kiểu kiến bò miệng chén, bởi vì trong giếng các vấn đề cũng chật hẹp như miệng chén. Có thể tranh thủ làm một việc gì đó có ích chừng mười năm như luyện dịch cân kinh, học ngoại ngữ, hoặc lấy tay phải vật với tay trái, thành một công phu trác tuyệt, quay lại bàn tranh luận của ếch thấy câu chuyện vẫn thế, như phim Tàu nhiều bộ, không có tiến triển gì, bàn bàn và bàn tiếp, chẳng ra ngô khoai gì. Thời Trung cổ ở phương Tây cũng có vô thiên lủng các vấn đề kiểu như thế, nào là việc luyện vàng, nào là sự tồn tại của ê te, động cơ vĩnh cửu,... tạo ra hàng tấn lý luận, phép ngụy biện, siêu hình học mà không phải trí tuệ thông thường nào cũng có thể hiểu, cũng đầy rẫy tự mãn. Không có gì mới lạ.
Một đặc điểm khác của ếch ngồi đáy giếng là rất khinh bỉ, ghét những lý luận đơn giản hướng tới thực tế. Bởi vì dù là ếch, trực quan mách bảo chính những lý luận tầm thường, thực tế dựa trên lương năng sẽ đập vỡ mớ lý luận phức tạp của ếch ngồi đáy giếng. Chính Lệnh tôi nhiều lần cũng phải thừa nhận mình không đủ chữ nghĩa, và không đủ năng lực theo dõi các lược đồ logic phức tạp của các học giả ếch ngồi đáy giếng. Sự khinh rẻ đối với thực tế bên ngoài miệng giếng là vũ khí vô song của ếch ngồi đáy giếng, bởi vì nó sẽ đập tan mọi câu hỏi nghi ngờ về phương pháp luận của ếch, buộc những kẻ phản biện rơi vào mê hồn trận của ếch. Phải nói theo kiểu ếch, lập luận như ếch, tư duy được như ếch, thì ếch mới nói chuyện. Học xong được lý luận của ếch thì cũng đã tàn đời hoa, mong gì tìm được lối ra.Kiến thức hạn hẹp của ếch không phải là điều đáng giận. Làm sao có thể giận được hoàn cảnh không may. Cái đáng giận là ếch không muốn ra khỏi giếng khi có điều kiện và tìm cách ngăn trở những con ếch khác mưu toan bò qua miệng giếng. Lý luận của ếch là người ta cũng sống tốt phát triển tốt dưới đáy giếng như mình. Có biết đâu, người ta cũng bắt đầu đả phá cái thói "không đàm ngộ quốc" của ếch.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 22
Bằng giọng điệu chế giễu, châm biếm mà tác giả vạch ra cho độc giả là một trong những thành công của câu chuyện “ ếch ngồi đáy giếng”. Mượn hình ảnh con ếch kiêu ngạo, coi trời bằng vung, chủ quan, tự mãn để khắc họa hình ảnh những con người như thế trong thời đại xưa và nay.
Xuất phát từ chuyện “ếch ngồi đáy giếng” là từ 2 vấn đề. Đầu tiên, lúc đang ở dưới giếng, ếch ta kiêu ngạo, coi mọi thứ xung quanh nó đều bé nhỏ như cua, cá, tôm, nó chỉ cần kêu một tiếng ồm ộp thì chúng đều thi nhau bỏ chạy tán loạn nên lúc nào nó cũng tự cao tự đại, huênh hoang, xem thường mọi thứ xung quanh ngạo mãn nhưng rồi sau một cơn mưa to, nó bỊ tràn lên khỏi mặt giếng, lúc đó mọi thứ đối với nó thật khác lạ, nó rộng lớn quá so với mức tưởng tượng của nói, đang trong lúc thất thần chưa định hình được gì thì nó bị con trâu của người nông dân đi qua giẫm bẹp dí và dĩ nhiên là chết, việc mà ếch ta bị trâu dẫm chỉ là sự tình cờ thôi nhưng dù sao nếu nó chịu khó quan sát, không huênh hoang thì chắc số phận của nó đã khác.
Bài học rút ra và ý nghĩa cuộc sống từ truyện “ ếch ngồi đáy giếng” là: nếu bạn sống trong một môi trường học tập và làm việc hẹp hòi và nhỏ bé, không có sự kết nối, giao lưu với bên ngoài khiến tầm nhì và sự hiểu biết của chúng ta dần trở nên hạn hẹp và thiếu tính chiến lược trong mọi vấn đề. Nếu cứ tiếp tục sống lâu dài trong thế giới như thế thì sớm hay muộn bạn cũng trở nên kiêu ngạo, tự mãn vì tầm hiểu biết nông cạn, không xem ai ra gì, tự đắc tự cao luôn xem mình là giỏi, cái gì cũng biết, nhưng cuộc đời mà “núi cao còn có núi cao hơn”. Chính cái sự kiêu ngạo và tự mãn đấy khiến chúng ta sẽ phải trả giá quá đắt, thậm chí cả mất mạng giống như chú ếch trong câu chuyện.
Vì thế, dù sống trong môi trường nào đi nữa, “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” chúng ta phải không ngừng học hỏi và nâng cao vốn hiểu biết của mình hơn nữa, như thế mới đáp ứng được nhu cầu và đón nhận mọi thách thức của cuộc sông này.
Khi thay đổi lĩnh vực và nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi sang một hướng khác thì phải hết sức thận trọng, không cho phép mình chủ quan để không bị vấp ngã trên con đường mà mình lựa chọn.
Sử dụng thể loại truyện ngụ ngôn để nói lên quan niệm về đạo lý làm người, triết lý sống được tổng kết vào trong sự tích. Trong truyện ếch ngồi đáy giếng để chỉ những người huênh hoang, tự mãn, luôn coi mình à giỏi, có thể làm được tất cả mọi việc, nhưng khi bắt tay vào thì ai không làm được gì khi đó lại trốn tránh trách nhiệm.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 23
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng cho ta những cảm nhận rất sâu sắc về cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì.Trong mắt ếch, bầu trời kia chỉ bé bằng cái vung bởi nó sống trong miệng giếng, hằng ngày nhìn lên nó chỉ thấy một khoảng trời qua miệng giếng mà thôi, và rồi, khi những con vật nhỏ bé như có, nhái khi nghe tiếng ếch kêu ồm ộp đều phải sợ hãi. Từ cái nhìn hẹn hẹp của ếch về giới đó ếch tự cho mình chính là chúa tể muôn loài, hống hách, ngạo mạn. Nó tự nuôi trong mình những ảo tưởng như thế do môi trường sống mang lại cho đến một ngày nước trong giếng dâng lên đưa nó ra một thế giời khác rộng lớn hơn gấp trăm ngàn lần thế giới nó từng sống trước đây. Nhưng nó không hề ý thức được sự thay đổi hoàn cảnh sống này, nó vẫn tiếp tục thái huênh hoang, coi trời bằng vung, cất tiếng kêu ồm ộp của mình để dương oai. Và kết quả của nó là bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Ế chết không phải do con trâu, mà ếch chết bởi chính sự huênh hoang, ngạo mạn của chính bản thân mình. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Dù cho có ở bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ nên ngạo mạn, ta đây. chủ quan, kiêu ngạo. đồng thờ chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống để mở rộng hiểu biết, tích lũy thật nhiều kiến thức để bản thân mình không bao giờ có cái nhịn hạn hẹp về thế giới này cả.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 24
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 25
Qua câu truyện Ếch ngồi đáy giếng cho thấy sự nhìn nhận đánh giá bên ngoài nhỏ hẹp qua cái miệng giếng của ếch rất sai lầm, truyện phê phán những người kiến thức hạn hẹp mà lúc nào cũng tự xưng mình là giỏi từ đó khoác lác, tự cao tự đại.
Câu chuyện còn có ý khuyên chúng ta nên cố gắng học hỏi bởi kiến thức là vô tận, sự học hỏi sẽ giúp bản thân thêm hiểu biết và nếu có giỏi cũng không nên kiêu ngạo.
Truyện chia làm 2 phân với phần đầu kể về hoàn cảnh sống của con ếch. Phần sau về cái chết thảm của ếch bởi luôn cao ngạo, chủ quan. Cái chết này giúp người đọc hiểu thêm nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.
Mỗi người trong chúng ta cần học rất nhiều. Không chỉ học ở trường mà học tập nhiều điều trong cuộc sống, xã hội bên ngoài. Ngoài trường học thì trường đời là bao la về tri thức và kinh nghiệm. Bản thân chúng ta nên tự khắc phục hạn chế và học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm để có được tầm nhìn sâu rộng, sự kiêu ngạo bao giờ cũng khiến con người trả giá đắt.
Cái chết của ếch cũng là lời khuyên giá trị cho một số đối tượng luôn sống khép không thu nhận điều mới trong cuộc sống sẽ có kết cục xấu hoặc bị cô lập trong xã hội.
Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và chú ếch chúng ta nên thay đổi con người ngay. Tiếp tục trao dồi và học hỏi kiến thức trong trường lớp và những xung quanh. Mặc dù có kiến thức nhưng không nên kiêu căng, hống hách chắc chắn sẽ nhận cái kết tốt đẹp. Ngược lại tự cao tự đại, coi trời bằng vung chắc chắn sẽ bị trừng trị đích đáng.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 26
Từ câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch sống nơi đáy giếng, em chợt nhận ra bài học vô cùng ý nghĩa mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Cũng chính sự hống hách, ta đây nên khi ra đến thế giới bên ngoài miệng giếng, ếch ta càng hống hách hơn, nó nghĩ mình là bá chủ như những ngày ở giếng sâu nhỏ bé của nó. Và rồi chuyện gì đến cũng đên, cái giá nó phải trả quá đắt, đó chính là cái chết, bị một con bò dẫm chết. Thế nên ý nghĩa của câu chuyện rút ra cho chúng ta chính là dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 27
Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn là một thể loại truyện dân gian được mọi người ưa thích. Ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo về chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy chúng ta bài học nào đó trong cuộc sống. Kho tàng truyện ngụ ngôn trên thế giới cũng như ở nước ta vô cùng phong phú, đa dạng. Người kể chuyện ngụ ngôn bằng văn xuôi nổi tiếng từ xa xưa là Ê-dốp, nhà văn Hi Lạp sống ở thế kỉ VII – VI tr CN.
Trong thế kỉ XVII, ở Pháp có nhà thơ La Phông-ten chuyên kể chuyện ngụ ngôn bằng thơ. Các truyện ngụ ngôn Việt Nam thường được kể bằng văn xuôi, do nhà văn hoá Nguyễn Văn Ngọc (đầu thế kỉ XX) và nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu sưu tầm, kể lại. So với truyền thuyết và cổ tích, truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn hơn. Mỗi truyện được kể nhẹ nhàng, giản dị, nhưng hấp dẫn, toát ra những lời khuyên bảo, răn dạy thật thấm thía. Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về một chú ếch huênh hoang, cứ tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “Ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng “bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình.
Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “Ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói. Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.
Chao ôi ! Chú ếch hư đốn kia đã phải trả giá, một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Những thành ngữ “Coi trời bằng vung”, “Ếch ngồi đáy giếng” mà chúng ta thường được nghe nhiều người nói, phải chăng bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn này và cũng ngụ ý phê phán, răn dạy tương tự. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người.
Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người. Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thấy bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ.
Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành. Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.
Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả. Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể. Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát. Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp. Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 28
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật . Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thấy bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.
Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu ồm ộp vang động, các loài vật kia đều hoảng sợ.
Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thì âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gì thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.
Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nên tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.
Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.
Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trời thì bát ngát.
Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng ồm ộp.
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan, kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 29
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của dân tộc ta, có nhiều câu chuyện hài hước, châm biếm, sâu cay nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống con người. Trong số đó truyện “ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Tác giả đã mượn hình ảnh của một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống nông cạn của con người hiện nay.
Câu chuyện kể về cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng sau khi ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Chú chỉ nghĩ bầu trời bé bằng cái vung, các con vật sống cùng với nó như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần kêu lên một tiếng đã đủ làm chúng hoảng sợ. Vì thế, nó dần trở lên tự cao và nghĩ mình là chúa tể. Nhưng nó đâu biết rằng, nếu bước ra khỏi miệng giếng, nó chỉ là một sinh vật nhỏ bé mà thôi. Đó chính là thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận. Chính điều kiện sống đã hình thành lên lối sống và suy nghĩ lệch lạc đó.
Một lần, trời mưa cao, nước dâng, ếch rời khỏi miệng giếng, cuộc sống bấy giờ mới kiến chú ếch hoang mang. Nhưng với tính cách kiêu ngạo, ếch không học hỏi về thế giới mới, nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó. Vậy nên đi lại hiên ngang và kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không để ý xung quanh. Do đó, ếch đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Đó chính là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo. Nếu ếch chịu học hỏi và tìm tòi thì đã không gặp tai họa như vậy.
Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện của loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải theo một chiều nhất định. Đó là lối sống cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giếng này vậy.
Như vậy chỉ với một vài tình huống trong truyện đã gợi nhắc và thức tỉnh những con người có lối sống thu hẹp bản thân, sống không quan tâm đến người khác. Cuộc sống ngày càng hiện đại, cần phải biết hòa nhập, hòa đồng với mọi người. Chúng ta cần đánh gá mọi việc bằng cái nhìn tổng quát chứ không bằng cái nhìn phiến diện như thế.
Câu chuyện ếch ngồi đáy giếng đã mang lại nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường bé nhỏ, hạn hẹp sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết của bản thân. Từ đó trở lên nông cạn, dễ chủ quan kiêu ngạo. Chúng ta cần mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh, chịu khó tiếp thu và tìm tòi những cái mới để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc như chú ếch ở trong câu chuyện.
Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cái nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở lên lạc hậu và bị đẩy lùi ra phía sau.
Ông cha ta dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôài ” chúng ta cần học tập, trau dồi vốn sống, tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu để có được kết quả tốt trong cuộc sống.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 30
Truyện ngụ ngôn là thể loại vô cùng đặc sắc mà nhân dân để lại cho thế hệ sau, trong số những tác phẩm vô cùng đặc sắc thì nổi bật lên là tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với hình ảnh chú ếch qua những không gian khác nhau, qua những tình tiết hài hước, châm biếm mà không kém phần ý nghĩa đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau.
Những suy nghĩ mà chú ếch có được là do chính sự vật xung quanh, khung cảnh, môi trường sống đem lại, khi sống dưới đáy giếng, bầu trời qua con mắt của chú ếch thật nhỏ bé, thật đơn điệu, bầu trời cao chót vót đó chỉ nhỏ bé như cái vung, để rồi trong suy nghĩ của chú ếch đã hình thành nên những khái niệm riêng biệt, những nhận định qua cái nhìn đó.
Bầu trời mà chỉ nhỏ bé thế thì chú ta đây đâu có phải lo sợ điều gì, vì vậy mà trong không gian chật hẹp dưới cái giếng chú ta tự phong cho mình là chúa tể, không phải kiêng nể, run sợ trước bất cứ điều gì. Và hình ảnh đó cũng phản ảnh một cách chân thật những con người đang sống trong chính xã hội hiện tại, những con người đang chìm đắm trong suy nghĩ bản thân là nhất, đặt cái tôi cá nhân quá cao để không coi những người xung quanh ra gì, sống chỉ biết tới bản thân, sống với lượng kiến thức hạn hẹp, sống với kinh nghiệm mỏng manh nhưng lại ảo tưởng về bản thân quá mức. Hơn nữa hình ảnh đó còn ngầm phê phán những con người thiếu hiểu biết nhưng luôn muốn thể hiện, hay khoác lác, đặc biệt là tự cho ý kiến của mình là đúng, không nhìn nhận ý kiến, góp ý của người khác mà sửa đổi.
Bên cạnh hình ảnh chú ếch trong đáy giếng thì cái hay của tác phẩm chính là đẩy nội dung lên cao trào khi cho chú ếch thoát khỏi cái khung cảnh chật hẹp, nhỏ bé đó. Một ngày mưa gió chú ếch được theo dòng nước ra ngoài thế giới rộng lớn ngoài kia, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược, tất cả mọi thứ từ bầu trời tới những sự vật xung quanh đều vô cùng rộng lớn, bầu trời bây giờ không còn là cái vung như chú ta từng nghĩ mà là một khoảng không gian vô tận không có điểm dừng, nhưng điều đáng nói ở đây là khi được tận mắt chứng kiến những thứ mà chú ta chưa từng được thấy trước đây cũng không thể làm thay đổi bản tỉnh ở sâu bên trong chính bản thân chú ếch, cái thói huênh hoang đó vẫn không thể bỏ dù những điều mới lạ đã thực sự hiện ra, tính tình coi thường tất cả những điều xung quanh vẫn diễn ra, để rồi điều mà chú ta nhận được là cái chết “bẹp dí” dưới chân trâu.
Cũng từ hình tượng đó mà gợi ra cho con người rất nhiều điều, là một bài học cho những ai đang có lối sống tiêu cực cần phải thay đổi, hình tượng đó nhắn nhủ tới mỗi người hãy thay đổi bản thân, thay đổi cách sống, đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà mỗi người đang thiếu và những kiến thức, kinh nghiệm đó là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa đối với mỗi người. Đặc biệt trong hình tượng cuối là cái chết của con ếch cũng chính là lời cảnh tỉnh đối với những người không có sự thay đổi trong lối sống khép mình, không chịu tiếp thu sẽ phải chịu một cái kết không mấy tốt đẹp, hơn thế nữa còn là bài học về sự khó khăn trong cách thức thay đổi, suy nghĩ mà mỗi người có, vì môi trường xung quanh đã tác động mạnh mẽ tới tính cách, đã xây dựng nên lối sống sâu bên trong mỗi người nên việc thay đổi là vô cùng khó khăn và cần thời gian.
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện vô cùng ý nghĩa để lại nhiều bài học quý giá đối với con người về cách nhận thức sự việc, cách thay đổi bản thân và lối sống mà mỗi người cần có được.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 31
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bả hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất cạn hẹp nhưng lúc nào cũng huyênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Những người trẻ, ít kinh nghiệm, hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quí báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố găng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù thế nào tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 32
Ếch ngồi đáy giếng không chỉ là một câu thành ngữ quen thuộc mà còn là nhan đề của một câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Thông qua câu chuyện về một chú ếch coi trời bằng vung, tác phẩm ngụ ngôn đã để lại những bài học sâu sắc về thái độ sống và làm việc của con người.
Trước hết, câu chuyện thể hiện ý nghĩa về cách giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường sống: dù sống trong môi trường tốt hay xấu, rộng lớn hay hạn hẹp thì con người cũng không được kiêu căng, tự phụ và cũng không được coi thường người khác. Trong tác phẩm, tác giả dân gian đã khéo léo thiết lập mối quan hệ giữa bối cảnh sống và cách nhìn đời của chú ếch. Vì sống lâu ngày trong một cái giếng nên ếch chỉ nhìn thấy và cho rằng bầu trời cao xanh vời vợi chỉ bé bằng cái vung; và dưới giếng lâu nay chỉ có những loài vật nhỏ bé như cua, ốc, nhái sinh sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ làm hạn chế tầm nhìn và thái độ sống của con người. Chính những yếu tố đó đã hình thành nên suy nghĩ thiển cận của chú ếch. Nó nghiễm nhiên phong cho mình là chúa tể muôn loài. Từ suy nghĩ đến hành động và thái độ, ếch vẫn luôn tự cho mình là mạnh nhất. Thông qua cách đánh giá lệch lạc của chú ếch, câu chuyện hàm chứa ý nghĩa khuyên nhủ con người phải giữ thái độ khiêm tốn, không kiêu căng tự phụ dù ở bất cứ hoàn cảnh sống nào.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng còn thể hiện bài học về tinh thần học hỏi. Trận mưa rào đã khiến cho giếng nước bị tràn và ếch ra khỏi giếng. Điều này đã làm cho hoàn cảnh sống của chú ếch bị thay đổi đột ngột, từ phạm vi hạn hẹp đến một không gian rộng lớn. Vậy mà chú ếch vẫn giữ nguyên thái độ sống và không để ý đến sự thay đổi xung quanh và cho rằng bầu trời trên đầu lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã nhìn nhận qua miệng giếng bé nhỏ. Thế giới vô cùng bao la, rộng lớn, bởi vậy chúng ta cần nỗ lực học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình.
Cái chết của chú ếch ở phần kết thúc câu chuyện chính là kết quả tất yếu mà nó phải trả giá cho thói kiêu căng, tự phụ. Nếu như nó thay đổi cách nhìn và chú ý quan sát mọi thứ xung quanh hơn nữa thì chắc chắn sẽ không có điều đáng tiếc như vậy xảy ra. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, thói huênh hoang có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, và thậm chí là phải trả giá bằng mạng sống của mình. Bởi vậy, trong cuộc sống, khi thay đổi hoàn cảnh tồn tại, chúng ra cần thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá để thích nghi với mọi vật xung quanh.
Thông qua câu chuyện của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp nhưng luôn kiêu căng tự phụ. Đồng thời Ếch ngồi đáy giếng còn thể hiện bài học mang tính giáo dục sâu sắc về việc học hỏi, quan sát để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 33
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?