Cách làm bài văn thuyết minh hay nhất (8 mẫu)

Cách làm bài văn thuyết minh 1

I. Lý thuyết văn thuyết minh

1. Khái niệm văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu văn thuyết minh

Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

3. Phương pháp thuyết minh:

3.1. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

3.2. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...

3.3. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

3.4. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

3.5. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

3.6. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật...

4. Các bước làm bài văn thuyết minh:

Bước 1:

Xác định đối tượng thuyết minh.

Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết

Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

II. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh

1. Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:

Cấu tạo của đối tượng

Các đặc điểm của đối tượng

Lợi ích của đối tượng

Tính năng hoạt động

Cách sử dụng, cách bảo quản

2. Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:

Nguồn gốc

Đặc điểm

Hình dáng

Lợi ích

3. Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:

Nêu một định nghĩa chung về thể thơ

Nêu các đặc điểm của thể thơ:

Số câu, chữ.

Quy luật bằng trắc.

Cách gieo vần.

Cách ngắt nhịp.

Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

4. Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:

Vị trí địa lí.

Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.

Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.

Cách thưởng ngoạn đối tượng.

5. Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:

Hoàn cảnh xã hội.

Thân thế và sự nghiệp.

Đánh giá xã hội về danh nhân

Lưu ý: Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.

* Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:

Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.

Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.

Cách thức chế biến, thưởng thứ

III. Các dạng đề văn thuyết minh

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món Cơm lam quê em.

Gợi ý:

– Cơm lam là một món ăn dân dã, quen thuộc của người miền núi phía Bắc

– Cách làm: Cho gạo đã vo vào ống nứa (tre) non, cuộn lá chuối hay lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều đến khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng là cơm chín.

Cách thưởng thức: nếu ăn ngay chỉ việc chẻ ống nứa ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp nứa bị cháy chỉ để lại lớp vỏ trắng…

– Hiện nay Cơm lam còn trở thành đặc sản trong nhà hàng, khách sạn.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

*Gợi ý: xây dựng dàn ý chi tiết

1.Mở bài:

Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (hoa đào)

– Xuất hiện vào mùa xuân , trong sự vui tươi, náo nức của ngày tết.

– Hoa đào là loài hoa đẹp, có sức sống mạnh mẽ, có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc- món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt.

2.Thân bài:

– Đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc

– Phân loại các loài hoa: đào bích , đào phai, đào bạch…

– Đặc điểm của hoa:

+ loài cây thân gỗ.
+ Nở vào mùa xuân.
+ Các loại hoa đào:

Đào bích: Có hoa màu đỏ thẫm. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn.

Đào phai: Có màu hồng nhạt, sai quả, sai hoa, thường được trồng để lấy quả. Màu sắc trang nhã, kín đáo.

Đào bạch: ít hoa, có màu trắng và tương đối khó trồng.

– Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.

– Tình cảm gắn bó với hoa đào…

3. Kết bài:

– Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.

– Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.

Cách làm bài văn thuyết minh 2

Cho đề văn sau: "Thuyết minh về chiếc xe đạp "

a. Tìm hiểu đề và tìm ý

Tìm hiểu đề, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.

   Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:

          + Thể loại làm bài ở đây là gì?

          + Đối tượng cần thuyết minh là gì?

          + Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?

-     Đối với thể loại làm bài, ta hãy xem trong đề bài có cụm từ "thuyết minh" hay "giới thiệu".

-     Đổi với đổi tượng cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,...

-     Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.

Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:

a)  Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).

b)  Đối tượng cần phải thuyết minh: '"Chiếc xe đạp" - một phương tiện đi lại thông dụng của con người.

c)  Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,...

Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.

-     Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:

      + Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.

      + Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.

      + Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.

      + Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).

Áp dụng vào đề bài trên, ta có:

-     Đọc kĩ đề bài.

-     Gạch chân từ ngữ, hình ảnh trọng tâm trong đề bài:

Thuyết minh về chiếc xe đạp.

-     Đặt câu hỏi:

    + Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?

    + Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?

    + Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào?

    + Cách sử  dụng nó ra sao?

    + Cách bảo quản nó ra sao?

    + Em có suy nghĩ gì  về nó?


b. Lập dàn bài

Đây cũng là bước làm bài mà học sinh hay bỏ qua vì theo suy nghĩ của người học là "phí phạm thời gian". Khi lập dàn bài, tuỳ theo phong cách học tập của mỗi người mà có cách lập dàn bài khác nhau cho phù hợp. Có người thì lập dàn bài theo kiểu truyền thống (gạch đầu dòng), có người thì lập dàn bài theo dạng sơ đồ tư duy (một phát minh tuyệt vời của Tony Buzan). Dù cho người học có cách lập dàn bài kiểu gì thì dàn bài đó cũng phải có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Ở đây, chúng tôi nêu lại phương pháp truyền thống để người học tiện tham khảo.

LẬP DÀN BÀI

  I. MỞ BÀI

-     Dẫn dắt vào đối tượng cần thuyết minh: là một trong những phương tiện đi lại của con người.

-     Nêu ra đối tượng cần thuyết minh

  II.THÂN BÀI

Cấu tạo của chiếc xe đạp

-     Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.

-     Hệ thống truyền động gồm:

      + khung xe

      + bàn đạp + trục giữa + ổ bi giữa + dây xích + đĩa + ổ líp + hai trục + ổ bi

      + hai bánh trước, sau

-     Hệ thống điều khiển gồm:

      + ghi đông có hai tay cầm xoay được

      + hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm        

      + hai tay cầm

      + bộ phanh

-     Hệ thống chuyên chở gồm:

      + yên xe

      + dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng

     2.Đặc điểm của xe đạp và cách sử dụng

-      Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ố líp, khi ổ líp quay mội vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.

-     Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.

3. Ích lợi của xe đạp

-     Là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn.

-     Không gây ô nhiễm

-     Là một cách vận động cơ thể rất tốt.

III. KẾT BÀI

-     Là một người bạn thân thiết của con người.

-     Dù trong tương lai, nhiều phương tiện giao thông có phát triển đi chăng nữa thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu.

c. Viết bài

Đây là thao tác quan trọng - tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Dựa trên dàn bài đã lập, người học cần phân bổ thời gian sao cho phù hợp với các phần. Lưu ý người học một số vấn đề sau:

-     về mặt hình thức: Bài viết phải có đầv đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Không mắc các lỗi thông thường: chính tả, cách dùng từ, câu cú, ngữ pháp, phân đoạn... ý phải rõ ràng, văn viết mạch lạc, trôi chảy.

-     về mặt nội dung: Viết đúng nội dung đề bài, đi đúng trọng tâm nội dung đề bài.

d. Đọc lại và sửa chữa

Đây là thao tác cuối cùng của việc thực hiện một bài văn hoàn chỉnh. Thao tác này giúp ta xem xét được tổng thể bài làm: có cân đổi, đầy đủ  ý, hay bị sai sót gì về các lỗi thông thường hay không, từ đó mà ta chỉnh sửa lại cho phù hợp. Cuối cùng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những bài viết sau.

 Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại chính sau đây:

- Thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng, con vật, loài cây.

- Thuyết minh về một thể loại văn học.

- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).

- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

Ở mỗi loại đều có những đặc trưng riêng về cách thức làm bài, người học cần làm được những vấn đề chính cụ thể sau đây:

 a. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật, loài cây.

Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng, vật dụng thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, người học phải làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,... Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết minh.

Những đề văn minh họa :

VD1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).

VD 2: Thuyết minh về kính đeo mắt.

VD 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

VD 4: Giới thiệu đôi dép lổp trong khảng chiến.

VD 5:  Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

VD 6: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

VD 7: Thuyết minh vẻ chiếc xe đạp.

 VD 8: Thuyết minh về đồng phục học sinh.

VD9: Giới thiệu một đồ dùng trong hộc tập hoặc trong sinh hoạt.

VD 10: Thuyết minh về quyến sách giáo khoa Ngữ văn 8 ,tập một.

DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO

I. Mớ bài

-  Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới thiệu khái quát vè tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày như thế nào...)

II. Thân bài

-     Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi cùa đồ dùng đó.

-     Trình bày các tri thức liên quan đến đối tượng:

       + Nguồn gốc, xuất xứ.

       + Cẩu tạo, các loại của đồ dùng.

       + Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gian

       + Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày.

       + Cách thức sử dụng.

       + Bảo quản.

Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự):

        + Trình tự không gian (Trong - Ngoài, Xa - Gần, Trên – Dưới....)

        + Trình tự thời gian (Trước - Sau. Sớm - Muộn,...)

III. Kết bài

-     Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.

-     Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai.

b. Thuyết minh về một thể loại văn học

Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy, để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn tri thức vê bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,... Những khái niệm này người học sẽ được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách tham kháo, mạng in-tơ-nét,...để tích luỹ vốn tri thức về các thế loại văn học cho mình. Từ đó. người học sẽ có cơ sở vừng chắc để làm tốt bài văn thuyết minh. Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tó các đặc điểm ấy.

Những đề văn minh họa:

VD1: Thuyết minh về một tập truyện.

VD 2: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở những truyện đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO THỂ LOẠI VĂN HỌC

I. Mở bài

-     Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.

II.Thân bài

-     Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.

-     Phạm vi thể loại này thường hay xuất hiện.

-     Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào: bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp...

III. Kết bài

-     Việc sử dụng thể loại văn học này có ý nghĩa gì trong việc thế hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

I. Mở bài

-     Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phấm (tên gọi, nội dung khái quát).

II. Thân bài

TÁC GIẢ

-     Tên gọi, năm sinh, năm mất, quê quán, xuất thân.

-     Ọuá trình sáng tác văn học.

-     Tác phẩm tiêu biểu.

-     Những đóng góp cho nền văn học.

TẢC PHẮM

-     Sự ra đời của tác phẩm trong hoàn cảnh nào.

-     Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 

III. Kết bài

-     Nêu suy nghĩ của em về tác giả, tác phẩm.

-    Khẳng định lại giá trị. ý nghĩa của tác giả, tác phẩm trong nền văn học, nghệ thuật.

c. Thuyết minh về một phưong pháp (cách làm)

Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món đồ chơi...Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ ràng, dề hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sàn phẩm đó.

Những đề văn minh hoạ:

VD Giới thiệu bánh tôm Hồ Tủy.

VD 2: Giới thiệu món chà cá Là Vọng.

VD 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao.

VD 4: Thuyết minh về món trứng đúc  thịt.

VD 5: Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm.

VD 6: Thuyết minh về cách làm món bún riêu.

DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO MÓN ĂN

I. Mớ bài

Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nối tiếng.

II. Thăn bài

-     Nguyên liệu chuẩn bị.

-     Các bước tiến hành chế biến:

+ Sơ chế nguyên vật liệu.

+ Làm chín thức ăn.

+ Bày trí món ăn.

+ Yêu cầu thành phẩm.

+ Cách thưởng thức món ăn.

III. Kết bài

-     Ý nghĩa văn hóa trong món ăn.

-     Bày tỏ tình cảm của em về món ăn.

DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO MÓN ĐÒ CHOI

I. Mở bài

-     Giới thiệu khái quát về món đồ chơi.

II. Thân bài

-     Nguyên liệu chuẩn bị (vật liệu, dụng cụ thực hiện sản phẩm,.,,)

-     Các bước thực hiện sản phẩm.

-     Yêu cầu thành phẩm.

-     Cách sử dụng sản phẩm.


II. Kết bài

-     Ý nghĩa của sản phẩm.

-     Bày tỏ tình cảm của em về sán phẩm.

d. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Thuyết minh về một danh lam thắng cánh là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về danh lam thẳng cảnh đỏ. Trong bài thuyết minh, người học cẩn giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu, bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật, ýnghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương.... Còn nếu đó là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo. nối bật của nó. Để có được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay. thì lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cư sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần chính xác và biểu cảm.

Những đề văn minh họa

VD 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

 VD 2: Giới thiệu danh thắng Hương Sơn                                                  

VD 3: Giới thiệu Hồ Tây.

VD 4: Thuyết minh về chùa Một Cột

DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO

I. Mớ bài

-     Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng.

II. Thân bài

-     Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.

-     Kết cấu, hình dạng của danh thắng.

-     Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.                                                            

-     Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..

III. Kết bài

-     Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa phương.

Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.

Cách làm bài văn thuyết minh 3

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA VĂN THUYẾT MINH

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu tìm hiểu các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội. Một sự vật, một phong cảnh, một con người, một buổi biểu diễn nghệ thuật, một bài thơ, một cuốn sách,… đều khơi gợi à người tiếp xức những mong muốn tìm hiểu bản chất, đặc điểm, nguyên nhân, sự hình thành,… Khi chúng ta đáp ứng những nhu cầu đó, tức là phải tiến hành trình bày, giới thiệu, giải thích. Chúng ta đã sử dụng văn bản thuyết minh.

Những bản hướng dẫn cấu tạo, tính năng, cách dùng và bảo quản một dụng cụ nào đó (máy bơm, quạt điện, ti vi, phích, tủ lạnh,…); những hướng dẫn một cách chế biến một món ăn theo kiểu Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Nga,… ; những hướng dẫn cách làm một đồ chơi cho các cháu thiếu nhi ; hướng dẫn tham quan du lịch đối với một thắng cảnh; trình bày cách làm thí nghiệm, giải thích tiểu sử nhà văn, trình bày về đặc điểm thể loại văn học,… đều là văn bản thuyết minh.

Văn bản thuyết minh khác văn bản tự sự ở chỗ nó không kể sự việc và diễn biến; cũng khác với miêu tả ở chỗ nó không tả tỉ mỉ, chi tiết theo chủ quan của người miêu tả (không nhằm mục đích làm cho người đọc cảm thấy mà chủ yếu là làm cho họ hiểu dược) ; khác với văn bản biểu cảm vì nó cố gắng trình bày một cách khách quan, không bộc lộ tình cảm riêng của người viết ; khác với văn bản nghị luận vì nó trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức,… chứ không trình bày luận điểm, lí lẽ ; văn bản thuyết minh cũng khác với văn bản hành chính – công vụ ở chỗ nó không giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, mà hướng tới việc làm cho người ta hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.

Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được chúng một cách đúng đắn, đầy đủ. Cung cấp tri thức, văn bản thuyết minh đặt mục đích làm cho người ta hiểụ lên hàng đầu, yêu tố cảm nhận hay thưởng thức được đặt xuống hàng thứ yếu. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh yêu cầu chính xác, chặt chẽ, tường minh. Nó không đa nghĩa mà càng đớn nghĩa càng tốt ; tuy nhiên không loại trừ việc thuyết minh hấp dẫn nhờ cách đặt vấn đề, cách nêu tình huống độc đáo và một số biện pháp nghệ thuật khác.

II. CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Tri thức để làm bài văn thuyết minh

Bài văn thuyết minh là bài cung cấp tri thức cho người đọc (người nghe) để họ có thể hiểu, nắm được đặc điểm, bản chất một sự vật, hiện tượng nào đó. Vì thế muốn thuyết minh được mạch lạc, rõ ràng, người viết phải có vốn tri thức nhất định về điều mình viết. Muốn có tri thức, người viết phải trực tiếp tìm hiểu sự vật, quan sát, ghi chép, hỏi những người am hiểu,… Đó là cách tích luỹ kiến thức trực tiếp. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề cần thuyết minh đều đòi hỏi phải đi thực tế và cũng khó mà đi thực tế. Bởi vậy, tri thức cũng có thể tích luỹ một cách gián tiếp thông qua sách vở, thông qua mạng in-tơ-nét,… Cũng có khi phải kết hợp sử dụng các nguồn tri thức với nhau.

2. Quy trình làm bài văn thuyết minh

Bài văn thuyết minh cũng được làm theo quy trình chung của một bài tập làm văn, gồm 4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. Muốn viết được bài văn thuyết minh thành công cần phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho bài viết. Sau khi tìm được ý, phải chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Sau đó là lập dàn ý và viết bài. Trong khi viết, có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

3. Các phương pháp thuyết minh

Đối với bài văn thuyết minh về sự vật, hiện tượng có thể sử dụng những phương pháp thuyết minh sau đây :

a. Phương pháp nêu đinh nghĩa, giải thích

Đây là phương pháp thuyết minh khá phổ biến. Người thuyết minh sẽ xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì, đặc điểm của nó là thế nào. Chẳng hạn, nếu văn bản trữ tình chú ý đến vẻ đẹp của Huế: Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ – Ai vô xứ Huế thì vô (Ca dao) thì văn bản thuyết minh chú ý đến việc nêu vị trí vai trò của Huế : Huế là cố đô của nước ta, là một trung tâm văn hoá, nghệ thuật của miền Trung và cả nước.

Khi nêu định nghĩa hay giải thích, người viết cần chú ý đến giới hạn chính xác. Không định nghĩa quá hẹp hay quá rộng sự vật khiến cho người khác khó hình dung và khó hiểu.

b. Phương pháp liệt kê

Đây là một cách để người viết trình bày những tri thức liên qua đến sự vật, hiện tượng được thuyết minh. Chẳng hạn, thuyết minh về cây dừa, tác giả Hoàng Văn Huyền viết: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... (Ngữ văn 8, tập một, trang 114). Như vậy, tác giả đã liệt kê về sự cống hiến của cây dừa. Trong khi nói về nước dừa, tác giả lại liệt kê những ích dụng của nó: để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm.

Nguyễn Trọng Tạo khi viết về cây chuối cũng sử dụng phương pháp liệt kê : Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng có cái ngon bổ riêng không thay thế được. Người ta có thể chế biến nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép,- mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối,… (Cây chuối Việt Nam)

c. Phương pháp nêu ví dụ

Để thuyết minh, người viết có thể nêu ra một ví dụ có tính chất tiêu biểu. Ví dụ càng độc đáo, càng chính xác và được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ thì sức thuyết phục càng cao. Nói về khả năng, gây bệnh ung thư của thuốc lá, tác giả Nguyễn Khắc Viện (trong bài Ôn dịch thuốc lá) nêu ví dụ : Thấm vào các tê bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ : Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. (Ngữ vãn 8, tập một, trang 119)

d. Phương pháp dùng số liệu (con số)

Thật ra, nêu các con số cũng là một cách nêu ví dụ. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến ý nghĩa của con số. Các con số thống kê tự bản thân nó đã có ý nghĩa lớn, gây ấn tượng mạnh mà không cần phải thuyết minh thêm. Trong bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, G. Mác-két sử dụng việc nêu số liệu rất ấn tượng : Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm : Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trá tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới. (Ngữ văn 9, tập một, trang 18)

e. Phương pháp so sánh

So sánh là một biện pháp nhằm làm cho người đọc, người nghe hình dung rõ , sự vật được nói tới. So sánh là một trong ba thể tiêu biểu để triển khai nội dung của một bài ca dao : phú, tỉ (so sánh) và hứng. Diễn tả vẻ đẹp của cô gái, ca dao viết :Cổ tay; em trắng như ngà – Con mắt em sắc như là dao cau. Ngà làm cho ta cảm nhận được màu trắng cổ tay, dao cau giúp ta cảm nhận được độ sắc của cặp mắt. Nhờ so sánh mà đối tượng được hình dung rất cụ thể, sính động.

Viết về thành phố Sài Gòn ba trăm năm tuổi, muốn nhấn mạnh Sài Gòn vẫn trẻ, Minh Hương so sánh : Sài Gòn vẫn trẻ […]. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà íhay da, đổi thịt (Ngữ văn 7, tập một, trang 168). So sánh ba trăm năm với năm ngàn năm ; Sài Gòn với cây tơ đương độ nõn nà, người đọc thấy ngay là Sài Gòn vẫn trẻ.

g. Phương pháp phân loại và phân tích

Thuyết minh là văn bản dùng cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Có món ăn, có đồ dùng, có danh lam thắng cảnh, có khi là một loài động vật, thực vật. Chính điều này đã đòi hỏi phải phân loại để chọn các phương pháp và cách trình bày phù hợp. Thêm nữa, ngay trong bản thân đối tượng thuyết minh cũng có những Ịoại phức tạp, nhiều bộ phận, nhiều mặt. Vĩ thế phải có sự phân loại, phân tách ra các bộ phận nhỏ hơn để thuyết minh. Ví dụ về một món ăn, người ta thường thuyết minh các phần : Nguyên liệu và dụng cụ chế biến ; Cách chế biến ; Yêu cầu thành phẩm; Cách ăn món đó như thế nào là ngon nhất.

Như vậy, có nhiều phương pháp thuyết minh. Vấn đề đặt ra cho người viết là biết xác định đối tượng, sử dụng phương pháp kết hợp như thế nào để làm rõ đối tượng, làm cho người đọc, người nghe hiểu được đối tượng mà người viết trình bày.

4. Một số kiểu bài vãn thuyết minh

Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Thuyết minh về một loài vật

Thuyết minh về một phương pháp

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Thuyết minh về một thể loại văn học

Thuyết minh về một phong tục, một đồ chơi dân gian

Cách làm bài văn thuyết minh 4

Văn thuyết minh là một trong số những thể loại sử dụng phổ biến trong văn học cũng như đời sống nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe vốn tri thức cần thiết về những sự vật xung quanh, đôi khi đó chỉ là tri thức về những đồ vật gia dụng, những đồ dùng trong trường học, về cách làm một món ăn, hay một thứ đồ chơi nào đó... Tuy nhiên, đứng trước những đề văn thuyết minh khá đơn giản, nhiều em học sinh vẫn không biết cách phải làm như thế nào cho đúng trình tự và thuyết phục người đọc.

Trước hết, muốn làm được một bài văn thuyết minh đúng, các em cần phải chuẩn bị kĩ càng cho mình những kiến thức lý thuyết cơ bản về loại văn bản này, bao gồm:

1. Khái niệm văn thuyết minh: Là kiểu văn bản mang lại cho người tiếp nhận những kiến thức về tính chất, đặc điểm,... mang tính khoa học của sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội.

2. Những yêu cầu của loại văn thuyết minh

- Hình thức trình bày bài văn thuyết minh: Cần rõ ràng, rành mạch, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

- Nội dung bài thuyết minh: Gồm các tri thức khách quan, chính xác, hấp dẫn, có ích cho người đọc/ người nghe.

3. Các phương pháp thuyết minh phổ biến thường được sử dụng

- Phương pháp định nghĩa, nêu khái niệm: Đó là phương thức sử dụng ngôn ngữ để xác định những đặc trưng, tạo nội dung về một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó, mục đích là phân biệt nó với những sự vật, sự việc, hiện tượng khác.

Chẳng hạn: Công dân là những người thuộc về một nhà nước nhất định mà họ mang quốc tịch, nói cách khác công dân là người dân của một nước không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo,... có quyền và nghĩa vụ do Pháp luật nhà nước đó quy định.

- Phương pháp dùng số liệu: Là sử dụng các con số chính xác, có cơ sở khoa học để tăng sức thuyết phục cho bài thuyết minh.

Chẳng hạn: Hành lang La Hán tại chùa Bái Đính bao gồm 500 pho tượng Phật La Hán với những trạng thái khác nhau, được làm bằng đá xanh, mỗi pho cao 2,5 mét và nặng 4 tấn.

- Phương pháp liệt kê: Thống kê, kể lần lượt những biểu hiện, đặc điểm,... của đối tượng theo một trình tự nhất định để giúp người đọc/ người nghe nắm bắt được thông tin một cách cụ thể, rõ ràng.

Chẳng hạn: Phức tạp nhất là công đoạn gói bánh chưng: Đầu tiên, trải lớp lá lót phía dưới sao cho vừa với chiếc khuôn. Tiếp đến xếp lá dong đã được gấp vuông vức vào 4 góc của khuôn, cho một lớp gạo xuống phía dưới, tiếp là một lớp đỗ xanh, hai miếng thịt, đổ thêm một lớp đỗ xanh nữa và cuối cùng là lớp gạo nếp. Sau cùng, gấp gọn gàng lượt lá trên cùng và buộc chặt lạt là hoàn thành việc gói bánh.

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác nhằm làm nổi bật sự khác biệt về đặc điểm, tính chất của chúng

Chẳng hạn: So với núi Aconcagua trong dãy Andes - là ngọn núi cao nhất ngoài dãy Himalaya (với độ cao 6962 mét), thì riêng Himalaya đã có tới hơn 100 ngọn núi cao hơn 7200 mét.

- Ngoài ra, còn một số phương pháp khác sử dụng trong văn thuyết minh như phương pháp nêu ví dụ, phương pháp phân loại, phân tích...

Tiếp theo, cũng giống như những thể loại văn khác, muốn làm bài được bài văn thuyết minh rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, chúng ta cần nắm vững các bước làm bài văn thuyết minh, bao gồm:

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

+ Xác định đối tượng thuyết minh, xác định dạng văn thuyết minh để vận dụng phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Mỗi dạng văn thuyết minh đều có cách làm và nội dung khác nhau, bởi vậy cần linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp thuyết minh.

+ Tìm kiếm và sưu tầm các tư liệu cần thiết cho bài viết, tìm hiểu thật kĩ đối tượng thuyết minh

+ Lựa chọn ngôn từ thích hợp, dễ hiểu để tăng sức thuyết phục cho bài văn

- Lập dàn ý với bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài

- Viết bài văn hoàn chỉnh

Sau đây là một số hướng dẫn cách làm một số đề bài văn thuyết minh chung thường gặp:

Với đề bài là thuyết minh về đồ vật, trong bài viết cần có những nội dung cơ bản: Nguồn gốc xuất xứ; cấu tạo; đặc điểm chi tiết; công dụng; lợi ích của đồ vật; cách sử dụng và bảo quản đồ vật đó.

Với đề bài là thuyết minh về loài vật, ta cần triển khai các những nội dung: Nguồn gốc của loài vật đó; đặc điểm hình dáng; ích lợi.

Với đề bài là thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong bài viết của bạn không thể thiếu các ý chính: Giới thiệu về vị trí địa lí, diện tích, phương tiện di chuyển đến nơi đó; giới thiệu lịch sử hình thành (thời gian, nguồn gốc hình thành, ý nghĩa tên gọi...); những đặc điểm về kiến trúc tiêu biểu; ý nghĩa về lịch sử văn hóa của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đó.

Với đề bài thuyết minh về nhà thơ, nhà văn, danh nhân nổi tiếng, cần sắp xếp trình tự các ý chính: Bối cảnh xã hội; hoàn cảnh gia đình; cuộc đời; sự nghiệp/ những đóng góp tiêu biểu của người đó đối với xã hội/ đối với sự nghiệp chung.

Với đề bài yêu cầu thuyết minh về đặc sản, cần nêu: Nguồn gốc; tên gọi của món ăn đó; đặc điểm, màu sắc, hương vị của món ăn; cách chế biến; cách thưởng thức món ăn.

Với đề bài thuyết minh về cách làm món ăn, các em cần thuyết minh đầy đủ và chi tiết theo trình tự các bước như sau: Nguồn gốc món ăn; nguyên liệu; công đoạn thực hiện chế biến món ăn; yêu cầu thành phẩm; cách thưởng thức.

Với đề bài thuyết minh về thể loại văn học: Nêu định nghĩa/ khái niệm thể loại đó; đặc điểm, đặc trưng thể loại; một số ví dụ minh họa để làm nổi bật thể loại đó.

Cuối cùng, ngoài việc phải làm bài văn thuyết minh đúng, chúng ta cần làm bài văn thuyết minh hay để thuyết phục và thu hút người đọc. Bên cạnh việc trang bị vốn từ vựng phong phú, dồi dào, khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt, bạn cần trau dồi cho bản thân những tri thức đa dạng, sâu rộng về những lĩnh vực khác nhau để có những kiến thức xác thực, tin cậy dành cho người đọc.

Tóm lại, văn thuyết minh cũng giống như những kiểu văn bản khác, đều có những đặc trưng cơ bản. Viết bài văn thuyết minh không khó nhưng nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản chúng ta sẽ thấy khó khăn trong việc trình bày các ý chính khiến cho người khác hoang mang, mông lung và khó hiểu khi đọc bài.

Cách làm bài văn thuyết minh 5

Trước tiên muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, học sinh cần nắm được yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh. Để có thể làm dạng bài này, bạn cần chú ý 2 vấn đề là nội dung và hình thức. 

Nội dung bài văn thuyết minh 

Bài văn thuyết minh bản chất là liệt kê, kể lại, thuyết trình về đối tượng. Nếu chỉ đơn thuần là kể, là liệt kê, bài văn của bạn sẽ trở nên khô khan. Chính vì vậy, với bài văn thuyết minh, bên cạnh các đặc điểm chung của đối tượng, học sinh cần tìm kiếm được nét độc đáo, những thông tin hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Hãy khai thác những nét riêng biệt, những sự đối lập mà chỉ ở đối tượng đó có. Với những khai thác về mặt nội dung tinh tế như vậy, bài văn của bạn sẽ trở nên hấp dẫn người đọc, không bị đi vào lối mòn kể, liệt kê đơn thuần. 

Hình thức bài văn thuyết minh

Nội dung hay cần có sự trình bày hình thức khoa học, độc đáo. Để hình thức bài văn thuyết minh trở nên lôi cuốn, sống động, học sinh cần biết cách kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, miêu tả. Một bài văn thuyết minh có thể kết hợp các biện pháp nghệ thuật sẽ giúp bài văn trở nên hấp dẫn, lời văn sẽ lôi cuốn người đọc hơn. Bên cạnh đó, hãy kết hợp các kiểu câu khác nhau như câu biểu cảm, miêu tả, câu ghép…để tăng tính sinh động cho bài văn.

Cách làm bài văn thuyết minh 6

Kiến thức cơ bản về văn thuyết minh 

Văn thuyết minh là kiểu văn bản trình bày thông tin về các sự vật, sự việc, hiện tượng tự nhiên, xã hội…bằng phương pháp trình bày, giải thích, giới thiệu. Nó có nhiệm vụ cung cấp tri thức giúp cho người đọc, người nghe hiểu về đối tượng thuyết minh. Văn thuyết minh khác hoàn toàn so với các thể loại văn bản như tự sự, miêu tả và nghị luận. Cụ thể, văn bản miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung, cảm nhận về đối tượng. Còn với văn bản tự sự, nó có mục đích kể lại sự việc, nhân vật. Với văn bản nghị luận, nó có vai trò thuyết phục người đọc tin theo ý kiến tác giả thông qua các luận điểm, dẫn chứng. 

Về nội dung của văn bản thuyết minh: các thông tin được thuyết minh phải có tính chính xác, khoa học, khách quan và hữu ích cho cuộc sống con người. Đồng thời, ngôn ngữ thuyết minh phải có tính chặt chẽ, rõ ràng, chính xác và hấp dẫn.

Cách xác định đề văn thuyết minh

Một đề văn thuyết minh bao giờ cũng có cấu trúc 3 phần. Phần 1 nêu rõ yêu cầu kiểu bài văn, thường bắt đầu bằng “trình bày”, “giới thiệu” hay “thuyết minh”. Tiếp đó, bài chỉ ra đối tượng thuyết minh là gì (một vận động viên thể thao, một tập truyện, một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh…). Phần 3 là cách thức trình bày bài văn và một số yêu cầu khác như dung lượng của bài, phạm vi ví dụ…Có thể nói, việc xác định đúng kiểu bài và đối tượng thuyết minh sẽ giúp học sinh tránh lạc đề hay viết lan man không đi vào trọng tâm của bài. 

Bố cục bài văn thuyết minh

Một bài văn thuyết minh có cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Áp dụng kết cấu đó với đề bài “Thuyết minh về chiếc xe đạp”, ta có thể khái quát như sau: 

Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. Ở đây, ta cần giới thiệu, dẫn dắt người đọc hướng đến đối tượng thuyết minh là chiếc xe đạp. 

Thân bài: Trình bày các thông tin về đối tượng thuyết minh. Trong trường hợp này, ta nêu cấu tạo từng bộ phận, nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng của chiếc xe đạp. 

Kết bài: Nêu công dụng và vai trò của đối tượng thuyết minh.

6 phương pháp thuyết minh cần nhớ để bài văn lôi cuốn người đọc

Sau khi đã nắm chắc các kiến thức nền tảng về văn thuyết minh, học sinh cần tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh, áp dụng chúng một cách linh hoạt để có một bài văn vừa đầy đủ thông tin mà vẫn hấp dẫn người đọc. 

Trước hết, có thể thấy một đặc điểm của văn thuyết minh là thông tin trong bài phải có tính chính xác. Vậy làm thế nào để ta có được đầy đủ các đặc điểm, tính chất…của đối tượng thuyết minh. Có 2 nguồn tích lũy tri thức học sinh cần lưu ý. Một là nó đến từ thực tế cuộc sống, từ quan sát, trải nghiệm, phân tích tổng hợp thông tin để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. Đây là nơi xuất phát và kiểm nghiệm độ chính xác của thông tin. Khi đưa những thông tin từ thực tế cuộc sống này vào bài văn thì nó thêm phần sống động và chân thực.

Ngoài ra, sách vở và tài liệu là nguồn thông tin học sinh cần tham khảo. Ta nên dùng nguồn nào cho bài văn thuyết minh? Câu trả lời là phải căn cứ vào đối tượng thuyết minh. Nếu đối tượng là sự vật gần gũi với chúng ta hằng ngày, ta ưu tiên dùng phương pháp quan sát đến từ thực tiễn kết hợp với thông tin tra cứu thêm ở sách vở. Còn với nhân vật đã lùi vào quá khứ (như thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du) thì ta phải sử dụng nguồn tài liệu từ sách vở, báo chí. 

Ví dụ như bài thuyết minh về “cây dừa Bình Định”, tác giả đã giới thiệu đặc điểm, công dụng của cây dừa gắn với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Bình Định. Những tri thức mà tác giả có được xuất phát từ sự quan sát, phân tích thực tiễn cuộc sống, chứ không thể dùng tài liệu để lấy thông tin.

Còn với văn bản “Ôn dịch thuốc lá”, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên những yêu cầu chống nạn hút thuốc lá thông qua cả hai nguồn thông tin trên. Thứ nhất, từ trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, tác giả đã quan sát dưới góc độ của một bác sĩ để thấy được những căn bệnh liên quan đến khói thuốc lá.

Ngoài ra, tác giả còn ở với tư cách người dân quan sát cuộc sống xung quanh cộng đồng mình và nhận ra rằng người hút thuốc lá có ở nơi, nó không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn tác động tiêu cực tới người xung quanh. Thêm vào đó, để bài viết thêm phần thuyết phục, nhiều thông tin đến từ các tư liệu nghiên cứu được nhắc đến. Đó là các cơ chế ảnh hưởng của khói thuốc lá – những tài liệu, kiến thức y học và số liệu những người mắc ung thư mà nguyên nhân liên quan đến khói thuốc lá.

Bên cạnh việc cung cấp những thông tin hữu ích tới người đọc thì để bài văn có sức hấp dẫn, học sinh cần áp dụng nhuần nhuyễn 6 phương pháp thuyết minh dưới đây. 

Phương pháp 1: nêu định nghĩa

Học sinh sẽ đưa ra khái niệm ngắn gọn về đối tượng thuyết minh. Ưu điểm của phương pháp này là làm nổi bật các đặc điểm, bản chất của đối tượng một cách cô đọng. Khi sử dụng phương pháp này, học sinh chú ý nguyên tắc nêu ra loại lớn của đối tượng cần định nghĩa (ví dụ: Huế là một thành phố của Việt Nam) và các đặc điểm phân biệt đối tượng với những sự vật khác cùng loại với nó (ví dụ: Huế là một thành phố của Việt Nam. Nó là một trong những trung tâm về văn hoá – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước). Ngoài ra, học sinh cần tránh lỗi định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay bị trùng lặp. 

Phương pháp 2: liệt kê

Để làm nổi bật sự phong phú, đa dạng và phức tạp của đối tượng cần thuyết minh, ta nêu các mặt, các nhóm đối tượng, thuộc tính…của nó. Ví dụ văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, khi thuyết minh về tác hại của rác thải bao nylon, tác giả đã dùng phương pháp liệt kê tác hại của nó khi bị lẫn vào trong lòng đất, khi thả trôi xuống cống rãnh, ra sông, ra biển…

Phương pháp 3: nêu ví dụ

Học sinh sẽ đưa ra một trường hợp cụ thể, sống động liên quan đến đối tượng cần thuyết minh để trình bày, phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng. Đây là phương pháp phổ biến bởi nó giúp bài văn sinh động, có sức thuyết phục. Trong văn bản “Ôn dịch thuốc lá”, tác giả nêu cách thức hạn chế tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống con người bằng các ví dụ hình thức xử phạt những người hút thuốc ở các quốc gia châu Âu. 

Phương pháp 4: so sánh

Về bản chất, so sánh là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có chung một đặc điểm nào đó nhưng mục đích là làm nổi bật sự khác biệt của đối tượng được so sánh. Ví dụ để thuyết minh về độ rộng lớn của Thái Bình Dương, ta có thể so sánh Thái Bình Dương với tất cả các đại dương còn lại.. Khi dùng phương pháp này học sinh cần lưu ý, phép so sánh ấy phải phù hợp, ấn tượng, trực quan đ người đọc người nghe dễ hiểu, dễ nhớ. 

Phương pháp 5: dùng số liệu

Việc sử dụng phương pháp này khiến cho thông tin về đối tượng thêm khách quan, chính xác, cụ thể và thuyết phục. Khi dẫn số liệu, học sinh cần lưu ý về tính chính xác và sự phù hợp với đối tượng cần thuyết minh. 

Phương pháp 6: phân loại

Phân loại là chia nhỏ đối tượng thành từng đối tượng, nhóm đối tượng nhỏ hơn. Phân tích là tách riêng các đặc điểm, bộ phận của đối tượng để xem xét theo một tiêu chí nào đó. 

Ví dụ: Trong bài Ôn dịch thuốc lá, để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá, tác giả đã sử dụng kết hợp 3 phương pháp: 

Phương pháp so sánh: Sự nguy hiểm do thuốc lá gây ra như những tên giặc. Tác giả còn so sánh tình hình người dân hút thuốc lá ở Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. 

Phương pháp dùng số liệu. Tác giả chỉ ra thực trạng đến bệnh viện K thì mới biết tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch phần lớn là do khói thuốc lá gây nên. 

Phương pháp phân tích. Tác giả chỉ ra tác hại của thuốc lá với cá nhân người hút thuốc và những người xung quanh, với cả cộng đồng. 

Cách làm bài văn thuyết minh 7

1. Tìm hiểu đề


- Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản thuyết minh. Để tạo lập văn bản thuyết minh, cần sử dụng phương thức biểu đạt như thế nào?
- Nội dung cần biểu đạt là gì? Trình bày, giới thiệu, giải thích,… nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kĩ năng gì?

2. Lập dàn ý

a) Mở bài
Nêu đối tượng cần thuyết minh.

b) Thân bài
Nêu cụ thể vấn đề, nội dung thuyết minh theo một trình tự nhất định. Ví dụ: thuyết minh về một đặc sản của quê hương, cần nêu giới thiệu tỉ mỉ về đặc sản đó. (Nếu là một sản phẩm, cần nêu cách chế biến hoặc cách làm).

c) Kết bài
Nêu vai trò, ý nghĩa, giá trị của vấn đề được thuyết minh.

3. Viết bài hoàn chỉnh

4. Gợi ý thực hành

Đề 1: Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường sống.
Gợi ý:

- Cây cối, rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch,… có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta? Nêu dẫn chứng? (Ví dụ: chức năng điều hoà không khí, duy trì sự cân bằng sinh thái, ngăn chặn lũ lụt, lở đất, làm phì nhiêu cho đất, làm giảm sự ô nhiễm môi trường,…).

- Thế nhưng, hiện nay, ở nhiều nơi, loài người chúng ta vẫn đang làm những việc có hại đối với môi trường. Những việc đó là gì? (chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt các loài thú hoang dã, quý hiếm vô tội vạ…).

- Chúng ta phải làm gì để phát huy vai trò của rừng, của cây cối…trong việc bảo vệ môi trường sống? (tuyên truyền tích cực về vai trò quan trọng của rừng, của cây xanh, xử lý nghiêm minh những người vi phạm luật bảo vệ rừng, đồng thời tích cực nghiên cứu để tìm ra những nguồn năng lượng mới, những nguồn nhiên liệu sạch).

Chú ý: Phần quan trọng nhất cần tập trung làm rõ vẫn là vai trò của cây cối, của rừng,…đối với môi trường sống. Có thể thuyết minh bằng lý lẽ nhưng cũng có thể đưa vào bài viết những số liệu tin cậy mà em đọc được trên sách báo hoặc nghe trên đài, ti vi…

Đề 2: Tác hại của ma tuý (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người.
Gợi ý:

- Tác hại của ma tuý, rượu, thuốc lá…đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào?

+ Đối với mỗi cá nhân: Ma tuý, rượu, thuốc lá… làm tổn hại sức khoẻ, giảm sự minh mẫn và năng xuất trong lao động, giảm trí nhớ và tuổi thọ…

+ Đối với gia đình và xã hội: người nghiện trở thành gánh nặng cho gia đình về vật chất và tinh thần. Họ còn gây những ảnh hưởng xấu tới xung quanh: gây ồn ào; gây mất trận tự xã hội; làm nảy sinh các tệ nạn khác một cách nhanh chóng; làm tổn hại sức khoẻ của những người cùng sống trong gia đình hay làm việc trong cùng cơ quan; về lâu dài, con cái của những người mắc nghiện nếu được sinh ra chắc chắn cũng ở trong tình trạng suy nhược,…

- Nhận thức của con người về tác hại của những chất gây nghiện này ra sao? (con người biết khá rõ về tác hại của những chất này nhưng vì một số kẻ tham lợi mà những chất gây hại nêu trên vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới).

- Tình trạng nghiện ngập trong giới học sinh, sinh viên hiện nay ra sao? (khá phổ biến, chủ yếu là đua đòi học theo người lớn).

- Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn  những tệ nạn nêu trên? (tuyên truyền, động viên tích cực người thân, bạn bè để mọi người hiểu rõ tác hại của chúng và tìm cách lánh xa các chất gây hại đó. Thêm nữa, nhà nước cần có biện pháp hạn chế khâu sản xuất. Cũng cần xử lý thật nghiêm minh những người sử dụng chất gây nghiện trái phép, hoặc sử dụng tại những nơi công cộng gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của nhiều người…).

Đề 3: Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
Gợi ý:

- Kinh nghiệm học văn hoặc làm văn đó là gì? (kinh nghiệm học thuộc thơ, kinh nghiệm tóm tắt truyện, kinh nghiệm xây dựng dàn ý, kinh nghiệm mở bài, kết bài, đưa dẫn chứng,…).

- Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm ấy? (Bạn học được điều đó ở đâu? từ sách vở, từ thày cô hay do bản thân tự nghĩ ra và đã thực hiện thành thục nhiều lần? Kinh nghiệm của bạn đã được kiểm chứng hay chưa? Nó đạt hiệu quả thế nào? Thày cô và bạn bè đã đánh giá về điều đó ra sao? Bản thân bạn tự thấy kinh nghiệm đó nếu được phổ biến cho người khác thì có gặp khó khăn trong việc áp dụng hay không? Hiệu quả sẽ thế nào?).

- Phổ biến lại kinh nghiệm đó (trình bày rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng các cụm từ như: Trước hết, bước thứ hai là, cuối cùng,…)

Lưu ý: Bài viết trình bày kinh nghiệm trước hết phải đúng, phải khoa học và ít nhiều phải mang tính khả thi. Tuy nhiên, lời văn trong bài không vì thế mà thiếu đi cảm xúc. Một kinh nghiệm hay được truyền đạt lại bằng những câu văn truyền cảm, chân thực và nhiệt huyết thì càng thu hút và thuyết phục người nghe.

Cách làm bài văn thuyết minh 8

1. Xét ví dụ sau:

Cho đề bài: Lập dàn ý cho đề bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh là Nguyễn Trãi

Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến đối tượng: Cuộc đời, sự nghiệp, vị trí trong nền văn học,...

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài

- Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.

- Dù cuộc đời ông phải gánh chịu nhiều bất hạnh, trải qua nhiều thăng trầm và chết trong oan khuất nhưng ông vẫn để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt

b. Thân bài

* Cuộc đời Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh - Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây.

- Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

- Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

- Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.

- Năm 1439, triều đình ngày càng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

- Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.

- Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.

- Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

→ Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

* Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao:

- Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.

- Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc.

+ Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại.

+ Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

+ Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.

+ Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt, phẩm chất và ý chí ngời sáng.

+ Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):

+ Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cả sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.

→ Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: Yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

c. Kết bài

- Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.

- Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam.

- Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.

2. Kết luận các bước làm baì văn thuyết minh

a. Xác định đề tài

- Xác định rõ đối tượng thuyết minh là ai

- Chú ý cần xác định những vấn đề liên quan đến đối tượng thật rõ ràng, chính xác, đầy đủ

b. Cách lập dàn ý văn bản thuyết minh

Mở bài:

- Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh).

- Yêu cầu:

+ Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh.

+ Thu hút được sự chú ý của người đọc

Thân bài:

- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh.

- Các bước cần làm:

+ Tìm ý, chọn ý.

+ Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh.

Kết bài:

- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh.

- Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.

c. Viết bài hoàn chỉnh

LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Lập dàn ý thuyết minh về một tấm gương học tốt

Gợi ý trả lời:

a. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

b. Thân bài

- Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Thành tích học tập.

+ Lối sống.

+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

- Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

- Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

c. Kết bài

- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng)

2. Thuyết minh về một phong trào của trường

Trả lời:

a. Mở bài

- Giới thiệu về lớp, về trường mình.

- Giới thiệu về các hoạt động nôi bật của lớp (của trường) mình. (Ví dụ: phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao, ...).

b. Thân bài

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào

- Diễn biến của phong trào

+ Bắt đầu

+ Phát triển

+ Kết quả

- Ý nghĩa của phong trào

c. Kết bài

- Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường)

- Những bài học rút ra từ phong trào

- Ý nghĩa của phong trào.