Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 1
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta đã đi qua bao nhiêu khó khăn và gian khổ. Có những điều đã đi cùng năm tháng và lãng quên vào quá khứ. Nhưng có những giá trị luôn theo chúng ta trải qua bao năm tháng và ghi dấu trong tâm trí mỗi con người, mỗi người dân Việt Nam. Cây tre là một biểu tượng, một giá trị thể hiện sự trường tồn, bất khuất của dân tộc trải qua bao năm tháng chiến tranh gian khổ, cây tre vẫn tồn tại uy nghiêm và thiêng liêng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây tre Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc
- Cây tre đã có từ lâu đời, xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử của dân tộc ta từ xưa (chuyện Thánh Giong, cây tre trăm đốt,…)
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ đầu làng, cuối xóm
2. Phân loại tre
Tre có rất nhiều loại, tùy vào vùng miền hay đặc điểm thiên nhiên mà có các loại tre: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng.…
3. Đặc điểm của tre
- Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi
- Tre thường mọc thành từng bụi, từng khóm
- Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt
- Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ
- Tre có lá mỏng và gai nhọn
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
4. Công dụng của cây tre
- Tre được sử dụng làm các đồ vật như: Gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá,
- Vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng)
- Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun.
- Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên).
5. Ý nghĩa của cây tre
- Trong văn hóa dân gian: Tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa:
+ Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
+ Tre già măng mọc
- Trong chiến tranh
+ Từ thời xa xưa thì thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc
+ Ngô Quyền đã dùng tre làm chống đánh giặc
+ Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây tre
Dù đất nước đang trong thời kì phát triển, máy móc hiện đại, thời đại của công nghệ, nhưng cây tre vẫn luôn vươn xa như lớn mạnh cùng đất nước, dù cho thế nào thì cây tre vẫn luôn mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 2
I. Mở bài:
• Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
• Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
• Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi...
2. Các loại tre:
• Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng...
3. Đặc điểm:
• Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
• Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
• Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
• Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
• Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
• Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
• Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
• Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
• Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh...
• Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
• Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
o Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
o Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ...
o Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
o Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre...
c. Trong chiến đấu:
• Tre là đồng chí...
• Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
• Tre xung phong... giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh...
• Tre hi sinh để bảo vệ con người
III – Kết bài:
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 3
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
- Tre có nhiều loại: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
- Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
- Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
- Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
- Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
- Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
- Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
- Làm công cụ sản xuất: Cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
- Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
- Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
- Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: Từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: Điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
- Tre là đồng chí…
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
- Tre hi sinh để bảo vệ con người
III. Kết bài:
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 4
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát và nêu cảm nhận chung về đối tượng thuyết minh: Cây tre.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc của cây tre
- Thuộc tông tre, phân họ tre, thuộc bộ hòa thảo, cùng họ với nhiều loài khác như nứa, vầu, trúc,...
- Thuộc nhóm thực vật thân xanh, có thể sống nhiều năm, còn gọi là cây đa niên và được trồng ở nhiều nơi
b. Phân loại và những đặc điểm chủ yếu của cây tre
- Tre được chia làm nhiều loại khác nhau như tre gai, tre mạnh tông, tre vàng sọc,... và mỗi loại ấy đều có những đặc trưng riêng .
- Những đặc điểm chủ yếu của cây tre:
+ Thân tre:
- Thường cao khoảng 8 đến 10 mét, được chia làm nhiều đốt khác nhau và bên trong thường rỗng
- Màu sắc của thân tre cũng như độ dài của các đốt có thể khác nhau tùy vào từng loại tre.
+ Lá tre:
Dài, mỏng và dẹt, có một đầu nhọn hoắt và thường có các gân lá song song với nhau theo chiều dọc của lá cây
Thường kết lại với nhau thành một chùm gồm 5 lá,
+ Hoa tre: Ít khi nở và nó thường chỉ nở một lần duy nhất vào cuối vòng đời của nó.
+ Rễ tre: Rễ chùm
- Tre không sống riêng rẽ từng cây mà nhiều cây tụ lại với nhau, sống thành từng khóm, từng lũy.
c. Công dụng và ý nghĩa của cây tre trong đời sống con người Việt Nam
- Măng tre là một món ăn ngon, quen thuộc của hàng triệu con người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến ngày nay.
- Tre là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo
- Tre được sử dụng để tạo ra nhiều vật dụng hữu hiệu và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam.
- Trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, tre là vũ khí cùng nhân dân ta đánh đuổi quân xâm lược.
- Tre còn là loài cây biểu tượng cho "cốt cách con người Việt Nam" với nhiều phẩm chất đáng quý và là biểu tượng của làng quê Việt Nam.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về cây tre.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 5
1.1 Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu về cây tre Việt Nam
1.2 Thân bài
*Nguồn gốc cây tre Việt Nam: Cây tre là một loài thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, cây tre đã có từ rất lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống của người nông dân Việt Nam.
*Miêu tả về cây tre Việt Nam
-Hình dáng: Cây tre trưởng thành có thân thẳng đứng, có nhiều đốt tre, phân cách nhau bởi các mấu mắt.
Tre khi mới mọc gọi là măng, có hình tháp, được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ bên ngoài.
Tre gồm một số bộ phận chính như rễ tre, thân tre, cành tre, lá tre.
+Rễ tre: rễ tre thuộc dạng rễ chùm, dày, bện chắc vào nhau và cắm sâu vào lòng đất để giữ cho cây tre đứng thẳng mà không bị đổ gãy.
+Thân tre: thân tre dài, mọc thẳng, màu xanh mướt, chiều dài của một thân cây tre trưởng thành có thể cao đến hơn 5 mét. Cành tre thường mọc ở trên ngọn tre, thường không xuất hiện ở giữa thân cây.
+Lá tre: lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu và khá sắc, mọc tập trung ở phía ngọn tre, mọc dày, tạo thành bóng râm che phủ.
-Đặc tính sống: Tre là loài cây dễ sống, thường sống thành từng bụi, vì vậy thường đứng vững trong gió bão và có thể vươn thẳng lên cao.
Tre thường sống được khoảng từ 13-15 năm tuổi, tùy theo từng loại tre. Tre có hoa nhưng thường rất hiếm và được xem là hiện tượng độc đáo và hiếm gặp trên toàn thế giới.
-Công dụng: Cây tre có nhiều công dụng, là một loài cây hữu ích đối với đời sống của con người Việt Nam trong nhiều thế hệ:
+Trong thời chiến: Cây tre được sử dụng để làm giáo. mác, vũ khí đánh giặc, chính vì lý do đó mà hình ảnh cây tre đã xuất hiện trong câu chuyện dân gian “Thánh Gióng” nhổ tre đánh giặc.
+Trong thời bình: Tre được sử dụng cho nhiều mục đích như trong xây dựng, trong làm đồ gia dụng, đồ trang trí. Những vật dụng được làm bằng tre thường bền chắc, đẹp, vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị sử dụng cao nên được nhiều người ưa chuộng.
*Ý nghĩa của tre:
Trong văn hóa dân gian: Cây tre tượng trưng cho những tâm hồn thanh cao, ý chí kiên cường , ngay thẳng, sức sống phi thường.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước: Tre đóng vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào công cuộc giữ nước của dân tộc, giúp đẩy lùi thế lực xâm lược.
Trong văn học: Tre xuất hiện trong nhiều bài thơ, ca dao, cây tre in một dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Việt Nam.
Trong đời sống con người: Tre còn là loài cây gắn với đời sống tinh thần của người dân Việt. Từ lâu tre đã trở thành biểu tượng của người anh hùng cương trực, những người có đức tính thẳng thắn, trung thực. Tre còn gắn bó với đời sống văn hóa của người nông dân khi, nhiều hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa văn nghệ thường được diễn ra dưới những gốc tre. Lá tre, thân tre khô còn được sử dụng cho mục đích đun nấu ở nhiều làng quê. Cành tre có thể được sử dụng để làm cần câu cá, là một trong những thú vui tao nhã ở nơi thôn dã.
1.3 Kết bài
Khẳng định lại giá trị cây tre trong đời sống của người dân đất Việt. Nêu cảm nghĩ chung về loài cây này.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 6
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng và mối quan hệ giữa cây tre với người dân Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc.
- Tre có từ lâu đời, từ ngày dựng nước và giữ nước. Tre đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử và đã gắn bó với đời sống nhân dân.
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi.
2. Phân loại.
- Các loại tre: hiện nay tre Việt Nam khá phong phú và đa dạng, có những loại tre sau: tre Đồng Nai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn Điện Biên, nứa, mai hay những khóm tre đầu làng.
3. Đặc điểm tre.
- Tre dễ thích nghi với mọi môi trường sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá…
- Tre thường mọc từng bụi, từng khóm.- Quá trình phát triển của tre: ban đầu tre là những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây. Từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai.
- Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng.
- Màu sắc của tre: có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh của tre càng nhạt.
- Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai nhọn và lá. Người ta dùng những cành gai nhọn này bó với nhau để làm hàng rào, làm nơi trú ẩn cho các loài cá…
- Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10 – 15 cm.
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.4. Công dụng của tre.
- Măng tre :
+ Thường được làm thức ăn như : măng chua, măng luộc Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn đã có một cuộc sống dân dã :’’Thu ăn măng trúc đông ăn giá’’ Thậm chí Bác Hồ lúc còn hoạt động tại Pắc Bó.’’Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng’’Chứng tỏ măng là một thức ăn thanh đạm luôn có mặt trong đời sống hằng ngày.
- Lá tre.
+ Thường là thức ăn cho gia súc như: trâu, bò, voi…
+ Có thể dùng để ủ hoa quả.
+ Có thể làm ổ cho gia cầm.
+ Là nguyên liệu đốt.
- Cành tre.
+ Có nhiều gai nhọn dùng để làm hàng rào hoặc làm nơi trú ẩn cho tôm, cua, cá.
- Thân tre : Có rất nhiều công dụng.
+ Tre luôn có mặt trong đời sống hằng ngày, là cánh tay phải của người nông dân khi ra đồng.
+ Trong những ngày Tết cổ truyền: tre được dùng làm cây nêu (treo cờ), những chiếc đu được làm từ tre hay món bánh chưng cũng góp mặt của tre giúp món ăn thêm đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Là công cụ sản xuất : cối xay tre nặng nề quay.
+ Khi đời sống người dân còn khó khăn, tre được dùng làm để đan nhà che mưa che nắng.
+ Tre còn được dùng để chế tạo ra những đôi đũa, rổ rá, cho đến giường tủ… Ngày nay tre là nguyên liệu để làm những vật trang trí trong ngành mây tre đan.
+ Tuổi thơ của trẻ em vùng quê gắn liền với con trâu và rặng tre. Những buổi trưa hè cùng bạn bè chơi đánh chuyền từ những que chắt bằng tre, hay những con diều sáo vi vu trên bầu trời..
+ Trong chiến đấu, tre là giúp nhân dân đánh bại quân thù bằng: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù… tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
+ Tre hi sinh để bảo vệ cuộc sống con người.
III. Kết bài: Cây tre là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Dù đất nước có công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến đâu, cây tre vẫn gắn bó với đời sống nhân dân Việt Nam.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 7
1. Mở bài:
– Từ bao đời nay, cây tre gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam.
– Tre là loại cây có nhiều đặc điểm đáng quý: sức sống mãnh liệt, dẻo dai, sống được ở nhiều môi trường khác nhau
– Tre có nhiều lợi ích đối với cuộc sống của con người.
2. Thân bài;
a) Giới thiệu về nguồn gốc của cây tre
– Cây tre đã có từ lâu đời. Trong truyền thuyết Thánh Gióng đã xuất hiện hình ảnh cây tre. Thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc.
– Cây tre có mặt trên mọi miền đất nước: "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ…”
– Tre có mặt trên các con đường của làng quê Việt Nam.
b) Đặc điểm của cây tre
– Tre rất dễ sống, không kén chọn đất đai, thời tiết.
– Tre không sống riêng lẻ mà luôn mọc thành lũy, thành khóm, thành bụi.
– Rễ tre thuộc loại rễ chùm.
– Thân tre hình ống, rỗng bên trong. Thân có màu xanh lục.
– Tre có nhiều cành. Trên cành tre có nhiều gai nhọn.
– Lá tre nhỏ, mỏng và thon nhọn hình lưỡi mác.
– Tre không ra hoa quanh năm. Cả cuộc đời, tre chỉ ra hoa một lần.
c) Tầm quan trọng và giá trị vật chất, tinh thần của cây tre.
– Trong cuộc sống lao động:
+ Tre là người bạn thân thiết từ bao đời của người nông dân Việt Nam: Cối xay tre nặng nề quay, nghìn đời nay xay nắm thóc…
+ Tre được dùng để làm những đồ dùng hằng ngày trong gia đình người Việt: thúng, mủng, giần, sàng, đũa tre, tăm tre, chõng tre, chiếu tre,…
+ Tre được dùng làm nhà ở một số vùng trên đất nước ta. Nhà tre vừa đẹp vừa mát.
+ Tre được dùng làm đồ chơi cho trẻ em: que chắt chuyền, làm khung diều, làm khung đèn lồng cho trẻ em vui tết Trung thu.
+ Tre tỏa bóng mát cho trẻ em đi học, cho người nông dân nghỉ giải lao trên đường gánh lúa về làng.
– Trong chiến đấu:
+ Gậy tre, chông tre góp phần tiêu diệt quân thù.
+ Tre tạo nên thành lũy để chở che cho con người: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…
3. Kết bài:
– Những đặc điểm đáng quý của cây tre tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
– Tre là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật: thơ, ca, họa, nhạc. Bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy là một trong những bài thơ hay nhất viết về cây tre.
– Em rất thích được chơi cùng các bạn hoặc được ngồi đọc sách dưới bóng mát của tre.
– Tre sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của người Việt Nam.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 8
1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây tre.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc và những đặc điểm của cây tre
– Nguồn gốc: tre là một trong số những loài cây thuộc bộ Hòa thảo, họ tre, thuộc nhóm thực vật nhóm thực vật thân xanh, sống lâu năm
– Tre có nhiều loại khác nhau như tre mạnh tông, tre gai, tre vàng sọc, tre tàu và trúc
– Những đặc điểm cơ bản của cây tre:
+ Rễ chùm, thường sống rất lâu
+ Sống thành từng lũy, từng khóm chứ không sống riêng rẽ từng cây một
+ Thân tre thường cao từ 8 đến 10 mét và thẳng đứng, nhẵn bóng, rỗng ở bên trong và chia thành nhiều đốt khác nhau, mỗi đốt có độ dài khoảng 10 xăng-ti-mét
+ Lá tre dài, mỏng, dẹt và có một đầu nhọn sắc. Màu sắc của lá tre thay đổi theo thời gian.
+ Tre là loài cây có hoa nhưng hoa tre chỉ xuất hiện một lần duy nhất vào cuối đời của cây tre.
b. Vai trò, vị trí và ý nghĩa của cây tre
– Trong những năm tháng kháng chiến ác liệt của dân tộc, tre trở thành người bạn đồng hành, cùng chiến đấu và chúng kiến biết bao hi sinh, mất mát cùng những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta
– Tre còn là loài cây được sử dụng nhiều trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hằng ngày của người dân quê Việt Nam: làm cột kèo trong các ngôi nhà, làm rổ rá, làm giá để đồ, làm chõng, làm máng nước, bờ rào,… và nhiều vật dụng khác trong sản xuất nông nghiệp
– Tre được dùng để chế tác đồ mỹ nghệ thủ công, làm đũa tre, tăm tre. Nhiều sản phẩm sản xuất từ tre đã được xuất khẩu ra nước ngoài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế.
– Được nhắc tới nhiều trong các tác phẩm thơ ca và là biểu tượng xuất sắc cho những vẻ đẹp của người dân Việt Nam – đoàn kết, tình nghĩa, kiên cường, giàu ý chí, nghị lực vươn lên.
3. Kết bài: Khái quát về cây tre Việt Nam và nêu cảm nghĩ của bản thân về nó.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 9
I. Mở bài:
Dẫn dắt (đoạn thơ, ca dao,..). Giới thiệu cây tre Việt Nam (loại cây phổ biến, quen thuộc,...).
II. Thân bài:
1. Khái quát chung về cây tre Việt Nam:
- Loại cây được trồng nhiều trên khắp làng quê nước ta.
- Có sức sống và sức chống chịu mãnh liệt.
- Đi vào đời sống vật chất và tinh thần người Việt từ rất sớm và còn gắn bó đến ngày nay.
2. Đặc điểm của cây tre Việt Nam:
- Phát triển từ măng tre
- Thân gỗ, thẳng, rỗng bên trong, chia thành nhiều đốt.
- Nở hoa trong khoảng thời gian sống từ 5- 60 năm và thường chỉ nở hoa một lần duy nhất.
- Lá tre mỏng, màu xanh, có hình dạng thuôn dài, nhỏ hẹp, cạnh sắc.
- Mọc thành từng cụm, từng bụi, thành lũy chứ không tách biệt.
- Có khả năng thích nghi tốt trong nhiều môi trường sống.
3. Công dụng của tre:
- Măng tre dùng làm thức ăn .
- Thân tre dùng để xây dựng nhà cửa (làm cột, làm vách,...).
- Làm các vật dụng trong nhà và lao động (sào tre, thang tre, nôm tre dùng bắt cá, rổ tre, đũa tre,...).
- Làm củi để đun nấu.
- Bám giữ đất đai, làm rào chắn tự nhiên bảo vệ xung quanh làng, xóm.
- Ý nghĩa của cây tre trong đời sống người dân Việt Nam:
- Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết tận dụng lợi ích của cây tre trong cuộc sống hàng ngày và các công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- Cây tre là một trong những loài cây tượng trưng cho làng quê Việt Nam.
- Là loài cây tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, văn nghệ nước nhà.
III. Kết bài:
Cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về cây tre Việt Nam (loài cây thân quen, mang nhiều lợi ích, có ý nghĩa to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần,...). Đưa ra lời khuyên (bảo vệ, gìn giữ, quý trọng,...).
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 10
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre
B. Thân bài:
1. Luận điểm 1: Đặc điểm
- Tre thuộc nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ. Tre thuộc bộ Hòa thảo, phân họ tre, tông tre, khá phong phú về loài.
- Tre gồm 5 bộ phận chính: thân tre, lá tre, hoa tre, rễ tre.
+ Thân tre cứng, thẳng, bên trong rỗng, được phân thành nhiều đốt, gọi là đốt tre, giữa các đốt tre gồm các mấu mắt. Trung bình thân tre khi trưởng thành có thể cao khoảng 3-4m, gồm từ 10 đến 20 đốt tùy độ tuổi của tre. Từ thân tre chĩa ra các cành tre nhỏ.
+ Lá tre là loại lá nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn và sắc về phần đầu.
+ Tre là loài thực vật có hoa, tuy nhiên hoa tre chỉ nở 1 lần duy nhất vào cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa từ 5-60 năm 1 lần. Hoa tre có mùi hương thơm nồng, màu vàng nhạt như màu đất.
+ Rễ tre khá to và cứng, bám chắc dưới lòng đất, giúp cây tre mặc dù dài nhưng vẫn có thể đứng thẳng.
- Tre là loài thực vật mọc thành quần thể, gọi là khóm tre, bụi tre chứ không mọc đơn lẻ, riêng biệt từng cây.
2. Luận điểm 2: Lợi ích
- Trong đời sống:
+ Thân tre cứng, to nên được dùng làm các đồ gia dụng, làm nhà, cột, kèo, làm đũa, máng nước, đan lát rổ giá, …
+ Tre non làm thức ăn (gọi là măng).
+ Thân và rễ tre khô làm củi đun
- Trong chiến tranh: Tre được chế tạo thành loại vũ khí thô sơ: chông, gậy, cung tên…
3. Luận điểm 3: Ý nghĩa của hình ảnh cây tre – biểu tượng của đất nước Việt Nam
- Tre là người bạn đồng hành, thủy chung, gắn bó với người dân Việt Nam từ thuở sơ khai, dựng nước, giữ nước.
- Tre đã in bóng mình vào trang văn hóa Việt Nam, trở thành biểu tượng cho sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất, đùm bọc yêu thương lẫn nhau,… của ông cha ta.
- Tre không chỉ gắn bó trong đời sống hàng ngày mà còn đi vào thơ ca nhạc họa như một hình ảnh trường tồn trong tiềm thức người dân Việt.
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
C. Kết bài: Khái quát về ý nghĩa của cây tre
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 11
1. Mở bài
– Tre thân thuộc và gắn liền với cuộc sống nông dân Việt Nam.
– Tre loài cây có sức sống mãnh liệt, có thể sống trong môi trường khắc nghiệt hoặc sống được ở nhiều môi trường.
– Tre có nhiều công dụng với con người.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc của cây tre
Cây tre có từ rất lâu, theo truyền thuyêt Thánh Gióng có hình ảnh cây tre làm vũ khí để Thánh Gióng đánh giặc.
b) Đặc điếm của cây tre
– Tre thực vật thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt khác nhau.
– Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre.
– Tre thuộc loại rễ chùm.
– Tre có hoa chỉ nở hoa một lần duy nhất thời điểm cây tre cuối đời. Cay tre nở hoa trong khoảng 5 – 60 năm/lần.
– Hoa tre có mùi nồng, màu vàng nhạt.
– Lá tre thon, dẹp, phía đầu sắc.
– Tre sống trong nhiều điều kiện khó khăn, đất đai khô cằn. Tre thường mọc thành từng quần thể.
c) Vai trò cây tre.
Văn hóa dân gian
Xấu hiện trong các truyện cổ tích Cây tre trăm đốt, Tre già măng mọc.
Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), dùng thân tre alfm vũ khí đánh đuổi giặc ra ngoài bờ cõi.
Tre trong chiến tranh
Cây tre được dùng làm nhiều vũ khí trong chiến tranh như giáo mác, chông…tiêu diệt kẻ thù.
Biểu tượng cây tre
Tre là người bạn đồng hành của người dân từ thuở khai hoang, dựng nước và giữ nước.
Cây tre là biểu tượng cho tính cách của con người Việt Nam: đoàn kết, thanh cao, bất khuất. Tre như con người Việt cứng cáp, dẻo dai và có thể sống trong mọi điều kiện khó khăn, khắc nghiệt.
d) Công dụng
Cây tre làm ra nhiều vật dụng thân quen trong nhà: cái rổ, cái rá, cái vó, cầu ao…Trong sản xuất nông nghiệp cây tre giúp tạo ra cái bừa, cái đòn gánh.
Người ta còn dùng tre để đắp đê chống lụt, triều cường. Tre cùng với đập giúp ngăn chặn được xâm nhập, ngăn xói lở.
Dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre 12
1. Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về mối quan hệ và công dụng cây tre với người dân Việt Nam
2. Thân bài
Nguồn gốc:
– Trẻ đã có từ rất lâu rồi.
– Tre phổ biến và có mặt ở khắp mọi nơi, từ miền cao đến đồng bằng đến các vùng quê.
Phân loại:
Đặc điểm:
– Tre hay mọc thành từng lũy, khóm, bụi.
– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, rễ tre bám rất chắc chắn vào đất.
– Thân tre thẳng đứng, có nhiều đất, màu xanh thẫm, đậm dần về phía gốc
– Măng tre thấp, tròn, mập mạp, được nhiều lớp vỏ bao bọc.
– Lá tre xanh mát, mỏng, lá tre non cuộn lại hình tròn, nhọn dần về phía đầu
– Tre sống tốt ở mọi nơi, từ vùng đất tươi tốt đến cằn cỗi.
– Tre chỉ ra hoa đúng một lần, sau khi có hoa , cuộc sống của cây trẻ sẽ dừng lại.
Vai trò
Trong lao động:
– Cây tre giúp nhiều việc cho người nông dân.
Trong sinh hoạt:
– Cây tre che mát, làm bóng mát cho người nông dân.
– Tre còn dùng làm nhà, vật dụng trong nhà: giường, chõng, tắm, đũa…
Ý nghĩa:
– Tre gần bởi lâu đời con người, từ xa xưa đến nay trẻ giúp con người xây dựng, bảo vệ đất nước.
– Tre bảo vệ con người, giữ làng, giữ nước…
3. Kết bài
– Nêu lên vai trò của cây tre.
– Một số lợi ích của cây tre với đời sống, con người.