Thuyết minh về Bến Nhà Rồng hay nhất 1
Từ thành phố Hồ Chí Minh, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong 64 tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu và Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.
Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm) trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4 thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước-cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòn ngọc của Viễn Đông” Ngày 4/3/1863, ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp tiến hành mở cảng Sài Gòn và xây dựng trụ sở của công ty vận tải Hoàng Đế. Tòa nhà 3 tầng (2 lầu) được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà được gắn 2 con rồng lớn bằng đất hình trái châu theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Vì thế tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng được gọi là Bến Nhà Rồng (giới bình dân gọi là “Sở ông Năm” do viên quân Năm xứ Pháp đứng ra xây dựng). Khi chính quyền Mĩ ngụy tiếp quản thì đã chỉnh sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm Bác Hồ. Tháng 10/1995, Khu lưu niệm tiếp tục chỉnh lí, nâng cấp thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng có kết hợp kiến trúc phương Đông. Trên nóc nhà có kiến trúc đền chùa. Phía trên nóc có gắn phù điêu mang biểu tượng của công ty hình đầu ngựa và hình mỏ neo… Gọi là bến Nhà Rồng nhưng đến tháng 10/1865 nơi đây mới được xây dựng cột cờ thủ ngữ để treo cờ hiệu để tàu thuyền cập bến. năm 1899, mới xây dựng bến bằng ván dày gồm nhiều bến mỗi bến cách nhau 18 m. lúc đầu chỉ xây 1 bến, về sau công ty mới xây bến thứ 3. Năm 1919, mới xây bến bằng bê tông và đến tháng 3/1930 bến mới hoàn thành chỉ có 1 bến dài 430 m. Năm 2001, bức tượng Nguyễn Tất Thành được tạc nên ngay chính diện tòa nhà làm bảo tàng thêm uy nghi xứng tầm vóc lớn lao…
Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trở thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiện trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với 2 bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “ 30 năm ấy chân không nghỉ”
Đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin tìm ra mặt trời chân lí rồi trở về lãnh đạo cả dân tộc tổng khởi nghĩa tháng 8/19945 thắng lợi lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Và sau đó vẫn theo tư tưởng của Người, nhân dân ta tiếp tục cuộc hành trình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để từ mùa xuân 1975 non sông gấm vóc thân thương nối liền một dải. Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức những cuộc mít tinh biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai. Xúc động nhất là sự kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con đường biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc.
Bến Nhà Rồng đã lưu truyền biết bao tư liệu hiện vật quý giá giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật (có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày về quê hương, gia đình, sự nghiệp cách mạng đất nước). Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người khi nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Ta vừa kính phục vừa xúc động làm sao khi đứng trước đôi dép cao su mòn vẹt-đôi dép Bác đã đi khắp thế thế gian. Đặc biệt là những bút tích trong những văn kiện của người đã làm thay đổi dân tộc. Một số những chuyên đề liên quan: những tuyên ngôn bao quát mọi thời đại: “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước dân chủ cộng hòa. Sáu phòng còn lại trưng bày các hiện vật tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh, tình cảm của Bác đối với miền Nam “Miền Nam luôn trong trái tim tôi…”. Đền thờ Bác Hồ ở miền Nam để nhân dân thể hiện tình cảm. Hiện tại bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước.
Hoa viên Với diện tích gần 1500m² xây dựng làm tòa nhà thì diện tích còn lại trong 1200m², 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh góp một phần làm trong sạch môi trường thành phố. Trong số này có chậu mai chiếu thủy trồng từ năm 1946, có cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ ngoài Bắc vào, có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Ðộ trong lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1946. Ngoài ra còn có 23 cây Hoàng nam do sứ quán Thái Lan mang tặng….
Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu về đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng cực hay 2
“Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói lưu danh đến muôn đời…”. Lời ca ngân lên trong mỗi người niềm tự hào được là công dân của thành phố anh hùng mang trong mình bao dấu ấn lịch sử thiêng liêng suốt hành trình đấu tranh oai hùng của dân tộc để: “Việt Nam ta lại gọi tên mình”. Từ thành phố này, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong hơn sáu mươi tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu. Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh và là địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.
Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm), trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước – cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòn ngọc của Viễn Đông”.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh — Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lí, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Với diện tích gần 1500m² xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Trào của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ấn Độ.
Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trở thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiện trọng, đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “30 năm ấy chân không nghỉ”: Người đi khắp hóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ.
Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu, hiện vật quý giá giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật. Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người xúc động khi được nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người.
Bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng thành kính và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc:
Xin nguyện cùng
Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 9 hay nhất 3
Trong số rất nhiều những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng là địa điểm vừa mang kiến trúc độc đáo vừa in đậm dấu ấn lịch sử. Bến Nhà Rồng cũng là nơi gắn liền với con đường cách mạng, giải phóng dân tộc của Bác Hồ kính yêu, là một niềm tự hào của người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người Việt Nam nói chung
Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và ngôi nhà Rồng này được hoàn thành hơn hai năm sau đó, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do "Công ty vận tải đường biển" xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ neo". Đầu ngựa là do thời trước công ty này chuyên lãnh trở đường bộ với xe ngựa kéo, còn mỏ neo có ý nghĩa tượng trưng cho tàu thuyền. Cái tên “Nhà Rồng” có nhiều cách giải thích. Cách giải thích phổ biến nhất là vì nó có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, có thuyết lại cho “Nhà Rồng” có nghĩa là Gia Long với nhà là Gia, rồng là Long. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, bến Nhà Rồng được cục đường biển Việt Nam quản lí, trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng còn gắn liền với một cột mốc, sự kiện lịch sử mang tính chất trọng đại của cả quốc gia, dân tộc. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp để có điều kiện sang các nước châu u tìm hiểu và học tập nền văn minh của họ, từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Bến Nhà Rồng từ đó như một địa điểm lưu giữ những hồi ức đẹp về Bác. Ngày 2/9/1979, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người, Nhà Rồng đã mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập trung nhấn mạnh vào sự kiện ra đi tìm đường cứu nước và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác Hồ với đồng bào, nhân dân Miền Nam. Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở lối sảnh chính. Trong bảo tàng còn trưng bày những bản Tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (năm 1077) ; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (năm 1428) và “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ (năm 1945). Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh của ngày hôm nay cũng là một địa chỉ văn hóa với nhiều hoạt động văn hóa - chính trị có ý nghĩa, gắn liền với cuộc sống.
Bến Nhà Rồng là một địa chỉ, một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng sẽ sống mãi trong trái tim con người Việt Nam như là nơi khởi đầu, gắn liền với con đường giải phóng dân tộc của Bác Hồ. Đó là một dấu son chói lọi của thành phố Hồ Chí Minh, của lịch sử Việt Nam.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng cực hay 4
Một trong số rất nhiều những di tích lịch sử về Bác kính yêu mà chúng ta phải kể đến đó là Bến Nhà Rồng. Bến cảng Nhà Rồng lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nơi Người đã đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình ba mươi năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
Bến Nhà Rồng xưa là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn. Trụ sở là một tòa nhà lớn, cao hai tầng do Công ty Vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863, dùng làm nơi bán vé tàu và làm nơi ở cho người quản lý. Đến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất bến để tàu cập bến. Bến được lót bằng ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông. Mỗi nơi neo đậu tàu cách nhau 18m. Bề ngang của mỗi bên vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10m. Con đường chạy sát bên cảng gọi là bến Khánh Hội. Bảo tàng – trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tài Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Ngày nay, mọi người biết đến Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh số 01, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4. Nếu đứng ở bến Bạch Đằng hay bến đò Thủ Thiêm nhìn sang bên kia sông Sài Gòn, bạn sẽ thấy nổi lên trên nền trời gần cầu Khánh Hội tòa nhà cổ kính, kiểu cách vừa Âu, vừa Á, gần đó là những tàu biển mang có đủ quốc tịch neo đậu san sát, cùng với những giàn cần cẩu hiện đại, cần mẫn bốc xếp hàng hóa lên xuống cảng.
Với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng thực sự là một địa chỉ lưu giữ những ki niệm đẹp về Bác. Bến cảng Nhà Rồng chính là một trong những cột mốc đánh dấu bước ngoặt tạo nên lịch sử cho dân tộc ta. Sau khi rời trường Dục Thanh ở Phan Thiết, thầy giáo Nguyễn Tất Thành xin vào học trường Bách Nghệ chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Để ghi nhớ sự kiện Bác từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nga 2/9/1979 - nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày vẽ "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Sau đó ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh". Tòa nhà Bến Nhà Rồng hiện nay vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Trên tổng diện tích quy hoạch 12.000m trừ diện tích xây dựng, còn lại tràn ngập màu xanh của đủ loại cây cỏ quý hiếm, hội tụ từ các địa phương. Đó là tâm lòng thành kính của đồng bào cả nước và khách nước ngoài thành kính dâng lên Người - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Xung quanh bên, có tới ngót 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh. Trong gần 40 chậu Mai chiếu thủy, có chậu tuổi thọ tới trên 200 năm. Một cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ miền Bắc và trồng. Đặc biệt có cây bồ đề được tia xén rất công phu do Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1991. Ngoài ra còn có một số cây Hoàng Nam do sứ quán Thái Lan tặng.
Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam. Bảo tàng còn cung cấp cho người xem những thông tin lịch sử quý báu khái quát tình hình đất nước thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh của Hồ Chí Minh kính yêu. Đến với bảo tàng ta có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác qua phòng tưởng niệm: tư liệu về hệ thống các đền thờ Bác ở Nam Bộ, tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác, quê hương và gia đình Bác. Bác trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi - thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tiếp tục đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc Dân chủ ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Những hoạt động của nhân dân cả nước thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới đất nước... Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động của tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký của Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi tiếng hát về Bác Hồ... là nơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập và vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố.
Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Bến Nhà Rồng hôm nay là một địa chỉ đỏ, rực sáng trong trái tim, khối óc của con người Việt Nam và những ai đã một lần đến đây.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng ngắn gọn 5
Nằm trong số những di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta đó là Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ vĩ đại của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước qua các nước phương Tây. Nơi đây chứa đựng những hình ảnh lịch sử của đất nước.
Bến Nhà Rồng hiện nay nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Xưa kia nơi đây là thương cảng lớn thu hút rất nhiều tàu bè qua lại, do Công ty Vận tải Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863. Ngôi nhà xây dựng vào thời từ 1862 đến năm 1863 mới hoàn thành, ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây với trên nóc gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng, tên gọi Bến Nhà Rồng cùng được xuất phát từ chính đặc điểm này.
Sau thời gian kháng chiến của nhân dân, thực dân Pháp thất bại thì Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý và sửa hai con rồng lại với tư thế quay ra. Sau năm 1975 Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam trực tiếp quản lý.
Bến cảng vị trí giữa quận 1 và quận 4, vị trí thuận lợi và phía trước là bến Bạch Đằng. Buổi tối khi thành phố lên đèn nhìn từ xa bạn sẽ thấy bên càng nổi bật nhất với nhiều ánh đèn trang trí lung linh và huyền ảo. Bến cảng thiết kế theo kiến trúc Đông Tây kết hợp,các kiến trúc xưa đều còn nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Đối với những người Việt Nam Bến Nhà Rồng là một kỷ niệm mang giá trị lịch sử, vào năm 1911 chàng trai trẻ có tên Nguyễn Tất Thành bước xuống con tàu Latouche Treville ra đi bốn phương để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong tình cảnh bị nô lệ, lầm than. Hiện nay, nơi này cũng lưu giữ nhiều giá trị hiện vật có giá trị, về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Người, qua đó người xem sẽ hiểu hơn về một trong những con người anh hùng dân tộc, vĩ đại. Bảo tàng cũng là nơi thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm và khám phá thêm về Người.
Ngày nay, Bến Nhà Rồng là địa chỉ quen thuộc vẫn đang tiếp đón nhiều thế hệ con cháu đến thắp nhang, tìm hiểu về lịch sử và cuộc đời của Người, đồng thời tỏ lòng tôn kính, yêu mến vị lãnh tụ của dân tộc.
Bến Nhà Rồng luôn là một chứng tích lịch sử không chỉ là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mà còn thể hiện sự ngoan cường, tinh thần bất khuất của cả dân tộc Việt Nam.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 6
Bến nhà Rồng là một trong những di tích lịch sử gắn liền với con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Bến Nhà Rồng, hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1863, và hơn 2 năm sau đó, năm 1864, ngôi nhà Rồng này được hoàn thành, trên khu vực gần cầu Khánh Hội.
Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do "Công ty vận tải đường biển" xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ neo". Phù hiệu "Đầu ngựa" hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn "Mỏ neo" tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là Nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp. Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở cạnh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Đến gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cập vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba.
Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới 430 mét.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam nước ta quản lý. Chính quyền đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Với diện tích gần 1500 mét vuông xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền đất nước tụ hội về đây khoe sắc tỏa hương, đặc biệt là cây đa tân trào của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ấn Độ. Năm 1965, ngôi nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, nhà Rồng, biểu tượng của cảng Sài Gòn, thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Ngày nay, bến nhà Rồng là một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, tọa ở vị trí số 01, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4. Nằm ở vị trí trung tâm, trước mặt là cửa biển Bạch Đằng lộng gió, khi thành phố lên đèn, bến nhà Rồng lung linh diễm lệ tô điểm thêm cho thành phố “ hòn ngọc của Viễn Đông”.
Bến nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những chi nhánh các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bởi lẽ, Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống một con tàu làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Sau này là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
Bến cảng nhà Rồng là nơi lưu giữ biết bao tư liệu, hiện vật vô giá giúp cho thế hệ đi sau hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp cách mạng vĩ đại của người Cha già dân tộc. Bảo tàng được xây dựng thành 12 phòng trưng bày với khoảng 170 tư liệu, hình ảnh và hiện vật.
Không chỉ thế, đây còn là địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu m tìm hiểu về cuộc đời về sự nghiệp cách mạng của Bác. Bến nhà Rồng cũng là một điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, Bến nhà Rồng đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của một thành phố đã trải qua những cơn biến thiên trong lịch sử của cả dân tộc.
Thời gian vẫn cứ thế trôi đi, bến nhà Rồng vẫn sừng sững hiên ngang, là minh chứng đẹp đẽ và thuyết phục nhất về một vĩ nhân của Việt Nam- Bác kính yêu hay cũng chính là một bằng chứng lịch sử để gửi gắm đến muôn thế hệ mai sau về những tháng ngày mà cha ông chúng đã đi qua nhiều thử thách mà cũng thật oai hùng.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng hay nhất 7
Một trong những nơi gắn với sự hòa bình của dân tộc ta đó là bến cảng nhà Rồng, Nơi đây chính là nơi mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.
Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Kiến trúc của Nhà Rồng: Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà[1], một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp[2]. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập.
Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (Đồng Khởi). Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của moai bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba. Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài 430 mét. Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Đây là nơi mà bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nó là một trong những di tích gắn với hòa bình của dân tộc ta.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng hay nhất 8
Du khách đi bằng đường bộ từ nam ra bắc, từ bắc vào nam không thể không đi qua hàm rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh lị thanh hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh mĩ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng (tên chữ là long hạm hay long đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi hình đầu rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng ràng (dương xá) theo dọc sông mã bên phía bờ nam. Trên núi rồng còn có động long quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng, được gọi là hang mắt rồng (cho nên còn có tên gọi là núi mắt rồng). Truyền thuyết kể lại, con rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị mũi tên độc trúng vào mắt phải, nên gục xuống ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống có màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. Ớ dưới động long quang, có mỏm đá nhô ra, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đang hút nước, nên có tên chữ là long hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng.
Bên kia sông, có hòn núi ngọc, tên chữ là hỏa châu phong hay còn gọi là núi nít, ngọn núi này tròn trăn, các lớp đá chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là hỏa châu phong..
Chín mươi chín ngọn bèn đông còn hòn núi nít bên sông chưa về.
Chung quanh núi rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như: ngũ hoa phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy. Có hang tiên với những nhũ đá mang nhiều vẻ kì thú: hình rồng hút nước, hình các vị tiên…, có ngọn phù thi sơn trông xa như một người đàn bà thắt bên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi tả ao, vũng sao sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi con mèo, núi cánh tiên đều có hình thù như tên gọi.
Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: lí thường kiệt, phạm sư mạnh, lê quát, nguyễn trãi, lê thánh tông, ngô thì sĩ, nguyễn thượng hiền, tản đà v.v…; ở động Long Quang vẫn còn một số bài thơ khắc trên vách đá.
Hàm Rồng không những có cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày lịch sử hàng trăm thế kỉ, đó là khu di chỉ núi đọ (cách Hàm Rồng 4km về phía bắc) tiêu biểu cho thời đại đá cữ. Và từ núi đọ đi xuống phía đông nam, cách hàm. Rồng lkm là khu di chỉ đông sơn, tiêu biếu cho nền văn hóa dân tộc thời kì đồng thau.
Hàm Rồng còn là nơi ghi dâái nhiều chiến tích lịch sử. Tại đây, thế kỉ xiii, chu nguyên lương, một nhà nho đã hưởng ứng khí thế diên hồng, chiêu tập dân làng và học trò của mình thành đội quân, lập nên chiến công oanh liệt ở vạn kiếp.
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống mĩ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng.
Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, bộ quốc phòng mĩ đã trực tiếp chỉ đạo phương án đánh phá Hàm Rồng. Chúng đã huy động 121 lần tốp với 2924 lần chiếc máy bay đánh phá 1096 trận, ném 71600 tấn bom phá với 11526 quả, 99 bom nổ chậm, bắn 600 tên lửa, 2840 quả rốckét, 2178 quả đạn pháo kích, hàng trăm bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ở đây phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch. Chỉ riêng trận đánh đầu tiên ngày 3 và 4 tháng 4 – 1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã xuất kích 174 lần tốp, 453 lần chiếc máy bay, ném 350 quả bom từ 500 đến loookg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái, trong đó có hai pháo đài b52, giữ vững cầu, lập nên một kỉ lục bảo vệ cầu chưa từng có trong lịch sử thế giới, đem lại niềm tự hào cho dân tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ca ngợi. Cũng trên mảnh đất rực lửa anh hùngnày, đã sản sinh nhiều tập thể anh hùng và những chiến sĩ anh hùng: đại đội 4 pháo cao xạ, đồn công an nhân dân Hàm Rồng, phần đội 3 công an nhân dân vũ trang, đại đội dân quân tiếu khu nam ngạn, nhà máy điện 4 – 4, đội cầu phà 19 – 5, các anh hùng ngô thị tuyển, đỗ chanh, lê kim hồng v.v…
Hàm Rồng, nơi hội tụ nhừng vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 9
Bến nhà Rồng gắn liền với hòa bình của dân tộc chính là nơi mà Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. tìm cái mới mẻ, tìm cái hào bình cho đất nước ngày nay. Ngày nay, bến nhà Rồng vẫn được hiên ngang và đi vào lịch sử của dân tộc ta và mãi không bao giờ phai trong lòng mọi người.
Nhà Rồng hay có tên gọi khác là bến cảng nhà Rồng, nó được xây dựng vào năm 1864. Được nằm trên sông Sài Gòn và cũng là một hương cảng lớn nhất của nước ta.
Bến cảng được nằm giữa con sông Sài Gòn, ranh giới giữa quận 1 và quận 4. Nơi đây có vẻ đẹp vô cùng cuốn hút của các du khách. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy và bến nhà rồng còn mang tên gọi nữa đó là “hòn ngọc của Viễn Đông”.
Bến nhà rồng được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng có kết hợp kiến trúc phương Đông. Trên nóc nhà có kiến trúc đền chùa. Phía trên nóc có gắn phù điêu mang biểu tượng của công ty hình đầu ngựa và hình mỏ neo… Và toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Bến nhà rồng trong đó có bảo tàng, trong bảo tàng này được trưng bày rất nhiều kỷ vật mà được coi là lịch sử là giá trị văn hóa cao và còn được coi là giá trị nhân văn cao của dân tộc. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân những người đã có cống hiến lớn cho đất nước cũng như sự khâm phục những người đã có đóng góp to lớn cho bến cảng này.
Không chỉ vậy, bến cảng nhà Rồng con khơi gợi được tinh thần hiên ngang bất khuất của nó như một dân tộc, như con người Việt Nam ta. Nó luôn xứng danh với những cương vị tầm vóc cao của lịch sử của các nước năm châu.
Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ ngiêm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Và là một di tích lịch sữ của dân tộc mang tính vĩ đại và cao cả nhất.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 10
Nếu là người Việt Nam, Bến cảng Nhà Rồng là địa danh lịch sử nhất định bạn phải biết đến. Bởi, địa danh này là một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn nói riêng và của người dân Việt nói chung. Tình hình kinh tế nơi này ngày càng phát triển, bởi nơi này nằm ở quận 4, gần với trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh.
Bến cảng nhà rồng - biểu tượng lịch sử của Sài Gòn Nếu chưa biết tới địa danh này thì có lẽ, bên trong bến nhà Rồng có gì là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm đến. Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay địa danh này được tu sửa và đổi lại thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên trong bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, đến đây bạn sẽ được khám phá các phòng trưng bày một cách thoải mái nhất. Bến cảng nhà rồng - biểu tượng lịch sử của Sài Gòn Nếu chưa biết tới địa danh này thì có lẽ, bên trong bến nhà Rồng có gì là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm đến. Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay địa danh này được tu sửa và đổi lại thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên trong bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, đến đây bạn sẽ được khám phá các phòng trưng bày một cách thoải mái nhất. Nếu bạn đã đặt chân tới Sài Thành thì nhất định phải ghé tham quan nơi này. Bến cảng nhà rồng - biểu tượng lịch sử của Sài Gòn Nếu chưa biết tới địa danh này thì có lẽ, bên trong bến nhà Rồng có gì là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm đến. Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay địa danh này được tu sửa và đổi lại thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên trong bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, đến đây bạn sẽ được khám phá các phòng trưng bày một cách thoải mái nhất. Nếu bạn đã đặt chân tới Sài Thành thì nhất định phải ghé tham quan nơi này.
Một số tên gọi khác của Nhà Rồng cũng được ghi nhận lại như: Sở Ông Năm, vì tòa nhà do viên quan năm Pháp Domergue đứng ra chủ trì xây dựng. Sở Canh tuần tàu biển, vì từ sau năm 1865 khi cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng, có treo cờ hiệu giúp tàu thuyền ra vào cảng thuận tiện. Tuy nhiên, tên gọi Bến Nhà Rồng vẫn là tên gọi phổ biến nhất. Hình thành Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận tải biển Messageries impériales. Các bến cảng đầu tiên được xây dựng tại Bến Thành, gần hải quân công xưởng Sài Gòn (arsenal de Saigon), trong thời gian gần 1 năm. Để tiện việc quản lý thương cảng, ngày 4 tháng 3 năm 1863, tòa nhà trụ sở của hãng Messageries maritimes cũng được xây dựng để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Việc xây dựng do một viên quan năm tên Domergue phụ trách. Cột cờ Thủ Ngữ Tháng 10 năm 1865, hãng cho dựng thêm một cột cờ hiệu bằng thép cao 40m tại vị trí nền đồn dinh quan Thủ ngữ trước đây để làm hiệu cho các tàu bè ra vào cảng. Dân gian gọi là Cột cờ Thủ Ngữ. Thuyết minh về bến cảng nhà rồng.
Bảo tàng là nơi thường xuyên tổ chức những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như: hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh….Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là địa điểm tổ chức lễ ra quân của nhiều phong trào quần chúng sôi nổi của Thành phố. Với những cư dân sinh sống, làm việc gần nơi này thì có lẽ, nơi đây là bữa cơm tinh thần của mọi người. Bởi, không tốn tiền mua vé, bạn có thể tham quan bất cứ lúc nào mình thích, bất cứ lúc nào muốn gặp bạn bè để tận hưởng những giây phút thư giãn về đêm. Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay địa danh này được tu sửa và đổi lại thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên trong bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, đến đây bạn sẽ được khám phá các phòng trưng bày một cách thoải mái nhất. Nếu bạn đã đặt chân tới Sài Thành thì nhất định phải ghé tham quan nơi này. Bến cảng nhà rồng - biểu tượng lịch sử của Sài Gòn Nếu chưa biết tới địa danh này thì có lẽ, bên trong bến nhà Rồng có gì là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm đến.
Du lịch luôn là chủ đề hot được mọi người hướng tới khi đời sống kinh tế dư giả. Bến Nhà Rồng, nơi mà cả du khách Việt và nước ngoài đều muốn ghé thăm để tìm hiểu, một nét đẹp văn hóa của người Việt. Bởi thế, nơi này đã trở thành địa danh nổi tiếng và đưa vào lịch sử Việt. Bến cảng nhà rồng - biểu tượng lịch sử của Sài Gòn Nếu chưa biết tới địa danh này thì có lẽ, bên trong bến nhà Rồng có gì là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm đến. Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay địa danh này được tu sửa và đổi lại thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên trong bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, đến đây bạn sẽ được khám phá các phòng trưng bày một cách thoải mái nhất. Nếu bạn đã đặt chân tới Sài Thành thì nhất định phải ghé tham quan nơi này. Để được tham quan nơi này, bạn cần phải nắm khung giờ hoạt động của nơi này để tiện nghi cho việc đi lại. Một số tên gọi khác của Nhà Rồng cũng được ghi nhận lại như: Sở Ông Năm, vì tòa nhà do viên quan năm Pháp Domergue đứng ra chủ trì xây dựng. Sở Canh tuần tàu biển, vì từ sau năm 1865 khi cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng, có treo cờ hiệu giúp tàu thuyền ra vào cảng thuận tiện.
Điển hình như chiếc áo trấn thủ Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thương binh đặc biệt Lê Thống Nhất, nguyên là chiến sĩ trinh sát đặc công quân khu 9; Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các cá nhân điển hình tiên tiến; Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vật dụng dùng để làm cơm cúng giỗ Người hàng năm của một gia đình đồng bào miền Nam; những băng tang đen của các chiến sỹ để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhà tù Côn Đảo và Nhà giam Chí Hòa khi Người mất; cây bút máy có khắc chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho ông Lê Minh Đức – cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc… Từ những kỷ vật này cùng với những câu chuyện kể của cán bộ hướng dẫn viên trong bảo tàng đã giúp du khách hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bến cảng nhà rồng - biểu tượng lịch sử của Sài Gòn Nếu chưa biết tới địa danh này thì có lẽ, bên trong bến nhà Rồng có gì là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm đến. Theo các tài liệu cho thấy, hiện nay địa danh này được tu sửa và đổi lại thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên trong bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, đến đây bạn sẽ được khám phá các phòng trưng bày một cách thoải mái nhất. Nếu bạn đã đặt chân tới Sài Thành thì nhất định phải ghé tham quan nơi này. Chẳng gì phải ngạc nhiên cả, bởi vị trí đẹp đã làm nên giá trị của văn phòng nơi đây. Là nơi tập trung phát triển nền kinh tế, có nhiều cư dân nước ngoài sinh sống. Là nơi phồn thịnh của đất nước Việt. Cho nên, việc sở hữu một không gian làm việc tại nơi này sẽ tạo dựng một thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trong giới kinh doanh. Khi làm việc tại nơi đây, bạn tha hồ có thời gian để ghé thăm bến cảng Nhà Rồng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ban ngày lẫn ban đêm.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng cực hay 11
Mỗi chúng ta, ai cũng biết nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Bến nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước và là một thương cảm lớn của Sài Gòn. Bến nhà Rồng đã đi vào lịch sử của dân tộc và trở thành niềm tự hào của dân tộc. Nơi đây chứa đựng những hình ảnh lịch sử của đất nước.
Bến Nhà Rồng hiện nay nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Xưa kia nơi đây là thương cảng lớn thu hút rất nhiều tàu bè qua lại, do Công ty Vận tải Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863. Ngôi nhà xây dựng vào thời từ 1862 đến năm 1863 mới hoàn thành, ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây với trên nóc gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng, tên gọi Bến Nhà Rồng cùng được xuất phát từ chính đặc điểm này.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Ngày nay, Bến Nhà Rồng là địa chỉ quen thuộc vẫn đang tiếp đón nhiều thế hệ con cháu đến thắp nhang, tìm hiểu về lịch sử và cuộc đời của Người, đồng thời tỏ lòng tôn kính, yêu mến vị lãnh tụ của dân tộc.
Bến Nhà Rồng luôn là một chứng tích lịch sử không chỉ là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mà còn thể hiện sự ngoan cường, tinh thần bất khuất của cả dân tộc Việt Nam. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Bến Nhà Rồng hôm nay là một địa chỉ đỏ, rực sáng trong trái tim, khối óc của con người Việt Nam và những ai đã một lần đến đây.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 12
Bến cảng Nhà Rồng hiện nay thuộc quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Vào thời điểm năm 1863, người Pháp xây dựng công trình này để làm trụ sở Công ty tàu biển Năm Sao. Trong lúc nhân dân Việt Nam phải sống trong phận đời nô lệ, bị áp bức, lầm than, từ chính nơi này, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Để tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch trong nước và quốc tế, năm 1979, bến Nhà Rồng được chọn làm địa điểm trưng bày những hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Khi đó, nơi đây chỉ là nhà lưu niệm với quy mô còn hạn chế. Đến năm 1995, nhà lưu niệm được xây dựng quy mô hơn, hiện vật cũng được sưu tầm nhiều hơn và chính thức đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Toàn bộ số tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đang trưng bày lên tới con số gần 20 nghìn. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, tuyên truyền giáo dục về cuộc đời sự nghiệp của Bác, trong những năm gần đây, cán bộ công nhân viên của Bảo tàng Hồ Chí Minh còn tập trung sưu tầm những hiện vật và các câu chuyện kể về Bác chủ đề “Tình cảm Bác Hồ với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Bác Hồ” và “Hành trình tìm đường cứu nước của Bác” để làm phong phú hơn cho bảo tàng. Chị Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng phòng tuyên truyền và giáo dục, Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Không chỉ riêng tôi mà tất cả các anh chị cũng như các bạn trong phòng tuyên truyền hàng ngày phải đọc sách, nghiên cứu tư liệu, đặc biệt là có những nghiên cứu theo những chuyên đề. Ví dụ đối với những đối tượng sinh viên thì mình sẽ giới thiệu như thế nào, khách du lịch thì giới thiệu ra sao, tức là phải có phương pháp giới thiệu phù hợp với từng đối tượng. Theo đó, mình sẽ khai thác những câu chuyện hay những hiện vật để thu hút cũng như làm cho khách hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Ngoài ý nghĩa lịch sử, mỗi kỷ vật được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh còn là hiện thân của tình cảm và sự kính yêu mà mỗi người con miền Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điển hình như chiếc áo trấn thủ Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thương binh đặc biệt Lê Thống Nhất, nguyên là chiến sĩ trinh sát đặc công quân khu 9; Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các cá nhân điển hình tiên tiến; Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vật dụng dùng để làm cơm cúng giỗ Người hàng năm của một gia đình đồng bào miền Nam; những băng tang đen của các chiến sỹ để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhà tù Côn Đảo và Nhà giam Chí Hòa khi Người mất; cây bút máy có khắc chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho ông Lê Minh Đức – cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc… Từ những kỷ vật này cùng với những câu chuyện kể của cán bộ hướng dẫn viên trong bảo tàng đã giúp du khách hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Thiện, sinh viên năm thứ hai, Trường Đại học Khoa học và Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Khi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh tham quan, tôi cảm nhận sâu sắc thêm những hình ảnh và những tác phẩm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết và đã trải qua trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hình ảnh đó đã mang nhiều ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên chúng tôi. Qua chuyến tham quan này chúng tôi học tập được Chủ tịch Hồ Chí Minh từ sự cống hiến và nhiệt thành để phấn đấu cho tương lai sau này”.
Hiện nay, lượng du khách đến tham quan tìm hiểu các tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng càng ngày càng đông hơn. Năm 2012, bến Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón 350 nghìn du khách trong nước và quốc tế và 7 tháng đầu năm nay, lượng khách đến đây là hơn 250 nghìn người. Mới đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã đưa vào hoạt động công trình cải tạo, mở rộng chi nhánh Bảo tàng với kinh phí 47 tỷ đồng nhằm phục vụ tốt hơn cho mọi đối tượng trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học tập về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoa Xinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã hai lần được chọn vào Top 10 điểm tham quan đặc sắc trong bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh- 100 điều thú vị”. Mỗi năm số lượng khách đông hơn. Những năm trước diện tích để mình thực hiện trưng bày chưa được nhiều, hiện vật có nhưng chưa có chỗ để trưng. Thì vừa rồi mới xong công trình cải tạo, mở rộng nói chung là tương đối hiện đại để phục vụ tốt nhất khách tham quan”.
Hơn 100 năm đã qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, bến Nhà Rồng cũng thay đổi nhiều theo thời gian. Sài Gòn năm xưa nay là Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành trung tâm kinh tế lớn của đất nước, năng động và không ngừng phát triển. Với giá trị lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng và di tích lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh và là niềm tự hào của nhân dân cả nước.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 13
Mỗi tỉnh thành trên dải đất hình chữ S thân yêu lại mang những nét bản sắc riêng, một phần được tạo nên từ các địa danh gắn với lịch sử hay những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nếu thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm trong xanh bên tháp rùa cổ kính hay Huế mộng mơ lại nổi tiếng với dòng sông Hương yêu kiều thì thành phố Hồ Chí Minh lại được mọi người biết đến với địa danh Bến Nhà Rồng gắn liền với những bước đi tìm đường cứu nước đầu tiên của Hồ Chủ tịch.
Bến Nhà Rồng còn có một tên gọi khác là Bảo tàng hồ Chí Minh. Ban đầu bến Nhà Rồng được biết đến là một thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1863 bởi công ty vận tải đường biển Pháp là Messageries Maritimes. Sau hơn hai năm thi công thì công trình này đã hoàn thành, nằm trên khu vực cầu Khánh Hội (nay thuộc quận 4). Mục đích ban đầu của bến cảng Nhà Rồng là nơi ở cho viên Tổng quản lí và để bán vé tàu. Đến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất để tàu cập bến. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông dài 42 mét. Mỗi nơi neo đậu tàu cách nhau 18m. Bề ngang của mỗi bên vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có một chiếc cầu rộng 10 mét. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây hiện đại nhưng vẫn có những nét cổ kính của phương Đông. Ở trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo motip “lưỡng long chầu nguyệt” – kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam đặc biệt vào thời Lí Trần. Ở giữa nóc nhà, thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo. Phù hiệu mỏ neo hàm chỉ rằng khi còn ở bên Pháp thì công ty này chuyên chở bằng hàng bằng ngựa còn chiếc mỏ neo lại tượng trưng cho tàu thuyền. Cũng chính bởi kiến trúc độc đáo đó mà bến cảng này mới mang tên là Bến Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp bị thất bại tại Việt Nam , thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền nam Việt Nam quản lí. Họ đã tu bổ lại toàn bộ ngôi nhà, thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với một tư thế khác là quay đầu ra. Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn tới ngày nay.
Trước hết, Bến Nhà Rồng là một di sản kiến trúc thu hút rất nhiều khách du lịch. Mỗi năm nơi đây đón hàng triệu lượt khách tham quan, đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế không hề nhỏ cho người dân và chính quyền nơi đây. Đó chính là nơi ghi dấu ấn cho Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh vốn là một thương cảng sầm uất vào bậc nhất ở khu vực Đông Dương.
Cùng nhìn lại, ngẫm lại thật sâu thì ta còn thấy bến Cảng Nhà Rồng ẩn chứa trong mình những vẻ đẹp của lịch sử, vẻ đẹp của văn hóa và vả đẹp của sự thiêng liêng. Đây chính là nơi tụ hội và khởi hành cho những chuyến đi. Tại nơi đây, vào ngày 5/6/1911, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã xuống con tàu Amiral Latouche Treville làm phụ bếp để có điều kiện ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã ra đi khi non sông bị giày xéo xâm lược. suốt 30 năm bôn ba, chắc chắn Người luôn khắc khoải về nơi này như Chế Lan Viên đã viết trong bài “Người đi tìm hình của nước” rằng:
• “Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
• Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
• Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
• Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”
Hồ Chí Minh ra đi từ bến nhà rồng chỉ với một ước mơ giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ. Khi thống nhất sơn hà, Bến Nhà Rồng được cải tạo và nâng cấp thành khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh. Gắn với Người, Bến Nhà Rồng càng thiêng liêng hơn. Sau này bến cảng được chính thức chuyển thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bảo tàng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt là sự kiện ra đi tìm đường cứu nước và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác với đồng bào.
Vẻ đẹp của Bến Nhà Rồng còn được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim lừng lẫy như “hẹn gặp lại Sài Gòn”, “búp sen xanh”, …
Bến Nhà Rồng là một di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được bao thế hệ con cháu gìn giữ và vun đắp. Nơi uy nghi và tráng lệ này đã khắc tạc tầm vóc đi lên của đất nước Việt Nam.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 14
Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến nổi tiếng về du lịch trên khắp cả nước ta. Nơi đây có rất nhiều địa điểm nổi tiếng mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới như chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng. Đây đều là những địa danh gắn liền với lịch sử. Đặc biệt trong số đó có bến Nhà Rồng, một địa danh gắn liền với con đường cách mạng, gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Nơi đây không chỉ là niềm tự hào của người dân thành phố mang tên Bác, nơi đây còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
Bên Nhà Rồng được xây dựng từ năm 1862 trên sông Sài Gòn. Đây là thương cảng lớn nhất của Sài Gòn. Sau đó 2 năm thì ngôi nhà Rồng được hoàn thành trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Công ty vận tải đường biển đã khởi công xây dựng nhà Rồng vào ngày 4 tháng 3 năm 1863 để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và cũng là nơi bán vé tàu. Gọi là nhà Rồng bởi nóc nhà có gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo. Sở dĩ người ta làm như vậy là vì trước đây công ty vận tải đường biển chuyên lãnh trở đường bộ với xe kéo ngựa. Còn mỏ neo thì chắc hẳn ai cũng có thể đoán được là nó tượng trưng cho tàu thuyền. Người ta còn có một cách giải thích nữa cho cái tên nhà Rồng đó là Gia Long bởi vì Gia là nhà, Long là rồng. Thời ấy những người lớn tuổi còn gọi nhà Rồng là Sở Ông Năm. Lý do là hãng tàu biển do quan năm Pháp Domergue sáng lập. Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam vào năm 1955 thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Lúc này chính quyền miền Nam Việt Nam đã cho tu sửa nhà Rồng, thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Cho đến năm 1975, lúc này đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, bến Nhà Rồng được Cục Đường biển Việt Nam quản lý. Cũng từ đó nơi đây trở thành một biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh.
Nhắc đến bến Nhà Rồng là nhắc đến sự kiện lịch sử mang tính trọng đại của nước ta. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trong cái tên anh Ba đã xuống tàu Admiral Latouche Tresville tại bến Nhà Rồng. Ở trên tàu, Bác xin làm chân phụ bếp để có điều kiện sáng các nước châu Âu tìm hiểu và học tập nền văn minh của họ. Mục đích chính của Người là để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Kể từ đó bến Nhà Rồng trở thành nơi lưu giữ những hồi ức đẹp về Bác. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày mất của Người, vào ngày 2/9/1979 nhà Rồng đã mở cửa đón khách tham quan. Nhiệm vụ của bảo tàng là sưu tầm, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. Đặc biệt, bảo tàng tập trung nhấn mạnh vào sự kiện ra đi tìm đường cứu nước và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác Hồ với dân tộc. Không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lối sảnh chính. Ở bên trong bảo tàng bạn có thể tìm thấy những bản Tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam là bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiện, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ. Ngày nay bến Nhà Rồng trở thành một địa chỉ văn hóa chính trị có ý nghĩa, gắn liền với cuộc sống của rất nhiều người.
Không chỉ là di tích lịch sử đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng còn có ý nghĩa đặc biệt trong trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam. Địa danh này sẽ mãi mãi nằm trong tim người dân Việt Nam.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 15
Đã là người Việt Nam thì không ai là không biết đến bến Nhà Rồng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là nơi bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của chúng ta đã ra đường tìm đường cứu nước, tìm lại ánh sáng tự do, giúp nhân dân ta thoái khỏi ách nô lệ lầm than. Bến nhà Rồng từ lâu đã trở thành mội nơi thiêng liêng và thành kính của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Bến Nhà Rồng có tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh, là tên gọi chính thức để chị cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Tuy nhiên, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Văn Ba đã xuống một con tàu làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng, đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Do đó, từ năm 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Nhà Rồng, ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận tải Hoàng đế được khởi công xây dưng ngày 4 tháng 6 năm 1863 và hoàn thành trong vòng 1 năm. Kiến trúc toàn nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa ở Việt Nam. Phía hai đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I. có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra. Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa, hãng đổi tên lại thành Messageries Martimes. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xa, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Do đó, dân gian còn gọi là hãng Đầu ngựa. Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Từ đó, kiến trúc Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Như vậy, bến Nhà Rồng đã trở thành một địa điểm linh thiêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Đó là nơi Hồ Chí Minh bắt đầu con đường cứu nước, giải phóng dân tộc và sự nghiệp Cách mạng gian truân mà hào hùng của dân tộc Việt ta cũng bắt đầu từ đó.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 16
"Bến Nhà Rồng một chiều xuân nắng tỏa
Thấy hàng dừa tóc xõa nhìn sóng nước xôn xao"
Người con nào của đất nhớ Sài Gòn đi đâu cũng tự hào về cảng Nhà Rồng quê mình, chứng nhân lịch sử, là nơi năm xưa, người thanh niên Nguyễb Tất Thành đã ra đi tìm đường cưu nước.
Bến Nhà Rồng vốn là một thương cảng, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nằm trên sống Sài Gòn, khu vực cầu Khánh Hội, nay là số 1 đường Nguỹen Tất Thành, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày Pháp chiếm được Nam Kì, chúng cho xây những thương cảng để vận chuyển hàng hóa, giao thương với quốc tế. Ngày 4 tháng 3 năm 1963 , bến Nhà Rồng bắt đầu được đưa vào thi công, một năm sau thù hoàn thành. Lúc đầu vốn được dùng để cho quan Tổng quand lí ở nhưng đến năm 1899 bắt đầu được cho phepa vận chuyển hàng hóa ở đây. Tuy nhiên, vì hàng hóa không phù hợp mà không vận chuyển được. Mãi về sau năm 1930, bến nhà rồng mới được hoàn thiện lại, dài 430km. Chính quyền Việt nam Cộng hòa đã cho trùng tu lại mái nhà và chỉnh cho 2 con rồng quay đầu ra ngoài vào năm 1955. Sau 1955, bến nhà rồng thuioxj toàn quyền xử lí của quân đội Mỹ. Sau 1975, bến nhà rồng thuộc quyền quản lí của Cục đường biển Việt nam.
Bến Nhà Rồng có cái tên gọi như thế bởi nó có mái gắn đôi rồng quay đầu chầu mặt trăng. Tuy vây, thay bởi mặt trăng là hình vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu đầu ngựa là tượng trưng cho loại phương tiện cổ của người Pháp thuở xưa, còn biểu tượng mỏ neo là tượng trưng cho ngành hàng hải. Chính tại nơi đây, những ngày chống giặc, không biết đã nổ ra bao nhiêu cuộc bạo động, buêue tình đòi quyền tự do, bình đẳng. Gần hai thế kỉ trôi qua, đã bao lần qua tu sửa, bến nhà Rồng vẫn mang một vẻ cổ kính, một vẻ rất văn hóa, rất quyến rũ
Nơi đây đã từng chứng kiến một sự kiện lịch sử rất quan trọng với dân tộc. Đó là ngày 5/6/1911, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Latouche Tréville với cái tên anh Ba. Bến nhà Rồng đã tiễn dấu chân người con tổ quốc bước ra đi, bước đi để tìm con đường về cứu nước. Bến nhà rồng trở thành hồi ức đẹp đẽ nhất về người. 2/9/1979, Bến nhà Rồng bây giờ trở thành bảo tàng Hồ Chí Minh mở cửa lần đầu tiên cho khách tham quan nhân kỉ niệm 10 naem ngày mất của Bác. Bảo tàng sưu tầm, lưu giữ rất nhiều những tài liệu, những hình ảnh về Bác, những câu chuyện trong quá khứ nhưng vẫn vàng son, chói lọi, trường tồn với cái tên Hồ chủ tịch.
Bước đi trong thời đại mới, ngắm nhìn bến Nhà rồng trong cuộc sống mới, lòng vẫn không thôi bồi hồi nhung nhớ. Nhìn con tàu đi, chợt ngẩn ngơ tưởng con tàu năm nào đã đưa bước Người đi ra nơi viễn xứ. Bến nhà Rồng tồn tại trong tâm trí con người Sài thành nói riêng, và cả đất nước Việt nam nói chung là chứng nhân lịch sử, là hồi ức không bao giờ quên về 1 người, về 1 thế hệ đã qua đi
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng 17
Bến Nhà Rồng vốn là một thương cảng và được xây dựng từ 1864, nằm trên sông Sài Gòn, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc địa chỉ Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn để làm nơi thông thương với quốc tế. Các bến cảng đầu tiên được xây dựng tại Bến Thành trong thời gian gần 1 năm. Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do "Công ty vận tải đường biển" xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý. Gần cuối năm 1899, hãng được phép xây dựng bến cho tàu cập vào, nhưng do nguyên liệu không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, dài đến tận 430m. Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng. Sau năm 1975, tòa nhà - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam.
Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc quay đầu chầu mặt trăng theo lối kiến trúc xưa của người Việt Nam nên thường được gọi là nhà Rồng. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu "Đầu ngựa" chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn "Mỏ neo" tượng trưng cho tàu thuyền. Do đó dân gian còn gọi là hãng Đầu Ngựa, hay người lớn còn gọi với cái tên Sở Ông Năm. Chính tại đây, trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ nhân dân thành phố đã tổ chức những cuộc biểu tình, bãi công để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai. Sau bao nhiêu năm, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng cũng không làm lu mờ đi vẻ cổ kính xưa kia của nó.
Bến Nhà Rồng hiện nay là bảo tàng Hồ Chí Minh – một trong các chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Bác trong cả nước với nhiều phòng trưng bày, kho bảo quản 10.927 tài liệu, hiện vật và hàng trăm hiện vật trưng bày ngoài trời. Từ những năm 1979, bến Nhà Rồng được chọn làm địa điểm trưng bày những hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Khi đó, nơi đây chỉ là nhà lưu niệm với quy mô còn hạn chế. Đến năm 1995, được xây với quy mô rộng hơn, hiện vật cũng được sưu tầm nhiều hơn và chính thức đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, là nơi trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Không chỉ thế, bảo tàng còn là nơi tổ chức các cuộc hội họp, hội nghị, gặp gỡ hay là nơi chiếu những tư liệu, hồi kí và ấn phẩm về Bác.
Bến Nhà Rồng mang một ý nghĩa lịch sử trọng đại. Tại đây, hơn 100 năm về trước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp với cái tên anh Ba, từ ngày đó, suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác tìm kiếm cơ hội học tập đường lối, tìm đường giải phóng cho dân tộc của mình của đang chịu ách nô lệ. Suốt bao nhiêu năm khó khăn, Bến Nhà Rồng nhưu một minh chứng mạnh mẽ của những dấu án lịch sử với đất nước Việt Nam và con cháu mai này.