Lập dàn ý giải thích câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn hay, ngắn gọn (11 mẫu)

Dàn ý nghị luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chung nhất 1

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen

- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội

- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.

b. Nghĩa bóng

- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập

- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập

- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi

- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được

Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”

- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng

- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết

- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách

- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt

- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân

Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm

- Học vẹt, học tủ,…

- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi

- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập

III. Kết bài

- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ

- Xác định mục tiêu học đúng đắn

- Có phương pháp học đúng đắn

Câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" hay nhất 2

I. Mở bài: 

- Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn": Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập

II. Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn":

+ Nghĩa hẹp: Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập

+ Nghĩa rộng: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

=> Ý nghĩa câu tục ngữ: Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước

2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: (dẫn chứng cụ thể)

- Dẫn chứng bằng một câu chuyện về việc học khôn nhờ đi nhiều nơi mà em đã được biết (ví dụ: Dế mèn phiêu lưu ký,...)

- Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến để học hỏi khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong nước.

- Học sinh tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

3. Rút ra bài học và liên hệ thực tiễn

- Nên đi nhiều nơi để tích lũy thêm kiến thức.

- Không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm.

- Nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ.

- Liên hệ thực tiễn: Nhà bác học Lênin đã có câu "Học, học nữa, học mãi" điều đó khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa

III. Kết bài:

- Khẳng định giá trị câu tục ngữ: Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 3

1. Mở bài:

-  Tri thức rất cần thiết đối với con người.

-  Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

-  Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

2. Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

* Nghĩa tường minh:

-  Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

-  Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

b/ Bình luận:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

- Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.

- Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.

- Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

3. Kết bài:

-  Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.

-  Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

-  Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.-  Câu tục ngữ trên là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 4

I. Mở bài

            - Giới thiệu và nêu ý nghĩa khái quát câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn 

II. Thân bài

     1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ 

             - Giải thích nghĩa đen

            - Giải thích nghãi bóng

     2. Chứng minh

            - Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến để học hỏi khoa học kĩ thật để ứng dụng trong nước.

            - Học sinh tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

    - Dẫn chứng từ chính bản thân, đã đi được đâu và học được những điều gì từ văn hóa, con người, ẩm thực nơi đó

     3. Bình luận về câu tục ngữ

           - Câu tục ngữ đã nêu lên một lẽ đúng ở cuộc sống, mang lại bài học sống tích cực và đúng đắn. 

           - Nên đi đây đi đó, đi thật nhiều, in dấu chân lên thật nhiều vùng đất để trau dồi kiến thức, gây dựng vốn hiểu biết dồi dào cho bản thân.

           - Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy.

     4. Mở rộng 

           - Lật vấn đề

           - Phê phán thói quen học vẹt, học tủ, lười biếng, ngại vận động, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển nếu bản thân không cố gắng học tập, đi nhiều học hỏi, nâng cao hiểu biết thì rất dễ lạc hậu, không bắt kịp sự phát triển của đất nước, của xã hội.   

III. Kết bài

          - Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 5

A. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : con người cần đi nhiều nơi , khám phá nhiều điều và học hỏi những điều bổ ích từ cuộc sống.

- Trích dẫn câu tục ngữ : Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

B. Thân bài

1. Giải thích

- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội

- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ.

=> Câu tục ngữ mượn hình ảnh ngôn từ đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học.

2. Chứng minh

 - Cuộc đời rộng lớn , kiến thức của con người là vô cùng, vô tận

- Những hiểu biết của chúng ta là vô cùng hạn hẹp so với thế giới rộng lớn ngoài kia

- Hiểu được điều này, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi và đi đến nhiều nơi , nhiều vùng đất mới để mở mang kiến thức và khai thông đầu óc của mình.

- Con người cần đi đến nhiều nơi , học hỏi nhiều điều từ cuộc sống

- Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. 

- Có đi nhiều nơi thì ta mới tiếp xúc được với nhiều người , biết được những phong tục và văn hóa của những vùng đất khác nhau

- Nhờ vậy , tri thức của con người được mở mang, tầm nhìn của con người được mở rộng

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm

- Học vẹt, học tủ,…

- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gì 

-  Luôn ngại học tập, không có tinh thần đi đây đi đó để học tập

C. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Khuyên con người cần đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người để học tập được những điều bổ ích.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chi tiết 6 

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề cần chứng minh: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

2. Thân bài

a. Giải thích
- "Ngày đàng" là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian.
+ "Đi một ngày đàng": Con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó; đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn".
- "Sàng": Chỉ một loại đồ vật bằng tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch hết trấu, lọc tấm và hạt sạn cho gạo.
+ "Học một sàng khôn" là thu lượm và chọn lọc nhiều điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để cho bản thân trở nên khôn lớn hơn.
=> "Đi một ngày đàng học một sàng khôn": Ngoài việc tiếp nhận những kiến thức ở sách vở, con người cần tìm hiểu cả thế giới bên ngoài để được trải nghiệm thực tế, để học hỏi đồng thời lĩnh hội cho mình những điều hay, điều mới lạ.

b. Chứng minh
- Trong thực tế:
+ Đi nhiều sẽ giúp ta tự tìm hiểu một cách trực tiếp, chân thực những kiến thức mà mình đã được học hoặc chưa biết đến trước đó.
+ Bổ sung cho mình thêm nhiều kĩ năng sống hữu ích.
+ Được trải nghiệm đồng thời trau dồi thêm các kiến thức về phong tục cũng như văn hóa riêng biệt của các vùng miền.
- Trong lịch sử:
+ Các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình đời sống của dân chúng.
+ Các nhà văn đi nhiều để có thêm vốn sống, chẳng hạn nhà văn Nguyễn Tuân - một nhà văn với nhiệt huyết tràn đầy và có yêu cầu cao với nghề viết của mình. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển và thay đổi "thực đơn cho nhãn quan" của mình.
+ Bác Hồ năm xưa đã có nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường con đường giải phóng cho đất nước. Mỗi nơi đi qua, Bác đều tự mình tìm tòi, học hỏi bởi vậy Người thành thạo rất nhiều ngôn ngữ và am hiểu những đặc điểm văn hóa khác nhau của nhiều quốc gia,...

c. Vì sao "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ?
- Đi nhiều ta sẽ có thêm nhiều niềm hứng thú và say mê hơn, thêm sáng tạo và việc tiếp thu, việc lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn.
- Trải nghiệm tất cả những gì đang diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
- Đây là cách thức học mang lại hiệu quả khá cao nhằm làm giàu cho sự hiểu biết của bản thân.
- Chúng ta có được các cơ hội để kiểm chứng năng lực ứng phó và xử lí các vấn đề, các tình huống xảy ra bất ngờ khác nhau của đời sống.

d. Mở rộng, nâng cao
- Chiếc sàng trong thực tế là đồ vật dùng để sàng lọc những vỏ trấu, hạt thóc hay sạn còn sót để giữ lại được những hạt gạo tốt nhất.
= > "sàng khôn" ở đây hiểu theo nghĩa số lượng nhiều nhưng phải qua chọn lọc kỹ càng. Cũng như con người ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhưng không phải vì thế mà tiếp nhận mọi thứ một cách bừa bãi mà cần có sự chắt lọc, lựa chọn kĩ càng những gì tốt đẹp và bổ ích nhất, nhất là những kiến thức phải là những tri thức tinh túy nhất.
- Cần phân biệt ra ngoài để học hỏi chứ không phải ra ngoài để ăn chơi đua đòi, tiêu xài hoang phí... và cần học hỏi những điều có thể giúp ích cho bản thân và người khác trở nên tốt đẹp hơn.

e. Phê phán
- Những người có tư tưởng tự cao, tự đại, tự ru ngủ mình trong nhà...
- Những kẻ sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng trong thế giới riêng mình, vì thế mà không thể theo kịp thiên hạ, và khó mà làm nên sự nghiệp lớn.

f. Bài học
- Về nhận thức: Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã khuyên dạy con người ta muốn có kiến thứ sâu rộng và am hiểu sự đời, phải xông xáo giữa cuộc sống thực, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm tri thức bổ ích, mở rộng tầm nhìn và vốn hiểu biết của bản thân.
- Về hành động:
+ Luôn học hỏi, bồi dưỡng và rèn luyện các kiến thức ở mọi lĩnh vực cũng như kinh nghiệm sống.
+ Luôn giữ vững bản lĩnh cứng cỏi, không khuất phục trước những cám dỗ; hòa nhập và tiếp thu các tinh hoa của thế giới nhưng luôn giữ được hồn cốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc,...

3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề cần chứng minh.

Chứng minh

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 7

A.    Mở bài: - Nêu quan điểm cần chứng minh: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nhưng điều đó chỉ đúng với những người có ý thức học tập.
-    Còn nếu không có ý thức học tập thì chẳng có sàng khôn nào, dẫu cho đi đến mấy ngày dàng đi chăng nữa.
B.    Thân bài:
I.    Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
-    Đi một ngày đàng (ngày đường): dùng thời gian để chỉ quãng đường đi được coi là tương đối xa và khác lạ so với nơi mình ở quanh năm, suốt tháng, quẩn quanh hằng ngày...
-    Học một sàng khôn: học được nhiều điều hay, biết được nhiều điều mới lạ...
II.    Vì sao “Đi một ngày đàng lại học được một sàng khôn”?
-    Lí lẽ:
+ Đi nhiều, giao hòa với đời sống sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, tích lũy được nhiều tri thức để trưởng thành.
+ Đi nhiều giao hòa với đời sống là dịp để kiểm nghiệm, ứng dụng những tri thức tiếp thu qua sách vở, trong nhà trường và nhờ vậy mà mau chóng trưởng thành.
-    Dẫn chứng 1:
-    Dẫn chứng 2:
III.    Có phải cứ đi một ngày dùng là học được một sàng khôn không?
+ Lí lẽ: Quan hệ giữa đi và khôn không phải tăng tiến theo tỉ lệ thuận. Có khi đi nhiều mà chẳng khôn được mấy. Cái khôn do đi không thể thay thế cái khôn do học theo sách vở, trong nhà trường.
-    Dần chứng 1:
-    Dẫn chứng 2:
c. Kết bài:
-    Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa đi và ý thức học hỏi.
-    Liên hệ: học sinh sẽ cố gắng thu thập sàng khôn như thế nào.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 8

I. Mở bài
- Dẫn dắt: “Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta...”.
- Nêu nội dung câu tục ngữ.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
- Chuyển ý bằng cách đặt câu hỏi để tạo sự liên kết (ra sao? như thế nào?)
II. Thân bài
- Từ ngữ liên kết: Thật vậy, Quả đúng như vậy.
- Lời dẫn.
1. Giải thích từ ngữ trọng tâm trong câu tục ngữ (Nghĩa đen => Nghĩa bóng).
+ Đàng là gì?
- Là đường => Hiểu rộng ra là khắp nơi.
+ Khôn là gì?
- Có khả năng suy xét để xử sự một cách có lợi nhất tránh được những việc làm và thái độ không nên có.
* Nghĩa cả câu: Con người phải đi dây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết của mình.

* Có đi ra ngoài ta mới thấy được tận mắt, nghe được tận tai nhiều điều hay chuyện lạ, nhờ đó mà khôn ngoan hơn. Nếu cứ ngồi ở xó nhà thì có hiểu biết được gì? Càng đi xa, ta càng hiểu rộng, biết nhiều hơn.

2. Đưa ra các nguồn dẫn chứng
a. Trong thời đại lịch sử xa xưa
Có đi đây đi đó ta mới có thể mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích của nhân loại. Nếu chỉ quanh quẩn trong nhà, trong trường, lớp thì ta đang tự cô lập, gò bó sự sáng tạo, sự tiếp thu những kiến thức mới mẻ ngoài xã hội của bản thân dễ dẫn đến sự lạc hậu. Ví như: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Trong quá trình ấy, Bác đã học được rất nhiều bài học hay, bổ ích đặc biệt là vốn ngoại ngữ hàng chục thứ tiếng nước ngoài mà Bác đã học được. Bác mãi là tấm gương sáng cho việc mở mang kiến thức ra bên ngoài.
b. Trong thời đại hiện nay
Nhà trường thường hay tổ chức nhiều chuyên tham quan, học tập những bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng lịch sử nhằm giúp ta mở mang thêm tầm hiểu biết lịch sử nước nhà..
- Bản thân chúng ta phải tự tin, năng động, sáng tạo trong học tập. Đặc biệt là tham gia tổ chức Đoàn Đội để tích lũy vốn kiến thức, kĩ năng sống mà những kĩ năng này rất quan trông đối với học sinh.
c. Trong thơ văn
- Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. (Hồ Chí Minh)
- Đi cho biết đó biết đây.
- Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
- Đi một buổi chợ học được mớ khôn.
3. Mở rộng .
Chê trách những người suốt một đời người chỉ biết gói gọn kiến thức của mình ở trường lớp, ở nhà mà không biết rằng kiến thức bên ngoài là vô bờ bến, nếu một ngày ta không tiếp thu thì sẽ trở thành một con người lạc hậu, đi sau thời thế.
III. Kết bài
- Từ ngữ liên kết: Qua những điều vừa phân tích ở trên.
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ: Lời khuyên của ông cha ta đối với thế hệ sau là phải biết mở mang tầm hiểu biết của mình ra bên ngoài xã hội, thế giới. .

- Ứng dụng học tập cho bản thân: Luôn đọc thêm sách báo, tiếp nhận thêm nhiều thông tin từ các phương tiện truyền thông để nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 9

§  Mở bài:

Học tập là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người. Học tập là công việc diễn ra suốt đời. Không những ta cần học các kiến thức trong sách vở nhà trường mà còn học thêm ở thực tế cuộc sống xung quanh.  Bởi thế, tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàn, học một sàn khôn” cho ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi đó.

§  Thân bài: 

“Đi một ngày đàng: là gì?

“Đi một ngày đàng” là một ngày đi trên đường. Cũng có nghĩa là đi đây, đi đó. Thời xưa, con người đi bộ, đi ngựa hoặc đi thuyền. Bởi phương tiện thô sơ, đi lại vất vả cho nên một ngày đường đã là đủ nhiều, đủ xa.

“Một sàng khôn” là gì?

“Một sàng khôn” là thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay. Nghĩa là đã mở rộng được tầm nhìn, tầm hiểu biết. Mượn hình ảnh cái sàng, người xưa muốn nhắc nhở ta phải biết gạn lọc tri thức để có hiểu biết đúng đắn và bổ ích nhất.

Câu tục ngữ cho ta thấy tầm quan trọng của việc học hỏi, mở rộng tìm kiếm tri thức ở bên ngoài để nâng cao hiểu biết và vốn sống. Chỉ có bên ngoài xã hội rộng lớn với cuộc sống sinh động, da dạng, phong phú  mới giúp ta nâng cao hiểu biết và biết sống đúng đắn, làm việc thành công hơn.

Tại sao ta phải học hỏi thêm ngoài xã hội?

Tri thức là vô hạn như đại dương mênh mông con hiểu biết của con người lại hữu hạn. Con người dù có thông minh đến đâu thì tầm hiểu biết cũng có giới hạn. Muốn phát huy trí thông minh và sức mạnh của trí tuệ, con người phải không ngừng học hỏi, không ngừng tìm tòi trí thức.

Có nhiều cách để làm điều ấy. Học hỏi tìm tòi tri thức ở gia đình, nhà trường, ở sách vở. Tất cả đã dạy cho ta rất nhiều, giúp ta ngày càng trưởng thanh hơn.  Nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ, chưa nhiều. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy là cách bồi dưỡng trí thức cho thêm phong phú.

Nhưng đó mới chỉ nghe mà chưa thấy. Trông thấy là rất quan trọng bởi “trăm nghe không bằng một thấy”. Nếu đã nghe mà lại được thấy thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Trên khắp mọi nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có cái hay cái đẹp của con người và cảnh vật. Đi nhiều sẽ được hiểu biết nhiều. Chính điều đó giúp con người trưởng thành hơn, có cách cư sử đúng đắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn, quan hệ xã hội với gia đình cũng tốt hơn. Quan trọng hơn hết nó bồi dưỡng cho ta tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này.

Trong thời đại ngày nay, việc học hỏi lại rất cần thiết. Chúng ta cần học những điều mới mẽ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống. học để trở thành người hữu ích đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng thêm giàu mạnh.

Để có được “một sàng khôn”, ta phải làm gì?

Học là phải biết chọn lọc. Học cần phải biết tiếp nhận cái tốt, cái đẹp, cái hữu ích và tiến bộ. Đồng thời gạt bỏ cái xấu, cái vo ích, cái lạc hậu trong xã hội. Biết lựa chọn như thế là ta đã biết cách sống. Xã hội là trường học lớn cung cấp cho ta vốn hiểu biết, vốn sống, cũng là nơi ta thực nghiệm, là nơi để ta học và rèn cái “khôn”.

Muốn học được cái “khôn”, chúng ta nhất định phải biết kiên trì. Bởi việc học là công việc gian khổ và lâu dài. Không có tính kiên trì khi vấp phải những khó khăn ấy chúng ta dẽ bỏ cuộc, chấp nhận thất bại.

Muốn học tập thành công chúng ta cũng cần phải hết sứ bình tĩnh. Không nên vội vàng trong học tập bởi tri thức là vô tận. Mặt khác, muốn biết nhiều, hiểu kĩ, ghi nhớ sâu nhất định chúng ta phải học tập một cách bình tĩnh.

Có thể nhiều tri thức hết sức quan trọng và hữu ích nhưng không nhất thiết phải hiểu biết tường tận. Hãy học cái cần học, cái cần thiết cho đời sống của mỗi chúng ta. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích thiết thực và sức mạnh to lớn cho cuộc sống của chúng ta.

§  Kết bài:

Câu tục ngữ “đi một ngày đàn học một sàng khôn” là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người. Học hỏi là việc thường xuyên và suốt đời. Để không ngừng nâng cao hiểu biết thì nhất định phải biết học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Bản thân phải biết học điều hay lẽ phải có ích cho bản thân gia đình và xã hội một cách chủ động, sáng tạo và chọn lọc để đạt hiệu quả cao.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 10

 1. Mở bài

- Giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Đi: hành động di chuyển đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, gặp nhiều người và nhìn cuốc sống ở góc nhìn toàn diện hơn trong không gian đa chiều của nó.

- Học: học hỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức để đem lại hiểu biết cho bản thân.

- Ngày đàng: biểu tượng cho quãng đường dài, khoảng không gian xã hội rộng lớn mà chúng ta đi được.

- Sàng khôn: biểu tượng cho vốn hiểu biết phong phú đa dạng mà ta có thể thu được.

- Nghĩa cả câu: nếu biết đi ra ngoài xã hội, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Từ đó, câu tục ngữ là lời khuyên con người nên biết hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, đến nhiều nơi để học hỏi và thu được những kinh nghiệm quý giá giúp phát triển bản thân.

2. Bình luận 

- Câu tục ngữ đã nêu lên một lẽ đúng ở cuộc sống, mang lại bài học sống tích cực và đúng đắn.

- Cuộc sống là vô hạn, xã hội chính là khoảng không gian không biên giới, ẩn chứa nhiều điều để khám phá.

- Nên đi đây đi đó, đi thật nhiều, in dấu chân lên thật nhiều vùng đất để trau dồi kiến thức, gây dựng vốn hiểu biết dồi dào cho bản thân.

- Những giá trị sống không phải ngày một ngày hai mà thành, và mỗi giá trị lại chọn cho mình một vùng đất để dừng lại, vì thế cần đi nhiều để tiếp cận với những giá trị ấy.

- Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy.

- Khi lượng tri thức của ta giàu có, chúng ta sẽ phát triển bản thân mình hơn, cả về hành động lẫn nhận thức, mỗi cá nhân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và trưởng thành hơn.

- Không chỉ thế, kinh nghiệm mà ta thu được còn giúp ta sống có ích hơn, để ta có thể góp sức xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, giúp xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng hơn.

c. Mở rộng

- Lật ngược vấn đề: tuy đi nhiều cho ta nhiều lợi ích nhưng không phải vì thế mà ta đi bừa bãi. Chúng ta cần biết chọn nơi để đến, cần biết rõ bản thân mình cần gì khi đến với vùng đất ấy. Đừng để sự bồng bột làm những bước chân chúng ta mòn mỏi trên mảnh đất khô cằn.

- Phê phán: phê phán thói quen học vẹt, học tủ đang trở nên rất phổ biến trong xã hội. Phê phán thói lười biếng, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, lười biếng càng trở nên trầm trọng hơn khi chúng ta giam mình trước màn hình máy tính điện thoại, nhìn thế giới qua quan điểm cảu người khác. Cần biết đi ra ngoài xã hội rộng lớn để nhìn sự bao la vô tận của sự học, để chính mình nhìn cuộc đời bằng con mắt của mình.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" 11

A, MB

- giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn": Trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, có biết bao câu tục ngữ đem đến những bài học quý báu và sâu sắc trong cuộc sống. Thật vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã nêu lên được vai trò của sự trải nghiêm, học hỏi trong cuộc sống và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.

- khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc sống của chúng ta thực sự cần thật nhiều những trải nghiệm để từ đó tích lũy cho mình những bài học quý báu.

B, TB

1, giải thích câu tục ngữ.

- Đi một ngày đàng: hình ảnh ẩn dụ cho việc trải nghiệm và xông pha, mạo hiểm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày,

- Học một sàng khôn: hình ảnh ẩn dụ cho việc chúng ta sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình.

Câu tục ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ để khẳng định vai trò của việc trải nghiệm thật nhiều, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để có thể có thêm thật nhiều kinh nghiệm và bài học có ích trong cuộc sống và tương lai

2, Bình luận câu tục ngữ

- Theo em, đây là một câu tục ngữ vô cùng sâu sắc và đúng đắn trong thời đại ngày nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên con người buộc phải có những trải nghiệm bên cạnh việc học trong sách vở.

- Việc học thông qua trải nghiệm không chỉ giúp chúng ta khắc ghi được kiến thức mà còn giúp chúng ta cập nhật được với những điều mới mẻ, thực tế và bổ ích nhất.

- Việc học thông qua trải nghiệm, thông qua thực tế, thông qua những lần thử-sai của bản thân chính là nền tảng của vốn tri thức vững chắc và bền lâu.

- Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ thực tế, con người sẽ khám phá ra được lý tưởng sống của mình, đam mê thực sự của mình và có những trải nghiệm sống, hay những bài học quý báu.

- Tuy nhiên, ta không thể nào phủ nhận vai trò của việc học qua sách vở. Bên cạnh việc học qua sách vở, việc học qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp củng cố và mở mang đầu óc hơn rất nhiều. Ngoài ra, con người cần có tính kỷ luật và tự giáo dục cao thì mới có thể thành công. Như Bill Gates- ông trùm công nghệ và Steve Jobs- sáng lập Iphone, đều là những người ngừng việc học đại học giữa chừng nhưng nhờ tính tự giáo dục, kỷ luật cực cao, học thông qua trải nghiệm và muôn vàn thất bại thì mới có thể thành công được.

- Học sinh ngày nay cần học đi đôi với hành, kết hợp cả kiến thức sách vở và trải nghiệm cuộc sống.

C, KB (HS tự viết)