Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 1
Chiến tranh đã qua từ rất lâu rồi, và có lẽ những người trẻ tuổi như tôi không bao giờ hiểu được cái khó khăn, gian khổ của công việc cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhưng qua một lần nói chuyện, chỉ một lần gặp gỡ tình cờ đã cho tôi hiểu ra rất nhiều điều và thực sự cảm nhận được cuộc sống những ngày đạn bom gian khổ ấy,…
Những bánh xe đang lăn đều, lăn đều và chậm rãi khỏi nhà ga, chuyến tàu Bắc Nam bắt đầu cuộc hành trình của nó… Con tàu lao nhanh dần, lòng tôi bỗng thấy buồn lạ, cũng phải thôi, đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà như vậy, hơn nữa lại đi một mình. Trên một chuyên tàu toàn người xa lạ, con bé mười lăm tuổi như tôi bỗng thấy chạnh lòng, sống mũi cay cay, hai mắt đỏ dần, trong lòng rơn lên một nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ da diết. Người đàn ông ngồi bên cạnh, tôi mạn phép tôi gọi người ấy là “bác”, dường như đã cảm nhận được tôi đang nghĩ gì. Bác trạc ngoài sáu mươi, mái đầu bạc trắng, làn da đồi mồi, hơi rám nắng, dáng người to khoẻ. Nhìn những chiếc huân chương đeo trên ngực bác, tôi đoán, bác là một cựu chiến binh. Bác quay sang tôi bắt chuyện:
– Buồn hả cháu? Nhớ nhà phải không? Đợt mới nhập ngũ, bác đã từng có cảm giác như cháu bây giờ. Nhưng mau qua thôi, nó rèn luyện cho cháu tính tự lập, xa bố mà sống vẫn tốt.
Tôi nhìn bác cười rồi khe khẽ hỏi:
– Bác từng đi lính ạ?
Bác nhìn tôi rồi cười phá lên:
– Đúng rồi cháu ạ! Bác từng là một người lính đấy. Người lính lái những chiếc xe rất đặc biệt, những chiếc xe không kính cháu à. Ngày ấy Mĩ nó đánh ta ác liệt lắm, bác xung phong lên đường nhập ngũ. sẵn trong người tính thích mạo hiểm, lại biết lái xe, binh đoàn phân công bác vào tiểu đội 71A, lái những chiếc xe tải qua con đường Trường Sơn, chi viện súng, đạn, lương thực, dược phẩm cho đồng đội ở chiến trường miền Nam. Ngày ấy đường đi vất vả lắm cháu ạ, đâu có được đổ bê tông phẳng lì như bây giờ, lại còn đi đường rừng, tối om, không cẩn thận là lao xuống vực như chơi. Xe lại không có kính, bộ phận, tua vít nên lỏng lẻo, tạo ra tiếng động rất ghê tai. Thế mà đi nhiều, nghe nhiều rồi cũng quen cháu ạ! Có những đêm lái xe qua rừng, chim thú các loại cứ bay ào ạt vào khoang lái, nguy hiểm lắm, nhưng cũng thấy thú vị. Hay rồi gió, bụi, mưa, lá cứ bay vào tới tấp, cay xè, trắng xoá mặt mày là chuyện bình thường…
Bác dừng lại uống ngụm nước… Ngay từ bé, đứa con gái như tôi đã rất thích những trò đánh trận, múa kiếm, bắn súng đủ các kiểu,… nhưng chưa hề được nghe tới bom đạn, hay những vất vả, cực nhọc mà mỗi người lính Trường Sơn phải trải qua, dù là trực tiếp chiến đấu hay là những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm như bác. Tôi háo hức hỏi:
– Vậy đi chiến trường như thế bác có thấy nhớ nhà nhiều lắm không ạ?
– Có chứ cháu, nhớ nhiều lắm, nhiều khi nhớ tới mất ăn mất ngủ. Lo lắng không biết mẹ mình giờ này làm gì, bom thả có mau chân mà chạy xuống hầm hay không? – Ánh mắt buồn của bác như rạo rực lên. – Nhưng mà cũng được các bác cùng đơn vị an ủi và giúp đỡ nhiều lắm cháu ạ. Mấy anh em tuy mới gặp nhau nhưng quý nhau và thương nhau lắm, coi nhau như anh em ruột thịt trong nhà, có cái gì ngon hay mẩu thuốc lá là mấy anh em đều chia nhau hết, cực nhọc nhưng vui. Rồi những hôm lái xe, gặp anh em đồng đội trên đường đi, cứ thế mà mấy anh em tíu tít đứng bắt tay, ôm nhau rất tình cảm. Hình như có nhiều điểm chung là lòng yêu đất nước, căm thù bọn giặc và những đồng cảm về nỗi nhớ nhà, tâm sự và ước mơ, hoài vọng của tuổi trẻ nên các bác hiểu nhau và quý nhau lắm. Nhờ thế mà thêm tự tin, dũng cảm hơn trên con đường chiến đấu, nhất định phải thắng lợi để về với gia đình, anh em sẽ gặp lại nhau để cùng thực hiện những dự định trong tương lai…
Câu chuyện của bác còn dài, còn dài lắm nhưng mới chừng kia thôi đã đủ cho tôi cảm nhận về những người chiến sĩ, về những gì họ đã trải qua và về niềm tin, lòng lạc quan yêu đời của họ. Bánh tàu vẫn lăn, nhưng nó không gợi cho tôi cẫm giác buồn nữa, nó chỉ khẽ nhói lên trong người tôi một niềm vui khó tả, có lẽ là niềm vui được sống trong một thế giới hoà bình, niềm hạnh phúc về những gì mình đang có và tận hưởng…
Được gặp gỡ và trò chuyện với những người lái xe Trường Sơn năm xưa là may mắn của riêng tôi. Nó giúp tôi có thêm nghị lực và sức mạnh để hoàn thành những ước mơ của mình. Nó như một luồng sinh khí lan toả khắp người tôi, khiến tôi dũng cảm và có niềm tin hơn vào cuộc sống này. Và tôi hiểu ra một điều rằng: là người con của mảnh đất Việt phải chảy trong người dòng máu Việt. Bảo vệ, phát triển và xây dựng đất nước là nhiệm vụ tất yếu của tôi, cũng như của hàng vạn con người trẻ tuổi và cùng trang lứa khác…
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2
Nhân ngày Thương binh liệt sĩ ngày 27/07, tôi cùng bà đến nghĩa trang tỉnh, thắp nén hương cho người ông đã hi sinh vì khói lửa chiến tranh. Mỗi lần đến đây, lòng tôi lại có chút gì đó đượm buồn, hẳn đó cũng là tâm trạng của mọi người đang đứng tại nơi đây. Tôi khẽ nhìn xung quanh, đứng cạnh tôi là một người lính đang khẽ cúi đầu trước một nấm mộ. Bà và tôi cùng trò chuyện với chú ấy, và bất ngờ thay, chú chính là người lính lái xe được miêu tả trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà tôi vừa mới học vào tháng trước.
Anh lính trẻ năm nào giờ đã trở thành một con người chững chạc, già dặn. Chúng tôi và chú cùng ngồi xuống một hàng ghế gần đó mà kể nhau nghe những kỉ niệm vui buồn. Giọng của chú trầm và ấm quá, chen lẫn trong tiếng cười hào sảng là chút hoài niệm về những tháng ngày chiến tranh khốc liệt. Biết tôi rất thích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, chú nhìn tôi mà cười hiền từ.
Chú kể rằng, ngày ấy chú là một trong những người lính lái xe “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mang biết bao vũ khí, lương thực, thuốc men,…tiếp tế cho miền Nam ruột thịt. Nơi chú đi qua là tuyến đường Trường Sơn – cũng chính là tuyến đường huyết mạch thường xuyên hứng mưa bom bão đạn của quân Mỹ trong thời gian năm 1969. Mưa bom, bão đạn đã khiến cho xe của các chú “không có kính”. Vất vả, gian lao, hiểm nguy là thế nhưng vì sự nghiệp giải cứu Tổ quốc, chú và các đồng đội đã đối mặt với thử thách bằng một thái độ rất lạc quan, hào sảng:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Cháu biết không? Xe không có kính, tưởng bất tiện vậy mà lại tạo niềm vui nho nhỏ trên quãng đường đầy khói lửa của bọn chú đấy! Tại buồng lái ấy, bọn chú đã tận hưởng những năm tháng của tuổi trẻ với gió, với con đường, rồi cả sao trời, cánh chim,…Thật là hoài niệm quá cháu nhỉ?
Chú vừa kể vừa nở một nụ cười hiền lành. Tôi phần nào tưởng tượng ra những anh lính trẻ lạc quan, tìm niềm vui trong những khó cực. Họ là những con người phải sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh loạn lạc, nghe tiếng gọi lên đường mà giải phóng quê hương. Lái những chiếc xe không có kính qua một chặng đường dài hẳn là một việc không hề dễ dàng. Nào là bụi, là mưa, là gió,…cứ tạt thẳng vào người cầm lái. Đau chứ, lạnh chứ, nhưng những người lính trẻ ấy luôn xem đó là một điều hiển nhiên mà vui vẻ chấp nhận. Tôi thoáng hình dung ra nụ cười hồn nhiên trước đất trời của những con người quả cảm “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
Trên suốt chặng đường hành quân, người lính đã gặp và làm quen với nhiều đồng đội khác, “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Chú kể rằng, dù là ai đi chăng nữa, nếu đã gặp trên đường ra trận thì chẳng khác nào anh em một nhà. Những khoảnh khắc bình yên bên bếp cơm ấm nóng, bên chiếc võng đu đưa,…luôn là một kí ức đẹp luôn đọng mãi trong lòng chú.
Theo như lời chú kể, càng tiến tới gần miền Nam, độ dữ dội của các trận bom như được tăng cao. Những chiếc xe giờ đây dường như biến dạng “Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước”, ấy vậy mà, những chiếc xe ấy vẫn bon bon hướng về tiền tuyến, vẫn hiên ngang chạy giữa cuộc chiến khốc liệt. Bởi, chú tự hào rằng, xe có thể hỏng nhưng những trái tim trong xe, luôn tràn đầy tình yêu hướng về miền Nam.
Ánh nắng đã dần lên cao, soi sáng gương mặt rạng rỡ, ấm áp nhưng có chút đượm buồn trước sự hy sinh của đồng đội trong đôi mắt chú. Nhìn chú như vậy, tôi càng thêm kính quý những con người đã ngã xuống vì nền hòa bình của đất nước, càng tự dặn lòng phải cố gắng rèn luyện để mai này trở thành một con người có ích cho quê hương.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3
Buổi sớm đầu đông, tôi tung tăng tới trường, trong tiếng chim ca ríu rít, dưới bầu trời xanh thăm thẳm…Hôm nay, tôi sẽ được học bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, một bài thơ tôi rất thích từ hồi Tiểu học. Vừa lẩm nhẩm đọc lại bài thơ, tôi vừa mơ màng tưởng tượng như đang đi trên một con đường rừng gập ghềnh, hiểm trở. Tất cả bỗng chợt mờ nhòa trước mắt tôi bởi một làn khói bụi mờ ảo, rồi lại như dần hiện ra rõ nét từng cảnh vật…
Một đoàn xe tải băng qua. Tôi ngơ ngác nhìn theo:
- Sao lại có xe ở con đường rừng này nhỉ?
Đang mông lung suy nghĩ thì lại một đoàn xe tải nữa rầm rầm tiến tới, đất dưới chân tôi rung chuyển. Tôi lùi vào bên đường cho xe qua. Một, hai, ba…Bỗng chiếc xe thứ sáu, cũng là chiếc xe cuối cùng dừng lại. Một chú bộ đội mặc quần áo xanh, tươi cười xuống xe:
- Cháu bé, sao lại ở đây một mình thế, lạc mẹ hả? Để chú đi tìm giúp nha?
- Không, cháu đâu có lạc mẹ, cháu đến thăm các chú lính lái xe Trường Sơn đấy chứ, chú có biết họ không?
Chú không trả lời chỉ bảo tôi lên xe đi theo chú. Ngồi trên xe thích thật. Tôi nhìn chăm chăm vào chú lính ấy, có điều gì ở chú làm cho tôi cảm thấy thân quen quá. Chú quay ra nhìn tôi, nụ cười ấm áp. Tôi giật mình lảng đi, rồi bạo dạn hỏi:
- Chú là lính lái xe Trường Sơn phải không ạ?
Chú vẫn chẳng nói gì cả, chỉ cười và chăm chú nhìn con đường phía trước. Gió ở hai bên tạt vào mát lạnh.
- Xe gì mà không có kính thế này? Tôi ngạc nhiên.
Một chú chim ở đâu liệng qua, tôi vội với tay về phía nó nhưng không kịp. Hay thật! Tôi bắt đầu thò hai tay ra ngoài, thò luôn cả đầu, một cảm giác sung sướng như bay. Nào ngờ lại bị chú mắng:
- Nguy hiểm đó, cháu nghịch thật đấy!
Tôi phụng phịu chui vào.
- Không lạnh hả cô bé? Thực ra xe các chú vốn có kính, nhưng bị bom giật, bong rung làm vỡ hết rồi.
- Thích thế, cháu thích được ngồi trên những chuyến xe thế này.
Rồi hai chú cháu lại chìm vào những giây phút yên lặng.
Chiếc xe bỗng dừng lại ở chỗ có ba bốn túp lều. Tôi xuống xe. Ở đây xung quanh là cây rừng, mọi thứ đều đơn sơ và hoang vắng quá. Có mấy con gà cục ta cục tác chạy khắp sân, một vại nước nhỏ và một cái gáo tí hon, dây phơi quần áo cũng nhuộm đầy một màu xanh. Cuộc sống ở đây thật yên bình, khiến cho người ta đâu còn cái cảm giác của chiến tranh nữa.
Một làn nắng nhẹ nhàng làm bừng lên cả không gian yên ắng nơi đây. Có một chú xắn quần ống thấp ống cao từ đâu chạy đến xé toang cái không khí im lặng ấy.
- Này nhóc, chơi đâu mà lạc đến đây thế hả? Bộ không sợ thằng Mĩ nó bắn sao?
- Có các chú rồi, lo gì nữa ạ?
- Đáo để nhỉ, vào đây nấu cơm cho các chú, bé con.
Tôi lon ton chạy theo, cũng với ống quần thấp cao bê cái nồi cơm mà với tôi là “to tướng”. Bỗng một chú có vẻ nghiêm nghị hơn trông thấy tôi, chú hỏi:
- Sao cháu lại ở đây?
Biết ngay đây là chỉ huy trưởng, tôi bèn lân la đến.
- Cháu muốn ở đây chơi được không chú? Chú kể chuyện cho cháu nghe đi, cháu thích lắm.
Không biết chú có đồng ý không mà đã vòi rồi, tôi thấy ngường ngượng. Nhưng chợt chú nhìn tôi và bảo:
- Tí tuổi đầu mà cũng thích chuyện chiến đấu. Được, chú tình nguyện.
Chú chỉ huy dắt tay tôi đi và không quên dặn chú lính đang bưng rá gạo:
- Cậu đi nấu cơm nhanh lên, anh em đói rồi đấy.
Rồi tôi cùng chú chỉ huy trưởng đến một gốc cây cao su to, có bàn ghế đầy đủ. Chiếc ghế gỗ kẽo kẹt nghe thật vui tai.
- Chú ơi, ở đây toàn những chú hiền nhỉ, chắc cuộc sống vui lắm phải không chú?
- Cháu không biết chứ cuộc sống ở đây vất vả lắm. Hàng ngày các chú phải vận chuyển lương thực, cả thuốc thang và vũ khí ra tiền tuyến. Nhưng lúc nào gặp nhau cũng có tiếng cười, lúc nào cũng chuyện trò tếu táo. Các chú phải làm cả công việc của các bà nội trợ, rửa bát, nấu cơm…Tối đến lại quây quần bên đống lửa diễn kịch, kể chuyện cười…Nhiều hôm bọn chú phải đi cả đêm để kịp vận chuyển vũ khí, lương thực cho quân ta.
- Thế thì mệt lắm chủ nhỉ?
Chú bỗng trầm ngâm, đôi mắt xa xăm. Một làn gió nhẹ xào xạc làm một chiếc lá rơi trên tóc chú.
- Đúng là rất gian nan. Những ngày nắng ráo thì bụi tung mù mịt, những ngày mưa thì đường rừng trơn bùn lầy, mưa cứ xối thẳng vào mặt. Bọn chú có lúc cũng thấy sợ bom đạn. Nhưng đó chỉ là cái cảm giác của thời gian đầu thôi. Sau thì chỉ có thẳng tiến. Vui nhất là lúc gặp mấy cô thanh niên mở đường, người con gái nào cũng dịu dàng và anh dũng. Con gái mà còn thế huống chi các chú – những chàng trai can trường càng phải cứ thẳng mà tiến chứ.
- Hay thật đấy! Ước gì cháu được lớn bằng các chú nhỉ! À, chú này, kỉ niệm nào làm chú nhớ nhất, tiết lộ cho cháu với.
Chú mỉm cười, lắc đầu:
- Nhóc này, nhiều chuyện quá. Nhưng dù sao chú cũng chưa tâm sự với ai, nghe xong cấm phát biểu cảm nghĩ đó nha.
- Đồng ý! Tôi giơ cả hai tay lên rồi cười hì hì…
Tiếng lá rừng xôn xao, những giọt nắng nhỏ nghịch ngợm, luồn qua kẽ lá, chui xuống chỗ chú cháu tôi ngồi mà nhảy nhót. Tất cả đã sẵn sàng lắng nghe giọng kể ấm áp của người chiến sĩ.
- Đó là bữa cơm của ngày đầu tiên chú đến tiểu đội. Chú bị gọi là “cô dâu mới về nhà chồng” đấy, ngượng và xấu hổ lắm. Trời, chú không thể tưởng tượng được, một mâm cơm trải dàn những bát và đũa, chỉ có ba món: Rau rừng luộc, canh măng rừng và ít thịt nạc khô. Bỗng một anh cầm đũa gõ keng keng vào bát, tất cả cùng hòa nhịp hát rộn vang cả khu rừng. Vui ghê! Tất cả mọi khoảng cách bỗng đều tan biến đi hết. Bữa ăn tuy đạm bạc nhưng làm chú xúc động quá. Họ gắp cho nhau từng miếng thịt. Bữa ăn đầu tiên ấy tuyệt thật, một bữa ăn bình thường thôi nhưng dù muốn quên chú cũng chẳng thể quên được.
Tôi thấy hình như đôi mắt chú rưng rưng. Cả tôi nữa, tôi vừa cảm nhận được một thứ tình cảm “gia đình” rất đặc biệt của những người lính…
- Cô bé này sao bỗng thộn người ra thế?
- Chú ơi, cháu đói quá!
Vừa lúc ấy một chú khắp khu lều gọi mọi người.
- Anh em ơi, đi ăn cơm nào!
Vậy là tôi lại được gặp lại bữa ăn đầu tiên ở tiểu đội của chỉ huy trưởng rồi!
Ăn xong, các chú lại quây quần bên đống lửa, tiếng đàn ghi ta vang lên hòa cùng tiếng hát của những người lính. “Xe ta bon trên những dặm đường, giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương mà xe ta băng ra chiến trường…”…
Khúc quân hành ấy cứ ngân vang, ngân vang, vọng khắp khu rừng…Tôi đã trở lại con đường đến trường từ bao giờ mà khúc hát vẫn âm vang khiến lòng tôi xao xuyến mãi.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 4
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vận tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân để đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khăn. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 5
Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.
Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giờ đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.
Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.
Với sự đánh phá dữ dội của giặc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.
Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả
Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.
Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 6
Mở bài: Giới thiệu cuộc gặp gỡ bất ngờ của em với một người lính từng cầm súng chiến đấu và công tác trong đội ngũ những chiến sĩ vận tải dọc đường Trường Sơn, chở vũ khí, quân trang từ hậu phương ra tuyền tuyến lớn.
Thân bài: Tưởng tưởng câu chuyện kể của người lính trên cơ sở những gì đã có ở bài thơ Tiểu độ xe không kính:
- Niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra trận lúc bấy giờ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
- Lời kể, hay lời giới thiệu về đoàn xe và cả tiểu đội các chiến sĩ lái xe vận tải vui vẻ, tếu táo mà thậ đĩnh đạc, hiên ngang, can đảm bên cạnh những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
- Hình ảnh đoàn xe đang lừng lững tiến quân ra trận, những chiếc xe kì lạ “Không có kính chắn gió” – mà thật anh hùng, đang vượt qua chặng đường nguy hiểm quân thù đánh phá ác liệt. Trên những chiếc xe ấy, người chiến sĩ đang vững tay lái. Vừa nhấn ga cho xe lăn bánh ra trận, các anh vừa kể chuyện về mình, về đồng đội:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chảy thẳng vào tim
Như thấy sao trời đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái”
- Con đường ra trận có nhiều thử thách khó khăn ập tới: “bụi đường phun trắng” và “mưa tuôn, mưa xối” – hậu quả tất yếu của những chiếc xe mất kính bảo vệ. Trươc thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “Không có kính ừ thì có bụi… không có kính ừ thì ướt áo”, chấp nhận, sự thách thức với tinh thần lạc quan và cả những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khó nguy hiểm:
“… Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha …
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.
- Những kỉ niệm đẹp khi xe dừng lại nghỉ hoặc tới đích, đổ hàng: những cuộc gặp gỡ, vui vầy trong không khí đoàn kết, trong tình đồng chí, đồng đội thật cảm độn: “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội… … Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy…”
- Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên, bom đạn, hăm hở hướng lên phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước và bởi vì trong mỗi chiếc xe đó đều “có một trái tim” nhiệt tình, sôi nổi của người lính lái xe.
Kết bài: Những suy nghĩ cá nhân về những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh chắc chắn “vô – lăng”, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 7
Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất. Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.
Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược...trên con đường Trường Sơn này. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa. Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường. Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời, thấy cả ánh sao đêm, cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước, phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng, của nhân dân được hạnh phúc, tự do. Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí, sờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi. Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa, tôi mới hiếu rõ hơn về họ. Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan, yêu đời. Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh. Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó, cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe rách xước, những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước, phía trước ấy là miền Nam ruột thịt. Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta: chiến thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.
Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui. Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ, cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu, nắm vững khoa học, kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 8
Năm ngoái, em đạt học sinh giỏi nên em được về thủ đô Hà Nội để gặp những chú bộ đội trong bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Trong buổi gặp gỡ đó em được trò chuyện với những người lính vô cùng dũng cảm. Trên người những chú bộ đội có rất nhiều huân huy chương. Trong buổi trò chuyện đó em cảm thấy vô cùng thú vị và ý nghĩa. Các bạn có thể thấy được một không khí vô cùng trang nghiêm. Những người chiến sĩ vô cùng vui vẻ, tinh nghịch năm xưa giờ đã thành ông cả rồi.
Tuy khuôn mặt của họ có chút thay đổi theo thời gian nhưng vẫn còn những đức tính hóm hỉnh vui vẻ yêu đời của họ vẫn còn nguyên. Trong cuộc trò chuyện họ thể hiện sự vui vẻ khi nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa cùng lái xe không kính trên con đường Trường Sơn. Tuy quân Mỹ vô cùng lớn mạnh quyết liệt nhưng chúng ta vô cùng hiên ngang, kiên cường làm cho chúng ta thêm phần ý chí nỗ lực hơn rất nhiều. Cuộc chiến đấu của chúng ta vô cùng gian khổ nhưng chúng ta đã nỗ lực hơn rất nhiều. Những năm tháng ác liệt đó đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam hào hùng.
Trên con đường hành quân nhiều gian khổ đó các chiến sĩ của "Tiểu đội xe không kính" đã gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Nhưng họ vẫn luôn hiên ngang, ung dung đĩnh đạc trên con đường mình đi. Nhưng dù có khó khăn tới đâu dù bom rơi vèo vèo qua đầu nhưng ý chí kiên cường của những người lính không bao giờ lùi bước, họ vẫn hiên ngang phì phèo điếu thuốc hiên ngang ung dung tiến lên phía trước để cùng giải phóng Miền Nam ruột thịt của mình. Vì muốn bảo vệ mảnh đất quê hương đất nước mà những người lính của chúng ta hiên ngang đi lên phía trước không hề nao núng sợ hãi điều gì cả.
Những người lính Trường Sơn vô cùng giản dị, cuộc sống đơn sơ, họ cùng trải qua những năm tháng ấy các chú đã phải vượt qua mưa nắng gió bãi với cửa kính vỡ gió mưa cát bụi lùa qua làm cho mắt người lính cay xè. Nhưng họ vẫn kiên cường, dũng cảm tiến bước. Bởi trong con người của họ có một trái tim ấm nóng luôn tràn ngập tinh thần yêu nước. Họ sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, tính mạng của mình để thực hiện ước nguyện mong ước thống nhất đất nước.
Xe dù không có kính, bởi những loạt bom ác liệt của kẻ thù thả xuống làm cho kính vỡ mất, nhưng lại mang tới một điều vô cùng thích thú khi người lính có thể nhìn qua bầu trời, không gian rộng lớn với tâm trạng vô cùng khoáng đạt. Dù có khó khăn nhưng trái tim người lính vẫn vô cùng vui vẻ yêu đời, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt ngắm những vì sao trong đêm tối như gần những người lính hơn.
Trên con đường hành quân của mình các chú gặp nhiều người đồng đội của mình. Vì xe không có kính nên họ dễ dàng chào hỏi những người bạn mình bắt tay nhau qua ô kinh bị vỡ thật là thú vị và tiện lợi. Mỗi lần dừng xe giữa đường ngồi quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm trái tim người lính càng ấm áp hơn. Họ chia sẻ với nhau từng miếng lương khô, từng ngụm nước, chia sẻ với nhau những giây phút hạnh phúc khi nhận được một bức thư nhà. Tình đồng đội càng thêm thắt chặt, gắn bó tri kỷ thân thiết.
Nghe những lời tâm sự của các chú ngày xưa em vô cùng hạnh phúc và khâm phục tình đồng đội của các chú. Tôi cầu chúc cho các chú sẽ có một sức khỏe tốt và mong sao thế giới không còn chiến tranh để mọi người được hưởng cuộc sống bình yên.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 9
Nhân dịp nhà trường tổ chức sang nghĩa trang liệt sĩ thắp hương lúc đó tôi đã gặp một người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã hi sinh vì tổ quốc. Tôi và người sĩ quan này trò chuyện rất vui và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, trên những con đường huyết mạch nối giữa miền Bắc-Nam là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mĩ ngày đêm dội xuống những chặn đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện giữa miền Bắc-Nam. Trong những ngày đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,thực phẩm, vũ khí… Trên con đường Trường Sơn này. Bom đạn của kẻ thù đã làm cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ mà người lính đã phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì điều đó mà họ lùi bước họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường. Họ nhìn thấy đất, thấy trời thấy cả ánh sao đêm, cả những cánh chim sa họ nhìn thẳng về phía trước, nơi đó là những tương lai của đất nước được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no, tự do. Anh lái xe kể với tôi rằng xe không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn chịu đựng lái xe ngày đêm, những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc đen xanh trở thành trắng xóa như người già,họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! sao tiếng cười của họ nhẹ nhõm làm sao.
Gian khổ ác liệt bom đạn của kẻ thù đâu đâu cũng có cũng không làm cho họ rờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cố gắng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặn đường bom đạn, ác liệt, bảo đảm cho an toàn những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa rồi áo sẽ mau khô thôi. Khi đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính tôi nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có trong các nhân vật truyện cổ tích, bài thơ vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với những người lái xe năm xưa tôi mới hiểu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi tinh nghịch,những tiếng bom đạn ngày đêm vẫn luân nổ bên tai, phá huỷ con đường cái chết luân rình rập bên họ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.
Anh lái xe kể với tôi nghe những con đường vận chuyển, họ còn được gặp những đồng đội của mình,có cả những người lính đã hi sinh… Những phút giây gặp lại hiến hoi đó cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ đã làm cho tình cảm của họ trở lên thấm thía hơn rồi những bữa cơm trên bến Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn. Rồi những phút giây nghỉ ngơi trên những chiếc võng đu đưa. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết chiếc xe không những không có kính mà xe còn không có đèn, không có mui xe thùng xe có xước những thiếu thốn này không ngăn cản được họ những chiếc xe băng băng đi về phía trước vì miền Nam ruột thịt họ đầy dũng cảm, lạc quan nhưng họ vẫn sống và chiến đấu vì tổ quốc vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phàn tạo nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền nam đất nước thống nhất.
Tôi và anh lái xe chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ đó và nói chuyện rất vui.tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ, chúng ta luân ghi nhớ công lao to lớn của họ, chúng ta càn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 10
Chiến tranh đã qua đi được gần 50 năm nhưng những gì đã trải qua trong cuộc chiến ấy chưa bao giờ phai nhạt trong kí ức của người lính. Chúng tôi đã may mắn được gặp gỡ và trò chuyện với chú Kiên - một trong những người lính lái xe đã xuất hiện trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cũng là nhân chứng cho cuộc chiến ác liệt, máu lửa của ta suốt thời kì chống Mĩ trong ngày lễ kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 22/12 năm ấy là một ngày nắng đẹp - thứ nắng cuối đông, dù không sánh đặc nhưng cũng đủ ấm áp. Trường muốn chúng tôi hiểu hơn về lịch sử dân tộc và quá khứ hào hùng của cha ông nên đã mời chú Kiên - một người lính lái xe còn may mắn sống sót và cũng trực tiếp tham gia chiến trận, đến trường giao lưu cùng chúng tôi. Chú Kiên đã gần 60 tuổi, dáng người dong dỏng cao và dù tuổi cũng đã cao những trông chú vẫn còn rất nhanh nhẹn. Chú mặc bộ quần áo quân phục màu xanh, trên vai là những ngôi sao tượng trưng cho quân hàm của chú - một vị thượng tá, còn trước ngực là những huân chương mà chú đã dành được trong suốt cả cuộc đời. Khuôn mặt chú đã hằn những dấu vết của năm tháng. Rời khỏi chiến trường khói lửa, những người lính trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn luôn là những con người yêu đời, lạc quan. Chỉ có điều dường như họ có những phần kí ức sẽ không bao giờ có thể lấy lại được bởi nó đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường cùng những người đồng đội.
Chú Kiên bước lên sân khấu, nhìn chúng tôi bằng con mắt hiền từ và một nụ cười hiền lành luôn thường trực trên môi:
- Chào các cháu, chú xin tự giới thiệu, chú là Kiên, là một trong những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Chắc các cháu sẽ nghĩ ngay tới Phạm Tiến Duật. Đúng rồi đấy, chú và Phạm Tiến Duật là bạn, bọn chú cùng chung đơn vị.
Cả hội trường ồ lên rồi xôn xao. Bởi chúng tôi, cứ nghĩ những bài học trong sách giáo khoa là những thứ xa vời lắm rồi, cũng sẽ không có thực. Nhưng ngày hôm nay, đứng trước mặt chúng tôi lại là một nhân chứng sống, đã xuất hiện trong một tác phẩm ở sách giáo khoa. Đó quả thực là một điều khó tin, với chúng tôi - những đứa học trò chỉ mải miết với những con chữ. Chờ cả hội trường yên lặng lại sau kích động ban đầu, chú Kiên mới điềm đạm nói tiếp:
- Chú được mời đến đây để kể cho các cháu nghe về những năm tháng khói lửa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà chú và những người đồng đội của chú đã trải qua. Có thể nó hơi dài dòng, hoặc nhàm chán với mấy đứa nhưng chú hi vọng là các cháu có thể cảm nhận được một phần nào đó tính chất của cuộc chiến này và quan trọng hơn là chú muốn các cháu hãy yêu đất nước này như các chú đã yêu nó nhé!
- Vâng ạ! - Chúng tôi đáp lại chú
Chú bắt đầu câu chuyện của mình bằng một giọng trầm trầm nhưng vang vọng khắp không gian:
- Chú nhập ngũ năm 1958 khi chính quyền Ngô Đình Diệm - tổng thống của Viêt Nam Cộng hòa ở miền Nam, thực chất chúng là tay sai của đế quốc Mĩ dựng lên để giết hại đồng bào của ta ở miền Nam. Chúng thi hành những chính sách độc tài, giết chóc, lê máy chém đi khắp miền Nam để diệt trừ những người con yêu nước. Năm tháng ấy là thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc. Bọn chú từ miền Bắc phải tập kết gấp vào miền Nam để chi viện và chuẩn bị cho những chiến dịch lớn và cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì.
Chú ngừng lại một chút rồi lại tiếp tục kể:
- Đó là những năm tháng khó khăn nhưng cũng chưa là gì so với thời kì 1969 - 1970 các cháu ạ. Chú được chueyenr về Đoàn 559 Trường Sơn và nhận lệnh lên đường vào binh trạm 35, Tây Trường Sơn, cũng là khu vực hạ Lào, ở ngã ba Đông Dương. Nhiệm vụ của chú và những người đồng đội là vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, quân trang quân dụng trên tuyến đường Trường Sơn vào chiến trường miền Nam. Trong trận chiến ấy, có hai con đường huyết mạch là tuyến đường Trường Sơn và đường mòn Hồ Chí Minh để hậu phương miền Bắc có thể tiếp tế cho miền Nam. Đế quốc Mĩ nắm được vai trò huyết mạch của tuyến đường Trường Sơn nên chúng đã ngàu đêm ném bom rải thảm, bắn phá ác liệt trên khắp các cung đường. Bầu trời Trường Sơn không lúc nào ngớt tiếng máy bay địch quần thảo, gầm rú dội bom nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc với miền Nam.
Cả hội trường im phăng phắc. Bởi chúng tôi cũng đã biết được sự ác liệt của cuộc chiến qua những trang sử, qua cả những câu chuyện của cô trong giờ giảng văn nhưng khi nghe chú Kiên kể lại, chúng tôi vẫn cảm thấy sống lưng mình lành lạnh. Cái không khí của trận chiến, cái dữ dội của chiến trường như hiện ra trước mắt chúng tôi vậy. Chú Kiên đưa mắt nhìn tất cả chúng tôi như để chắc rằng chúng tôi vẫn đang lắng nghe câu chuyện của chú, rồi chú lại tiếp tục:
- Các cháu đã đến Trường Sơn bao giờ chưa? Nếu đã từng đến rồi thì các cháu sẽ nhận ra thời tiết, khí hậu ở Trường Sơn vô cùng khắc nghiệt. Bởi nó là ranh giới tự nhiên của ta với nước bạn Lào nên mang đặc trưng của thiên nhiên ở cả hai đất nước. Mùa mưa thì đường trơn trượt, mùa khô thì bụi mù mịt, nhiều tuyến đường độc đạo đi qua cách núi. Để tránh sự phát hiện của địch, lái xe bọn chú phải đi vào ban đêm, có những đêm đi mà không bật đèn pha vì nếu bật địch sẽ phát hiện ra ngay. Nếu đi vào ban ngày, bọn chú phải ngụy trang bằng cành cây và đi vào đường kín, đường rừng rất nguy hiểm. Các cháu biết không, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của đại ngàn, đường sá toàn đèo cao, dốc thẳm, trên đầu thì máy bay địch lòng vòng, dưới đất thì bom đạn giày xéo, quần thảo ngày đêm, lính lái xe bọn chú chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể gặp nguy hiểm. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Như cô Lê Minh Khuê cô ấy nói đấy, thần chết không phải là một tay thích đùa. Hắn ta lúc nào cũng lởn vởn ngay bên cạnh bọn chú thôi.
Chú nhấp một ngụm nước rồi lại kể:
- Cả cuộc đời chú đã đối mặt với cái chết không biết bao nhiêu lần, cũng chứng kiến không biết bao nhiêu người đồng đội của mình đã ngã xuống, trên chính tuyến đường Trường Sơn ấy - chú ngừng lại vì xúc động, chúng tôi còn thấy đôi mắt chú đỏ hoe. Có lẽ chú đang nghĩ tới những người bạn của mình - Chú có một người bạn, là một người vô cùng dũng cảm, hài hước. Chú ấy là liệt sĩ, hi sinh khi chỉ mới 26 tuổi. Trước hôm hi sinh, chú ấy còn khoe với chú ngày mai sẽ được nghỉ phép về nhà thăm vợ và đứa con nhỏ vừa mới ra đời. Khuôn mặt và nụ cười hạnh phúc của người bạn ấy có lẽ chú sẽ không bao giờ quên. Bởi ngày hôm sau, khi đang dẫn đường cho những chuyến xe, chú ấy bị trúng bom, mất ngay tại chỗ.
Không gian của căn phòng như trùng hẳn xuống qua câu chuyện và sự chia sẻ của chú. Vẫn biết chiến tranh là đau thương, là mất mát nhưng khi nghe chính những người trong cuộc kể lại, chúng tôi vẫn thấy những mất mát ấy thật lớn lao, đau đớn hơn gấp bội phần. Những người đồng đội của chú có người lành lặn trở về, có người trở lại cuộc sống nhưng không lành lặn, mất chân, mất tay, liệt nửa người cũng có; còn có vô số người không bao giờ trở về được nữa. Họ đã nằm lại mãi ở chiến trường, nơi những người đồng đội của mình cũng đã ở đó. Hội trường đã có những tiếng sụt sùi, đã có những bạn lau nước mắt, đã có những con mắt đỏ hoe. Chúng tôi may mắn sinh ra ở thời hòa bình nên không phải chứng kiến cảnh chia lìa, tan tóc và không phải chịu đựng nỗi đau mất mát, không được gặp lại người mình yêu thương nữa. Nhưng thời đại của cha ông ta, của chú Kiên thì họ đã phải trải qua những điều khủng khiếp ấy. Lần đầu tiên chúng tôi cảm nhận sâu sắc nỗi đau của nhân dân ta trong cuộc chiến một mất một còn với kẻ thù để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Câu chuyện của chú kết thúc ở đó. Chú nói chú không muốn đưa ra lời khuyên, bài học gì cho chúng tôi nữa mà chú muốn chúng tôi tự suy ngẫm, cảm nhận và rút ra cho riêng mình. Bởi bài học kinh nghiệm phải tự mình nhận ra mới có giá trị, còn nếu để người khác chỉ ra, nó chỉ là lời khuyên mà thôi. Rồi có tiếng vỗ tay vang lên, nồng nhiệt, vang dội cả căn phòng. Chú Kiên nhìn chúng tôi, vẫn bằng ánh mắt trìu mến và nụ cười hiền lành lúc mới bước vào.
Kí ức về cuộc chiến, cái chết chóc, sự mất mát có lẽ sẽ luôn là vết thương không bao giờ lành miệng trong lòng chú Kiên, trong lòng những người lính trở về từ chiến trường nhưng những gì chúng tôi thấy ở chú là một con người hiền lành, chất phác, lạc quan, yêu đời và chú quả thực là một người lính kiên cường.
Cuộc gặp gỡ với chú Kiên và câu chuyện của chú đã khiến chúng tôi nhận ra được thật nhiều điều trong cuộc sống này. Không chỉ là hậu quả của chiến tranh, là cái ác liệt của bom đạn mà chúng tôi còn thấy được hình ảnh của cả thế hệ trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất, gan dạ trong lịch sử hào hùng của dân tộc.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 11
Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi.
Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:
_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!
Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi cuống quýt:
_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày tháng chiến đấu năm xưa được không ạ?
Bác cười và đáp:
_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác.
_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không bác?
_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác.
_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ?
_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà! Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.
Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:
_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ?
Bác sôi nổi tiếp lời:
_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!
Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng. Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói:
_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương.
Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:
_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng.
Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.
_ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào quên được mình đã từng là người lính. Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương đất nước.
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Ngày hôm nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình. Đó là thành quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người tôi chưa từng gặp mặt. Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên nhiều lắm!
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 12
Nhân một chuyến đi thăm Bảo tàng Lịch sử Quân đội, tôi gặp một người sĩ quan cũng thăm nơi này và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.
Hôm ấy, nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trường tôi tổ chức cho đi thăm quan Bảo tàng Lịch sử quân đội. Chúng tôi được chiêm ngưỡng biết bao hiện vật lịch sử: những khẩu súng trường, mảnh vỡ của bom đạn,cùng với chiếc mũ tai bèo, chiếc ba lô con cóc thân thương…Đang tham quan, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải sơn xbác, không kính nằm thu mình ở một góc nhỏ.“Không có kính không phải vì xe không có kính…”, bất chợt những tứ thơ khẩungữ, khỏe khoắn từ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ấy vang lên trong thâm tâm tôi. “Liệu đây có phải là cái xe ấy không?”, đang băn khoăn, tôi bỗng thấy một bác mặt áo bộ đội, đứng từ xa lặng lẽ quan sát xe. Từ từ bước đến bên, tôi lặp bặphỏi: “Bác là người lái chiếc xe này đó ư?”. Bác quay sang tôi, mỉm cười: “Ừ, bác là lính Trường Sơn năm xưa cháu ạ”…
Bác dẫn tôi tới quan sát chiếc xe gần hơn; lần đầu tiên, tôi được chiêmngưỡng tận mắt một chiếc xe tải quân sự. Quả lả một chiếc xe “trần trụi”: không có kính, lại không có cả đèn, không có mui, thùng xe lại còn xước. Sinh ra và lớn lên tại thủ đô trong thời bình, từ bé tôi chỉ bắt gặp những chiếc ô tô lành lặn, nước sơn sạch bóng, nội thất khang trang; không ngờ một chiếc xe tróc sơn, hỏng hóc nặng nề như thế này vẫn có thể hiên ngang lướt đi và mang theo biết bao súng đạn,lương thực chi viện. Thật là một chuyển động kì diệu!
Đang tròn mắt ngạc nhiên vì thán phục, bỗng bác chiến sĩ vỗ vai tôi, trầm giọng kể: “Chiến trường khốc liệt lắmcháu ạ! Hằng ngày máy bay Mĩ trút hàng ngàn tấn bom đạn cày xới, phá hoạiTrường Sơn hòng cắt đứt chi viện của ta. Các trọng điểm lúc nào cũng mịt mù khói lửa, bom rơi. Ngày qua ngày, xe luôn phải chịu những chấn động, rung xóc dữdội.”. À đúng rồi, tại đế quốc Mĩ xâm lược, tàn phá mà chiếc xe mới trở nên tan hoang. Tôi rùng mình trước cuộc chiến tranh thật vô cùng gian nan, khốc liệt…Khuôn mặt bác trầm ngâm, đôi mắt hướng về chiếc xe một cách xa xăm. Bỗng bác vụt giọng vui vẻ: “Nhưng mà xe không kính hóa ra cũng có cái hay. Ta ung dung ngồi trong buồng lái, thoải mái phóng tầm mắt ra xung quanh mà nhìn trời, ngắm đất, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của rừng núi Trường Sơn. Không có kính mà, gió cứ đùa chơi trong cabin, xoa vào đắng mắt. Nhưng càng hòa mình vào thiên nhiên đất nước, bác lại càng thấy lòng mình sục sôi bầu nhiệt huyết và lạc quan; lúc đó con đường khúc khuỷu ngoặt ngoèo vẫn còn đầy những chông gai phía trước, dường như rộng mở và tươi sáng hơn. Nó như chạy thẳng vào con tim, khiến bác vừa hứng khởi hân hoan, lại vừa lao xao hồi hộp. Bác nhìn thấy cả những cánh chim bay về tổ ban chiều; khi đó tâm trí lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về cha mẹ, quê hương. Màn đêm buông xuống, tuy không có đèn pha phía trước, nhưng trên bầu trời vẫn có những vì sao rọi sáng, soi đường dẫn lối cho xe bác qua. Hướng mắt tới những ngôi sao xa xôi, bác nao lòng nghĩ đến miền Nam ruột thịt đang mong đợi. Ôi, cháu ơi, mọi thứ xung quanh cứ như sa, như ùa vào buồng lái”.
Tôi háo hức nghe bác kể chuyện. Những người chiến sĩ lái xe quả thật kiên cường, dũng cảm. Dù cho có ở trong chiến tranh khốc liệt, họ vẫn tràn đầy khí thế ung dung, lạc quan, thư thái thả mình vào vẻ đẹp huyền diệu của núi rừng, để cho tâm hồn dạt dào, trào dâng bao lãng mạn…Chợt nhớ ra những ý thơ “Không có…ừ thì…”, tôi hỏi: “Thế không có kính, bác đối chọi với thiên nhiên thời tiết ra sao?”. Bác liền cười: “Cứ mặc kệ nó thôi, cháu ạ. Không có kính, ừ thì bụi thật đấy. Bụi bẩn bắn từ đường lên sạm hết cả mặt, đến mái tóc đen cũng trở nên trắng xóa như cụ già. Nhưng cứ để nguyên; phì phèo châm điếu thuốc , thấy mặt cứ ngồ ngộ, là lạ, bác bỗng bật cười. Khuôn mặt lấm lcháu cát bụi hóa ra lại vui! Thế rồi cả những khi mưa to, đường rừng trở nên trơn trượt, lầy lội khiến bác dán mắt vào từng đoạn đường, lái xe cẩn thận hơn; nhưng cùng lúc đó, mưa tuôn mưa xối qua chiếc cửa kính vỡ kia làm bác ướt hết cả áo quần, mặt mũi. Trên đỉnh Trường Sơn này, có lúc mưa lâm râm, nhưng nhiều khi lại trút xuống ào ào, thối đất thối cát. Ô hay, mặt bác đã được rửa sạch trơn, nhưng áo quần lại ướt như chuột lột. Nhưng còn tâm trí đâu mà để ý đến những cái đó nữa. Mắt còn mải mê với những cung đường gập ghềnh khúc khuỷu, con tim đập rộn ràng thúc giục vì miền Nam, bác tự nhiên quên đi gian khổ. Mà lái trăm cây số nữa, kiểu gì mưa chả phải ngừng; nắng lên,gió lùa vào buồng lái, áo khô mau thôi!”. Nụ cười rạng rỡ của bác làm cho tôi khâm phục. Nụ cười ấy đã hiên ngang trong phong ba bão táp; kiên cường, dũng cảm bất chấp thời tiết khắc nghiệt,những cung đường thử thách gian lao.
Vì lí tưởng sống cao đẹp, vì tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, các bác sẵn sàng chiến đấu, quên đi tất cả. Thế rồi tôi lại hỏi:“Lái xe giữa rừng một mình thế này, bác có cảm thấy cô đơn không?”. Bác lại bậtcười: “Làm sao mà cô đơn được hả cháu? Bên bác còn có trời đất, núi rừng Trường Sơn nữa cơ mà. Với lại có phải một mình bác lái xe đâu, trên tuyến đường này vẫncòn biết bao nhiêu chiếc xe khác ngày đêm chuyên chở vũ khí, lương thực. Anh em đồng chí gặp nhau suốt dọc đường đi tới, trao cho nhau cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay chớp nhoáng qua ô cửa kính vỡ kia thôi, vậy mà khiến bác ấm áp cả con người,như được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Xe lại tiếp tục chạy, bầu trời càng tươi xanh. Và rồi khi nghỉ giữa chặng xe, bác còn được quây quần bên bạn bè, đồng đội. Bên bếp Hoàng Cầm, cùng chung bát đũa, mọi người thân tình, cởi mở, sẻ chia những vui buồn cho nhau. Nhiều khi tất cả cùng ca hát, mìm cười rồi vỗ tay, truyền cho nhau nhiệt tình cách mạng và yêu thương, xua tan đi khó nhọc. Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp quá, cháu ạ!”. Đúng là đẹp thật! Quả đúng là “Chỉ cần trong xe có một trái tim”!
Nhữngngười chiến sĩ cùng chung niềm tin, lí tưởng, sát cánh bên nhau. Họ truyền sức mạnh và hơi ấm cho nhau, để cùng nhau chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Hình ảnh người lính lái xe thật sinh động
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 13
Hôm ấy ở trên lớp, tôi được học bài thơ ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Bài thơ thật hay và ý nghĩa. Nó nhanh chóng chiếm được thiện cảm trong tôi. Buổi tối, tôi lấy sách ra học thuộc bài thơ. Đọc mãi… đọc mãi… tôi bỗng ngáp dài. Tôi thiếp đi, chìm vào giấc ngủ. Và tôi dã mơ, một giấc mơ thật kì lạ.
Giấc mơ đua tôi đén một khu rừng thật heo hút., xa lạ. Nơi đây mới vắng vẻ làm sao. Tôi giật mình ngơ ngác bởi không gian của khói đen mù mịt và những ngọn lửa cháy bập bùng nơi xa tít. Không biết đây là đâu mà xa lạ vậy? Trái tim tôi như hoang mang, lo sợ. Tôi giật bắn người khi có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Tôi quay người lại. Trước mắt tôi là môt chú bộ đội ăn vận với ngôi sao trên mũ và quân hàm trên vai. Chú có nước da bánh mật, khuôn mạt vuông vắn và đầy nghiêm nghị. Chú hỏi tôi với giọng nói ân cần:” Cháu đi đâu mà lạc vào rừng Trường Sơn lửa đạn? Nơi chỉ dành cho chiến tranh, cho cuộc hành quân thần tốc?”
Tôi trả lời chú:” Cháu chẳng biết đây là đâu cả. Mong chú giúp cháu trở về. Nhưng… hình như cháu đã gạp chú ở đâu rồi hay sao mà nhìn chú quen thế?”
Chú mỉm cười và nói:” Chú là Phạm Quốc Khánh, là người lính lái xe trong tiểu đội xe Trường Sơn. Nhiệm vụ của các chú là chuyên chở lương thực, vũ khí, đạn dược và cả con người nũa để chi viện cho miền Nam chống Mĩ. Cháu nhìn quang cảnh nơi đây mà xem, những cánh rừng bạt ngàn màu xanh nay đã trở thành xơ xác. Những thân cây dưới bam đạn nằm lăn lóc. Những hố bam khổng lồ- vết tích của chiến tranh. Và cháu hãy hướng con mắt về phía đằng xa kia, cháu sẽ thấy đoàn xe của các chú đang tạm nghỉ cho các đồng chí sinh hoạt bữa tối.”
Chú ấy dẫn tôi từ từ tiến đến đoàn xe. Tôi lễ phép chào hỏi cac chú bộ đội. Tất cả mọi ngườ cười nói vui vẻ và ngồi xuống mời tôi cùng ăn bữa tối. Sau bữa ăn, tôi được chú Khánh đưa tôi đi quan sát những chiếc xe. Tôi nhận ra ngay cửa kính của những chiếc xe đã vỡ hết, chúng dường như biến dạng. tôi liền hỏi:” Sao xe lại không có kính va biến dạng vậy chú?”
Chú liền trả lời tôi:” Tất cả đều là hậu quả của chiến tranh. Bom Mĩ đã làm vỡ kính xe, làm những chiếc xe bị hủy hoại.”
Tôi hỏi lại ngay:” Vậy là công việc của các chú rất vất vả, nhọc nhằn. Các chú chắc gặp nhiều khó khăn lắm?”
” Đúng thế. Không có kính đi đường rát bụi. ai nhìn tóc cũng trắng như người già vậy- chú vừa nói vừa mỉm cười- nhưng các chú vẫn cùng châm điếu thước, nhìn khuôn mạt lấm lét của nhau mà cười.”
Và chú kể tiếp sự vất vả cùa những ngay mưa:” Những ngày có mưa mới cực. Mưa hất xối xả vào buồng lái. Các chú ai náy đều ướt sũng hết cả. Nhưng các chú không chịu đầu hàng. các chú vẫn lái xe. Rồi mưa sẽ qua, quần áo khô lại nhanh thôi mà.”
Nói đến đây tôi thấy thương các chú quá. Ngày ngày các chú vẫn kiên trì lái xe tri viện cho miền Nam bất kể mưa hay nắng. Các chú đẵ quá vất vả, gian lao. Tôi đang suy nghĩ thì chú nói tiép:” Tuy vất vả nhưng chú vẫn thấy hạnh phúc khi được sống, được chiến đấu với các đồng đội của mình. Những xhiecs xe vượt qua bom đạn đã hội tụ về đây. Bạn bè các chú bắt tay nhau cũng là qua ô cửa kính đã vỡ rồi. Các chú duungj bếp ăn, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Những ngày tháng mắc võng chông chênh giữa rừng, làm sao chú quên được? Các chú vẫn đi, bầu trời như rộng mở.”
Tôi đi vòng quanh ngắm nghía những chiếc xe. Xe không có đèn, không có mui, rồi thùng xe xước. Tôi hỏi chú Khánh:” Những chiếc xe đã hỏng quá rồi, chú nhỉ?”
” Ừ! Khó khăn là vậy nhưng các chú vẫn không nề hà- chú nói, ánh mắt sáng lên niềm tin và hi vọng. Các chú vẫn cứ đi, vì miền Nam, vì thống nhất đất nước. Chỉ cần quyết tâm, các chú sẽ vượt lên tất cả, hoàn thanh tốt nhiệm vụ của mình.”
Nói đến đây, tôi không cầm được lòng mình. Tôi chạy tới, ôm chầm lấy chú:” Các chú thật kiên cường! Cháu rất khâm phục các chú. Vượt lên tất cả, các chú luôn lo cho đát nước. Thất đáng tự hào vì các chú. Chúng ta nhất định sẽ thắng lợi, chú ạ.”
Chú nắm chặt lấy tay tôi:” Chắc chắn là như vậy. Đát nước sẽ sớm hòa bình cháu ạ.”
Vừa nói đến đây, tiếng gọi của mẹ làm tôi thức giấc:” Học xong chưa? Tắt điện ngủ thôi con!”
Tôi choàng tỉnh giấc. Tôi nghĩ lại về giấc mơ của mình. Tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp của bàn tay chú Khanh khi chú nắm tay tôi. Câu chuyện thật hay va cảm động.
Qua giấc mơ, tôi như hiểu thêm về những người lính bộ độ cụ hồ anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Con người Việt Nam là vậy: Không bao giờ khuất phục trước chiến tranh. Tôi nghĩ về mình. Tôi cũng phải như các chú ấy, luôn cống hiến hết mình cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập để noi gương các chú, đưa dất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, như lời Bác đã dạy.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 14
Trong đời ta, có ai chưa từng qua những lần gặp gỡ dù tình cờ hay đã hẹn? Có những cuộc gặp sẽ đi ngang qua như cơn gió thoảng, có những cuộc gặp để lại trong ta bao dư vị ngọt ngào. Và với tôi thì, cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ với một vị cựu binh – người lính lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa mà tôi từng được biết tới qua bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật là điều thú vị nhất, tuyệt vời nhất.
Người chiến sĩ trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch năm xưa nay đã già. Tôi được gặp bác nhân dịp chương trình “ Tiếng thơ Phạm Tiến Duật” được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và bác là khách mời đặc biệt. Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, bác xuất hiện trong bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm và đĩnh đạc. Giọng nói bác khỏe vang, tiếng cười khà khà sảng khoái khiến tôi có cảm nhận như cả một thời tuổi trẻ oai hùng trong bác đang sống dậy. Trên khuôn mặt thể hiện sự già dặn, từng trải, tôi vẫn nhận ra những nét hóm hỉnh, yêu đời ở bác. Tôi nhớ đến lời cô giáo giảng trên lớp về vẻ đẹp của những anh lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ, trong tôi trào dâng niềm ngưỡng mộ và yêu quý bác vô cùng.
Bác kể cho mọi người nghe về những năm tháng bác được cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho nhiệm vụ vinh quang mà đất nước giao phó. Năm tháng ấy được ghi lại bằng sự tàn phá dữ dội của quân thù, bằng sự vất vả gian lao của bác và những người đồng đội, bằng nhiệt huyết và ý chí quyết tâm cao độ của những con người “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”dù gian khó hiểm nguy chất chồng mà tâm hồn thì luôn phơi phới. Tôi say sưa theo lời kể của bác, muốn được nghe bác kể nhiều hơn mà thời gian cho cuộc tọa đàm thì có hạn. Một ý nghĩ mạnh dạn lóe lên trong tôi, tôi sẽ gặp riêng bác để được hỏi bác nhiều hơn, được nghe bác kể nhiều hơn về tuổi trẻ tươi đẹp của bác gắn liền với nhiệm vụ lái xe trên đường Trường Sơn máu lửa.
Và thật may mắn cho đứa con gái vốn nhút nhát như tôi biết chừng nào. Tôi đến gặp bác, được bác đón chào bằng thái độ niềm nở. Như những gì tôi mong muốn, bác kể cho tôi nghe về tuổi trẻ ngang tàng của bác. Bác đã từng là sinh viên với những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò. Nhưng rồi tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc vang lên, bác đã cùng những người bạn của mình sẵn sàng gác lại tất cả những gì tươi đẹp nhất để lên đường chiến đấu. Bác được sắp xếp vào binh đoàn lái xe vận tải Trường Sơn, nơi trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Có biết bao nhiêu điều muốn hỏi vậy mà tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu nữa, tôi nhớ đến bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật vừa được học tuần trước, tồi liền hỏi bác:
– Bác ơi, hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính ấy có phải chính là bác và những người đồng đội của bác không ạ?
Bác nhìn tôi trìu mến:
– Đúng rồi cháu gái ạ. Có thể nói bác Duật đã viết rất chính xác và rất hay về một thế hệ những người như bác. Cháu có biết tại sao bác Phạm Tiến Duật lại viết hay và đúng như thế không?
Như để bác biết tôi rất chịu khó ghi nhớ bài học trên lớp, tôi trả lời thật nhanh:
– Dạ, vì nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng từng là một người lính lái xe ạ.
– Ồ, đúng rồi đó cháu. Hồi đó bác và đồng đội bác rất thích bài thơ ấy. Không ai lại không thuộc một vài đoạn cho đến cả bài bởi nó đã nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác….Giọng bác chợt trầm xuống như nhớ đến một cái gì đã xa, xa lắm. Rồi bác nói tiếp:
– Hồi đó bác được giao nhiệm vụ lái xe vận tải thuốc men, vũ khí, đạn dược,…vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Những chuyến đi có khi kéo dài cả tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, đèn xe cũng mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.
– Lái xe không kính đã gian khổ lắm rồi, vậy mà còn không có cả đèn, cả mui thì nguy hiểm lắm phải không bác?
– Nếu không có lòng yêu nước, không có nghị lực phi thường thì có lẽ không dám ngồi lên xe cháu ạ. Vì không có kính nên tất cả mọi thứ có thể va đập, quăng ném vào trong buồng lái bất cứ lúc nào. Chính bác cũng đã bao lần bị cành cây tấp vào đầu, vào mặt làm xây xát, chảy máu, có những vết thương hằn thành sẹo đến giờ vẫn còn đấy cháu ạ.
Bác đưa hai bàn tay gầy guộc chỉ cho tôi xem những vết sẹo dài có, ngắn có. Chợt tôi thấy thương bác lạ. Bác cười hà hà, tiếng cười của tuổi trẻ hiên ngang và dũng cảm, bác nói tiếp:
– Gian khổ thế chưa có là gì. Cái khủng khiếp nhất với người lính lái xe không kính như bác chính là gió bụi và mưa rừng Trường Sơn đấy cháu ạ. Cháu đã được nghe câu hát: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, nơi nắng đốt, nơi mưa quay,…” chưa? Đường Trường Sơn nắng thì bụi mà mưa thì lầy lội lắm. Mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại vì nhiệm vụ phía trước còn quan trọng hơn nhiều. Bụi bặm, áo ướt đâu có khó khăn gì, gió lùa một chốc là khô ngay. Làm sao để đưa xe về nơi tập kết nhanh nhất mới là việc lớn.
Tôi hình dung được những gian khổ, hiểm nguy mà bác và đồng đội phải đối mặt. Tôi cũng thấy cả khí phách hiên ngang, dũng cảm và tinh thần yêu nước lớn lao của bác. Bởi có như vậy, bác mới coi những hiểm nguy kia là tầm thường và sẵn sàng chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên với thái độ bình thản đến vậy.
Vẻ mặt bác trầm ngâm, nụ cười khẽ nở trên môi, đôi mắt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Rồi bác nói tiếp:
– Cứ bảo xe không kính là thiếu thốn, là hiểm nguy ấy thế mà lại hay cháu ạ. Ngồi trong xe, chẳng những bác được thỏa sức nhìn ngắm thế giới bên ngoài mà tình cảm đồng chí, đồng đội của các bác lại thêm thắt chặt. Cháu có biết tại sao không? Dọc đường đi, gặp bạn cũ, gặp đồng đội, các bác chỉ cần đưa tay qua ô cửa kính đã vỡ bắt tay nhau mà không cần mở cửa, xuống xe đó cháu.
Tiếng cười hào sảng của bác lại vang lên. Bất chợt tôi thấy nơi khóe mắt nhăn nheo của bác đang trực trào hai dòng lệ. Bác bảo với tôi:
– Khi sống xa gia đình, vào quân ngũ thì tình đồng đội chính là tình anh em ruột thịt cháu ạ. Các bác nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình đó cháu. Hành trang nghỉ ngơi quý giá của người lính khi đó chỉ là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với niềm tin bất diệt về ngày đất nước giải phóng, non sông liền một dải. Niềm tin ấy chính là động lực để các bác vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đấy cháu ạ.
Tôi lặng yên nghe bác kể, lời kể của bác như làm sống dậy từng khoảnh khắc đã qua. Tôi như đang nghe thấy tiếng xe chạy rầm rầm qua cung đường đất đỏ Trường Sơn, tôi như thấy cảnh bụi tung mù mịt, mưa xối ầm ầm trên những cánh rừng trơ trụi lá và tôi còn thấy cả bữa cơm tạm trên đường dừng chân của những người lính lái xe, tiếng cười hào sảng bất chập khó khăn của họ,…tất cả như đang hiện về thật tự nhiên và sinh động. Dường như bác cũng đang nghĩ ngợi điều gì, cả tôi và bác đều yên lặng. Chợt bác cất giọng trầm ngâm:
– Tuổi trẻ của bác đã trải qua những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ như thế đấy cháu ạ. Tuy gian khổ, hiểm nguy nhưng vui sướng vô cùng. Cuộc đời bác ý nghĩa nhất là khi được đóng góp một phần sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bác mãi luôn tự hào vì mình đã từng là một chiến sĩ lái xe Trường Sơn đó cháu.
Giờ thì tôi đã biết tại sao những chiếc xe bị tàn phá nặng nề, biến dạng, méo mó tưởng chừng như tê liệt ấy lại vẫn có thể băng băng ra chiến trường để lập nên những kì tích. Bởi những chiếc xe ấy đâu chỉ chạy bằng nhiên liệu thông thường, nó được chạy bằng ý chí, nghị lực và nhiệt huyết sục sôi của người lính; nó chạy bằng trái tim yêu nước nhiệt thành không gì lay chuyển được như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã nói trong hai câu kết bài thơ của mình:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Tôi hiểu thêm rằng, cuộc sống hòa bình hôm nay mà tôi đang được sống chính là thành quả của bao thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân và máu xương của đời mình cho đất nước. Ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm ấy mãi là tấm gương sáng ngời, bất diệt cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với bác – người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm, can trường đã đem đến cho tôi bao điều thú vị, tôi thấy mình như trưởng thành hơn, thấy được trách nhiệm và bổn phận của mình sao cho xứng đáng với những hy sinh của bác. Ra sức học tập, rèn luyện để đắp xây cuộc sống hòa bình và phát triển đất nước, tiếp bước cha anh chính là nhiệm vụ của mỗi chúng ta.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 15
Hôm nay, ông ngoại tôi dậy từ rất sớm. Ông vừa tập thể dục vừa huýt sáo rất vui vẻ. Từ trong phòng mình tôi cũng có thế nghe thấy giai diệu của những bài hát Cách mạng thật hùng tráng. Tôi sực nhớ ra sáng hôm nay là ngày 22 tháng 12, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và cũng là ngày đơn vị cũ của ông tôi tổ chức họp mặt các cựu chiến binh. Ông tôi lấy bộ huân huy chương của ông ra, lau tỉ mỉ từng chiếc cho sáng bóng lên, là bộ quân phục cũ thật phẳng phiu, sẵn sàng cho buổi họp trang trọng này. Thật may mắn, tôi được theo ông đến dự buổi họp mặt bởi ông ngoại muốn tôi hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến oanh liệt đã qua.
Khi ông và tôi đến thì hội trường đã chật cứng người. Niềm vui của mỗi người cũng lộ rõ trên từng ánh mắt, nụ cười. Đã lâu rồi mọi người trong đơn vị mới được gặp lại nhau. Cả hội trường tràn ngập tiếng hỏi han, tiếng cười vui sướng. Các ông bà nay đều đã già nhưng vẫn rất vui vẻ. lạc quan và rất khỏe mạnh. Ông ngoại tôi dẫn tôi đến và giới thiệu tôi với tiểu đội trưởng của ông ngày xưa - ông Nguyên. Ông Nguyên có khuôn mặt phúc hậu với nụ cười rất hiền từ, trìu mến. Ông có mái tóc bạc trắng, làn da đỏ au và giọng nói sang sảng, khỏe khoắn. Thoạt nhìn ông tôi đã cảm thấy ông là một người rất dễ mến. Khi biết tôi muốn tìm hiểu về cuộc sống chiến đấu của bộ đội ta thời chiến tranh, ông xoa đầu tôi và bảo: “Cháu biết vậy là tốt lắm. Thế hệ trẻ bây giờ cần phải biết cha ông ta khi xưa đã phải gian lao thế nào để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc”. Ông tôi và ông Nguyên đều là những chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn lịch sử mà chiến công của họ đã từng được đưa vào thơ văn. Điển hình là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Tôi hỏi ông Nguyên “Ông ơỉ, cháu thấy các ông thật là giỏi, xe không có kính mà vẫn lái được. Như chúng cháu bây giờ thì làm sao mà chịu nổi bụi bặm như vậy, chưa kể chúng cháu còn được đi trên những con đường được trải nhựa hết sức bằng phẳng. Ông Nguyên nhìn tôi rồi cười và nói: “Chiến tranh mà cháu, bom đạn đã cướp đi tính mạng biết bao con người huống chi là cái kính xe ô tô. Các ông phải lái xe trong mưa bom bão đạn, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh lắm. Lúc đó cái chết kề cận các ông còn không sợ thì bụi chỉ là chuyện nhỏ thôi, cháu gái ạ. Thực sự thì xe không có kính cùng kéo theo nhiều phiền toái lắm: Gió và bụi cứ thế ùa vào buồng lái, nhiều lúc mắt ông cay xè tưởng như không nhìn rõ đường nữa. Chưa kể có những hôm trời mưa, nước mưa tuôn xối xả vào buồng lái. Uớt lạnh kinh khủng nhưng vẫn cố lái, không hề ngừng nghỉ. Rồi ông hắng giọng đọc to:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điểu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Tôi nói : “Cháu đã đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật, cháu thấy nhà thơ viết rất chân thực về cuộc sống gian khổ của các ông. Bài thơ đã để lại cho cháu ấn tượng rất sâu sắc”. Ông Nguyên tiếp lời ngay: “Đúng, bài thơ hay lắm, vì Phạm Tiến Duật cũng là lính Trường Sơn, tận mắt chứng kiến bộ đội ta chiến đấu như thế nào. Nhưng theo ông thì không có thơ văn nào diễn tả hết được đâu cháu. Một trong những nỗi khổ của bộ đội các ông chính là phải xa gia đình - mái ấm thân yêu. Từng lá thư gia đình gửi lên, từng món quà hiếm hoi các ông cũng chia sẻ với nhau cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Và trong hoàn cảnh như vậy thì tình đồng đội đã giúp các ông rất nhiều, các ông cùng nhau ăn ngủ, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, chia sẻ những tiếng cười nhưng xúc động nhất là được bắt tay nhau thật nhanh, thật chặt qua cái cửa không kính ấy. Bởi vì mình cần sống và được chứng kiến rằng bạn mình vẫn sống, khoẻ mạnh. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng con người, nhiều đồng đội cũ hằng chiến đấu cùng ông và ông ngoại cháu đã vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường, có những người hài cốt vẫn chưa được tìm thấy. Mỗi lần nhớ đến họ, ông lại rất thương cảm, xót xa”. Sau một khoảng im lặng, tôi tiếp tục hỏi ông: “Vậy ông thích câu thơ nào nhất trong bài thơ ạ?” Ông Nguyên nhăn trán lại suy nghĩ rồi đáp: “Hai câu cuối cháu ạ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước – Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Hai câu này thật giàu ý nghĩa, chính tấm lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam đã thúc đấy bộ đội ta vượt lên trên mọi gian khổ, hi sinh. Chiếc xe ở đây không phải chạy bằng xăng, dầu mà chạy bằng nhiên liệu vĩnh cửu đó là lòng yêu nước của những người lính lái xe đấy”. Ông Nguyên lại xoa đầu tôi rồi nhìn thẳng vào mắt tôi, ông nói:
“Hiểu được những gian khổ mà cha ông ta phải trải qua để bảo vệ đất nước khỏi ách nô dịch của giặc ngoại xâm, các cháu phải cố gắng học thật giỏi, đem lại vinh quang cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp nhé!”.
Về đến nhà rồi mà trong đầu tôi vẫn âm vang những lời dặn dò của ông Nguyên. Vâng, thế hệ trẻ chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn của cha ông từ thời xưa giữ nước, chúng ta phải làm rạng danh cho non sông để đền đáp công ơn như trời biển ấy.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 16
Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn,tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giờ đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.
Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.
Với sự đánh phá dữ dội của giặc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.
Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả
Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.
Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 17
Hôm nay là một ngày đẹp trời và vô cùng thích hợp cho một buổi du xuân. Và hôm nay, tôi sẽ được cùng cha mẹ về thăm quê ngoại thân yêu. Bước xuống xe, tôi chợt bất ngờ bởi vẻ thanh bình chốn đồng quê. Bầu trời mùa xuân như trong trẻo hơn bao giờ hết. Nắng chan hoà trải dài trên những con đường, như bao trùm lên vạn vật một màu vàng tươi ấm áp. Mưa phùn giăng giăng và phảng phất trong không khí là cái se lạnh của mùa đông còn sót lại.
Tôi bước theo chân cha mẹ vào ngôi nhà thân thuộc nơi giữa làng, đó là nhà của ông bà ngoại tôi. Thoáng thấy bóng người, ông bà ngoại tôi tươi cười chạy ra tận cửa đón. Tôi chạy lại ôm chầm lấy bà. Ông bà tôi với mái tóc đã bạc quá nửa đầu, trên da đã in hằn dấu vết của thời gian, vẫn nở nụ cười rạng rỡ mặc cho các nếp nhăn cứ xô lại với nhau. Rồi mẹ và bà tôi cùng vào bếp nấu ăn. Ông ngoại dẫn tôi và bố vào nhà ngồi nói chuyện. Bố và ông nói chuyện rôm rả, chốc chốc hai ông con lại cười vang cả gian nhà. Bất chợt tôi để ý đến một cánh tay bị khuyết của ông ngoại. Thấy tôi tròn vo mắt nhìn, bố cười:
- Con gái à, ông ngoại con ngày xưa là lính lái xe Trường Sơn đấy!
- Thật không bố? - Tôi càng ngạc nhiên hơn. Ở lớp tôi vừa được học tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của “Phạm Tiến Duật”. Còn giờ đây, trước mắt tôi là anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Những lời thơ đầy tinh thần lạc quan ấy lại âm vang trong tâm trí tôi, như thôi thúc trí tò mò của tôi.
- Ông ơi có phải ông là một trong những người lái chiếc xe không kính không ạ? – Tôi nhanh nhảu.
- Đúng rồi đấy cháu ạ - Ông tôi cười khà khà.
- Ông ơi ông, ông kể cho cháu nghe chuyện thời chiến ngày xưa đi ông.
- Chuyện ngày xưa ấy hả cháu... – Ông tôi khẽ thở dài, đôi mắt nhìn xa xăm như đang chìm trong dòng hồi tưởng. Rồi ông bắt đầu kể say sưa.
- Ngày xưa ấy cháu ạ, cái thời của vài chục năm về trước, ông và đám thanh niên con trai trong trường đã viết đơn xin nhập ngũ. Có những người , có những lá đơn không chỉ được viết bằng giấy và bút, mà còn viết bằng máu và nước mắt. Năm đó ông quyết tâm rời xa giảng đường đại học, lên đường vào Trường Sơn chỉ mong sao cho nước nhà sớm giành được độc lập, mong sao chóng thoát khỏi cái nghèo cái khổ của kiếp nô lệ lầm than...
- Ông ơi, có phải những chiếc xe ngày đó đều không có kính đúng không ạ? – Tôi nhanh nhảu.
- Đúng rồi đấy cháu - Ông tôi cười khà khà – Ngày đó, ông lái xe tải, cùng đồng đội chở lương thực, thuốc men,...vào chiến trường Đông Nam Bộ. Có những khi phải lái xe hàng tháng trời mới đến nơi. Mà Trường Sơn lại là tuyến đường trọng điểm nối liền nam bắc nên giặc bắn phá rất dữ dội. Những chiếc xe ban đầu được trang bị toàn xe mới, đầy đủ và sạch sẽ như bao xe tải khác. Nhưng rồi, trải qua những lần bom giật, bom rung, kính vỡ đi hết. Xe không đèn, ông còn phải thay thế bằng cái đèn dầu treo trên nóc xe chứ toàn đi ban đêm để tránh giặc bắn phá, không có ánh sáng thì đi kiểu gì hở cháu? – Ông lại khẽ thở dài - Rồi ông còn phải trang bị cho xe mấy mảnh vải giàn ri với lá cây, cành cây chằng chịt để giặc từ trên nhìn xuống sẽ khó phát hiện nữa cháu ạ.
Tôi chống hai tay lên cằm, chăm chú nghe từng chi tiết mà ông kể. Chiến tranh ngày đó quả thực vô cùng khốc liệt. Nó đã biến những chiếc xe trở nên thật trần trụi. Thấy ông đăm chiêu, tôi hỏi tiếp:
- Lái một chiếc xe trần trụi nhưng vậy, nguy hiểm lắm phải không ông?
- Phải, cháu ạ. Ngày ấy, khi lái những chiếc xe không kính như vậy, những người lính như ông gặp khó khăn gấp trăm lần. Cháu không biết chứ, đường Trường Sơn khấp khuỷu, ghập ghềnh, lại thêm bom đạn của giặc Mĩ, sống và chết cứ cận kề trong gang tấc. Xe không kính, mà đường mùa khô bụi cứ mù mịt. Bụi cuốn vào trong cabin, vào mặt, vào thân mình đỏ rực màu đất đỏ. Bụi và gió nhiều đến mức mắt cay xè, không mở nổi. Rồi mưa nữa. Mưa khi đó thất thường lắm! Có khi xe đang băng băng trên đường thì mưa đổ xuống, gió mưa xối như ngoài trời, cả người và xe đều ướt sũng. Lạnh, cháu ạ. Nhưng những người lính lái xe không bao giờ dừng lại. Gío mạnh, xe lại không có kính chăn gió nên bị vứt vào cabin đủ thứ, lá rừng, cành cây,... – Ông chỉ cho tôi xem cái sẹo dài trên vai ông – Đây này, chính là bị cành cây cứa vào đấy cháu ạ. Bị thương mà nước mưa vào, đau rát kinh! Rồi đây... – Ông lại giơ cánh tay trái bị khuyết lên – Ông lần đấy suýt chết đấy, cuối cùng phải bỏ lại cánh tay này nơi chiến trường mới sống sót trở về nhà được.
Ông nói rồi cứ liên tục thở dài, đôi mắt đã in hằn nhiều vết chân chim vẫn đăn chiêu, chú mục vào nơi vô định. Ông tôi - như chìm nghỉm trong biển ký ức. Rồi dường như, tôi còn thấy được cái gì đó long lanh nơi khoé mắt ông ngoại.
- Cháu gái à, khi đó ông có một người đồng đội. Bọn ông đã cùng chiến đấu trong những ngày gian khổ ấy. Ấy vậy mà, anh ta đã phải hy sinh ngay sau vô lăng chỉ vì muốn cố gắng chở xe lương thực vào đến nơi... – Ông cố kìm nén - Thời ấy khổ thì khổ thật, cơ mà vui lắm cháu à. Xe không kính ấy thế mà hay, khi bắt tay với bạn bè, đồng đội không cần mở cửa xe mà bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Tiện lợi mà vẫn thắm tình đồng đội. Lính lái xe như ông thì chỉ cần một cái bắt tay, được động viên như thế là vui rồi. Đến bữa á, dừng chân ở một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là đồng đội cũng thân thiết như anh em trong nhà. Ôi, những ngày ấy, giờ phút giải lao luôn là những giờ phút hiếm hoi nhất. Võng mắc chông cha chông chênh trên những chặng đường rừng, chỉ để tranh thủ chợp mắt một chút. Rồi sau đó, lính lái xe lại tạm biệt nhau lên đường, mà có biết bao giờ lại được gặp lại nhau!
- Chiến tranh qua lâu thế rồi mà ông vẫn không quên ạ?
- Quên làm sao được hở cháu? – Ông tôi cười, nụ cười hiền hậu mà tôi luôn yêu mến. – Ngày ấy lính lái xe cứ có khẩu hiệu với nhau “Yêu xe như con, quý xăng như máu”. Qủa thực ông đã coi chiếc xe của mình như máu mủ, làm sao mà quên dễ thế được...
Đúng lúc đó, mẹ tôi từ trong bếp gọi vọng ra. Chắc bà và mẹ đã nấu thật nhiều món ăn ngon đây!!! Ông mỉm cười, xoa đầu tôi:
- Thôi, ta đi ăn cơm thôi cháu.
Tôi ngước lên nhìn ông, bỗng thấy ông tôi thật vĩ đại, to lớn. Trong lòng tôi bỗng trào dâng thứ cảm giác kì lạ. Câu chuyện ông kể đã kết thúc nhưng còn mãi trong tôi cái dư vị ngọt ngào ấy. Chiến tranh đi qua, hoà bình được lập lại nhưng tôi tin lòng yêu nước sẽ sống mãi. Và thế hệ trẻ như tôi, thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời bình sẽ mãi nhớ ơn những chiến công hào hùng của một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” năm xưa. Cảm ơn ông, cảm ơn câu chuyện ông kể, đã giúp tôi trưởng thành hơn và nhận ra nhiều điều. Tôi thấy biết ơn ông ngoại, và cả những người lính Trường Sơn năm ấy. Tôi tự nhủ với lòng mình, sẽ trân trọng cuộc sống hoà bình, cố gắng trau dồi, góp phần xây dựng nước nhà trong thời đại mới.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 18
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi..."
Tôi lim dim cố nhẩm bài thơ cho thuộc... Bỗng một bàn gân guốc đặt lên vai tôi và giọng ngâm thơ trầm ấm:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng..."
Tôi quay phắt lại, hóa ra là ông Năm ở làng bên.
- Cháu chào ông ạ! Ông kiếm ông nội cháu phải không ạ?
- Ừ! Cháu đang học bài thơ này à?
- Dạ! Cháu đang học thuộc lòng ạ!
- Ha ha... Cháu có hiểu gì về người lính lái xe Trường Sơn không?
Tôi gãi đầu, gãi tai, không biết nên trả lời sao. Ông Năm ân cần vỗ vai tôi bảo:
- Cháu ạ! Muốn nhập tâm một cái gì đó, trước hết ta phải hiểu nó, hiểu rồi thì rất dễ thuộc. Học thơ cũng thế!
Tôi thầm nghĩ, không biết hôm nay ông Năm bị ai nhập hay sao ấy mà triết lí ghê. Bình thường, tôi thấy ông ít nói, gặp ông nội tôi, hai người chỉ uống trà, đánh cờ, lâu lâu lại phá lên cười thôi mà.
- Cháu nghĩ gì thế? Cháu biết, ta là ai không? Ta là một trong các anh lính lái xe Trường Sơn trong thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ mà cháu đang đọc đó!
Tôi hơi hồ nghi nhưng cũng rất mừng:
- Thật sao ông? Ông kể cho cháu nghe về chuyện của ông đi!
Trong lúc nhấp li trà chờ nội tôi, ông Năm với ánh mắt xa xăm kể cho tôi nghe về tiểu đội xe không kính.
...
- Câu chuyện của người lính lái xe Trường Sơn:
+ Đó là những năm 69, 70 của thế kỉ 20, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đến hồi khốc liệt nhất. Những chiếc xe vận tải chở hàng ra tiền tuyền bị bom đạn kẻ thù phá nát, không phải một xe, hai xe mà rất nhiều xe. Người chỉ huy đã đưa ra ý tưởng, thành lập tiểu đội xe không kính. Ai là người lái những chiếc xe đó? Đã có rất nhiều cánh tay giơ lên quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. và tiểu đội của ông gồm 12 người, 12 chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe... (tưởng tượng viết tiếp).
+ Ông Phạm tiến Duật lúc đó là một nhà thơ chiến sĩ, ông đã sáng tác bài thơ này, rồi chuyền tay nhau đọc và hào khí chiến đấu, chiến thắng nung nấu trong lòng người lính trẻ. Sau này, không phải một tiểu đội mà rất nhiều tiểu đội xe không kính. Đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
+ Ngồi trên xe không kính chạy với tốc độ nhanh sẽ cảm nhận được (...).
+ Người lính vẫn ung dung, đường hoàng với phong thái lạc quan, yêu đời, hồn nhiên của những người lính trẻ. Không có kính ừ thì có bụi. Bụi làm cho tóc xanh hóa thành tóc trắng. Không cần rửa vẫn phì phèo châm điếu thuốc, mặt lấm lem nhưng vẫn sảng khoái nụ cười.
+ Hành quân trong mưa rừng xối xả, xe không kính ừ thì ướt áo. Không cần thay, mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
+ Xe không kính, đồng đội gặp nhau thạt tiện lợi, bắt tay qua cửa kính vỡ khỏi cần nhảy xuống xe. Chỉ cái bắt tay thôi nhưng ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
+ Phút dừng chân ngắn ngủi là lúc anh em quây quần bên nhau, cùng nhóm bếp Hoàng Cầm. Cháu biết bếp Hoàng Cầm là như thế nào không? (...)
+ Bom đạn Mĩ đã làm cho những chiếc xe biến hình, dị dạng đến thảm hại, nhưng quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn quân thù nào có thể làm lay chuyển được (...)
- Suy nghĩ của nhân vật tôi:
+ Nghe ông kể say sưa với lòng nồng nàn yêu nước, tôi như được sống trong không khí hào hùng của một thời máu lửa. Đúng vậy! “Có một trái tim”, chiếc xe thành một cơ thể sống, thành một khối thống nhất với người chiến sĩ. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa. Bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 19
Trời hôm nay rét nhưng nắng ấm trải vàng trên đường phố, gió thổi nhẹ, lá rơi xào xạc. Lũ chúng tôi như chim sổ lồng, náo nức cùng Chi Đoàn trường đi thăm Viện bảo tàng Quân đội ở đường Điện Biên Phủ nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 – 12. Cứ tưởng chỉ là một phen được đi chơi vui vẻ, được thoát khỏi áp lực của mọi lời “giáo huấn” quen thuộc của bố mẹ, của những môn học, bài tập liên miên. Ai dè, đây lại là một buổi đi tham quan đầy ý nghĩa và cũng rất thú vị.
Bước vào bảo tàng là một khoảng sân rộng ngập tràn ánh sáng và khí trời. Trên thảm cỏ xanh và những lối nhỏ uốn lượn là xác máy bay của Mĩ bị bắn rơi trong cuộc xâm lược không phận đất nước đầy đau thương và căm phẫn chúng trước đây. Có những khẩu đại bác, những bệ pháo cao xạ của quân đội ta… Tất cả đã bị chiến tranh tàn phá, nắng mưa dội vào nên in dấu thời gian quá rõ nét.
Vào trong, bảo tàng có nhiều phòng, nhiều tầng, mỗi nơi là một chặng lịch sử của quân đội ta. Nơi thì khẩu súng kíp, súng trường tự tạo, nơi là cuộn dây, chiếc búa, lá cờ, cuốn sổ… bất cứ thứ gì cũng có dấu ấn của lịch sử, cũng gợi cảm xúc cho lũ trẻ chúng tôi vừa thương yêu, kính trọng chủ nhân của những hiện vật lưu trữ trên vừa thấy biết ơn sâu sắc những con người, những năm tháng của lịch sử hào hùng.
Xúc động hơn cả là khi chúng tôi đứng trước một chiếc xe ô tô vận tải. Biết được tên gọi của nó là qua cô hướng dẫn thuyết minh, còn nhìn nó thì như một khối sắt vụn, han gỉ, cũ nát. Nó như một sự cố gắng ghép lại để cho ra hình thù chiếc xe vậy. Lời giới thiệu đã cho ta biết được chiếc xe này đã từng chở khí giới, đạn dược, lương thực, quân trang, thuốc men tiếp tế cho chiến trường miền Nam trong suốt những năm chiến tranh chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Cô hướng dẫn viên đã nói đó là những ngày tháng tuyến đường vận tải vào Nam không có giây phút nào ngớt bom đạn, pháo của kẻ thù. Không một cây số nào không bị bom địch dội xuống xé nát ra. Vậy mà cũng không có phút giây nào đoàn xe vận tải này dừng bánh. Máy bay đến, dội bom thì đoàn xe trú vào hang núi, rừng cây hoặc đứng im mà quanh xe cài kín lá ngụy trang. Máy bay đi, các anh chị thanh niên xung phong kịp thời san lấp, đánh dấu bom chưa nổ và chỉ đường cho đoàn xe tiếp bước. Có những hố bom không kịp san lấp, không đủ đất lấp, họ bắc những tấm ván xẻ cạnh miệng hố và xe cứ trườn chậm chạp hai bánh trên hai thanh gỗ đó, chỉ tích tắc sự mất tập trung, sự run sợ thì cả người chỉ đường bám vào cửa xe cầm đèn chỉ lối, người lái xe và xe đổ ụp. Họ không sợ chết mà chỉ sợ mất hàng hoá. Ai trong họ cũng hiểu rằng, hàng hoá là máu, tuyến xe lưu thông là mạch máu để nuôi chiến trường miền Nam. Nghe câu chuyện, chúng tôi lại nhớ đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật vừa được học.
Đứng lặng cạnh tôi có bác bộ đội già, bộ quân phục đã bạc như màu tóc, sự chăm chú ngắm nhìn chiếc xe như nhìn vào quá khứ xa xăm của bác khiến tôi tò mò quan sát. Tôi có cảm giác như giữa bác và chiếc xe có mối liên hệ nào đó ! Chợt nhận ra tôi, bác xúc động nói :
– Chiếc xe này là một “chiến hữu”, đến gần nó bác chẳng muốn rời, nó như thầm thì nhắc nhở bác về kỉ niệm xưa. Từ cái ngày bác cùng tiểu đội lính lái xe của mình trên đường ra trận…
Tôi vui sướng đến bất ngờ vì sự hi hữu mình có được, còn gì hơn khi tôi được đứng bên cạnh người lính lái xe năm Xitel, nhân vật trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Đó là một trong những người lái những chiếc xe độc nhất vô nhị trong chiến tranh ở Việt Nam cũng như lịch sử chiến tranh trên thế giới, những chiếc xe bị tàn phá đến nỗi “kính vỡ”, “không đèn”, “thùng xe xước”. Ai ngờ được những con người, những hiện vật trong văn học lại đang ở bên cạnh tôi, không giảm đi tí nào về sự chân thực của nó mà làm trái tim tôi đập nhanh hơn vì nỗi bồi hồi, xúc động sâu sắc.
Đây là một con người bằng xương bằng thịt của chiến tranh, của thi ca, đại diện cho hàng ngàn người lính khác mang âm vang khói lửa của chiến trường khốc liệt nhưng vẫn rất hồn nhiên, yêu đời. Giọng kể chuyện của người lính lái xe như lời thầm thì của năm tháng vọng lại :
– Lời thơ là sự thật nóng bỏng và vinh quang. Nhà thơ đã cùng đơn vị bác đi một chặng dài gian khổ, ác liệt, cận kề gang tấc với cái chết. Chẳng ai lại có thể nhận ra một nhà thơ nổi tiếng, một người lính can trường, một trái tim nhạy cảm và sẻ chia như thế trong hình ảnh của cậu tân binh mới nhập ngũ gầy gò, cao lêu đêu với chiếc ba lô toòng teng sau lưng đó. Khi biết bác là sinh viên đại học Bách khoa, “xếp bút nghiên” theo tiếng gọi của Tổ quốc, cậu lính trẻ mừng lắm, cứ quấn lấy bác và hỏi lấy hỏi để. Vui chuyện cứ trả lời thẳng tưng, chứ biết câu chuyện của mình vào thơ thì phải “uốn lưỡi” bảy lần như các cụ đã dặn chứ.
Quả thật, khi nhìn thấy những chiếc xe từ mới tinh đã bị tàn phá đến dị dạng như vậy, ai mà không ngán. Nhưng tốc độ của chiến trường, tiếng gọi hào sảng của chiến thắng chả cho ai kịp đợi sửa chữa hay đổi xe mới… Chiến trường cần tiếp tế, người lính mong muốn lập chiến công, mong muốn ngày chiến thắng mau tới… thì phải hối hả lên xe mà đi. Qua đồi cao, dốc đứng, rồi qua ngầm, qua vực càng dễ luồn lách, dễ tránh né, lại còn dễ nguỵ trang, dễ ẩn vào bờ bụi nữa.
Chỉ có ngồi trên chiếc xe như vậy, khi chiến trường rộn rã chiến công, khi cả nước náo nức lên đường, mới có niềm vui sướng, hả hê của người lính lái xe thời chiến. Không có kính, các bác “nhìn đất”, “nhìn trời” càng rõ, càng nhìn thấy con đường chạy thẳng tắp. Tuy bụi bặm bay mù trời nhưng nó lại đưa “cánh chim” kiếm tìm “sa vào” vào buồng lái bầu bạn, chào đón người chiến sĩ. Ban đêm “sao trời” cũng ùa vào bằng một tình yêu thương, chia sẻ. So với sự khó chịu, bẩn thỉu của bụi thì các bác “được” nhiều hơn đấy chứ ! Có lẽ hiểu sâu sắc được điều đó nên câu thơ của cậu “lính thi sĩ” đó mới tự tin và ngang tàng như thế :
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
Nắng thì vậy, mưa thì cũng gian khổ lắm. Mưa tuôn xối xả, gió tạt nước mưa vào buồng lái, các bác phải vừa lái xe vừa vuốt mặt liên tục. Nước mưa tuy mát cho da thịt nhưng vào mắt thì cay xè, xót lắm. Lúc đó, cậu lính Duật cứ hỏi bác sao không đứng lại đợi tạnh, cậu ta có biết đâu đì tranh thủ lúc mưa là an toàn nhất, thẳng đường mà tiến, máy bay và bom Mĩ sợ mưa chứ xe này sợ gì. Bác gắt lên : “Không có kính càng tốt, chốc tạnh thì gió lùa vào sẽ làm chóng khô quần áo, đỡ phải giặt giũ, hong phơi”.
Nhất là lúc gặp đoàn xe đổ xong hàng quay ra vòng tiếp, không có kính chả phải dừng xe, mở cửa, cứ giơ tay qua cửa xe vỡ kính mà bắt tay nhau, chào nhau, hổi han, chúc nhau thật vui vẻ, náo nhiệt. Thú vị nhất, gương mặt mỗi người trở thành tấm gương để soi chung nhau. Bình thường, mỗi người một vẻ, qua chiến tranh các bác đều có chung một khuôn mặt : tóc tai, mặt mũi bụi phủ trắng như mặt nạ ông địa… nhìn nhau mà người này cứ tưởng người kia biến dạng như thế và khi hiểu ra được… một trận cười sảng khoái vỡ ra vang dội cả con đường, làm chim rừng giật mình gọi nhau, bay từng đàn chạy trốn. Bom đạn nhiều khiến chúng chẳng phân biệt được âm thanh rộn rã của niềm vui với tiếng rền của sự chết chóc, tàn phá.
Hình ảnh “bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời” trong thơ của Phạm Tiến Duật là hình ảnh có thực và gợi nhớ vô cùng. Đến địa điểm tập kết, cả tiểu đội lại hợp sức đào bếp để nấu nựớng. Loại bếp này, bè bạn năm châu phục lắm. Nấu mà không lộ ánh lửa, khói lại chia nhỏ, tản ra địch không phát hiện được. Gạo mang theo, rau vào rừng hái, múc nước suối, bẻ cành khô… bữa cơrn kham khổ nhưng ngon lành và vui vô vùng. Thời chiến có gian khổ nhưng lại có niềm hạnh phúc mà thời bình khó tìm lại được, cả tiểu đội quây quần xì xụp trong cơn đói ngấu của sức trẻ… như một gia đình nhỏ, cái gia đình ấy bây giờ già nửa là nằm lại nơi chiến trường, còn lại vài ba người như bác, đều thương tật cả. Hai người bạn của bác đang được nhà nước nuôi tại Trại thương binh Thuận Thành (Hà Bắc) còn bác đang phải “chung sống hoà bình” với ba mảnh đạn nằm ở những nơi hóc hiểm trong cơ thể mình, không thể phẫu thuật được. Những lúc trở trời, vết đau réo gọi, quặn thắt, chẳng lúc nào nhớ tới những kỉ niệm năm xưa bằng khi ấy. Nói như cậu “thi sĩ” khoác áo “chiến sĩ” về nỗi nhớ đó là :
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
Bác nói bác vẫn đang còn giữ một kỉ vật nhỏ do người đồng đội gửi bác lúc nhắm mắt. Một chiếc hộp bút tự tạo từ mảnh máy bay địch cháy rơi ở trong rừng. Không kịp dặn nốt địa chỉ của đứa con chưa có khai sinh ở một ngôi làng nào đó trên đường ra trận… Bác vẫn không bỏ qua một dịp nào, một cơ hội nào để tìm cho ra. Bác bảo, để khi gặp lại đồng đội không thấy hổ thẹn.
Bác nghẹn ngào nói với tôi : “Vinh quang và thắng lợi nào mà không trải qua mất mát đau thương.. Mồ hôi, máu thịt của những người năm xưa đã đơm hoa kết trái nên độc lập tự do hôm nay. Bác đã may mắn được quay trở lại mái trường xưa rồi trở thành kĩ sư của một nhà máy quân đội lớn. Bác luôn tâm niệm phải sống và làm việc bù cho cả những người không trở về nữa nhưng cũng chẳng còn nhiều thời gian, chỉ mong các cháu được nhà trường dạy dỗ, đào tạo sao cho tiếp bước cha anh. Quyền lợi của cuộc sống hạnh phúc hôm nay sỗ đặt trên vai các cháu trách nhiệm lớn lao với dân tộc, với lịch sử, với những người không tiếc máu xương năm xưa…”.
Bác đặt nhẹ tay lên vai tôi như tin tưởng gửi gắm. Tôi thật sự xúc động và tự hào về lịch sử dân tộc, về thế hệ cha anh xưa kia. Bỗng như thấy mình lớn hơn lên, tôi gật đầu và mỉm cười chào bác.
Cùng các bạn trên đường về, lòng tôi thấy sung sướng vì hành trang của một buổi dã ngoại tôi đem về thật đáng quý biết bao, nó giúp tôi tự tin vào mình, hiểu rõ vai trò của việc phấn đấu rèn luyện ngày hôm nay. Tôi thấy mình trưởng thành lên nhiều quá. Biết là nhiệm vụ trước mắt còn nhiều gian nan nhưng tôi vững tin vì người “chiến sĩ – thi sĩ” năm xưa đã khẳng định :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Nắng vàng và gió mát chia sẻ tâm tình cùng lũ học trò chúng tôi.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 20
Buổi sớm đầu đông, tôi tung tăng tới trường, trong tiếng chim ca ríu rít, dưới bầu trời xanh thăm thẳm... Hôm nay, tôi sẽ được học bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, một bài thơ tôi rất thích từ hồi tiểu học. Vừa lẩm nhẩm đọc lại bài thơ, tôi vừa mơ màng tưởng tượng như đang đi trên một con đường rừng gập ghềnh, hiểm trở. Tất cả bỗng chợt mờ nhòa trước mắt tôi bởi một làn khói bụi mờ ảo, rồi lại như dần hiện ra rõ nét từng cảnh vật...
Một đoàn xe tải băng qua. Tôi ngơ ngác nhìn theo:
- Sao lại có xe ở con đường rừng này nhỉ?
Đang mông lung suy nghĩ thì lại một đoàn xe tải nữa rầm rầm tiến tới, đất dưới chân tôi rung chuyển. Tôi lùi vào bên đường cho xe qua. Một, hai, ba...Bỗng chiếc xe thứ sáu, cũng là chiếc xe cuối cùng dừng lại. Một chú bộ đội mặc quần áo xanh, tươi cười xuống xe:
- Cháu bé, sao lại ở đây một mình thế, lạc mẹ hả? Để chú đi tìm giúp nha?
- Không, cháu đâu có lạc mẹ, cháu đến thăm các chú lính lái xe Trường Sơn đấy chứ, chú có biết họ không?
Chú không trả lời chỉ bảo tôi lên xe đi theo chú. Ngồi trên xe thích thật. Tôi nhìn chăm chăm vào chú lính ấy, có điều gì ở chú làm cho tôi cảm thấy thân quen quá. Chú quay ra nhìn tôi, nụ cười ấm áp. Tôi giật mình lảng đi, rồi bạo dạn hỏi:
- Chú là lính lái xe Trường Sơn phải không ạ?
Chú vẫn chẳng nói gì cả, chỉ cười và chăm chú nhìn con đường phía trước. Gió ở hai bên tạt vào mát lạnh.
- Xe gì mà không có kính thế này? Tôi ngạc nhiên.
Một chú chim ở đâu liệng qua, tôi vội với tay về phía nó nhưng không kịp. Hay thật! Tôi bắt đầu thò hai tay ra ngoài, thò luôn cả đầu, một cảm giác sung sướng như bay. Nào ngờ lại bị chú mắng:
- Nguy hiểm đó, cháu nghịch thật đấy!
Tôi phụng phịu chui vào.
- Không lạnh hả cô bé? Thực ra xe các chú vốn có kính, nhưng bị bom giật, bong rung làm vỡ hết rồi.
- Thích thế, cháu thích được ngồi trên những chuyến xe thế này.
Rồi hai chú cháu lại chìm vào những giây phút yên lặng.
Chiếc xe bỗng dừng lại ở chỗ có ba bốn túp lều. Tôi xuống xe. Ở đây xung quanh là cây rừng, mọi thứ đều đơn sơ và hoang vắng quá. Có mấy con gà cục ta cục tác chạy khắp sân, một vại nước nhỏ và một cái gáo tí hon, dây phơi quần áo cũng nhuộm đầy một màu xanh. Cuộc sống ở đây thật yên bình, khiến cho người ta đâu còn cái cảm giác của chiến tranh nữa.
Một làn nắng nhẹ nhàng làm bừng lên cả không gian yên ắng nơi đây. Có một chú xắn quần ống thấp ống cao từ đâu chạy đến xé toang cái không khí im lặng ấy.
- Này nhóc, chơi đâu mà lạc đến đây thế hả? Bộ không sợ thằng Mĩ nó bắn sao?
- Có các chú rồi, lo gì nữa ạ?
- Đáo để nhỉ, vào đây nấu cơm cho các chú, bé con.
Tôi lon ton chạy theo, cũng với ống quần thấp cao bê cái nồi cơm mà với tôi là "to tướng". Bỗng một chú có vẻ nghiêm nghị hơn trông thấy tôi, chú hỏi:
- Sao cháu lại ở đây?
Biết ngay đây là chỉ huy trưởng, tôi bèn lân la đến.
- Cháu muốn ở đây chơi được không chú? Chú kể chuyện cho cháu nghe đi, cháu thích lắm.
Không biết chú có đồng ý không mà đã vòi rồi, tôi thấy ngường ngượng. Nhưng chợt chú nhìn tôi và bảo:
- Tí tuổi đầu mà cũng thích chuyện chiến đấu. Được, chú tình nguyện.
Chú chỉ huy dắt tay tôi đi và không quên dặn chú lính đang bưng rá gạo:
- Cậu đi nấu cơm nhanh lên, anh em đói rồi đấy.
Rồi tôi cùng chú chỉ huy trưởng đến một gốc cây cao su to, có bàn ghế đầy đủ. Chiếc ghế gỗ kẽo kẹt nghe thật vui tai.
- Chú ơi, ở đây toàn những chú hiền nhỉ, chắc cuộc sống vui lắm phải không chú?
- Cháu không biết chứ cuộc sống ở đây vất vả lắm. Hàng ngày các chú phải vận chuyển lương thực, cả thuốc thang và vũ khí ra tiền tuyến. Nhưng lúc nào gặp nhau cũng có tiếng cười, lúc nào cũng chuyện trò tếu táo. Các chú phải làm cả công việc của các bà nội trợ, rửa bát, nấu cơm...Tối đến lại quây quần bên đống lửa diễn kịch, kể chuyện cười...Nhiều hôm bọn chú phải đi cả đêm để kịp vận chuyển vũ khí, lương thực cho quân ta.
- Thế thì mệt lắm chủ nhỉ?
Chú bỗng trầm ngâm, đôi mắt xa xăm. Một làn gió nhẹ xào xạc làm một chiếc lá rơi trên tóc chú.
- Đúng là rất gian nan. Những ngày nắng ráo thì bụi tung mù mịt, những ngày mưa thì đường rừng trơn bùn lầy, mưa cứ xối thẳng vào mặt. Bọn chú có lúc cũng thấy sợ bom đạn. Nhưng đó chỉ là cái cảm giác của thời gian đầu thôi. Sau thì chỉ có thẳng tiến. Vui nhất là lúc gặp mấy cô thanh niên mở đường, người con gái nào cũng dịu dàng và anh dũng. Con gái mà còn thế huống chi các chú - những chàng trai can trường càng phải cứ thẳng mà tiến chứ.
- Hay thật đấy! Ước gì cháu được lớn bằng các chú nhỉ! À, chú này, kỉ niệm nào làm chú nhớ nhất, tiết lộ cho cháu với.
Chú mỉm cười, lắc đầu:
- Nhóc này, nhiều chuyện quá. Nhưng dù sao chú cũng chưa tâm sự với ai, nghe xong cấm phát biểu cảm nghĩ đó nha.
- Đồng ý! Tôi giơ cả hai tay lên rồi cười hì hì...
Tiếng lá rừng xôn xao, những giọt nắng nhỏ nghịch ngợm, luồn qua kẽ lá, chui xuống chỗ chú cháu tôi ngồi mà nhảy nhót. Tất cả đã sẵn sàng lắng nghe giọng kể ấm áp của người chiến sĩ.
- Đó là bữa cơm của ngày đầu tiên chú đến tiểu đội. Chú bị gọi là "cô dâu mới về nhà chồng" đấy, ngượng và xấu hổ lắm. Trời, chú không thể tưởng tượng được, một mâm cơm trải dàn những bát và đũa, chỉ có ba món: Rau rừng luộc, canh măng rừng và ít thịt nạc khô. Bỗng một anh cầm đũa gõ keng keng vào bát, tất cả cùng hòa nhịp hát rộn vang cả khu rừng. Vui ghê! Tất cả mọi khoảng cách bỗng đều tan biến đi hết. Bữa ăn tuy đạm bạc nhưng làm chú xúc động quá. Họ gắp cho nhau từng miếng thịt. Bữa ăn đầu tiên ấy tuyệt thật, một bữa ăn bình thường thôi nhưng dù muốn quên chú cũng chẳng thể quên được.
Tôi thấy hình như đôi mắt chú rưng rưng. Cả tôi nữa, tôi vừa cảm nhận được một thứ tình cảm "gia đình" rất đặc biệt của những người lính...
- Cô bé này sao bỗng thộn người ra thế?
- Chú ơi, cháu đói quá!
Vừa lúc ấy một chú khắp khu lều gọi mọi người.
- Anh em ơi, đi ăn cơm nào!
Vậy là tôi lại được gặp lại bữa ăn đầu tiên ở tiểu đội của chỉ huy trưởng rồi!
Ăn xong, các chú lại quây quần bên đống lửa, tiếng đàn ghi ta vang lên hòa cùng tiếng hát của những người lính. "Xe ta bon trên những dặm đường, giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương mà xe ta băng ra chiến trường..."...
Khúc quân hành ấy cứ ngân vang, ngân vang, vọng khắp khu rừng...Tôi đã trở lại con đường đến trường từ bao giờ mà khúc hát vẫn âm vang khiến lòng tôi xao xuyến mãi.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 21
Nền độc lập, tự do mà chúng ta được sinh sống, hưởng thụ ngày hôm nay vốn được đánh đổi bởi bao nhiêu mồ hôi xương máu bao thế hệ đi trước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đầy gian khổ, quân và dân Việt Nam đã vô cùng anh dũng đấu tranh, dâng hiến cả tuổi xuân, cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng của cả dân tộc. Trong chiến tranh, không chỉ có những người lính cầm súng chiến đấu nơi chiến trường ác liệt mà ngay cả những người lính lái xe trong kháng chiến cũng đều là những người anh hùng xuất chúng của thời đại Việt Nam lúc bấy giờ. Viết về những người lính lái xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã vẽ ra một bức chân dung về cả diện mạo và tinh thần vô cùng sống động, sâu sắc qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Những người lính lái xe không chỉ là những người chiến sĩ anh dũng, quả cảm trong đấu tranh, góp phần giải phóng cho dân tộc Việt Nam mà họ còn là “thần tượng” anh hùng cho những thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ ở thời điểm đó mà cả thời đại ngày nay. Và được gặp gỡ với những người lính lái xe là điều không tưởng, có được cơ hội có một không hai đó tôi đã vô cùng hào hứng và vui mừng nói chuyện và được nghe những điều tâm sự vô cùng chân thành của những người lính ấy. Đầu tiên, gặp những người lính lái xe, tôi đã hỏi về những chiếc xe vô cùng độc đáo, có thể nói là “có một không hai” mà những người lính lái xe lái trong kháng chiến chống Mĩ. Những người lính vô cùng chân thật và cởi mở, các anh đã nói và mô tả rất chi tiết về chiếc xe “huyền thoại” ấy:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Theo lời của những người lái xe, thì những chiếc xe không kính vốn từng là những chiếc xe lành lặn như bao chiếc xe khác. Nhưng từ khi những chiếc xe cùng những người lính trên hành trình tiến vào miền Nam ruột thịt thì bị sự ác liệt của chiến tranh làm cho thiếu thốn, mang một hình dáng độc và lạ. Những chiếc xe vốn dùng làm phương tiện để vận chuyển lương thực, quân lương và đưa những người lính chi viện từ miền Bắc và cùng nhân dân Miền Nam kháng chiến. Nhưng đế quốc Mĩ muốn ngăn cản sự chi viện này, chúng dùng bom đạn để hủy diệt tất cả, những chiếc xe cũng anh hùng, ngạo nghễ như chính những người lính quả cảm vậy, đi ra khỏi khó lửa chiến tranh, những chiếc xe bị mất kính, bị làm cho méo mó biến dạng nhưng nó vẫn đồng hành cùng những người lính đẩy mạnh quá trình chi viện.
Những chiếc xe không kính đồng hành cùng những người lính lái xe trên mọi nẻo đường, các anh nói coi những chiếc xe không kính như những người đồng đội, đồng chí thực sự. Những chiếc xe cùng các anh vượt qua mưa bom bão đạn để tiến vào miền Nam với một tư thế ung dung, ngạo nghễ của người làm chủ. Dù có bom giật súng rền thì các anh cũng không mảy may sợ hãi, lo lắng mà vẫn một lòng “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”, bởi chính tinh thần quật cường, tình yêu nước ở các anh đâu dễ bị khó khăn hạ gục. Những người lính hiện lên như những người anh hùng với sự kiêu bạc, bất khuất, nhưng họ cũng nói với tôi về những khó khăn mà họ phải trải qua khi lái những chiếc xe không kính, đây là những tâm sự rất thực của họ, vì dẫu có quật cường đến đâu thì họ cũng chỉ là những người trần mắt thịt, cũng có những cảm xúc như những con người bình thường.
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Những chiếc kính xe vốn có chức năng chắn gió, tránh nắng cũng như nững vật cản có thể gặp trên đường, bảo vệ cho những người lính lái xe, nhưng những chiếc xe mất đi lớp chắn bảo vệ ấy lại làm cho những người lính gặp khó khăn trong việc điều khiển chiếc xe. Những chiếc xe không kính làm những làn gió, làn bụi trên đường vô tư bay vào mắt, vào mặt khiến cho đôi mắt cay xè, gây khó khăn trong việc quan sát và lái xe, nhưng những người lính đã nói với tôi: “Những cơn gió vào làm mắt chúng tôi cay xè, nước mắt cũng chảy ra làm mờ đôi mắt. Nhưng không hiểu sao đôi mắt bị cản trở thì trái tim của chúng tôi lại thấy sáng lạ thường. Lúc ấy dường như tôi không dùng mắt để quan sát nữa mà chúng tôi đi theo lời dẫn dắt của trái tim, trái tim của chúng tôi hướng về miền Nam, dẫn bước chúng tôi vào miền Nam ruột thịt.
Trong cái khó khăn lại nảy ra những điều thú vị, đối với những người lính, những khó khăn trong khi làm nhiệm vụ lại được chính sự lạc quan hóa giải làm thành những điều thú vị trong cuộc sống. Không có kính thì không chỉ có gió mà những chú chim trời, những ngôi sao trời cũng như sa như ùa vào buồng lái, cùng với những người lính lái xe trên cuộc hành trình dài. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất nhưng những người lính cũng không hề gục ngã, chán chường mà ngược lại những nét lạc quan, đáng yêu ở những người lính khiến cho chúng ta càng thêm trân trọng họ hơn:
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chừa cần rửa, phì phèo điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Trong cái khốc liệt của chiến tranh, những người lính vẫn vui tươi, lạc quan của những người làm chủ, họ không vì những khó khăn làm vơi đi những nét yêu đời, yêu cuộc sống. Họ chung sống với những khó khăn, cùng nhau chia sẻ những khó khăn đó nên những khó khăn vô hình trở nên nhạt nhòa, nhường lại những phút giây yêu đời cho những người lính, đó là khi bụi phun khiến mái tóc bạc như những người nhà, đó là những khuôn mặt lấm lem bụi khiến cho họ cười ngặt nghẽo khi nhìn thấy nhau. Sự yêu đời, lạc quan của những người lính làm cho không khí của chiến tranh cũng vơi bớt đi những ác liệt, gian nan.
Cuộc gặp gỡ với những người lính tuy không dài nhưng tôi cũng có đủ thời gian để lắng nghe những tâm sự chân thành của những người lính lái xe, cuộc sống trong chiến tranh tuy có những khó khăn, gian khổ mà bất cứ lúc nào cũng có thể hi sinh nhưng họ không hề bị khuất phục, họ đối mặt với những khó khăn bởi tinh thần lạc quan, yêu đời và trên tất cả, họ có lí tưởng cao đẹp, lí tưởng giải phóng miền Nam ruột thịt, bởi vậy mà dẫu có mưa bom bão đạn thì họ vẫn có thể đương đầu. Như chính những lời tâm sự:
“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 22
Không biết tự bao giờ hình ảnh oai nghiêm, anh hùng của người lính cụ Hồ đã đi vào trong lòng của em. Đó là hình ảnh mà mỗi khi nghĩ đến trong tim em lại dang trào bao cảm xúc: yêu kính, biết ơn, ngưỡng mộ… Và một lần nữa những cảm xúc ấy lại tràn về khi sáng nay em học baif thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Bao ao ước xuất hiện trong đầu em: Ước gì mình được gặp các chú bộ đội một lần? Và thật bất ngờ khi điều ước của em trở thành sự thật. Em đã được gặp chú bộ đội lái xe trong đoàn xe không kính.
– Đoàng! Âm thanh như tiếng nổ lớn làm em giật mình quay lại phia sau. Thật không thể tin nổi trước mắt em là một con đường đất bụi mù, kéo dài thăm thẳm. Hai bên đường cây cối cháy trụi nhưng quanh những gốc cây cháy trụi ấy có những chồi xanh đang nhú. Và đoàng.. đoang.. liên tục những tiếng nổ lớn khác vang lên. Em đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì ở đằng xẫ, sau lớp khói bụi mà mịt, xuất hiện cái gì đó.. Em cũng không nhìn rõ nữa, nhưng em chắc chắn nó đang chạy, vì càng lúc em càng thấy rõ.
– Ồ thì ra đó là một đoàn xe, tuyệt quá! Đang không biết xoay sở thế nào thì lại gặp được một đoàn xe. Em vui mừng giơ tay vẫy xe và trong lòng thì thầm mong xe sẽ dừng lại cho em đi nhờ.
Xe dần tiến đến, từ từ, chậm dần và dừng hẳn. Từ trên xe một chú bộ đội bước ra. Sở dĩ em nhận ra đó là chú bộ đội bởi lẽ trên người chú là bộ đồ anh lá cây, hơn nữa còn có cái mũ tai bèo trên đầu nữa. Chú tiến lại gần em,thay vì nở một nụ cười thân thiện như em nghĩ thì chú lo lắng chạy lại:
– Sao cháu lại ở đây, bố mẹ cháu đâu rồi?
Em bối rối đáp:
– Dạ cháu… cháu cũng không biết nữa.
Đúng lúc đó một tiếng nổ nữa vang lên,em thấy cả mặt đất như rung chuyển, chú vội ôm em nằm xuống. Sau khi đã yên ắng chú vội đưa em lên xe:
– Thôi cháu mau lên xe, ở đây nguy hiểm lắm.
Em lon ton theo chú. Khi đã yên vị trên xe em mới chú ý đến cái xe. Thật kì lạ, cái xe không có kính chắn phía trước… (nêu các đặc điểm của xe trong bài thơ)
Em tò mò hỏi chú… mở đầu cho câu chuyện tiếp diễn)
Cùng chú trải qua một cuộc vận chuyển tiếp tế cho miền nam… (theo thứ tự tùng việc xảy ra trong bài thơ)…
ò.. ó o… o
Tiếng gà gáy làm em giật mình tỉnh giấc. Thì ra vừa rồi chỉ là một giấc mơ,em thầm nghĩ. Em vội bật dậy chuẩn bị đi học mà không quên nở một nụ cười trên môi. Bởi vì em đã đạt được ước mong cua rmình, ước mong được gặp và trò chuyện với người lính lái xe trong đoàn xe không kính anh hùng và cũng rất vui tính nữa
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 23
Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam sắp đến gần, nhà trường vui mừng thông báo đến chúng tôi năm nay sẽ được gặp gỡ, giao lưu với đoàn cựu chiến binh. Điều ấy làm ai cũng hết sức háo hức, vui sướng, được nghe các bác kể về chuyện diệt Mỹ là điều tuyệt vời nhất. Và trong buổi gặp ngày hôm ấy, tôi đặc biệt ấn tượng với một chú đầu đã bạc, trên ngực đầy những huân chương, gương mặt đã già nhưng vẫn đậm chất ngang tàng, trẻ trung. Qua lời giới thiệu tôi đươc biết chú chính là một trong những người lính lái xe trong đoàn xe không kính xuất hiện trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Thật khó lòng có thể tưởng tượng được, người lính trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch năm xưa giờ ai nấy cũng đĩnh đạc, oai nghiêm đến như vậy. Chú có dáng người cao, hơi đậm người, dù đã lớn tuổi nhưng giọng nói vẫn rất khỏe và vang. Có lẽ chính trong những năm kháng chiến trường kì đã tôi rèn sức khỏe cho người lính. Bên ngoài vẻ già dặn, từng trải ta vẫn thấy nét gì đó rất đáng yêu, hóm hỉnh của người lính năm xưa. Sau những lời giới thiệu, chú kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời người lính vận tải trên tuyến đường Trường Sơn ngày đêm bị Mỹ ném bom ác liệt.
Vào những năm đó, tuyến đường Trường Sơn là tuyến đường trọng điểm nên thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom, những con đường bị quần nát, cây cối hai bên đường trơ trụi,… chúng quyết tiêu diệt chúng ta cho bằng được. Tuy nhiên, chúng càng ném bom, tinh thần của những người lính càng được nâng cao, ai cũng mang trong mình quyết tâm lớn, hi sinh tất cả vì miền Nam ruột thịt. Bởi vậy, hàng ngày, hàng đêm các đoàn xe vẫn anh dũng tiến về phía trước, mặc mưa bom, bão đạn để tiếp tế cho miền Nam.
- Các cháu có lẽ không thể tưởng tượng hết những khó khăn, gian khó mà thế hệ chú đã phải trải qua. Đó là những năm tháng tuy nguy hiểm, ác liệt mà anh dũng hào hùng. Cũng bởi những chiếc xe phải đi trong những cơn mưa bom bão đạn như vậy nên hầu hết các xe vận tải không còn xe nào có kính, những chiếc xe bị biến dạng nghiêm trọng, mui xe xước chằng chịt vì va quệt, những chiếc xe không có đèn mà vẫn băng băng trong đêm tối, đường rừng Trường Sơn với biết bao nguy hiểm.
- Đường tối, lại không có xe, vậy các chú làm thế nào để có thể đi được ạ?
- Cháu có câu hỏi thật hay. Các cháu biết không, các chú đi bằng trái tim, bằng ý chí quyết tâm. Lúc ấy trái tim nhiệt huyết sẽ soi sáng con đường chú đi, chính vì vậy dù đêm tối cũng không thể ngăn cản những nhịp bánh xe lăn. Không chỉ vậy, đi trên những chiếc xe không kính cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Những đêm trên đường vận chuyển lương thực, vũ khí với tốc độ di chuyển nhanh gió và sao như ùa cả vào buồng lái. Gió mạnh táp thẳng vào mặt khiến ai nấy đều đỏ ửng cả mặt mũi. Nhưng không chỉ có vậy, những hôm quang trời, đường khô, bụi cuốn tung lên, phả vào trong xe khiến khuôn mặt ai cũng được tráng một lớp phấn trắng xóa, tóc bạc chẳng khác người già. Các chú nhìn nhau, thích thú cười ha ha. Những ngày mưa ngồi trong cabin mà chẳng khác ngồi ngoài trời, mưa xối thẳng vào buồng lái. Nhưng các chú không ai dừng bước, vẫn tiến lên phía trước, gió lùa chẳng mấy chốc mà quần áo sẽ khô.
Từ phía xa vọng lên tiếng hỏi:
- Thưa chú, vậy những năm tháng oanh liệt, hào hùng ấy điều gì làm chú ấn tượng mãi không quên?
- Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh có lẽ tình cảm đồng chí, đồng đội là điều khiến chú không thể nào quên. Nó là nguồn sức mạnh tinh thần và nguồn động viên to lớn khiến các chú có thể luôn vững vàng tay lái, tiến lên phía trước. Những đoàn xe ngược xuôi nối đuôi nhau ra chiến trường, tình cờ gặp gỡ các chú sẽ bắt tay nhau qua những ô cửa kính vỡ. Cái bắt tay vội vã mà ấm áp, đã truyền lửa, truyền thêm sức mạnh cho các chú. Trong những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các chú quần tụ lại với nhau, nấu một bữa cơm giữa rừng, chỉ có cơm trắng, rau rừng đạm bạc nhưng thật ngon biết bao, bởi nó ấm áp tình người, tình đồng chí, đồng đội. Sau những bữa cơm vội vã, các chú lại nhanh chóng lên đường cho kịp thời gian. Những năm tháng đó tuy gian khổ, luôn phải đối mặt với nguy hiểm và cái chết sẵn sàng ập xuống bất cứ lúc nào nhưng đó cũng là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời. Các chú được sống trong tình đồng đội, luôn được quan tâm sẻ chia, hơn hết được phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp vì miền Nam độc lập, thống nhất đất nước.
Buổi lễ kết thúc, trong lòng ai cũng dâng lên cảm xúc tự hào và biết ơn sâu sắc với thế hệ trước. Nếu không có sự hi sinh của các chú thì ngày hôm nay sẽ không có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho chúng tôi. Bởi vậy, là một học sinh, tôi luôn tự nhủ phải luôn luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng, xây dựng đất nước, báo đáp công ơn thế hệ đi trước.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 24
Khi bố tôi còn là bộ đội, mặc dù mới chỉ là một chú bé nhưng tôi đã muốn được “cưỡi” trên chiếc xe tải của quân đội một lần để thử cảm giác khi mình là một chú bộ đội của “tiểu đội xe không kính” ngày ấy. Tôi thầm ước ao được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe ấy để nghe chú kể về những kỉ niệm khi chú ra chiến trường.
Vào một ngày kia, khi tôi vừa phóng chiếc xe đạp mini vào khoảng sân hẹp thì đã nghe thấy tiếng cười giòn tan của bố tôi và một vị khách từ trong nhà vọng ra. Đó chắc hẳn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ào, sôi động như thế ở một người trầm tính, lặng lẽ và hiền hậu như bố tôi.
Vốn tính tò mò, tôi chạy vội vào nhà xem đó là vị khách nào. Bố tôi và người khách ấy hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến chào đón tôi:
– Con trai, đây là chú Trung Trực, bạn học cùng lớp từ hồi trung học với bố, sau đó cùng bố nhập ngũ đi bộ đội. Chú đã từng là chiến sĩ lái xe đi dọc dãy Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!
Chú Trực tầm trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt chú rất nghiêm nghị nhưng lại toát lên một vẻ đôn hậu, thân thiện. Đôi mắt đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên sự vui vẻ và trìu mến. Tôi mới học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Từng câu thơ, từng lời cô giáo giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường vẫnin đậm mãi trong tâm trí tôi. Tôi tự nghĩ trong lòng mình có đang nằm mơ không nhỉ? Niềm ao ước được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe hồi ấy giờ đã thành hiện thực. Tôi đang đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thực thụ. Thật là một niềm hãnh diện đối với tôi. Tôi vội cuống quýt:
– Bố ơi! Chú ơi! Con có thể ngồi nói chuyện với bố và chú một lát bố và chú kể cho con nghe một vài câu chuyện về những ngày tháng chiến đấu ở chiến trường năm xưa được không ạ?
Chú cười và đáp:
– Sao lại không chứ cháu yêu? Đó là khoảng thời gian đẹp vô cùng của bố cháu và chú đấy.
– Thưa chú, chú chính là người lính lái xe Trường Sơn những năm tháng mưa bom bão đạn để bảo vệ Tổ Quốc, người chiến sĩ mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của chú Phạm Tiến Duật, phải không ạ?
– Ồ, đó là một bài thơ ấy nổi tiếng đấy cháu à. Ngày đó, có lẽ đã là lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết đến bài thơ ấy. Bài thơ ấy đã nói hộ phần nào những khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính lái xe như các chú.
– Chính tay chú cũng đã từng lái những chiếc xe ấy phải không ạ?
– Không phải là “đã từng” đâu cháu ạ. Mà chú chính là người lính lái những chiếc xe bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ kính và méo mó như thế. Cuộc chiến trường kì mà cháu! Để chú kể một vài câu chuyện để cháu cháu hiểu rõ hơn nhé. Ngày đó, chú lái một chiếc xe tải, cùng các đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài, đạn dược… vào viện trợ cho chiến trường miền Nam. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời mà vẫn chưa đến nơi, gian khổ vô cùng cháu ạ! Khó khăn và nguy hiểm nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, đoạn đường đó bị giặc bắn phá dữ dội nhất. Chúng muốn san phẳng tất cả và cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, cắt dòng viện trợ cho chiến trường miền Nam hồi ấy. Tiểu đội của chú ban đầu được ưu ái trang bị toàn xe mới để phục vụ trực tiếp cho tiền tuyến. Lúc đó, xe mới, kính còn nguyên, sạch đẹp như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi như bay giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ dần hết cả. Rồi cả phần mui xe cũng bị đạn pháo nổ rung hất tung lên. Thùng xe do va quẹt nhiều nên vết xước chằng chịt. Chẳng có chiếc xe nào còn nguyên vẹn cả cháu à.
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe năm xưa bắt đầu đi vào phần cao trào. Tôi vẫn chưa thỏa chí tò mò, tiếp tục hỏi:
– Xe không có kính, không có mui, không có đèn như thế lại đi trong mưa bom bão đạn chắc nguy hiểm lắm chú nhỉ?
Chú sôi nổi trả lời:
– Nguy hiểm lắm chứ, sống chết lúc nào cũng cận kề trong gang tấc. Lái xe không có kính thì mối nguy hiểm gần nhất chính là bụi đấy. Đường Trường Sơn vào mùa khô bụi cuốn mịt mù sau mỗi làn xe chạy. Bụi táp vào mặt, cuốn vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức làm mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy từ râu, tóc, quần áo đến cả xe đều nhuốm một màu đất đỏ Trường Sơn.Rồi khi trời mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn đến bất ngờ, đi cũng bất ngờ. Cả người và xe đang phủ dày một lượt bụi thì bỗng một cơn mưa trút xuống là cả người nặng chĩu vì ướt sũng nước mưa. Mưa như chút nước, mưa xối xả táp vào người, vào mặt, vào mắt, vào mũi. Những làn nước mưa cay xè, buốt giá khiến cho việc lái xe khó lên gấp trăm ngàn lần. Cũng vì xe không có kính nên khi mưa gió quật vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, … Chú đã nhiều lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy! Ấy vậy mà những người lính lái xe như chú không bao giờ khuất phục, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm giặc đi lùng sục, ném bom cháu ạ. Mỗi chuyến chở viện trợ tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà kỳ tích ấy vẫn luôn xuất hiện với từng chuyến xe vượt gian khổ, vượt khó khăn!
Nói đến đây chú mỉm cười, khuôn mặt ánh lên một vẻ rạng ngời và tự hào. Từng câu chú kể như chất chứa bao nhiệt huyết, sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường ác liệt. Chú như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao lúc này đây, những lời thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân vang trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế khốc liệt ở chiến trường ngày ấy. Ấy vậy mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy nhiệt huyết, vẫn lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào một tương lai chiến thắng
Tôi chợt nhận ra chú Trực sự trầm ngâm, ánh mắt nhìn xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng ấy. Còn bố tôi thì chỉ ngồi lặng lẽ, khuôn mặt chứa đầy vẻ xúc động. Chú Trực chợt nói:
– Xe không có kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn bè cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng chào nhau qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông rừng núi, chú chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu trong tình đồng chí yêu thương.
Giọng chú nói chợt rung lên, đầy xúc động:
– Cháu không ở hoàn cảnh của các chú nên cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính lái xe các chú đâu. Mỗi khi dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm cái bát thêm đôi đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, rồi có khi người còn, kẻ mất chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Chú và bố cháu có thể trở về nguyên vẹn thân thể để được hạnh phúc bên gia đình, nhưng còn bao nhiêu đồng đội của chú đã ngã xuống, có người hi sinh nhưng đến giờ vẫn chưa thể trở về mảnh đất quê hương. Có một đồng đội của chú đã hy sinh ngay khi đang lái xe vì quyết tâm đưa xe vượt qua làn đạn thù dù đang bị thương rất nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn được các chú khắc ghi trong tim . Dù có hy sinh, các chú vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng mình đang trở.
Chú chợt dừng lại và im lặng. Không khí đang rộn ràng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.
– Cháu của chú, hai câu cuối của bài thơ có phải là:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Chiến tranh đã qua đi lâu rồi, nhưng cho đến ngày hôm nay, chú và bố cháu không phút nào quên được bản thân mình đã từng là người lính, từng sống trong những thời khắc sinh tử ấy. Chú rất tự hào vì mình là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã góp phần nhỏ nhoi của bản thân cho hành trình giành độc lập tự do của quê hương, đất nước.
Chú nói đến đây trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe năm ấy đã khiến tôi hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, không chỉ tôi mà còn rất nhiều các bạn thế hệ trẻ chỉ biết đến cuộc sống êm đềm ngày nay trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô mà quên đi sự hi sinh, mất mát lớn lao của bao thế hệ đi trước. Đó là máu thịt của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ cũng chính là bố tôi, chú tôi và những người chiến sĩ của họ mà tôi chưa từng gặp mặt. Tôi tự hứa với lòng mình phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi học hỏi, hoàn thiện bản thân để sau này góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn chú, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe ấy đã giúp cháu trưởng thành thêm lên nhiều lắm!
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 25
Tối hôm ấy, ngồi bên bàn học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ đầy ánh sao đêm và nghĩ ngợi về bài giảng mà cô Vân- giáo viên dạy văn giảng cho tôi hồi sáng. Từ nhỏ, tôi đã được ông cho nghe về những ngày ông còn trong quân ngũ đã phải chiến đấu anh dũng thế nào, phải chịu khó khăn gian khổ ra sao nhưng cho đến hôm nay, khi nghe cô say mê giảng về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tôi mới thật sự thấu rõ và nể phục những gì mà người chiến sĩ Việt Nam đã làm được trong thời chiến. Bản thân tôi mong muốn được một lần gặp gỡ những anh lính trẻ tuổi ấy – những người đẹp nhất, dũng cảm nhất, hào hoa mà cũng hào hùng nhất trong lòng mỗi thế hệ trẻ chúng tôi. Mải nghĩ ngợi, tôi chợt gục bên bàn học và ngủ lúc nào không biết, trong đầu vẫn lanh lảnh tiếng thơ của thời hoa đỏ hào hùng:
- “Những chiếc xe từ trong bom rơi
- Đã về đây họp thành tiểu đội
- Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
- Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi…”
Trong mơ, tôi thấy mình đang quay ngược trở về quá khứ, vượt qua những gì mờ nhạt nhất của tuổi thơ rồi cuối cùng hạ cánh xuống mốc thời gian năm 1969. Kì diệu quá, cứ như tôi vừa bước ra từ cỗ máy thời gian vậy! Thật lạ là tôi đang ngồi bên buồng lái của một chiếc xe vận tải trên tuyến đường Trường Sơn! Chiếc xe này không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe cũng đầy vết xây xước vì bom đạn kẻ thù. Ồ, sao nó giống với chiếc xe mà sáng nay cô Vân tả thế nhỉ? Thấy tôi ngơ ngác, anh lính lái xe ngồi bên cạnh vỗ vào vai tôi:
- Này đồng chí nhỏ, sao mặt lại ngơ ngác thế chứ nhỉ?
- Ơ, chú ơi, đây là đâu thế ạ?
- Đang trên đường ra chiến trường chứ đâu nữa. Đường lắm ổ gà ổ trâu quá, đi qua mà xe cứ rung hết cả lên!
Vậy là tôi đang trên chiếc xe vận tải không kính mà văn học đã nhắc đến hay sao? Tôi reo lên. Người lính kia chính là người có phong thái ung dung không nề hà cái chết, luôn luôn lạc quan yêu đời dù trong mưa bom bão đạn mà tôi vẫn thường ngưỡng mộ kia sao? Rụt rè một chút, tôi ngồi ngay ngắn lại và dò xét mọi thứ xung quanh. Tôi đang đi trên một cung đường nằm vắt ngang qua cánh rừng bạt ngàn cây cối, cái con đường ngoằn ngoèo đầy những lỗ hổng, những ổ gà, ổ trâu mà chỉ có người nào vững tay lái mới có thể giữ cho xe không bị lật. Ngừoi lính ngồi cạnh tôi đang huýt sáo. Trông anh còn rất trẻ, chỉ khoảng mười tám đôi mươi nhưng cánh tay gân guốc đầy khỏe mạnh đang nắm chắc vô lăng đưa đoàn xe qua cung đường đầy gian khổ. Chiếc xe kia quả thực không kính, mui xe cũng hỏng hóc, nó còn đi được tôi cho cũng là kì diệu lắm rồi…
- Anh lái xe vận tải như này lâu chưa?
- Cũng được 2 năm rồi. Hai năm vượt qua mưa bom bão đạn bọn Mỹ, kể cũng nhanh thật!
Anh kể cho tôi nghe về những lần đi chuyển hang từ miền Bắc vào chiến trường. Rời khỏi ghế nhà trường, anh cùng bạn bè đồng trang lứa lập tức tình nguyện vào chiến đấu, để lại sau lưng nhà cửa, mẹ già và cả một mối tình áo trắng đầy mơ mộng… Huyền thoại xe không kính anh đã nghe tới rồi, nhưng trực tiếp được lái một chiếc xe như thế anh thấy cũng là một cái duyên…
- Nếu như hồi đấy ở lại Hà Nội, chắc mình cũng chẳng bao giờ hiểu được cảm giác thằng Mỹ đang dội bom xuống dưới, còn mình thì cứ cắm đầu xuống mà lao qua. Mặc kệ chứ! Mình chết thì còn bao nhiêu anh em đằng sau vượt lên cơ mà. Mình chả sợ, chờ được đến ngày chiến thắng là vui lắm rồi!
Anh kể cho tôi nghe về những chiếc xe… Ban đầu nó cũng đầy đủ tư trang vật liệu, rồi cuối cùng qua bao tháng năm, hôm nay vỡ một ô cửa sổ, ngày mai mất luôn một cái đèn, đến hôm sau mất luôn cái mui xe, thùng xe cứ đi qua là đầy vết xước mà cuối cùng nó trở thành chiếc xe không kính. Cơ mà cũng hay: Không kính nên gió mát cứ lùa vào khoang xe, nhièu lúc cay hết cả mắt mà vẫn thấy mình được hòa hợp với thiên nhiên đên lạ! Rồi đến mưa rừng, tuôn xối xả vào mặt, vào thân, to bằng mấy vạn cơn mưa rào của Hà Nội nhé, nhưng không sao, cứ để mặc thế lái vài trăm cây số nữa, quần áo cũng khô nhanh thôi…
- Đi đường rừng nhiều bụi, nhiều lúc tóc tai trắng xóa vì bụi đường trông giống mấy ông cụ thế không biết. Nhưng già thêm tí cũng hay, mấy thằng nhìn nhau cười mà quên hết đi mệt nhọc…
- Lái xe xa thế anh có nhớ nhà không?
- Nhớ chứ, nhớ cả Hà Nội nữa… Nhưng biết sao được, chừng nào kháng chiến chưa thành công, chừng ấy vẫn chưa thể về với Hà Nội được. Mà ở đây cũng vui. Anh em trong tiểu đội thương nhau lắm, có nắm cơm cũng chia cho nhau ăn, cùng nhau ngồi bên bếp Hoàng Cầm mà thổi lửa thì đúng như một gia đình.
Tôi đưa mắt nhìn ra đằng sau xe. Chiếc võng Trường Sơn màu xanh lá, chiếc võng huyền thoại đã đi vào thơ ca, câu hát như một kỉ vật của chiến tranh:
- “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
- Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
- Đường ra trận mùa này đẹp lắm
- Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.”
Tôi nhìn về phía anh lính lái xe mà mắt rơm rớm. Đường đi gập ghềnh khúc khuỷu, mưa bom bão đạn dội xuống trước mắt, nỗi cô đơn khi anh phải rời xa gia đình và những gì gắn bó thân thương nhất để vào chiến đấu cho lí tưởng cao đẹp nhất của mình. Quả thực trong chiến tranh, thứ mà con người ta cần nhất, không phải là những vũ khí hiện đại tối tân, mà là một bản lĩnh, một ý chí vượt qua mọi thử thách. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam đã đánh bại được một trong những kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Tiểu đồng chí nói xem, đến bao giờ nước ta mới độc lập? – Anh hỏi tôi.
- Có thể là 20 năm nữa, cũng có thể lâu hơn… Nhưng anh ơi, em tin chắc rằng dân tộc ta sẽ được độc lập, đất nước ta sẽ lại được tự do, đồng bào ta sẽ không còn phải khốn khổ nữa, vì nhân dân đã có những người lính như anh…- Tôi chợt òa khóc, khóc vì cảm phục, khóc vì nhìn thấy người lính ấy vẫn cười tươi ngay khi ranh giới sinh tử còn rất mong manh.
“Đoàng….” Tiếng bom dội phía trước khiến tay lái anh hơi lệch đi một chút. Anh cố định thần, khéo léo đưa chiếc xe qua những hố bom, cố gọi tôi: “Em ngồi yên, chỉ còn chút nữa…”
Tôi bừng tỉnh dậy. Hóa ra nãy giờ là tôi đang mơ. Tôi đã mơ về anh lính trong tiểu đội xe không kính ấy, với vẹn nguyên những cảm xúc nể phục và đầy tự hào. Dù chỉ là trong mơ, nhưng tôi đã phần nào cảm nhận được những khó khăn mà bộ đội ta đã từng trải qua, cũng như tinh thần chiến đấu mà họ đem tới. Tôi chợt nhận ra hòa bình là món quà vô giá mà các thế hệ đi trước đã phải khó khăn biết mấy mới có thể đem lại cho chúng tôi, và nhiệm vụ của thế hệ trẻ chúng tôi là pải làm sao để gìn giữ được nền độc lập mà ông cha ta để lại.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 26
· Sau này con lớn con sẽ là người công dân tốt, con sẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc bà ạ!
Tôi nụng nịu xà vào lòng bà : “ Con sẽ là một chiến sĩ bà nhé !”, bà cười hiền từ :
· Thế Trang có muốn nghe kể về những người lính lái xe chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn như trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà con mới học không.
· Dạ ! Bà kể đi bà !
Đồng hồ điểm 10h đêm, đêm vắng lặng và yên tĩnh quá . Ngoài cửa sổ, nhấp nháy muôn triệu vì sao, những ngôi sao xa hắt những ánh sáng lung linh kì ảo vào căn phòng tối bé nhỏ. Nghe bà kể chuyện, trong đầu tôi hiện lên những câu thơ của Phạm Tiến Duật. Mai tôi sẽ có một bài trình bày trước lớp về những người lính – những anh hùng “ sẻ dọc trường sơn đi cứu nước “ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên ngày trước … giá như, chỉ giá như thôi, tôi có dịp gặp người lính Trường Sơn, có dịp thấy một chiếc xe không kính …
· Này cháu bé, cháu là ai, sao lại lạc đến con đường trường sơn đầy lửa đạn thế này, nơi chỉ dành cho chiến tranh và những cuộc hành quân thần tốc.
Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Một chú bộ đội với bộ quần áo màu xanh đậm đeo quân hàm. Khung cảnh lạ lẫm. Tôi bật khóc. Ở đây thật sự quá vắng vẻ, không gian bị bủa vây bởi khói đen mịt mù và những ngọn lửa bập bùng nơi xa tít. Tôi hoang mang :
· Cháu không biết tại sao cháu lại ở đây, chú cho cháu về nhà với.
· Ở đây nguy hiểm lắm, cứ lên xe của tiểu đội chú đã.
Tôi leo vội lên xe. Trong quãng đường trở về khu căn cứ, chú tâm sự với tôi :
· Chú là chiến sĩ lái xe chuyên chở vũ khí , lương thực , đạn dược để chi viện cho miền Nam, cháu nhìn quang cảnh nơi đây mà xem, những cánh rừng bạt ngàn màu xanh nay trở thành xơ xác . Những thân cây dưới bom đạn nằm lăn lóc . Những hố bom khổng lồ – vết tích của chiến tranh.
· Cháu thấy các chú vất vả quá . Nãy giờcon ngồi có chút xíu mà đã lấm bụi, gió vào, cay cả mắt. Ơ, mà sao xe chú không có kính thế ?- Tôi ngạc nhiên.
Chú cười lớn :
· Chú vận chuyện đồ đạc vào chiến trường Nam bộ, có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của chú ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.Chứ không phải là nhà sản xuất quên không lắp kính đâu . – Chú lại cười
· Như thế chắc nguy hiểm lắm chú nhỉ ?
· Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như chú không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, …Chú đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!
Chú mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời chú kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của thời tuổi trẻ nơi chiến trường.
· Thật ra , thì thình thoảng vẫn có nhưng chiếc xe còn kính , nhưng hiếm lắm , mà còn thì các chú cũng đập đi , không phải để cho giống nhau đâu mà để các chú có thể nhày ra ngoài những lúc bom Mĩ bất ngờ dội xuống , cốt vẫn phải bảo về lực lượng mà cháu !
Chú lái xe bon bon, chạy dọc suốt con đường , sẻ dọc trường sơn tiến vào Nam với tốc độ lớn, gió cát và bụi đường cứ cuốn mù mịt, hai bên đường, những hàng cây lướt qua vun vút, vài cánh rừng xơ xác vụt qua tầm mắt . Tôi quay sang nhìn chú, chú vẫn ngồi thẳng, nhìn thẳng, tay xoay vô lăng, ảnh mắt cương quyết, chú nói :
· Không hẳn chăm êm nệm ấm mà vui đâu cháu ạ. Người chiến sĩ luôn tìm được niềm vui trong mỗi nhiệm vụ của mình, chú cũng vậy. Cháu có bao giờ ngắm sao chưa
· Dạ rồi, cháu hay ngắm sao qua cửa sổ.
· Vậy có lẽ cháu chưa bao giờ có dịp ngăm sao ở rừng Trường Sơn đâu nhỉ ? Ngắm sao ở đây đẹp lắm.. Bầu trời bao la, sâu thẳm, mình như là chủ tất cả . Vừa chạy xe dưới ánh trăng soi, xung quanh là rừng cây bạt ngàn với những người lính Trường Sơn đã là bạn bè thân thiết lắm rồi. Đôi khi những cái đơn giản ấy lại là niềm vui lớn.
Tôi hình dung ra khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời giữa rừng Trường Sơn qua lời chú kể. Chiếc xe “ mui trần “ , ngẩng mặt lên là trời xanh mỉm cười.
Một chiếc xe không kính khác chạy ngang qua chiếc xe tôi đang ngồi . Chú lái chậm dần ngang với chiếc xe kia . Qua khung kính vỡ, họ bắt tay nhau, nói cười rôm rả, thân mật như anh em trong một gia đình. Một lúc sau, chú chào tam biệt trước khi làm nhiệm vụ . Quay sang tôi chú nói :
· Cháu thấy không, cả tiểu đội xe như một đại gia đình, vui buồn có nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua gian khổ.Từ những con đường mòn men theo dải Trường Sơn hùng vĩ, từ những đội quân “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, trong suốt những năm hoạt động, đường chiến lược Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh – huyết mạch nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam không chỉ là tuyến vận tải quân sự, tuyến hậu cần chiến lược mà còn là một chiến trường tổng hợp, một mặt trận chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch. Tuy khó khăn như vậy nhưng ấm áp tình người lắm.
Chú nói nhẹ nhàng :
· Có chuyện gì muốn hỏi cứ hỏi đi, sắp đến đoạn đường nguy hiểm là chú phải thả cháu xuống nhà dân đấy ! Khi ấy lại tiếc nhé !
· Chú ơi, chú phải chiến đấu xa nhà như vậy thay vì được sống cùng gia đình, được học tập, chú có buồn hay tiếc nuối điều gì không ?
· Buồn thì có buồn cháu à! Ai cũng muốn được ở bên gia đình mà . Có lẽ mẹ chú ở nhà còn buồn, lo lắng nhiều lắm, anh chị chú đi chiến đấu cả , chú còn trẻ không lẽ lại ngồi ở nhà, không được. Nhìn đồng bào đói khổ, đất nước bị bom dội cả ngày, chú quyết định tham gia đánh giặc. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết đành nhờ cánh chim gửi về nơi quê hương yêu dấu. Chú thực sự muốn nhìn thấy hình ảnh đất nước độc lập, cờ đỏ sao vàng bay khắp mọi nẻo đường, chú tiếp tục cố gắng, cố gắng hết sức để giải phóng miền Nam, thống nhất nhất đất nước .
Nghe những lời chú nói, tôi cảm thấy khâm phục sâu sắc những người lính đã anh dũng hi sinh hạnh phúc cá nhân cho nền độc lập dân tộc. Đó là một sự hi sinh cao cả vì đất nước, vì nhân dân.
· Thôi, chú để cháu ở một nhà dân nhé, tới chỗ nguy hiểm rồi. Chú phải đi một mình thôi. Tạm biệt cháu nhé !
Nói rồi chú giơ tay chào và lái xe đi. Xe chạy kéo theo làn bụi đường mù mịt làm mắt tôi cay xè, tôi dụi mắt .. bụi tan và tôi nhận ra ô cửa sổ phòng quen thuộc đang tràn ngập nắng sớm. Bà đã dậy từ lúc nào. Chú lái xe, những chiếc xe không kính, cảnh rừng Trường Sơn là một giấc mơ nhưng những lời chú nói, những điều mà tôi cảm nhận được dường như vẫn còn vấn vương đâu đây, chú đã cho tôi hiểu rằng: Cuộc sống là phải biết cho đi, biết yêu thương, chớ thấy khó khăn mà chùn bước.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 27
Nhân ngày 22 tháng 12, trường em đã tổ chức mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân. Nhân ngày lễ lớn này, trường em đã mời đoàn cựu chiến binh đánh Mĩ năm xưa đến thăm trường. Chúng em thật vinh dự khi đã được gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Người chiến sĩ lái xe năm xưa vẫn tươi cười, trên ngực chú đeo rất nhiều huân, huy chương. Giọng nói của chú khoẻ khoắn, âm vang, dõng dạc. Tiếng cười của chú rất sảng khoái khi về thăm trường. Chú đã trải qua rất nhiều năm chống Mĩ ác liệt nên trông chú già dặn, nhưng chú lại có một nét chỉ có người lính mới có, đó là nét vui tươi, yêu đời của người lính. Chú đã diện bộ quân phục mới nhất, trông chú rất nghiêm trang và trang trọng.
Em đến gần chú và chào to:
- Cháu chào chú!
Chú quay lại và cười với em, sau đó em và chú đã ngồi nói chuyện rất vui vẻ. Chú kể lại về người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ rất gian khổ và khốc liệt. Vào năm 1969, máy bay Mĩ ném bom rất nhiều vào nước ta, chúng rải bom khắp nơi nên các chú khó mà vận chuyển được lương thực, thực phẩm, khí giới vào miền trong được. Chúng đã chặn đường tiếp tế của quân và dân ta. Nhưng chúng ta vẫn kiên cường để chống lại bọn chúng. Đó là thời kì lịch sử đối với chú.
Vì trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa giặc Mĩ đã đánh phá vô cùng khốc liệt, đã cày xới hàng loạt con đường, đốt cháy hàng loạt những cánh rừng và làng mạc. Trong số đó có làng của chú. Nên chú đã quyết tâm ra đi lòng vì đất nước, vì Tổ quốc của chúng ta. Chú vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Trên chặng đường ấy chú và nhiều chú bộ đội khác đã nối đuôi nhau trên những chiếc xe vận tải đi ra tiền tuyến. Góp sức một lòng bảo vệ Tổ quốc. Chú nhớ nhất là chiếc xe mà chú lái ở Trường Sơn năm xưa, nó rất đặc biệt.
Chú kể bom đạn của Mĩ đã dội xuống như mưa, bom giật bom rung đã làm những chiếc kính của xe vỡ tan. Ngoài ra xe còn bị vỡ đèn, mui của xe thì bẹp, méo. Có những chiếc xe thì không có cả mui, thùng xe thì bị bẹp và xước trông rất kinh khủng, không có một chiếc xe nào mà thùng xe lại không có vết xước cả. Thời kì đó, nước ta rất thiếu thốn về mặt giao thông vận tải, nhất là phương tiện giao thông. Phương tiện đi lại rất khó khăn, đơn sơ, nghèo nàn. Nhưng chúng ta vẫn đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng, đánh cho Mĩ phải lui, không khác nào châu chấu đá xe.
Chú còn nhớ rất nhiều kỉ niệm về thời kháng chiến chống Mĩ. Trên các ca-bin của các chú tưởng chừng ngồi trên đó rất sợ vì các chú thì cứ lái cho xe chạy tưởng như không thể nào ngồi vững được. Lâu rồi cũng thành quen, vì trên ca-bin những chiếc xe do các chú điều khiển không có vật nào che chắn trước mặt nên luôn phải đối mặt với nào gió, nào bụi, nào mưa. Gió Trường Sơn thổi vào mặt ù ù, tưởng chừng như ai tát mà đau, nó mang theo rất nhiều bụi của con đường Trường Sơn. Gió lùa vào cay mắt như thấy con đường chạy thẳng vào tim mình vậy. Thấy sao trời đẹp lung linh, cánh chim bay đột ngột nó như ùa thẳng vào buồng lái các chú ngồi. Ấy thế mà nó cũng chẳng làm gì được các chú đâu. Các chú vẫn đi, mọi người thì bảo Trường Sơn bụi lắm, con đường bị bom Mĩ cày xới ngày và đêm nên rất bụi. Xe của các chú đều không có kính nên bụi vào mắt bị cay xè. Tóc thì bạc trắng, bạc như người già, mặt thì lấm lem. Thế mà đến khi ngủ chẳng ai cần rửa mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút. Ai nấy cũng nhìn nhau, ngộ thật và các chú cười rất vui. Những lúc đó những lúc vui nhất trên chặng đường đi đánh Mĩ. Người ta bảo quá đúng Trường Sơn đông nắng, tây mưa. Ai chưa đến đó như chưa biết mình. Nó đúng lắm vì những ngày mưa ở đông Trường Sơn là những ngày mưa rất ác liệt. Những ngày mưa thì rất khổ, ngồi ở trong xe mà mưa tuôn, mưa xối như khi ta ở ngoài trời. Mưa rất lớn làm xây xát cả da, thịt có trải qua chúng cháu mới biết được sự vất vả như thế nào. Nhưng sự sôi nổi, trẻ trung của người lính như các chú thì cũng dần quen thôi. Những lúc mưa ngừng các chú vẫn chưa cần thay áo mà vẫn tiếp tục đi. Vẫn cầm vô-lăng lái hàng trăm cây số nữa cũng đâu có gì. Vì gió lùa vào quần áo lại khô nhanh thôi. Cứ như vậy các chú đi suốt ngày, suốt tháng. Những ngày tháng khó khăn, gian khổ như thế mới thực sự hiểu được sức chịu đựng của chúng ta là vô cùng kì diệu.
Những chiếc xe không có kính cũng thật là thú vị với cả không gian rất rộng lớn được các chú thu hết ở trong buồng lái mà.
Tâm hồn của người lính, người chiến sĩ rất vui vẻ, vui tươi phơi phới thật đúng là "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Các chú gặp nhau rất vui vẻ, gặp nhau trên đường đi, cười với nhau, và một cái bắt tay thật ý nghĩa. Bắt tay qua cửa kính có sự hội tụ to lớn; hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội, quây quần ấm cúng, bữa cơm đạm bạc quanh nhau giữa rừng. Hình ảnh bếp lửa Hoàng cầm mà các chú quây quần bên nhau mỗi ngày rất vui. Tình cảm của các chú lại ngày càng sâu sắc với những kỉ niệm vui tươi. Tuy xe không có kính nhưng ở trong xe có một trái tim, trái tim của người chiến sĩ rất sôi nổi trẻ trung và đầy sức sống, lạc quan, yêu đời. Các chú một lòng vì đất nước, một lòng vì miền Nam ruột thịt. Cùng với những cô gái thanh niên xung phong họ đã làm nên lịch sử. Họ một lòng yêu nước, họ đã mặc những bộ quân trang màu trắng để làm mục tiêu cho xe chạy, họ đã làm nên kì tích. Họ đã hiến dân thân thể mình để hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng vô tội, họ đã hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn nền hoà bình, độc lập thật bền lâu.
Sau cuộc mít tinh, em và chú bộ đội đã chia tay nhau và hẹn một ngày nào đó em và chú sẽ được gặp lại nhau. Nhìn chú vẫn sáng ngời, em ước mong sao đất nước ta sẽ phát triển không ngừng để không phụ lòng các chiến sĩ lái xe, các chiến sĩ vì đất nước mà không chịu lùi bước. Và lúc đó em cũng tự nhỉ, mình phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với công ơn của các chú, công ơn của đất nước đã làm cho chúng em.
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 28
Trong cái tiết trời se lạnh của lúc mới vào Đông , điều lí tưởng nhất cho lúc này là
được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm mà ngủ một giấc , vậy là tôi đã giành một buổi
trưa để làm điều ấy . Trong lúc thiếp đi , tôi thấy mình lạc vào một chốn xa lạ với
rừng cây bao quanh.
Lúc ấy , ánh nắng chan hòa khắp nơi, trên những vòm cây cao , chiếu xuyên qua
chùm lá , rọi vào người tôi , khung cảnh ở đấy thật vắng vẻ , hoang sơ , nhưng cũng
thật hoảng sợ . Trong lúc hoản loạn , tôi chợt nghe tiếng xe ở đâu đó không xa lắm ,
tôi vội chạy theo âm thanh ấy . Nó dẫn tôi đến một con đường nòn , tại nơi ấy , một
chiếc xe không kính đang chạy đến . Chiếc xe chạy chậm lại , tiến đến chỗ tôi , bên
trong , một chú bộ đội đang lái xe , nhìn tôi , với một vẻ mặt ngạc nhiên , chú hỏi :
- Tại sao cháu lại ở đây ?
Tôi chỉ có thể đáp lại chú bằng những cái gãi đầu bối rối :
- Cháu không biết …
- Vậy cháu có muốn đi cùng chú một đoạn không ?
- Lên xe của một người lính dễ vậy hả chú ? – Tôi hỏi lại với đôi mắt to sáng
ngời
- Ở đây rất xa chiến trường , chú cũng không vận chuyển gì đâu . Ai lại để một
cô bé thế kia ở trong rừng một mình ?
Chỉ chờ có vậy , tôi leo lên xe chú . Suýt nữa thì tay đã bị những mảnh kính vỡ đâm
phải , chiếc xe ấy , không hề có cửa kính . Chiếc xe có vẻ cộc cạch dưới con đường
mòn nhỏ lốm đốm những tia nắng chiếu xuyên xuống.
- A, chiếc xe này không có mui – Tôi chợt reo lên khi thấy những tia nắng
chiếu vào người .
Chú bộ đội mỉn cười nhìn tôi :
- Cháu có thấy chiếc xe này tàn tạ quá không ? Thế nhưng nó lại chất chứa
biết bao kỷ niệm đấy cháu à . Bên phải cửa ksinh cháu ngồi , cháu có nhìn
thấy những cái tên và con số bên cạnh không ? Đó chính là tên và ngày tháng
mà người lính ấy đã lái chiếc xe này đấy , tuy đã bạc màu , khó thấy nhung
các chú vẫn nhận ra , một trong số học đã khuất rồi, chiếc xe này cũng là
thành quả của nhiều chuyến vận chuyển lương thực cho các chú bộ đội mà
nó ra thế này , bom mà giật thì ở xa cũng ít nhiều bị ảnh hưởng cháu ạ . Thế
mà lại hay , ta ở trong xe mà như ở ngoài trời , ngắm những vòm lá xanh
mướt kia hay cả vào ban đêm , những vì sao trên trời mới đẹp làm sao …
- Vậy hả chú ! – Tôi vừa nói vừa nghĩ đến cuộc đời của một người lính trẻ , vì
sự độc lập của nước nhà , tình yêu tổ quốc bao la mà đã hy sinh hạnh phúc
riêng tư của mình để cống hiến cho đất nước , điều đó mới thật đẹp biết
bao . Một người lính trẻ , yêu đời và lạc quan trong cách nói năng ấy hẳn sẽ
rất hạnh phúc vì khi đất nước được độc lâp , man bắc sum vầy , chú cũng là
một người góp một phần lớn vào việc thống nhất đất nước . Chú mới làm tôi
thật cảm phục biết mấy, trước sự đe dọa của tử thần, có thể cướp đi mạng
sống của chú bất cứ lúc nào thì chú vẫn lạc quan, vẫn không nao núng, lo sợ
gì cả.
- Xe không có kính , đôi khi cũng bất tiện chú ha ! – Tôi vui vẻ nói
- Cũng bất tiện chứ , gió lùa vào đôi lúc đắng cả mắt , thậm chí bụi tung , bụi
phủ mà tóc chú hóa muối tiêu , làm chú già trước tuổi tạm thời , chu làm
công tác này đôi khi cũng có người đi cùng , bọn chú , ai cũng mặt mặt lấm
lem đến buồn cười cháu ạ .
- Vậy mưa sẽ ướt hết chú nhỉ ?
- Ừ , ướt hết , mưa như ngoài trời vậy , chú có khi ướt như con chuột , chỗ
ngồi cũng ướt hết . Nhưng chú chẳng thay quần áo , chẳng lau chỗ ngồi làm
gì , đi một lát , mưa ngừng , nắng lên , lại có thêm gió lùa thì khô tất . Cháu
biết không , chú tâm đắc nhất là việc anh nuôi Hoàng Cầm đã sáng tạo được
một kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới mặt đất , khi đun khói tản ra để
địch không phát hiện được . Bọn chú tụ tập lại một nơi , dựng nhà sãn , khi
chiến đấu xong thì quay về , anh em sum họp lại , sau khi đưa những người
bị thương vào cho bác sĩ chữa trị , các chú ở ngoài này ăn uống , vui vẻ như
một gia đình vậy. Khó mấy daan ta vẫn chịu được , vẫn nghĩ ra , chúng ta là
một dân tộc kiêng cường , bất khuất , đoàn kết , sớm muộn gì thằng Mĩ cũng
phải lui quân thôi .
- Đúng vậy chú nhỉ . – Tôi đáp lại chú với một cái gì đó rất nặng trĩu trong
lòng , tôi thấy thương cho một người lính , cuộc đời của họ gắn liền với cách
mạng , với những đau thương , mất mát , nơi đâu đó trên đất nước , những bà
mẹ đang mong ngóng tin con , những người vợ trẻ đang chờ đọi tin chồng ,
họ thật dũng cảm biết bao…
Chợt một tiếng chuông đồng hồ vang lên , tôi choàng tỉnh , hóa ra , tất cả chỉ là một
giấc mơ , tôi còn chưa kịp hỏi về gia cảnh của chú , chưa kịp an ủi , động viên chú
được điều gì . Dù chỉ là một giấc mơ , tôi vẫn cảm thấy nuối tiếc . Xung quanh ta
luôn có những con người giàu nghị lực đến thế , vậy sao tôi chỉ mới gặp một chút
khó khăn đã chùn bước ? Thạt không hay chút nào , tôi sẽ cố gắng để tốt hơn !
Cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính 29
Để kỉ niệm ngày sinh của nhà thơ Phạm Tiến Duật, thư viện tỉnh Hà Tây có tổ chức đêm thơ Phạm Tiến Duật. Tôi là một trong những học sinh giỏi văn của lớp nên được mời đến dự. Thật tình cờ, tôi có gặp một vị khách mời. Chú ta có đeo rất nhiều huân huy chương. Hỏi ra mới biết chú là một trong những cựu chiến binh lái xe Trường Sơn năm xưa trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật.
Trông chú chừng hơn năm mươi tuổi nhưng khi nghe giọng nói thì không ai không ngờ rằng chú chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Chú có giọng nói khoẻ khoắn, âm vang, tiếng cười thì sảng khoái. Khuôn mặt đầy vẻ già dặn từng trải. Tôi thấy vui khi nói chuyện với chú. Ở chú tôi thấy có nét hóm hỉnh yêu đời của người lính năm xưa. Với bộ quân phục mới trông chú thật đĩnh đạc, oai nghiêm. Tôi và chú cùng đi ra một góc. Nơi đây có ít người để tôi có thể nghe rõ câu chuyện chú kể hơn. Chú có nói: "Cuộc sống chiến đấu thật gian khổ ác liệt. Năm đó, chú cùng các bạn lái xe trên những tuyến đường Trường Sơn bị giặc Mĩ tàn phá nặng nề nhưng các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Những chuyến xe chở lương thực, đạn dược đó có thể quyết định đến trận đánh của chúng ta. Nếu không có những chuyến xe đó thì rất nhiều người lính sẽ phải bỏ mạng nơi chiến trường Trường Sơn này vì căn bệnh sốt rét quái ác. Rồi chú có nói rằng hình ảnh gây ấn tượng nhất cho chú thời đó là hình ảnh những chiếc xe không kính. Ngay cả xe chú ấy cũng vậy, vì bom đạn của Mĩ rơi xuống như mưa nên đã khiến nhiều chiếc xe bị vỡ kính, vỡ đèn, qua lời kể của chú tôi có thể hình dung ra được những chiếc xe đó. Chẳng có chiếc xe nào là không bị trầy xước bởi bom đạn. Khi nghe xong, tôi có nói: "Chú ơi! Phương tiện thời đó thật thiếu thốn, chắc mấy chú phải vất vả lắm mới đánh thắng được bọn giặc. Chú nhỉ!" Nghe xong tôi nói, chú hãnh diện nói với tôi rằng "Tuy phương tiện có vất vả, thiếu thốn nhưng nhờ có sự đồng lòng chung sức mà mấy chú đã đánh thắng được giặc. Cháu có thấy giống châu chấu đá xe không?". Tôi có hỏi: "Thế chú lái những chiếc xe vỡ kính, chú có thấy khổ, khó khăn không ạ!". Chú vui vẻ trả lời với tôi rằng các chú lái xe chạy không có vật gì che chắn, gió táp vào mặt, bụi bay vào mắt. Lúc đó khiến mắt chú cay xè, tóc thì bụi phủ trắng. Khi dừng chân nghỉ ngơi, thì mọi người có nói trông các chú như người già vậy. Các chú lúc đó đều nhìn nhau, phì phèo châm điếu thuốc và cười một cách sảng khoái. "Ôi chú nhớ cái giây phút ấy quá!". Chú bộ đội thốt lên. Rồi chú kể tiếp, những ngày mưa thì còn gian khổ hơn nhiều. Mưa như trút nước, những giọt mưa lớn khiến da thịt chú tê rát. "Cháu có hiểu được không?". Phải nói đúng thật là:
Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.
Như vậy mà các chú vẫn tiếp tục cầm vô-lăng với tinh thần hăng hái. Lúc đó dù có lái trăm cây số nữa bọn chú cũng không cần thay. Cũng chính vì vậy mà bọn chú cũng chẳng cần thay quần áo làm gì. "Các chú thật là phi thường. Nếu là cháu, lúc đó cháu đã bỏ cuộc rồi. Mấy chú có sức chịu đựng giỏi thật. Thanh niên chúng cháu chắc chẳng ai sánh bằng" - Tôi có nói. Chú bộ đội lại tiếp tục kể chuyện với nụ cười nở trên môi. Chú có nói xe không có kính cũng là một điều thú vị. Chính nhờ xe không có kính mà các chú có thể nhìn thấy những cánh chim hiếm hoi ở nơi đây. Thỉnh thoảng có những cơn gió ùa vào buồng lái. Đôi lúc vào buổi đêm, bọn chú ngồi nghỉ trong xe, mắt hướng vào buổi đêm, bọn chú ngồi nghỉ trong xe, mắt hướng lên bầu trời kia nhìn thấy những ngôi sao kia. Bọn chú như được tiếp thêm sức mạnh. Bọn chú không cô đơn như những ngôi sao kia. Nhưng những ngôi sao kia không bao giờ tắt. Bọn chú luôn tự nhắn nhủ với chính mình như vậy. Cũng nhờ xe không có kính mà cả một không gian rộng rãi, khoáng đạt đang ở ngay trước mắt bọn chú. Bọn chú còn nhìn thấy và cảm nhận được con đường xa dài tít tắp như chạy thẳng vào trái tim của bọn chú. Tâm hồn các chú thật vui phơi phới như câu "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Lúc đó chắc các chú vui lắm nhỉ? Tôi có hỏi chú bộ đội. Chú chỉ cười và nói tiếp khi gặp những chiếc xe đi ngược chiều thì các chú thường bắt tay qua chính chiếc cửa kính đó. Cũng chính nhờ cái bắt tay đó mà họ có niềm tin, cũng chính nhờ vậy mà các chú được tiếp thêm sức mạnh. Bọn chú như có sự hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội quây quần bên bếp lửa Hoàng Cầm, cùng ăn bữa cơm ấm cúng biết bao. Qua những tình cảnh gian khổ đó các chú đã trở thành tri kỉ, là bạn thân, tâm giao của nhau. Giữa bọn chú có tình gắn bó keo sơn thật thân thiết. Trong những chiếc xe vỡ kính đó có một trái tim sôi nổi, lạc quan yêu đời, đầy sức trẻ của người chiến sĩ. Tất cả tình yêu của bọn chú đều dành tất cả cho miền Nam ruột thịt. Kỳ tích đánh thắng giặc Mỹ không phải chỉ do các chú dựng nên mà một phần lớn là nhờ công sức của các cô gái thanh niên. Chính các cô đã đương đầu với khó khăn hơn cả. Trong đêm tối mà các cô mặc bộ quần áo trắng để làm mục tiêu cho các chú lái xe. Cũng chính các cô là mục tiêu để Mỹ ném bom. Sau khi nghe chú kể chuyện tôi cảm thấy chiến tranh là một điều phi nghĩa, nó tàn phá sự sống còn của nhân dân. Mỗi công dân chúng ta đều có trách nhiệm to lớn là gìn giữ hoà bình.
Hai chúng tôi chia tay trong sự tiếc nuối. Tôi còn muốn nghe thêm về những câu chuyện ở Trường Sơn của chú bộ đội. Cuộc gặp gỡ này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Qua cuộc trò chuyện này tôi càng hy vọng về một thế giới không có chiến tranh, không có những trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Một phần tôi hy vọng nước Việt Nam sớm trở thành nước phát triển để trên nước Việt Nam này không còn những đứa trẻ phải lang thang và không có cha mẹ, nhà cửa. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho đất nước.