Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hay nhất (6 mẫu)

Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người nử tù của Nguyễn Tuân 1 

I. Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn được in trong đó, đã sớm được người đọc nâng niu, đã giành được vị trí khá trang trọng trên văn đàn trước 1945, và lúc mà văn học Quốc ngữ đang trong thời kì phát triển mạnh. Nếu Trần Tế Xương bất hoà sâu sắc với xã hội phong kiến buổi giao thời của lối sông Đông - Tây qua thơ phú thì Nguyễn Tuân cũng biểu hiện mối bất hoà ấy qua những trang truyện ngắn của ông. Nếu Trần Tế Xương phơi bày lối sống chịu đấm ăn xôi, giả dối... của những tên xu thời, xiểm nịnh thì Nguyễn Tuân lại ca ngợi những nhà Nho cuối thời rất tài hoa, đầy bản lĩnh, sống với truyền thống cao đẹp, sống đúng với lương tri dù gặp lúc sa cơ lỡ vận. Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời.

II. Chữ người tử tù là một truyện có bối cảnh lạ, những tình huống lạ. Và hai nhân vật chính có tính đối lập là Huấn Cao và viên quản ngục lại gặp nhau ở nếp sống trong thiên lương.

Viên coi ngục nhận sáu tên tù chém do Huấn Cao cầm đầu. Huấn Cao là người khí khái và có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng. Dù làm quan coi ngục nhưng viên quan này lại rất trọng những người có tài, tính khí khái, và hẳn là anh ta rất thích chữ đẹp. Sau khi dò xét được thầy thơ lại giúp việc, quan coi ngục tiếp đãi nồng hậu những tử tù, nhất là Huấn Cao để chỉ mong người tử tù này viết cho mấy chữ. Khi được lệnh triệu sáu tử tù này về kinh để chịu án chém, qua sự liên lạc của viên thơ lại, Huấn Cao đồng ý viết. Tối hôm đó, dưới "ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu". Huấn Cao viết chữ trên lụa cho quan ngục. Viết song, đĩnh đạc nói:

- ... Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc nát cả đời lương thiện đi.

- ... Ngục quan cảm động, vái người tù một vái...: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Kết cấu của truyện rất giản dị nhưng không loãng, ngược lại chặt chẽ trong từng chi tiết, từng tình huống mà những tình huống này gắn bó với nhau trong quan hệ nhân quả. Truyện có ba tình huống chính xoay quanh việc viên quan ngục và tử tù Huấn Cao.

Nhận được trát báo là nhà lao sẽ nhận sáu tên tù án chém nguy hiểm. Nghi ngờ trong đó có người viết chữ đẹp nổi tiếng, nên quan ngục chuẩn bị đón tù.

Tù đến, và đón tù. Quan coi ngục biệt đãi Huấn Cao, đích thân vào thăm và khi được tin giải sáu tử tù về kinh, viên quan coi ngục nhờ viên thơ lại, được Huấn Cao tặng cho chữ viết và những lời khuyên.

Những chi tiết ấy gắn liền với nhau thành mạch văn trôi chảy nhờ cách diễn đạt từng câu, từng đoạn văn, nhất là nghệ thuật dùng từ gọn gàng, chuẩn xác, liền ý một cách tự nhiên.

Những từ thuộc về chức danh được sử dụng trong truyện chứng tỏ nhà văn đã nghiên cứu khá kĩ về đề tài này trước khi đặt bút viết. Hầu hết, những chức danh ấy được dùng dưới thời phong kiến nhà Nguyễn. "Phiến trát" là công văn, "đốc bộ đường" chỉ quan tổng đốc cửu (chín) phẩm, và người cao nhất là nhất phầm: "Thẳng, thập" là người đứng đầu một đội quân gồm 10 lính, "ti Nết" là ti Pháp luật..

Đúng như quan niệm của nhà văn, tả người hay tả cảnh đều có những đoạn văn hay, đẹp, phù hợp với hoàn cảnh tâm lí nhân văn:

"... Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương..." - Người ngồi đây, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đây, giờ chi còn là mặt nước cao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ: quan coi ngục hiền lành, trọng nghĩa, trọng tài. Đấy là hình ảnh của người đang gặp trường hợp khó xử.

- ".." Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh lâm tâm những điểm nâu đen..." : Cảnh tù đày, khổ cực nhục hình, mà người tù phải chịu trước khi chết vì tội phản nghịch.

Ngoài những nhân vật phụ là bọn lính canh tù và viên thơ lại, truyện có hai nhân vật chính mà ban đầu họ đều là những người có cùng chiến tuyến. Viên quan coi ngục biết Huấn Cao là quan trông coi việc học hành ở phủ, huyện. Có lẽ vì chống lại triều đình nên bị ghép vào tội phản nghịch chăng?

Bây giờ, dù đả trở thành hai nhân vật khác tuyến, đối nghịch nhau nhưng những nhân vật thuộc hai tuyến ấy đều có bản chất nhân ái. Họ nể trọng nhau, nếu có xung đột trong truyện thì đó chi là sự hiểu lầm, và sau khi biết rõ thì họ lại cảm thông nhau, sẵn sàng đáp ứng ước muốn của nhau, nhất là Huấn Cao. Bởi vậy, chi tiết tâm lí của người này gắn bó với suy nghĩ hay hành động của người kia khiến truyện càng chặt chẽ hơn trong nghệ thuật diễn đạt.

Qua lời giới thiệu của viên coi ngục thì Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn cỏ tài bẻ khoá và vượt ngục nữa? Văn võ toàn tài. Và cũng đã ở tù hơn một lần...

Khi đến nhà lao "Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái." Con người ấy có sức mạnh, thông minh, quyết đoán hơn người. Đấy là chỉ về vóc dáng.

Về mặt tâm lí, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, nhân vật này cũng có nhiều điểm đặc biệt. Trước hết là cái tội được ghi trong "phiến trát" : phản nghịch, bị án chém. Là người chống lại chế độ phong kiến. Một người "phản nghịch" nhưng lại nổi danh và được mọi người nể trọng thì chắc là phải có những điểm đặc biệt. Cái khéo của nhà văn là ở việc khơi gợi trí tò mò, tìm hiểu nhân vật ở người đọc.

Vậy Huấn Cao có những đặc điểm nào?

Trước hết., Huấn Cao không khỏi thắc mắc tại sao lại được: "một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù". Thế nhưng ông ta "vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm". Đấy là thái độ của con người bình tĩnh, của người biết trước hậu quả của công việc mình làm. Là người trông coi việc giáo dục cấp huyện, phủ chắc chắn Huấn Cao hiểu đức tính "uy vũ bất năng khuất" của người quân tử. Mới bước vào cửa tù, Huấn Cao đã chứng tò đức tính ấy khi tự ý ra lệnh cho đồng tội với mình "dỗ gông" trừ rệp! An nhiên, tự tại không mảy may biểu hiện sự mất bình tĩnh ngay cả khi được nghe thầy thơ lại báo cho biết là phải về kinh chịu án tử hình. Gã tù rất khôn và tỏ ra khinh bạc. Gặp quản ngục vào thăm, Huấn Cao vẫn lạnh lùng. Khi biết ý định của viên quan coi ngục, ông lại trả lời một câu mang ý khinh bạc:

"Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây".

Qua sự miêu tả của nhà văn "Huấn Cao đã đợi một trận lôi đình báo thù và nhưng thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục" Biết nhưng vẫn nói. Nói để làm gì? Để thử lòng tốt của viên quan kia, để nếu thực kính trọng ông ta thật thì cũng không bị liên lụy. Tội ai làm người ấy chịu cũng là đức tính của kẻ đạt nhân.

Và cuối cùng, Huấn Cao biết quý trọng người hiền, biết trọng người say mê cái đẹp nghệ thuật. Dù Nguyễn Tuân không cho nhân vật lộ ra nhưng có lẽ Huấn Cao cũng tự đặt câu hỏi trong đầu khi được viên quan coi tù đối xử tử tế.

Và khi đã gặp tên cai tù, dùng những lời lẽ khinh bạc, đầy khí khái đáp lại yêu cầu của hắn, Huấn Cao vẫn không hề bị những trận đòn thù. Huấn Cao lại được biệt đãi hậu hơn. Và "Ông Huấn lại càng ngạc nhiên nữa: năm đồng chí của ông đều được biệt đãi như thế cả" chắc chắn Huấn Cao không khỏi thắc mắc. Cho đến khi ông Huấn nghe "đấm cửa buồng giam và hớt hơ hớt hải kể cho tử tù" nghe nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình" thì Huấn Cao mới nhận ra nguyên nhân của sự việc mình và các bạn đồng chí được biệt đãi trong tù. Nguyễn Tuân đã cho Huấn Cao "lặng nghĩ một lát". Ông nghĩ về tay quan tù để rồi đáp lại tấm lòng của viên quan. Giọng điệu của câu nói cũng đầy khí khái nhưng lại chứa đựng nhiều thân thiện: "... Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ... Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy...".

Nhưng trọng người hiền không chỉ đáp ứng một ước muốn dù đối với viên quan coi ngục là lớn nhưng đối với Huấn Cao thì chỉ là một phần giá trị của cuộc sống. Huấn Cao muốn con người biết giá trị cái đẹp ấy sống tốt hơn, thanh cao hơn. Chính bởi vậy mà Nguyễn Tuân cho những nhân vật ấy gặp gỡ nhau trong khung cảnh "xưa nay chưa từng có" trong những sắc màu chập chờn, lóng lánh nửa thiêng liêng nửa ma quái. Và sau khi "Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván" xong. Nguyễn Tuân cho nhân vật đóng vai người tù "đỡ viên quản ngục đứng thẳng người". Hình ảnh đó thật có giá trị. Trong hoàn cảnh ấy, quan ngục đỡ Huấn Cao mới phải, nhưng tại sao lại có cử chỉ ngược lại? Sự thay đổi cử chỉ đầy ý nghĩa ấy làm nổi bật lí tưởng mà con người đang sống. Lí tưởng đúng tạo nên thế mạnh của con người. Trong viên quan coi ngục, Huấn Cao đã khuyên:

"Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Nhân vật Huấn Cao qua ngòi bút Nguyễn Tuân là người vừa có tài vừa có đức, sống không gặp thời. Còn viên quan coi ngục thì sao?

Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự.." : tuổi đã chớm già. Vài chi tiết về tóc, râu và đường nhăn trên nét mặt thôi Nguyễn Tuân cũng đã vẽ ra được phần quan trọng trong vóc dáng của con người. Từ những đường nét đặc biệt ấy, Nguyễn Tuân đã đưa thẳng nhận xét của mình về con người ấy: "Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lộn xô bồ" : so sánh làm tăng nét đẹp tâm hồn của viên quản ngục. Nguyễn Tuân lại nhận xét một cách rõ ràng hơn về sự trái ngược của tâm hồn và hoàn cảnh sống của viên quan: "Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thán, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt". Câu văn có hai tác dụng: ca ngợi viên quan coi ngục và tố cáo xã hội đương thời. Vậy cái thuần khiết của viên quan coi ngục là những gì? Đấy là:

Say mê nét đẹp: "...Từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một cảu đôi do tay ông Huấn Cao viết "... Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ..." cử chỉ của một người quý trọng chữ thánh hiền, quý trọng tinh hoa trong con người dù đó là kẻ tử tù như Huấn Cao. Nhưng tại sao ông ta lại vào đây? Do "chọn nhầm nghề mất rồi...".

Dè dặt, ý tứ ngay từ đầu, khi biết có Huấn Cao đến, viên quản tù khéo léo trong câu chuyện để dò xem thầy thơ lại giúp việc có thái độ như thế nào. Ngay đêm hôm đó, "Ngục quản băn khoăn ngồi bóp thái dương", ông ta đã phải suy nghĩ nhiều, tìm hết lẽ thiệt hơn về câu nói của thầy thơ lại để rồi dự đoán: "có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây... Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hắn không phải là kẻ xấu hay vô tình". Biết vậy nhưng cũng cố dò xét thâm chắc chứ không nôn nóng. Là người biết chữ như ông ta tất ông biết rõ lời khuyên của cố nhân: "Dục tốc bất đạt".

Khi biết thầy thơ lại đồng tâm ý với mình, viên quản tù mới dám nhờ mang rượu thịt biệt đãi Huấn Cao.

Thân chinh đến gặp Huấn Cao với thái độ "khép nép". Bị Huấn Cao đuổi khéo ra ngoài thì lại lễ phép: "Xin lĩnh ý" như một thủ hạ đối với soái chủ, một quan nhỏ đối với quan lớn chứ chẳng sử dụng uy quyền của một ông quan coi ngục với một tử tù. Huấn Cao đã chờ đợi sự trả thù thường tình ấy. Nhưng viên quan đã không hành động "Y cũng thừa hiểu, những người chọc trời khuấy nước, đếm trên đầu người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù".

Có thể là một người biết thức tỉnh. Được Huấn Cao viết chữ tặng và được người tử tù khuyên bảo, viên quan coi ngục có lẽ đã thấy rõ được thân phận của mình nên "... cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh thực sự thì đây chỉ mới là lời nói, nhưng có phải văn có ý mở chứ không đóng chặt cánh cửa ở kết luận của truyện ngắn này? Chuyện gì sẽ xảy ra đối với người tử tù, đối với viên quan coi ngục? Có ba trường hợp sẽ xảy ra:

- Người tử tù bị triệu về kinh và chịu án ở đó. Viên quan coi ngục vẫn làm công việc cũ thì hắn ta là người dối trá...

- Người tử tù bị triệu về kinh và chịu án ở đó. Viên quan coi ngục xin từ quan...

- Viên quan coi ngục cùng với nhóm tử tù bỏ trốn...

Trong ba khả năng trên, khả năng thứ hai có thế xảy ra bởi viên quan coi ngục đã từng suy nghĩ là ông ta chọn nhầm đường. Xin từ quan về vui thú điền viên có thể cũng là một thái độ chờ thời cơ thuận lợi. Và dòng sông chống lại lộc tài bất công... vẫn hiện hữu ở trên đời.

III. Chữ người tử tù là một truyện ngắn hay, phản ánh tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghề văn trước Cách mạng tháng Tám. Tài hoa ấy được biểu hiện qua lối hành văn khúc chiết, mạch lạc, qua kết cấu truyện chặt chẽ, qua những tình huống truyện độc đáo, gân guốc và lạ lùng nhưng vẫn không vượt ngoài khung tạo nên giá trị của nhân vật. Hình tượng Huấn Cao trong truyện có những tính cách độc đáo của một nhà nho luôn sống trung thành với thiên lương, kể cả viên cai ngục. Truyền thống trọng nghĩa khinh tiền tài của cha ông ở hai nhân vật đối lập trong hoàn cảnh sống đã vượt qua chính họ, vượt qua hoàn cảnh sống u uất của mỗi người để hình thành thái độ xin và cho có một không hai trong lịch sử văn học rất tương xứng với tựa của sách Vang bóng một thời.

Cảm Nhận Về Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân2

Hầu hết các tác giả của nền văn học Việt Nam của chúng ta từ trước đến nay, ai cũng đề nói về cái đẹp cái hoàn mĩ của cuộc sống con người. Tác giả Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ.Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, phẩm cách cứng cỏi, học vấn uyên bác, và đặc biệt rất yêu nghề có cá tính sáng tạo độc đáo. Nên ông đã sử dụng hình tưởng của một nhân vật có thật để xạy dựng nên một hình tượng nhân vật đó là Huấn Cao. Và đó cũng là tác phẩm nỗi tiếng của ông trích trong tập "Vang bóng một thời" nói về những thú vui tao nhã, cũng những con người trong xã hội phong kiến như một sự ngợi ca về cá đẹp của một thời đã qua.

Truyện xoay quanh hai nhân vật đó là người tử tù Huấn Cao là sự hội tụ của nét đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương và Viên quản ngục người đại diện cho xã hội phong kiến cũ.

Huấn Cao là một người nghệ sỉ tài hoa, ông là người viết chữ đẹp nhất trong vùng "những nét chữ vuông tươi tắn......." thể hiện cái tài cái tâm, khí phách của còn người, chữ Huấn Cao chính là nhân cách phi thường của ông và vù thế chữ Huấn Cao chính là niềm mơ ước và ngưỡng mộ của viên quản ngục.

Viên quản ngục rất bất ngờ khi trong những người tử tù do mình cai quản lại có Huấn Cao một người ông đã hâm mộ từ lâu. Và ộng rất biệt đãi với Huấn Cao (đem rượi thịt cho Huấn Cao thái độ tuân phục....) nhưng lần nào cũng bị Huấn Cao từ chối và bị Huấn Cao hiều lầm.

Nhưng rồi Huấn Cao cũng đã hiểu ra, viên quản ngục là một biểu tưởng của cái đẹp, tâm hồn biệt nhỡn liên tài, sở thích cao quý, tâm hồn nghệ sị bị lạc vào chốn bùn nhơ này. Đó là đại diện của xã hội phong kiến thời đó thu nhỏ.

Để rồi đó chính là cảnh chưa từng có xưa nay trong ngục tù hôi hám chật hẹp này. Trật tự đều bị đảo ngược. Người cho chữ chính là một tử tù chuẩn bị hành quyết vào sáng hôm sau lại là đại diện cho sự ban phát cái đẹp. Cái đẹp thống trị nơi ngục tù tăm tối ấy.Từ đó cho ta thấy sự trường tồn bất tử của cái đẹp hiện hữu.. Ngược lại viên quản ngục chính là đại diện của xã hội phong kién thời ấy khúm núm xin chữ, đại diện cho bóng tối bao trùm và vây quanh cái đẹp hiện hữu, một thứ ánh sáng kỳ lạ của cái đẹp.

Một trật tự đã bị đão lộn, nhà tù có quyền quy đã bị sụp đỗ. Cái đẹp đã làm cho hai người họ trở thành tri kỉ, cái đp5 có thề nảy sinh từ vùng đất chết, bùn nhơ. Thể hiện sự cảm hoá con người của Huấn Cao bằng cái tài, cái tâm và khí phách.

Tình huống đặc biệt là tình huống gặp gỡ giữa hai bên đầy oái ăm vả đầy kịch tính một bên là tội phạm còn bên kia lại là giai cấp thống trị. Trên bình diên về xã hội, họ là những kẻ đối nghịch nhau,nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỉ của nhau.

Thủ pháp nghệ thuật đối lập nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm. Và theo Nguyễn Tuân nét đẹp là sự dung hoà giữa 3 yếu tố đó là cái tài cái tấm và cái dũng khí có ở con người.

Và từ đó cho thấy quan niệm cũa Nguyễn Tuân với cái đẹp hiện hữu ấy. Với ông cái đẹp phải đi song song với bản lĩnh khí phách, với ý nghĩ thức giữ gìn bản ngã(cái tâm, cái thiên lương của con người), mà trong đó cái là gốc rễ của nhân cách, là xuất phát điểm là nơi của tài năng và khí phách.

Xây dựng hình tưỡng ấy Nguyễn Tuân đả kín đáo giử gắm niềm ngưỡng mộ của mình đối với nhưng người dám xã thân vì tự do dân tộc trong thời đại của ông.

Truyện ngắn ca ngợi những con người tài năng, dù ở nơi bùn nhơ nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, thiên lương, Cái đẹp cho dù ở bất cứ nơi nào có hoàn cảch khốn cùng nghiệt ngã bấy nhiêu nhưng vẫn toả sáng và hiện hữu như anh sáng luôn luôn cai trị bóng tối.

 Cảm Nhận Về Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân 3

Mỗi tác phẩm đều được nhà văn thai nghén để tạo nên những tác phẩm kiệt tác trong tác phẩm của mình, chính vì thế để thai nghén nên tác phẩm Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã phải miêu tả chi tiết, hấp dẫn những chi tiết đem lại nhiều giá trị và nội dung nghệ thuật đặc sắc xuất hiện trong tác phẩm.

Tác phẩm Chữ Người Tử Tù là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đó là kiệt tác của Nguyễn Tuân trên con đường đi tìm cái đẹp chân chính, ông là văn xuất sắc với những tác phẩm hay để lại cho người đọc rất nhiều suy ngẫm, lo âu, chính tác phẩm của ông đã đem đến cho người đọc nhiều giá trị to lớn cho tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm đều được thai nghén để tạo nên những giá trị riêng cho toàn bộ tác phẩm.

Tác phẩm chữ người tử từ đã để lại cho người đọc thấy được khung cảnh của cuộc cho chữ của Huấn Cao với tên quản ngục, khung cảnh ở nơi cho chữ là ngục từ tối tăm, có nhiều phân chuột, nó hoàn toàn đối lập với cái đẹp trong nhân cách của người nghệ sĩ, trong nhân cách của người nghệ sĩ, và tinh thần yêu cái đẹp trong cuộc sống của hai người.

Mỗi chi tiết đều được tác giả miêu tả chi tiết, sâu sắc nhất, Huấn Cao nổi bật lên là một người nghệ sĩ tài hoa, ông là người nghệ sĩ yêu cái đẹp chân chính, những chi tiết miêu tả sâu sắc, chi tiết trong tác phẩm là hình ảnh người anh hùng luôn cố gắng vì cái đẹp, luôn hết mình, hy sinh vì cái đẹp, ông là người nghệ sĩ tài ba, ung dung đứng vững trước cuộc sống, không bị cái xấu, cái ác chi phối.

Người nghệ sĩ tài hoa, ông có biệt tài viết chữ đẹp, chính vì thế ông được rất nhiều người ngưỡng mộ trong đó có Viên Quản Ngục. Hình ảnh viên quản ngục xuất hiện để nhằm đề cao cái đẹp trong nghệ thuật chân chính, ông yêu cái đẹp, ca ngợi cái đẹp, luôn mong được thể hiện và hết mình vì cái đẹp.

Chính người nghệ sĩ tài ba đó đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc đặc biệt sâu sắc, xuất hiện trong tác phẩm, mỗi một chi tiết lại biểu hiện một hình ảnh đặc biệt, chi tiết, hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao viết chữ như rồng cuốn, phượng bay, biệt tài đó đã đề cao cái đẹp, đề cao người nghệ sĩ chân chính.

Còn viên quản ngục là người tài hoa, ông có tinh thần yêu cái đẹp, đam mê cái đẹp, tuy nhiên ông lại sống trong nơi tối tăm của ngục tù, chính vì điều đó mà Huấn Cao đã khuyên ông nên trốn khỏi nơi ngục tù để giữ cho thiên lương trong sạch. Với tấm lòng cao cả, Huấn Cao nhận thực được kẻ xấu, người ác, ông thể hiện tấm lòng mến mộ của mình với những người yêu cái đẹp, với người đam mê đi tìm cái đẹp chân chính.

TRong tác phẩm, tác giả đã thể hiện chi tiết sâu sắc hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa, hết mình vì cái đẹp, một người có phong thái ung dung, tự tại, kiên cường, không sợ cái xấu, cái ác, ông luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, dù đang đối diện với cái chết cận kề.

Thông qua hai nhân vật, chúng ta có thể thấy hình ảnh của người nghệ sĩ chân chính, tài hoa, hết mình vì cái đẹp, vì nghệ thuật chân chính, luôn theo đuổi niềm đam mê, nghệ thuật tài hoa, tinh thần ham học hỏi, đam mê cái đẹp trong nghệ thuật chân chính đó. Người nghệ sĩ là người yêu cái đẹp, luôn tôn thờ cái đẹp.

Chúng ta có thể thấy, Nguyễn Tuân là nhà văn đi tìm cái đẹp, trong mỗi tác phẩm của ông, cái đẹp luôn hiện hữu, xuất hiện trong từng chi tiết, khoảnh khắc, tác phẩm này đã thể hiện được sâu sắc những điều đó thông qua từng chi tiết, giá trị đặc sắc trong tác phẩm là thể hiện được cái đẹp, qua đó tố cáo xã hội mục ruỗng, thối nát, đang vùi dập những con người tài năng, có nhiều phẩm chất cao quý, tốt đẹp như Huấn Cao. Tuy nhiên nó cũng ca ngợi hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa với phẩm chất kiên cường, hiên ngang vững trãi trong cuộc sống.

Cảm Nhận Về Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân 4

Bước vào văn đàn Việt Nam, ta không khỏi ngỡ ngàng bởi cái đẹp hiện hữu khắp mọi nơi, man mác khắp các trang văn: "man mác khắp vũ trụ" (Thạch Lam). Đến với những trang viết của Nguyễn Tuân- "một người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật", ta bắt gặp một cuộc gặp gỡ, một cuộc hội ngộ của cái đẹp trong hoàn cảnh đề lao tăm tối, tàn nhẫn. Đó là cuộc gặp gỡ của những nhân cách đẹp, những con người biết tạo ra và trân trọng cái đẹp trong cuộc đời.

Ai đó đã cho rằng: "suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân". Thật vậy, cái đẹp như một chất xúc tác kì diệu và đến khi bước vào trang viết của Nguyễn Tuân thì được phát lộ, tỏa sáng lạ thường. "Chữ người tử tù" chính là cuộc gặp gỡ của cái đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục, cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường giữa chốn lao tù. Bởi sự say mê và ngưỡng mộ, ngục quan - kẻ nắm giữ uy quyền trong nhà lao đã âm thầm biệt đã Huấn Cao-người tử tù nổi tiếng bởi tài hoa và khí phách phi thường. Đó cũng là cuộc gặp gỡ đặc biệt, một cuộc gặp gỡ chưa từng có bao giờ của một kẻ tù nhân phạm tội với một người đại diện cho pháp luật và uy quyền. Nhưng ở địa hạt của cái đẹp, họ là những nhân cách đồng dạng là những con người biết sinh thành và nuôi dưỡng cái đẹp trong cuộc đời. Xét đến cùng "Chữ người tử tù" là cuộc hội ngộ của những nhân cách cao đẹp bị cầm tù bởi bạo lực, hoàn cảnh, là hiện thân của cái đẹp trong cuộc sống này!

Người đã thai nghén, sinh thành ra cái đẹp trong "Chữ người tử tù" không ai khác, chính là Huấn Cao -" là người của vùng tỉnh Sơn", "viết chữ rất nhanh, rất đẹp" và "có chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời". Tiếng thơm của người nghệ sĩ ấy đã được ngợi ca qua những khao khát và sự ngưỡng mộ của quản ngục. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, coi những con chữ của Huấn Cao là tác phẩm vô giá, Nguyễn Tuân đã gửi gắm lòng yêu quý cái đẹp và sự trân trọng văn hóa cổ truyền dân tộc, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc". Song ai đó đã cho rằng "Huấn Cao là sự nổi loạn của cái đẹp". Quả không sai bởi Huấn Cao không chỉ phát lộ cái đẹp của thiên lương mà còn tỏa sáng cái đẹp rạng ngời của người anh hùng đầy khí phách. Trong hoàn cảnh đề lao nhưng khí phách của ông vẫn không bị nguội lạnh, ông đã dám chống lại triều đình phong kiến, ông tỏ thái độ coi thường, bất chấp trò tiểu nhân thị oai của bọn lính canh, thái độ cao ngạo, khinh bạc trước sự biệt đãi của quản ngục. Đó như là lời thách thức với cường quyền bạo lực. Khi ngục quan khép nép hỏi ông Huấn: "ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu cấp." Ông Huấn đã trả lời: "Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây." Lời nói ấy như một gáo nước lạnh nhưng lại làm quản ngục thêm phần kính nể Huấn Cao. Đó hẳn phải là khí phách của một trang nam nhi chọc trời khuấy nước. Cách hành xử của Huấn Cao cho thấy dù ở trong hoàn cảnh nào ông vẫn hoàn toàn tự do về nhân cách. Sự lễ phép và khúm núm cả viên quản ngục càng tô đậm tầm vóc kì vĩ, vẻ đẹp hiên ngang của ông Huấn. Huấn Cao không vì quyền thế hay tiền bạc mà ép mình cho chữ bao giờ. Cả đời ông cũng chỉ cho chữ ba người bạn thân. Nhưng khi biết được tâm sự và tấm lòng của người quản ngục, Huấn Cao đã đột ngột thay đổi: "nào ta có biết đâu, một người như thầy Quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." Huấn Cao đã nắm bắt và nâng đỡ ánh sáng của thiên lương và việc cho chữ là việc "một tấm lòng ta đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ", là hành động đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ. Huấn Cao chính là sự hiện diện của cái đẹp toàn diện, "sự tỏa sáng của những tấm lòng" xuyên suốt "Chữ người tử tù". Lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân Huấn Cao đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thiêng liêng, tao nhã của nền văn hóa cổ truyền, kết tinh tinh hoa dân tộc. Yêu mến, ngợi ca và tiếc nuối những con người như ông Huấn, Nguyễn Tuân đã gián tiếp bày tỏ tấm lòng của mình với những giá trị ngàn xưa đồng thời bày tỏ quan niệm thẩm mĩ tiến bộ: cái đẹp, cái thiện luôn luôn song hành và làm nên nhân cách con người. Ai đó đã cho rằng: "Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ". Thấp thoáng đâu đó trong bóng dáng của người tử tù ta cũng thấy cái nét "ngông" vừa cổ điển, vừa kế thừa truyền thống tài hoa của thế hệ trước, một cái ngông luôn luôn muốn phản ứng lại hiện thực xã hội đương thời, một cái ngông chỉ xuất hiện trong những trang viết của Nguyễn Tuân.

Đằng sau sự tài hoa của Huấn Cao, nhân vật quản ngục xuất hiện như hiện thân của niềm say mê, trân trọng cái đẹp. Đó như một phép màu kì diệu biến quản ngục thành "thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Tâm nguyện cả đời của quản ngục, không gì hơn, đó là có được chữ của ông Huấn để treo ở nhà riêng. Tâm nguyện ấy bỗng chốc biến viên quản ngục đẹp như một người nghệ sĩ thực thụ, biết say mê, biết hướng về cái đẹp đúng như Ralph Waldo Emesson cho rằng: "Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính". Quản ngục biệt đãi Huấn Cao, luôn luôn cung kính và lễ phép trước thái độ kiêu ngạo của ông Huấn, thành kính đón nhận những lời khuyên của ông. Chính điều đó đã mở đường cho quản ngục đến với cái đẹp. Tư thế khúm núm, thái độ và hành động bên ngoài có vẻ ủy mị khi lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của ngục quan, làm cho nhân vật trở nên đáng quý, đáng trân trọng. Đặc biệt, ông còn cúi đầu thành kính đón nhận lời khuyên của ông Huấn. Ông cúi đầu nhưng không hề trở nên hèn kém mà trái lại, nó còn làm cho ông trở nên cao thượng hơn bao giờ. Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng: "Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái cúi lậy làm con người trở nên đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm con người trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương". Và cái cúi đầu của quản ngục cũng thật cao đẹp chẳng khác nào cái cúi đầu của Cao Bá Quát khi xưa: "Nhất sinh để thủ bái mai hoa" (Cả đời sinh ra chỉ để cúi đầu trước hoa mai ). Nếu Huấn Cao là nơi nhà văn gửi gắm những quan niệm thẩm mĩ tiến bộ thì quản ngục là nơi nhà văn gửi những quan niệm nhân sinh sâu sắc: Bản thân mỗi con người luôn khao khát và hướng về cái đẹp.Bởi vậy, phải biết nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng của thiên lương. Và hơn cả, cái đẹp "man mác khắp vũ trụ", nó tồn tại ngay cả trong cái ác để đẩy lùi bóng tối, hướng con người tới cuố sống tốt đẹp hơn.

Cảnh tượng đẹp nhất trong "Chữ người tử tù "chính là cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bao giờ, đặc biệt là trong hoàn cảnh đề lao, nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc", cái đẹp vẫn ngang nhiên được sinh thành. Ta ngỡ ngàng khi thấy "một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm to nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván". Bóng tối của nhà tù thực dân đã bị đẩy lùi bởi ánh sáng của tài hoa, thiên lương, nhường chỗ cho cái đẹp được sinh thành. Cái đẹp đã trở thành tác nhân làm đảo lộn ý thức xã hội, nó được khai sinh trên một mảnh đất chết, từ bàn tay của người tử tù sắp chết nhưng vẫn phát lộ rực rỡ và có sức cảm hóa mãnh liệt. Lời khuyên của quản ngục dành cho người tử tù đã thể hiện một quan niệm sâu sắc về nghệ thuật: Cái đẹp không bao giờ chung sống với cái ác, mãi mãi là như vậy. Đó cũng là niềm tin sắt đá của Nguyễn Tuân về sức mạnh của cái đẹp, cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới này!

Vũ Ngọc Phan cho rằng: "Đọc văn Nguyễn Tuân bao giờ người ta cũng thấy một hứng thú đặc biệt: sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam". Thật vậy, cái hứng thú đặc biệt ấy không chỉ toát lên từ tác phẩm mà còn toát lên từ hình thức nghệ thuật độc đáo. Ông sử dụng bút pháp tương phản để dựng lên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, để tô đậm sự thắng thế của cái đẹp trong cuộc đời. Ai đó đã cho rằng "ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tuôn ra hư muốn thi tài với hóa công". Nhà văn với văn phong "đặc Việt Nam" (Vũ Ngọ) ấy đã khéo léo sử dụng những từ Hán Việt để tạo màu sắc cổ kính, trang nghiêm cho tác phẩm, để "Chữ người tử tù" trở thành một trong những" nén tâm hương nguyện cầu cho cái đẹp cổ truyền Việt Nam" (Văn Tâm). Câu chuyện như một thước phim quay chậm, người đọc như được chứng kiến tận mắt ánh sáng được nhen lên, tỏa sáng và che đi bóng tối. Và các nét chữ hiện hình "như một nét bút trác tuyệt được chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn từ".

"Chỉ người suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, bởi văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức" (Vũ Ngọc Phan). Bởi vậy, khi đến với chữ người tử tù, hãy từ từ đón nhận ánh sáng của cái đẹp để thanh lọc tâm hồn, để thấu hiểu và cảm nhận..." Chữ người tử tù không chỉ "vang bóng một thời" mà còn vang bóng mãi muôn sau...

Cảm nhận về tác phẩm Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân 5

Nguyễn Tuân là một trong năm tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có đóng góp không nhỏ đối với nền văn học hiện đại. Suốt cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn khát khao đi tìm cái đẹp, cái tinh hoa của đất trời để sáng tạo nên những kiệt tác văn học độc đáo. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập "Vang bóng một thời” của ông cũng chứa đụng những nét đẹp đó. Nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo đó chính là cảnh cho chữ trong nhà giam - là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.1

Huấn Cao, một nghệ sĩ tài hoa viết chữ chẳng vì vinh hoa vàng bạc, dù cho bị giam cầm kìm hãm vẫn nhất quyết không chịu khuất phục, rất quý trọng với những người có lòng trong thiên hạ và phát huy vẻ đẹp và tinh hoa của chữ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Một viên quan coi ngục, phục vụ cho chế độ phong kiến, lại mang trong mình một ấp ủ, hoài bão về một nét chữ được người đời lưu truyền lâu nay. Về mặt chính trị - xã hội, họ là kẻ thù không đội trời chung, là kẻ đối nghịch vĩnh viễn không có cách nào làm tri kỷ. Thế nhưng, về măt văn hóa - nghệ thuật, họ chính là cặp đôi tri kỷ chân chính. Một người tài hoa và một người biết thưởng thức và yêu cái tài hoa ấy, họ đã gặp nhau trong một hoàn cảnh trái ngang nhưng cuối cùng họ cũng đã thấu hiểu được tấm lòng của nhau. Dù chỉ là tri kỷ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng đối với hai người, đó là một điều hạnh phúc lớn lao trước khi Huấn Cao bị giải đi và không bao giờ có thể gặp mặt nhau lần nữa. 1

Huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp được mọi người ở vùng tỉnh Sơn khen không dứt miệng. Chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm", quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ” không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Huấn Cao có một cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo Nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do về tâm hồn bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi”. Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là…” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng sau khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Huấn Cao không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng : “Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “Tính ông vốn khoảnh. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng , yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù - người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy “ một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh”. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp. Và đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người.


Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác (cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi.


Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

‘Chữ người tử tù’ của Nguyễn Tuân: Một văn phẩm gần đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ…

Chữ người tử tù lấy nguyên mẫu từ các giai thoại của một danh sĩ, một nhà thơ, một người anh hùng khởi nghĩa thời Nguyễn là Cao Bá Quát. Nó cũng là hình bóng của chính Nguyễn Tuân – một người có ý thức dùng cái Tài của mình để phủ nhận xã hội đương thời. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, ca ngợi người anh hùng dù chí lớn không thành nhưng tư thế hiên ngang bất khuất đã chứng tỏ niềm cảm phục của nhà văn với những người đang xả thân vì Tổ quốc.

Chữ người tử tù là một trong mười một truyện ngắn của tập Vang bóng một thời (1940); “một văn phẩm gần đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Nó ngợi ca những giá trị truyền thống của cha ông thông qua nhân cách tài hoa của những tâm hồn nghệ sỹ.

Khi nói tới nhân vật Huấn Cao, là nói tới chữ TÀI; chữ TÂM; và chữ DŨNG. 

Đặc điểm thứ nhất của nhân vật Huấn Cao là chữ “Tài”. Phong cách của Nguyễn Tuân luôn luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa – nghệ sĩ. Nhân vật Huấn Cao quả là nhân vật lãng mạn, được đặc tuyển, có khả năng tạo hứng thú cao nhất cho Nguyễn Tuân.

Cái tài của người tử tù Huấn Cao là cái tài viết chữ thư pháp. Người xưa thường lấy chữ Hán để học tập, để viết sách, làm thơ văn… Đó là thứ chữ tượng hình, được viết trong một ô vuông. Ai có được chữ Thánh Hiền trong bụng thì người đó được gọi là kẻ có học thức, được kính trọng.

Rất ít người có khả năng viết chữ Hán thành những con chữ có thần, có hồn ngoài những nghệ sĩ viết thư pháp. Đó là một thứ siêu nghệ thuật của người xưa. Đó là những tác phẩm nghệ thuật không ai bắt chước được.

Toàn bộ nền văn minh năm ngàn năm của đất nước Trung Hoa đã cho ra đời những bậc thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Chỉ tính riêng thời nhà Đường có hàng vạn nhà thơ. Thế nhưng, những nhà thư pháp nổi tiếng Trung Hoa đếm chưa đầy mười đầu ngón tay. Điều ấy cho thấy người nghệ sĩ thư pháp là của hiếm hoi trong trời đất. Người ta thường kể về ông vua thư pháp Vương Hi Chi.

Ông không làm quan. Chưa hề cho chữ những kẻ quyền lực, quyền quý. Những bức thư pháp nổi tiếng đều được viết ra trong những buổi giao hoan bạn bè tri kỷ. Con người này đã từng ngồi từ sáng tới chiều, từ ngày này sang ngày khác ở ngoài cổng thành, nắng nôi đại hạn, dân chết đói như ngả rạ. Vương Hi Chi đã cho chữ thư pháp những người dân không biết chữ trên những chiếc quạt để cứu đói cho họ. Như vậy, ngoài khả năng trời cho, yếu tố để trở thành nhà thư pháp phải là người tấm lòng mênh mông, rộng lớn và sâu sắc.

Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân không miêu tả trực tiếp cái “Tài” của Huấn Cao mà miêu tả gián tiếp theo phong cách “vẽ mây nảy trăng” của hội họa của người xưa.

Chưa hề được diện kiến ông Huấn Cao nhưng Quản Ngục đã vô cùng kinh ngạc và sửng sốt khi nghe viên thơ lại nói với mình người tử tù đến nhà lao hôm nay là một nhà thư pháp. Quản ngục thông qua lời đồn đại biết rằng Huấn Cao là người mà cả tỉnh Sơn đều biết. Bởi ông viết rất nhanh và rất đẹp.

Chưa hề gặp gỡ người tử tù nhưng quản ngục đã chuẩn bị một tấm lòng để đãi ngộ người tù. Ông hy vọng có một ngày nào đó sở nguyện ấp ủ hằng ngày của mình được thỏa mãn “từ khi biết đôi chữ thánh hiền quản ngục luôn mơ ước có những con chữ của Huấn Cao để treo trong nhà như một vật báu”.

Thực ra hầu hết các chi tiết trong tác phẩm nói về mối quan hệ giữa quản ngục với Huấn Cao đều gián tiếp ca ngợi cái tài của nhà thư pháp. Chẳng hạn, quản ngục biệt đãi Huấn Cao cơm rượu hằng ngày; rụt rè vào thăm Huấn Cao rồi bị ông Huấn đuổi ra khỏi cửa vẫn lí nhí xin bái lĩnh từ nay không đặt chân tới phòng giam.

Đặc biệt sự bàng hoàng rụng rời của quản ngục khi nhận được tin ông Huấn rời phòng giam để vào kinh chịu tội… Trong cơn tuyệt vọng, quản ngục chỉ muốn ông Huấn Cao biết được sở nguyện của mình là đủ… Hành động khúm núm, chăm chú trên bức lụa mà ông Huấn sáng tạo thư pháp cũng như lời nói kính trọng cuối cùng của quản ngục với Huấn Cao đều cho thấy cái tài của ông Huấn là siêu việt.

Nét nổi trội thứ hai ở nhân vật Huấn Cao, và cũng là đặc điểm quan trọng nhất chính là chữ “Tâm”. Xưa nay, người ta thường có cách nhìn không bao quát về Nguyễn Tuân. Người ta cho rằng nhà văn này ngông ngạo, chỉ ngợi ca những cái tài mang tính phá cách… Thực ra nhân vật của Nguyễn Tuân có những con người lấp lánh nhân cách của chữ “Tâm”. Người ta cứ tưởng nét độc nhất vô nhị của Huấn Cao là cái Tài nhưng cảm hứng của Nguyễn Tuân lại hướng về cái “Tâm”. Nhân vật này trở nên bất tử bởi nó được tắm mình trong cội nguồn văn hóa của người Việt Nam. Người Việt luôn đề cao tấm lòng, mọi giá trị thuộc về tấm lòng đều là tối thượng trong những mối quan hệ xã hội.

Trước hết chữ “Tâm” của Huấn Cao được biểu hiện ở trong quan niệm và thư pháp. Theo ông Huấn chữ của ông là tinh hoa huyết mạnh, là máu thịt cuộc đời, chính là tấm lòng; cao hơn nữa là cái CHÍ của nhà nghệ sĩ. Ông rất quý nó. Vì thế không có tiền bạc mua được chữ, không có quyền lực bắt ép ông viết những con chữ của tấm lòng. Với Huấn Cao, hồn vía của con chữ quan trọng hơn thân xác của con chữ. Cái tạo nên thư pháp chính là nhìn vào đó người ta bắt gặp nhân cách, cái Tâm, cái Dũng của một con người.

Câu nói của Huấn Cao với quản ngục ở cuối tác phẩm đã rất sâu sắc bày tỏ quan điểm. “Ở đây không phải là nơi treo một tấm lụa trắng trẻo với những con chữ vuông vắn, tươi tắn và hoài bão tung hoành”. Tấm lụa trắng là một ẩn dụ nói về tấm lòng trong sáng; con chữ vuông vắn là muốn nói tới tấm lòng trung thực, không ngả nghiêng theo thời thế, bạc tiền, quyền lực. Hoài bão tung hoành là muốn nói đến tấm lòng muốn đạt đến tự do tự tại, dẹp bỏ những áp bức bất công… Như vậy, chữ thư pháp có thực sự là nghệ thuật hay không, tất cả đều tùy thuộc vào tấm lòng của nhà thư pháp.

Có lẽ lấy chữ “Tâm” chi phối chữ “Tài” trong thư pháp cho nên Huấn Cao là một con người đặc biệt, “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Một người coi tấm lòng nặng như núi Thái Sơn không dễ gì cho người khác linh hồn của mình một cách dễ dàng. Trước lúc về cõi chết Huấn Cao vẫn nghiêm khắc với mình.

Huấn Cao không có nhiều bạn. Chữ của ông chỉ dành cho những người bạn thân nghĩa là những người hiểu nhau, những người tri kỷ. Theo lời tự bạch của Huấn Cao với quản ngục thì cả một đời người, ông mới cho chữ ba người bạn thân, số lượng tác phẩm rất ít ỏi. Đó là “Một bức trung đường, hai bộ tứ bình”. Điều này có vẻ nghịch lý. Chẳng lẽ “một người viết thư pháp rất nhanh và rất đẹp” đã được tiếng đồn rất xa mà lại có một sự nghiệp quá khiêm tốn thế sao? Trên phương diện chữ Tâm, ta thấy Huấn Cao rất nghiêm khắc với cả một cuộc đời sáng tạo của mình.

Hẳn nhiên nhà thư pháp này viết rất nhiều. Nhưng tác phẩm mà ông quan niệm xứng đáng là thư pháp phải là tác phẩm chuyên chở tấm lòng, đối thoại với tri âm, tri kỷ. Chữ cho người tri kỷ thì mới là thư pháp đích thực.

Bức trung đường và bộ tứ bình vốn là hai đề tài ước lệ của nghệ thuật thời trung đại. Nội dung của nó dường như đã có sẵn. Giá trị của nó vì thế được quyết định bởi con chữ của nhà thư pháp.

Nói đến bộ tứ bình là nói đến những bức tranh chữ thư pháp. Nó có thể phản ánh những đề tài như: xuân, hạ, thu, đông; ngư, tiều, canh, mục; tùng, cúc, trúc, mai… Huấn Cao viết hai bộ tứ bình như vậy là có đến tám bức tranh chữ. Một số lượng nhiều hơn hẳn một bức trung đường.

Bức trung đường thường chỉ có ba bốn con chữ và treo trang nghiêm gian giữa của một ngôi nhà lớn để thờ phụng dòng họ tổ tiên. Vì thế bức trung đường luôn là báu vật của một dòng họ. Ắt hẳn, trong đời mình có rất nhiều người đến xin bức trung đường nhưng rõ ràng Huấn Cao thà cho bộ tứ bình nhiều con chữ hơn và ông hết sức đắn đo khi cho bức trung đường. Cho một bộ tứ bình là cho tấm lòng một con người với một con người. Cho một bức trung đường, Huấn Cao phải kính trọng cả một dòng họ, dâng chữ Tâm của mình cho rất nhiều người. Chữ “Tâm” của Huấn Cao của mình cho rất nhiều người.

Chữ “Tâm” của Huấn Cao thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ của ông với viên quản ngục. Nói cách khác, quản ngục trong con mắt của Huấn Cao có cái tâm bao nhiêu thì đồng thời ta cũng thấy được mức độ ấy trong cái Tâm của chính Huấn Cao.

Khi chưa thấy mặt Huấn Cao, nhưng là con người luôn ao ước có chữ của ông Huấn nên quản ngục đã thừa nhận cái tài của người tử tù. Quản ngục quyết định biệt đãi Huấn Cao cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cuộc đời. Hành động này nếu bị phát giác thì có khả năng đe dọa đến tính mạng của quản ngục. Đây là một sự liên tài của một tấm lòng với một tấm lòng.

Không phải ngẫu nhiên sau buổi chiều nhận người tử tù thì buổi tối quản ngục đã thắp cây đèn để cho ánh sáng rọi vào khuôn mặt của mình. Quản ngục nhìn nền trời tinh tú và thấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ. Ngôi sao ấy chính là Huấn Cao. Cặp mắt ngưỡng vọng và bất lực ấy chính là cái Tâm của quản ngục. Ông đã “ngấc đầu lên”, âm thầm làm một hành động rất có ý nghĩa. Quản ngục lấy que hương khều ba ngọn bấc chụm lại để nó sáng bừng lên. Để nó “soi tỏ một mặt người ngồi đấy”.

Đây không phải là tên tay sai, bạo chúa; không phải là mặt lang dạ sói của triều đình. Đây là một bông hoa sen dù mọc giữa đầm dơ bẩn nhưng vẫn tỏa mùi thơm của chữ “Tâm”. Khuôn mặt lương thiện của quản ngục khi được cái Tài và cái Tâm của Huấn Cao đánh thức đã biến thành “mặt nước ao xuân bằng lặng kín đáo và êm nhẹ”.

Với sở trường là tùy bút, Nguyễn Tuân đã sử dụng một lời bình luận trữ tình rất có ấn tượng về cái Tâm của quản ngục “trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Người kể chuyện càng thấy rõ hơn chữ Tâm của quản ngục khi đối lập “ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”.

Thói thường “gần mực thì đen”, Huấn Cao ban đầu có định kiến với quản ngục bởi lẽ nơi ngục thất của triều đình ắt hẳn sẽ có những con chó – người trung thành nhất của triều đình. Huấn Cao uống rượu ăn thịt không phải là cảm ơn mà là để khinh bỉ thêm viên quan đang bày đặt những trò bỉ ổi sau những miếng ăn tầm thường dung tục. Vì vậy, khi quản ngục khép nép nói chuyện với Huấn Cao thì người tử tù đã lạnh lùng đuổi cổ viên quản ngục. Cái Tâm Huấn Cao không muốn nhìn thấy cái Tâm hèn kém của quản ngục. Sự ngay thẳng của Huấn Cao không chấp nhận những mưu mô bày đặt bởi đám tiểu nhân.

Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người nử tù của Nguyễn Tuân 2

Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà “đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.

Trước hết đó là sự chiến thắng của ánh sáng đôi với bóng tối. Chính Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Vì sao vậy? bình thường sẽ không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây lại có, vì ở đây có chiến thắng của “thiên lương” con người. Và nhà văn, với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp tương phản sắc xảo, đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thắng đó. Cảnh cho chữ đã xảy ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn đã tối tăm, lại vào lúc đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn nền hồ” và “lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo". Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đến hai lần cái sáng đỏ rực”, cái "lửa đóm cháy rừng rực" đã xua lan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam. Nhấn mạnh đến cái ánh áng của bó đuốc tẩm dầu ấy, rõ ràng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sắc màu vật lý, mà sâu xa hơn và khái quát hơn, đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương tri, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của tàn bạo chính tại nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống thiện .

Không chỉ có chiến thắng của ánh sáng và bóng tối. Cảnh “xưa nay hiếm đó” còn là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn.  Cái phàm tục, sự nhơ bẩn ở đây được biểu thị rất rõ trong cảnh “một buồng chậi hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Còn cái đẹp, cái cao thượng lại được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: mầu trắng tinh của phiên lụa óng và mùi thơm từ chậu mực bốc lên – đều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời. Sự đối lập nói trên đã nêu bật, sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Tâm hồn Huấn Cao bát ngát đến chừng nào khi ông nói về mùi thơm của mực: “Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không”… Thế là không có nhà ngục nào tồn tại nữa, chẳng còn bóng tối, cũng chẳng còn mạng nhện, phân chuột phân gián nữa. Chỉ còn lại sự thơm tho của mực, sự tinh khiết của lụa – nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người.

Và trên hết đó là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Đây là sự phối hợp giữa những con người trong cảnh cho chữ, đặc biệt ở đây, ta thấy có sự thay bậc đổi ngôi. Người tù lại như người làm chủ (đường hoàng, hiên ngang, ung dung, thanh thản), còn bọn quản ngục lại khúm núm sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân (viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”. Thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”). Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa đậm nét trong cảnh cho chữ và những người trong cảnh ấy. Không còn là cảnh cho chữ bình thường mà là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ. Lời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử. Và lời khuyên đầy tình người ấy có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bây lâu nay vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện. Câu nói nghẹn ngào trong nước mắt của viên quản ngục đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Tóm những chiến thắng trong cảnh cho chữ đã giúp ta hiểu hơn khát vọng mà nhà văn Nguyễn Tuân gửi gắm. Biết bao người đã tìm thấy sự đồng cảm ở đó. Cảnh cho chữ cũng làm nổi bật ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của những chiến thắng tuyệt vời đó.

– Với cảnh cho chữ độc đáo này, có thể nói cái nhà tù tàn bạo, đen tối kia đã sụp đổ và cũng không còn kẻ tội phạm, tử tù, cũng không còn quản ngục và thơ lại. Chỉ còn người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp trước những đôi mắt ngưỡng mộ và kính phục của những “kẻ liên tài”. Tất cả những người đó đều được tắm đẫm trong ánh sáng đỏ rực của bó đuốc thiêng lương, tài hoa và khí phách.

– Cũng với cảnh này, dù nay mai Huấn Cao đầu phải lìa khỏi cổ nhưng những phẩm chất tài hoa, khí phách, nhân cách của ông sẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Màu trắng của vuông lụa, cũng như những dòng chữ tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của một đời Huấn Cao; hương thơm ngát của thỏi mực, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc cùng với những lời khuyên của Huấn Cao được viên quản ngục gìn giữ, lắng nghe như lời di huấn về đạo lí làm người dường như cùng hoà vào nhau để trở thành bất tử như cái bất tử của vẻ đẹp Huấn Cao. Có thể nói ở cảnh cho chữ này, Nguyễn Tuân đã dựng lên được một bức tượng đài trang nghiêm để bất tử hoá con người rất mực tài hoa và tràn đầy khí phách anh hùng này.

– Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn khuyên bảo quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi… rồi mới nghĩ đến chuyện chơi chữ… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi”. Như vậy, Huấn Cao không chấp nhận cái tài, cái đẹp lại có thể chung sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu. Ông cũng không chấp nhận một người vừa yêu cái đẹp, lại vừa làm điều ác. Và muốn chăm lo cho cái đẹp nảy nở phải trở về với cái thiện.

– Trước vẻ hào quang uy nghi, lộng lẫy của Huấn Cao, viên quản ngục đã biểu lộ một cử chỉ thật cảm động. Đó là sau khi lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao: “Hãy bỏ cái nghề nhơ bẩn này đi về quê mà ở giữ cho thiên lương lành vững”, ngục quan “vái tên tù một vái” và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên nhỏ nhen, hèn hạ. Nhưng cũng có cái đầu làm cho con người trở nên cao cả, sang trọng hơn. Đó là sự cúi đầu trước cái đẹp, cái khí phách. Trước đây, Cao Bá Quát đã có một câu thơ rất hay: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”- “Một đời ta chỉ biết cúi đầu trước hoa mai, một biểu tượng của cái đẹp”.

Kết luận:

Tóm lại, đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đoạn văn xứng đáng là một bức họa phẩm được viết với bút pháp lãng mạn, có ngôn ngữ giàu màu sắc tạo hình với không khí trang nghiêm có phần bi tráng, sử dụng thủ pháp tương phản đầy ấn tượng. Nó biểu lộ được cái “tài” và cái “tâm” của một nhà văn lớn – Nguyễn Tuân.

Cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người nử tù của Nguyễn Tuân 3

–   Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, cảnh cho chữ thực sự gây ấn tượng rất mạnh cho người đọc. Có thể nói, tác giả đã dồn bút lực tạo nên một kiểu kết truyện đặc sắc, để lại rất nhiều dư âm. Chỉ với cảnh này, các nhân vật mới thực sự bộc lộ tất cả những gì vốn có của mình. Một Huấn Cao trước đây chỉ được biết đến qua lời truyền tụng viết chữ rất nhanh và rất đẹp, thì giờ đây bàn tay tài hoa ấy sẽ vung bút viết nên những nét chữ vuông vắn, tươi tắn trên tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ trước con mắt cảm phục của những người được vinh hạnh chứng kiến. Một thầy thơ lại trước đây ta ngờ rằng “hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình", thì lúc này “run run bưng chậu mực” với thái độ khiêm nhường, cung kính, như tự chứng thực phẩm cách trong sạch của mình. Một quản ngục vốn có thiên lương và tấm lòng biệt nhỡn liên tài, trong tình huống này đã không ngần ngại cúi đầu trước khí phách, tài hoa. Rõ ràng, trong cảnh cho chữ, tất cả đều được đẩy đến đỉnh điểm, tột cùng, là sự thăng hoa của mọi vẻ đẹp. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã xem đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

–   Muốn lí giải sâu hơn ý nghĩa nghệ thuật của đoạn kết đặc sắc này, trước hết cần hiểu rằng: việc cho chữ được nhà văn miêu tả ở đây là sáng tạo ra một bức tranh chữ (sản phẩm của nghệ thuật thư pháp), cũng có nghĩa là một cái đẹp cao quý được khai sinh. Thử hỏi trên đời này đã có tác phẩm nghệ thuật nào được sáng tạo trong những điều kiện lạ lùng như bức thư pháp được viết đêm nay trong nhà ngục tỉnh Sơn? Hãy xem: không gian dành cho người nghệ sĩ chảng phải là một thư phòng ấm áp, sang trọng như xưa nay vẫn thấy, mà là một buồng giam chật chội, ẩm thấp, hôi hám; tường đầy mạng nhện, nền nhà đầy phân chuột, phân gián. Thời gian là vào ban đêm, nhưng lại là đêm cuối cùng của một tử tù. Ánh sáng soi tỏ căn buồng là một bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, khói toả nghi ngút như một đám cháy nhà gọi cảm giác thật dữ dội. Người nghệ sĩ – nhân tố trung tâm quyết định sự ra đời của tác phẩm – là một người tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng", chỉ vài giờ sau sẽ bị giải đến pháp trường. Nội chừng ấy yếu tố cũng đủ thấy cảnh cho chữ là một cảnh thật hiếm có, lạ lùng.

–   Trong đoạn kết của tác phẩm, người đọc còn được chứng kiến sự thay đổi vị thế kì lạ và ngoạn mục, đảo lộn cả trật tự vốn có của chốn lao tù. Người coi ngục, đại diện của quyền lực nhà nước, thì trở nên nhỏ bé, lặng lẽ phục dịch bên cạnh người tử tù và chắp tay cúi đầu vái nhận lời khuyên bảo của tử tù. Còn người tử tù, kẻ bị tước hết mọi quyền (kể cả quyền sống) thì lại trở nên cao lớn lồng lộng, với quyền uy tối thượng của người nghệ sĩ trong giây phút xuất thần sáng tạo.

–   Tuy nhiên, trong khung cảnh trang nghiêm, xúc động này, khoảng cách ấy không phải là bất biến. Khi bức chữ đã được viết xong, khi mùi mực thơm tho tinh khiết toả ngát cả căn buồng, thanh tẩy những gì ô uế, thì trước mát ta không còn kẻ cao người thấp, kẻ sang người hèn. Ba con người, ba mái đầu chụm vào nhau cung kính lặng lẽ ngắm nhìn bức chữ, rưng rưng xúc động trước cái đẹp vừa được sinh thành. Phút tương ngộ diệu kì của những tấm lòng trong thiên hạ, sự giao hoà, toả sáng của tài năng, khí phách và thiên lương, sự thăng hoa của cái đẹp… đó mới thực là điều chưa thấy bao giờ.

–   Chiêm ngưỡng cảnh cho chữ đầy ngoạn mục, người đọc còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật độc đáo, già dặn của Nguyễn Tuân. Nhà văn có biệt tài trong việc dựng không khí, tạo tình huống, khắc hoạ nhân vật. Chỉ vài nét chấm phá, lập tức một cảnh tượng sáng tạo nghệ thuật thư pháp, đặc trưng của nền văn hoá chữ Hán, hiện ra trước mắt ta thật rõ nét. Đúng như có người đã nhận xét: cảnh cho chữ mang đậm chất điện ảnh bởi Nguyễn Tuân đã biết phát huy tối đa hiệu quả của phép tương phản. Đó là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng; giữa cái đẹp cao cả của nghệ thuật và chốn lao tù ô uế, phàm tục; giữa người tù thân thể bị gông xiềng mà nhân cách và tinh thần tự do với viên quản ngục có quyền hành mà chảng khác nào chịu án chung thân về mặt tinh thần; giữa con người thiên lương và con người công cụ… Xét trên mọi phương diện, cảnh cho chữ là biểu hiện sâu sắc nhất của cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù.

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 4

Trong văn học, nhiều nhà văn đã xây dựng nhân vật của mình gần như là hoàn hảo. Nhân vật chứa đựng những ước mong của tác giả. Chẳng hạn như Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng là một người anh hùng lý tưởng đầu đội trời, chân đạp đất. Hay như Nguyễn Tuân, ông đã xây dựng nhân vật Huấn Cao gần như là một sự tuyệt mĩ của cái đẹp. Không chỉ là cái đẹp ngoại hình, cái đẹp trong tài năng và cao hơn là cái đẹp trong nhân cách. Huấn Cao là nhân vật mà em thật sự rất yêu thích. Vậy nên đối với nhân vật này em cũng có cho mình rất nhiều cảm xúc.

Cảm nhận đầu tiên của em về Huấn Cao đó là một con người có khí phách hiên ngang. Ông quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước nên mới có chuyện đứng lên chống lại triều đình. Nếu là người bình thường, họ sẽ sống cuộc đời của họ, mặc mọi thứ xô đẩy như thế nào miễn không ảnh hưởng đến mình là được. Với cái tài năng của bản thân, Huấn Cao hoàn toàn có thể lựa chọn một cuộc sống an nhàn hơn. Bán chữ kiếm tiền cũng đủ cho ông có một cuộc đời sung sướng. Nhưng đó lại không phải con người của Huấn Cao. Ông đã đứng lên để mà tranh đấu. Dù bị bắt vào tù, ông cũng tìm cách bẻ khóa vượt ngục để tiếp tục chống lại sự thối nát của triều đình. Nhân vật Huấn Cao mang đến cho em sự khâm phục. Cái tài lẻ bẻ khóa này của ông khiến cho ông càng đẹp hơn trong mắt của em. Nó chứng tỏ Huấn Cao là người có khát vọng tự do và không chịu khuất phục hay đầu hàng trước cái xấu.

Cảm nhận thứ hai của em về Huấn Cao chính là nhân vật này có một tài năng tuyệt vời. Cái tài ấy đẹp hơn khi không phải ông kể về mình mà là người khác nói về ông. Người khác là ai? Đó chính là viên quản ngục. Viên quản ngục ở phe đối lập với Huấn Cao. Ấy vậy mà khi biết tin sẽ đón phạm nhân là Huấn Cao thì ông lại tỏ ra xúc động. Ngục quan đã biết đến tài năng của Huấn Cao trước đó. Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng Huấn Cao là tên tử tù nguy hiểm rách trời rơi xuống thì ngục quan lại thấy được cái khí chất anh hùng trong con người của Huấn Cao. Chính vì ngục quan ở phía đối lập mà lại có suy nghĩ tốt đẹp về Huấn Cao nên càng khiến cho Huấn Cao trở nên đẹp hơn trong mắt người đọc. Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao là một tài năng xuất chúng. Huấn Cao viết chữ đẹp nhưng không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ. Đó là tính cách đặc biệt thể hiện rõ con người khẳng khái, khí phách của Huấn Cao.

Cảm nhận thứ ba của em về Huấn Cao đó chính là nhân vật này có thiên lương vô cùng cao đẹp. Ông không sợ cường quyền, không chịu cúi đầu trước cường quyền. Ông khinh bỉ bọn quan lại chỉ biết chạy theo đồng tiền, chạy theo cái hư danh và lợi ích cá nhân. Ông đã xem nhẹ viên quản ngục vì lúc đầu ông cho rằng hắn chỉ muốn xin chữ mình chứ chẳng có gì tốt đẹp. Ông đã đáp trả lại sự quan tâm, biệt đãi của ngục quan bằng sự thờ ơ, khinh miệt. Nhưng khi nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục thì ông lại quý mến và sẵn sàng cho chữ.

Huấn Cao có cái nhìn đời quả thật sâu sắc. Ông ghét quan tham nhưng ông không đánh đồng tất cả bọn quan lại là một. Giữa chốn ngục tù tăm tối xuất hiện một người có thiên lương trong sáng như ngục quan khiến ông vô cùng cảm kích. Cảnh tượng cho chữ diễn ra trong ngục tù là cảnh tượng khiến em vô cùng xúc động. Bên ngọn đèn dầu, hình ảnh Huấn Cao hiện lên làm bừng sáng cả một không gian tối tăm và ẩm thấp. Những lời nhắn nhủ của Huấn Cao đối với viên quản ngục là những lời chân tình. Trước lúc chết, Huấn Cao được viết, được cho chữ, được gặp một người biết trân quý cái đẹp, có lẽ như vậy ông cũng mãn nguyện rồi.

Nhân vật Huấn Cao mang đến cho em nhiều suy nghĩ về thế nào là cái đẹp. Cuối cùng em cũng đã tìm ra, cái đẹp lớn nhất vẫn là cái đẹp trong tâm hồn mỗi con người.

Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 5



Vườn văn học Việt Nam, đặc biệt là phong trào văn học lãng mạn(1930-1945) toả ngát những bông hoa muôn màu, muôn sắc. Giữa vườn hoa ngàn sắc tía đó nổi lên một bông hoa ngát hương: Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân-tác phẩm viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng trong Vang bóng một thời truyện ngắn Chữ người tử tù có một giá trị thiêng liêng, nổi bật. Ai đã từng đọc Chữ người tử tù đều rung động cảm phục, sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuất, có tài, có tâm, mến mộ nghĩa khí. Đó là Huấn Cao (HC), HC là kết tinh, là hội tụ phẩm chất của một con người có nhân, dũng, trí. Ông là tập hợp của tất cả những gì tinh khiết nhất, cap đẹp nhất.

HC là một hình tượng thẩm mỹ, một nét đẹp trong cuộc sống đời thường, là một người có nhân cách vẹn toàn, vừa có tài văn, tài võ, vừa là người có nghĩa khí. HC phảng phất bóng dáng của Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài,có đức, văn hay chữ đẹp, sống trong giai đoạn của Nguyễn triều, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền, đả kích xã hội PK thối nát, bỉ ổi. Phải chăng, Nguyễn Tuân(NT) đã mượn HC để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng HC mà cái đẹp của tài hoa quyện với cái đẹp của khí phách, tuy chí không thành nhưng vẫn coi thường hiểm nguy gian khổ, coi khinh cái chết. Tư thế của HC hiên ngang lồng lộng toả sáng trên cái nền đen quánh của tù ngục. Nói đến vẻ đẹp của hình tượng HC trước hết phải nhắc đến cái tái. HC là một người viết chũa đẹp. Trong thị hiếu thẩm mỹ của người xưa từ Trung Quốc đến Việt Nam thì viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý và chơi chữ đẹp là biểu hiện của con người có tri thức, một vẻ đẹp hoàn mỹ trong văn hoá truyền thống dân tộc. Nó như một sản phẩm nghệ thuật, như một vật báu mà con người khát khao, thèm muốn. Ngào ra, HC còn có tài bẻ khoá vượt ngục coi nhà tù như nơi không người, ra vào như chơi. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình PK mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một HC có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội PK bóc lột người, nhân tài như lá mùa thu ấy thì HC hiện lên là một anh hùng thất thế. Nguyễn Du đã từng viết về Từ Hải-một anh hùng thời cổ:

Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn

Song vị hùm thiêng HC này tuy có sa cơ, lỡ nghiệp nhưng HC vẫn kiên cừơng, bất khuất, vẫn dũng khí. Do đó, người đọc không chỉ nhận ra HC là một người có tài mà ông còn là người có dũng khí, hiên ngang trước cường quyền, trước một cái chết treo lơ lửng. Hết mực ca ngợi cái tài của HC, đồng thời Nguyễn Tuân cũng hết sức trân trọng cái tâm của HC. Bởi Cái tâm kia mới bằng ba chữ tài (Nguyễn Du).

Cái tâm của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đày sức chinh phục như nét chữ của ông vậy. Có lẽ phong cách tức là con người đã được thể hiện rất rõ ở đây. Mặc dù viết chữ Nho đẹp lẽ ra ông phải trung thành với đạo thánh hiền, giữu mình theo lễ nghĩa Nho giáo, trung với vua, một lòng một dạ theo triều đình. Nhưng không! HC không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sống trong cảnh nhung hoa áo gấm, thà làm giặc triều đình sống theo chính nghĩa mà mình đã vạch ra. Sự nghiệp dang dở, bị bát, bị kết án tử hình nhưng ông vẫn không hề tỏ thái độ run sợ, không mảy may tiếc nuối, hối hận. HC- ngôi sao Hôm chính vị ấy- bước vào ngục trong tư thế thật hiên ngang, khí phách ung dung. Trong con mắt của bọ lính ông thật cao thượng, bất khuất, khinh đời. Ngay cả với gông xiềng, với cái án tử hình sắp đến gần, thái độ của ông vẫn ngang tàn, lạnh lùng. HC ung dung, lãnh đạm dỗ gông trước mạt bọn lính, không thèm chấp mấy lời đe doạ. Ông bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, coi như mình có quyền hưởng thụ, ông làm việc theo ý mình, hoàn toàn tự chủ. Ông ngước mát nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân, nham nhở. Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán hận, không van xin, cầu khẩn. Đó là một cái nhìn của kẻ dám làm dám chịu.

Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt cuả quản ngục: Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

Con người khuấy nước trọc trời chẳng biết nể sợ ai. Nừu trong đời thương trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ, nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ, thì khi sa vào chốn giam cầm thì mấy chén rượu, vài bữa cơm thịt của hai con người vô danh tiểu tốt ở chốn tù ngục bé nhỏ này làm sao lung lay được ông hay vì quyền uy mà làm ông run sợ. Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước. Cái thái độ khinh đời, ngang tàn đó phải chăng làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể. Hc đã mang đén chốn lao tù, cho cái địa ngục sống này một ánh sáng ký ảo, huyền diệu, lung linh, chói rọi, soi sáng đạo lý làm người. Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang toả sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù. 

HC – vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng trí mà còn là một con người có trài tim nhân hậu. Khi biết thiện ý của quản ngục, HC đã rất cảm động.

Từ đó, ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung, độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người thầy quản đay lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữ ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia mềm lòng. Chính cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và những sở thích cao quý, hướng về văn minh, văn hoá mới cảm hoá được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy. Thái độ biệt nhỡn liên tài của HC đối với quản ngục không phải sự liên tài sự trả ân đối với người đã đối xử tử tế, biết chơi chữ của mình, mà là sự trân trọng, cảm đọng trước một nhân cách Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Quản ngục sống giưũa bùn nhơ nhớp mà vẫn giữu được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp. Đó đúng là một đoá sen trong bùn.

Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu toả ra rất rõ ở cảnh HC cho chữ. Nó bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹo nhân cách HC. ở đây vẻ đẹp này toả hương thơm ngát hơn lúc vào hết. Dưới ngòi bút của NT, một cảnh tượng đày kịch tính diễn ra, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tương đày mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực. Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch nguyên vẹn.

Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập, tra khảo dã man với ánh sáng của nền văn minh, văn hóa. Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và cái trong trẻo cao thượng. Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, sức sảo, gần đạt đến sự hoàn mĩ( Vũ Ngọc Phan).

Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực-bó đuóc của trí tuện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này, HC dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa xa, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, quyến rũ vào một sự vật:tấm lụa bạch nguyên vẹn. Đúng thế, ở đay chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. Chính tấm lụa trắng tinh này mà ông HC đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh. Ở đây không còn là một HC tử tù nữa. Chỉ còn một HC tự do nhất, sống động nhất. Cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp. Ngôi sao sáng –HC -đang phát quan bừng tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ caí màn đem ngự trị ngàn đời ở đây. HC đem đén nơi đay một thế giới văn hoá. Vẻ đẹp cao nhân đó đã làm cho viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Tuy nhiên, ở nhà ngục này có sự thay bậc đổi ngôi, có sự chuyển hoá vị thế, vị trí xã hội của con người. Nó noí lên một sự thật mà đày tính lãng mạn. Giờ phút này và tại nơi đay không phải do quản ngục làm chủ. Sức mạnh, quyền lực của cái đẹp và chân lý tồn tại trên đời, thể hiện sức mạnh, quyền uy theo cách riêng của nó.

Nó không khất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó. Nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại, nó vực con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái CHÂN-THIỆN-MỸ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn. Và ở đây caí đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người(Đôxtôiepxki). Cái đẹp đăng quan, cái xâú xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. HC cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp đẻ cái đẹp mãi sinh sôi nảy nở, đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật HC được khắc hoạ bằng ngòi bút lãng mạn cứ sừng sững hiên ngang hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngạt, trì trệ.

Phải chăng đó là quan niệm thẩm mỹ của HC hay của là của chính NT: cái đẹp phải gắn với cái thiện không thể ở chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành, bộc bạch giản dị đó của HC đã khiến cho ngục quan cảm đọng vái người tù một cái và rưng rưng: Kẻ mê muội nỳa xin bái lĩnh. 

Nói tóm lại, HC là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khac đi, HC dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đày rẫy những cái xấu xa,tội lỗi, biểu tượng cho Thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, đẻ vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.

Dựng lên hình tượng HC với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. NT đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vơì của HC, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mài vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 6

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân bao giờ cũng tha thiết và trân trọng cái đẹp, cái tài hoa, nhất là những sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn với hồn xưa đất nước. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là truyện ngắn Chữ người tử tù (Trích trong Vang bóng một thời – 1940). Với cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, có một vẻ đẹp lý tưởng, là mẫu người thể hiện hoài bão của nhà văn về lẽ sống ở đời. Thật thiếu sót khi say mê tài hoa, khí phách của Huấn Cao mà bỏ qua nhân vật là viên quản ngục.

Quản ngục dù sống trong môi trường tàn nhẫn, quay quắt nhưng lại có phẩm chất đáng quý, sở thích cao đẹp. Quản ngục cũng là nhân vật để Nguyễn Tuân gửi gắm tâm sự và nhân vật này cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Xét về vị thế xã hội thì quản ngục thuộc về thế lực đối lập mà người anh hùng Huấn Cao muốn đạp đổ, xóa bỏ. Ông ta đang duy trì, bảo vệ một trật tự xã hội mục nát. Xét về chức danh ông ta gợi liên tưởng đến bọn chúa ngục tàn bạo, đê tiện trong Thủy hử của Thi Nại Am. Thế nhưng trong nhãn quan nghệ thuật của Nguyễn Tuân ông ta là con người khác hẳn. Đó chính là thái độ, cách ông đối xử với tên tử tù Huấn Cao.

Sắp nhận một tử tù, khi nghe tên Huấn Cao, biết là người có tài viết chữ đẹp, tài bẻ khóa vượt ngục, là lãnh tụ nghĩa quân, người anh hùng thất thế sa cơ phải lãnh án chém, trong lòng quản ngục có ý nể trọng và cảm thấy thương tiếc.

Chuẩn bị đón một tử tù đặc biệt nên ông ta sai lính quét dọn buồng giam sạch sẽ và hôm sau tiếp nhận Huấn Cao khác lệ thường: đôi mắt hiền lành và thái độ kính nể lộ rõ. Điều đó thể hiện sự trân trọng nhân cách Huấn Cao của viên quan coi ngục.

Sau đó âm thầm kín đáo, quản ngục biệt đãi Huấn Cao cũng như các đồng chí của ông: ngày nào cũng ăn uống đầy đủ, chu toàn. Phải chăng quản ngục đang âm mưu điều gì? Không phải, quản ngục muốn lấy sự chăm sóc tận tụy của mình để an ủi một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Đó là tất cả khả năng mà ông ta có thể để bày tỏ thái độ sùng kính, nâng niu, chăm chút một nhân cách cao cả, một cái đẹp.

Rồi một hôm quản ngục khép nép đến thăm Huấn Cao, bị Huấn Cao xẵng giọng mắng và tỏ ra khinh bạc: Ta chí muốn một điều là ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây. Quản ngục lễ phép, nhã nhặn, một mực thành kính đáp: Xin lĩnh ý. Cách cư xử điềm đạm, đúng mực này soi sáng một tâm hồn cao quý và sẵn lòng quỳ gối trước hoa mai.

Sự tiếp đón và tinh thần phục dịch tận tụy Huấn Cao của viên quản ngục là biểu hiện một thái độ tôn trọng, thành kính trước một nhân cách đẹp. Luôn hướng về, cái đẹp, chăm sóc cái đẹp cũng là hành vi trọng nghĩa, một phẩm chất trong sáng cao quý hiếm có loại nhân vật này. Yêu cái đẹp đến mức dám phạm đến phép nước là một tâm hồn đẹp đẽ hiếm thấy.

Đối với viên quản ngục chơi chữ là một niềm đam mê từ thời trai trẻ. Khi mới biết đọc sách vở thánh hiền là ông ta luôn mơ ước có được chữ của Huấn Cao.

Khi được gặp Huấn Cao, ông ta luôn tư lự, đăm chiêu, nghĩ ngợi tìm cách xin chữ Huấn Cao cho bằng được. Vì chữ Huấn Cao là báu vật trên đời, nếu không xin được thì sẽ ân hận suốt đời. Mô tả chân dung quản ngục lúc này giọng văn Nguyễn Tuân trở nên chậm rãi, trang trọng: Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

Rồi mặt viên quản ngục tái nhợt khi nghe tin Huấn Cao sắp tuột khỏi tay mình về kinh đô chịu án chém. Quản ngục hốt hoảng vì sợ không xin được chữ và xót xa, tiếc nuối trước một cái đẹp sắp bị hủy diệt.

Và thật may mắn Huấn Cao đã kịp hiểu quản ngục, nhờ đó mà ông ta đã xin được chữ. Xin được chữ quản ngục đã bỏ nghề. Ông ta đã bị cái đẹp khuất phục và cảm hóa. 

Thú chơi chữ tao nhã thanh lịch thật đối nghịch với hoàn cảnh công việc của viên quản ngục. Sự tương phản gay gắt này đã làm nổi bật tâm hồn thanh khiết cao quý của viên quan coi ngục. Và giữa bầu trời tăm tối ấy thêm một ngôi sao sáng bên cạnh ngôi sao chính vị Huấn Cao. Trước cái đẹp, con người biết trân trọng, khao khát vươn đến cũng thành một nhân cách đẹp.

Sống trong môi trường xấu xa tàn nhẫn nhưng tính cách dịu dàng, lòng biết giá trị con người là âm thanh trong trẻo, là một nhân cách cao đẹp, thuần khiết, một thiên lương trong sáng, lành vững đáng được nêu gương ca ngợi: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Không giống Huấn Cao, quản ngục không sáng tạo ra cái đẹp nhưng thật lòng yêu cái đẹp, trân trọng, gìn giữ cái đẹp là người có tấm lòng cao đẹp. Trong cảnh cho chữ, quản ngục thực sự bị cái đẹp, tài hoa, nhân cách của Huấn Cao chinh phục, lúc này được cái đẹp đánh thức, viên quản ngục cũng trở nên đẹp hơn.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn nói rằng: cái đẹp chân chính và trọn vẹn bao giờ cũng có sức chinh phục và có sức sống mãnh liệt. Nhân vật quản ngục là đối tượng thể hiện khía cạnh khác của chủ đề: biết yêu cái đẹp là điều kiện để người ta trở nên đẹp và giữ được cái đẹp thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nhân vật của Nguyễn Tuân thường không đặt trên trục thiện ác, chính nghĩa hay gian tà mà được đặt trong mối quan hệ với cái đẹp. Quản ngục và Huấn Cao thuộc hai thế lực đối lập nhưng cả hai đều yêu quý và tôn thờ cái đẹp. Do đó dẫn đến sự gặp gỡ kỳ lạ của hai tâm hồn, hai nhân cách đẹp trong chốn ngục tù. Cách cư xử của quản ngục trước Huấn Cao, trước cái đẹp chính là cách xử sự của Nguyễn Tuân đối với nhân cách đẹp. Có thể nói, quản ngục và viên thơ lại là hai mảnh tâm hồn của Nguyễn Tuân.