Dàn ý cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương chung nhất 1
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non).
Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.).
Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: Vừa trắng lại vừa tròn
Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
Những vẫn giữ được sự son sắt của tấm lòng son
Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Ví dụ:
Bài thơ được Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.
Dàn ý cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ngắn gọn nhất 2
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Bánh trôi nước
2. Thân bài
a. Nghĩa tả thực:
- Hình ảnh chiếc bánh trôi nước:
+ Hình dáng: trắng, tròn
+ Đặc tính: bảy nổi ba chìm trong nước khi đem luộc
+ Thành phẩm: bánh khi hoàn thành đem ra thưởng thức trắng ngần, ngon, đẹp
=> Bánh xấu hay đẹp, ngon hay dở đều phải phụ thuộc vào tâm người làm bánh.
b. Nghĩa ẩn dụ:
- Hình ảnh người phụ nữ:
+ Ngoại hình: trắng, tròn → vẻ đẹp đầy đặn, căng tràn sức sống, quyến rũ
+ Số phận: bảy nổi ba chìm: lận đận, long đong, khổ sở
+ Không có quyền tự quyết định hạnh phúc, cuộc sống của mình
+ Cốt cách: tấm lòng son → thủy chung, thanh cao và bản lĩnh
=> Hình ảnh giàu ý nghĩa, bộc lộ tiếng nói thương cảm và niềm trân trọng trước những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
3. Kết bài
Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em
Dàn ý cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương chi tiết nhất 3
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương: là bà chúa thơ Nôm với nhiều tác phẩm độc đáo.
- Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật).
2. Thân bài: Cảm nhận về văn bản
a. Hình ảnh bánh trôi nước
- Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.
- Cách thức làm bánh:
+ Bảy nổi ba chìm
+ Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
- Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son.
- Nghệ thuật: nhân hóa – dùng từ “thân em” để chỉ người phụ nữ một cách kín đáo. “Trắng” và “tròn” thể hiện vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.
⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.
b. Hình ảnh người phụ nữ
- Vận dụng thành ngữ một cách linh hoạt để ám chỉ thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ.
- Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:
+ Bảy nổi ba chìm
+ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
- Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son.
- Sự cảm thông của tác giả đối với thân phận người phụ nữ.
⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.
3. Kết bài
- Cảm nhận về giá trị tác phẩm.
- Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”.