Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương chi tiết nhất: thuyết minh về Chùa Hương 1
1. Mở bài:
*Giới thiệu chung:
- Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hương mở hội. Hội chùa Hương kéo dài gần như suốt mùa xuân.
2. Thân bài:
* Thuyết minh về chùa Hương.
+ Vị trí của chùa Hương:
- Thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 70km về phía Tây Nam.
- Từ Hà Nội đi qua Hà Đông, đến bến Đục thì dừng xe, xuống đi dọc theo dòng suối Yến Vĩ chừng 3km là đến đền Trinh.
+ Đặc điểm:
- Điều hấp dẫn của chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa núi non, sông suối và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đa dạng, đẹp như một bức tranh sơn thuỳ.
- Khách hành hương đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước tấp nập đến với chùa Hương.
- Các ngôi chùa nằm rải rác từ chân núi lên đỉnh núi.
- Động Hương Tích lớn nhất, đẹp nhất, được chúa Trịnh Sâm ban tặng 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam).
- Cảnh sắc kì diệu trong lòng động hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là những nhũ đá hình cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi Cô, núi Cậu... và đặc biệt là hình chín con rồng trên vòm động.
3. Kết bài:
*Cảm nghĩ của bản thân.
- Du khách đi chùa Hương không chỉ để lễ Phật cầu phúc mà còn để hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó càng thêm yêu mến quê hương, đất nước.
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương hay nhất: thuyết minh Văn Miếu Quốc Tử Giám 2
I. Mở bài
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..
- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.
- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).
- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.
- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.
- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
2. Kết cấu
- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.
- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.
- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.
- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.
- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.
- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.
- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:
+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.
+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).
+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).
+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.
+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).
- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.
- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.
3. Ý nghĩa
- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.
- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.
- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: thuyết minh về phố cổ Hội An 3
I. Mở bài: giới thiệu danh lam thắng cảnh
Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nha Trang, Phú Quốc. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Hội An, thành phố được biết đến với vẻ cổ kính và bí ẩn. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch bởi sự cổ kính và có chút hiện đại. chúng ta cùng tìm hiểu về Hội An.
II. Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh
1. Nguồn gốc lịch sử về Hội An:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy Hội An đã được hình thành và có cách đây 2000 năm
- Đến khoảng thế kỉ 15 thì cư dân Đại Việt đã sinh sống ở đây
- Cuối thế kỉ 16-17, kinh tế Hội An phát triển do người Hoa và người Nhật đến đây sinh sống
- Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận Hội An là đô thị loại 3.
- Năm 2008, Chính phủ ban hành chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam
2. Các làng nghề truyền thống:
- Làng mộc Kim Bồng
- Làng gốm Thanh Hà
- Làng rau Trà Quế
- Làng đúc đồng Phước Kiều
3. Các địa điểm tham quan di tích lịch sử:
- Bảo tàng lịch sử văn hóa
- Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
4. Ẩm thực của hội an:
- Cao Lầu
- Mỳ Quảng
- bánh xèo chiên giòn
- bánh “hoa hồng trắng”
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh
- Đây là một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị
- Em sẽ đến đây vào dịp không xa
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: thuyết minh về Bến Nhà Rồng 4
I. Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về Bến Nhà Rồng
II. Thân bài
- Vị trí: Bến Nhà Rồng thuộc khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.
- Lịch sử hình thành:
+ Bến nhà rồng là một thương cảng nằm trên sông Sài Gòn và trở thành một thương cảng lớn tại Sài Gòn.
+ Được xây dựng từ 1862 và hơn 2 năm sau đó bến nhà Rồng này được hoàn thành vào năm 1864.
+ Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 đã tạo nên lịch sử dân tộc là người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh..
- Kiến trúc
+ Mục đích ban đầu xây dựng bến nhà Rồng là để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.
+ Nóc nhà của bến nhà Rồng gắn hình rồng
+ Ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ neo".
+ Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ để treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
+ Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
- Ý nghĩa lịch sử
+ Là nơi Bác Hồ lên đường ra đi tìm đường cứu nước
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh - bến Nhà Rồng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định lại ý nghĩa của di tích bến Nhà Rồng
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: thuyết minh về Đà Lạt 5
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về Đà Lạt: Nhắc đến Đà Lạt, dù là người mới chỉ đến lần đầu cũng có biết bao điều muốn chia sẻ, muốn bộc bạch, và đặc biệt sẽ kể về Đà Lạt bằng tâm hồn say sưa nhất.
II. Thân bài:
- Đặc điểm vị trí:
+ Một thành phố nhỏ của tỉnh Lâm Đồng
+ Nằm trên cao nguyên Lâm Viên
- Đặc điểm thiên nhiên, khí hậu
- Khí hậu, thời tiết
- Cảnh quan
- Con người và cuộc sống Đà Lạt
- Tính cách người Đà Lạt
- Sự phát triển du lịch
* Các địa điểm du lịch:
- Hồ Xuân Hương
- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
- Dinh Bảo Đại
- Thung lũng tình yêu.
- Núi Langbiang.
III. Kết bài:
Cảm nhận về Đà Lạt: Có thể nói, Đà Lạt như một bông hoa đẹp giữa một rừng hoa của Việt Nam, là người con gái đẹp mà trải qua thời gian càng đẹp hơn, càng được nhiều người mến mộ hơn.
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: thuyết minh về chùa Một Cột 6
I. Mở bài:
- Giới thiệu về danh lam thắng cảnh quê em (Chùa Một Cột)
II. Thân bài:
- Vị trí:
+ Ngày xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa.
+ Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.
- Quá trình hình thành:
+ Được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.
+ Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm, trước sân hai tháp lợp sứ trắng.
+ Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là " Giác thế chung" với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
+ Chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Pháp tàn khốc và đến năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.
+ 7 năm sau, tức năm 1962, quần thể chùa Một Cột đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và vào năm 2012 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á".
- Kiến trúc chùa một cột:
+ Gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa.
+ Cột trụ cấu trúc hình trụ đứng, gồm hai cột đá ghép lại với chiều cao 4m.
+ Đường kính cột đá rộng 1,2 m.
+ Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3 m, xung quanh được đỡ bằng hệ thống cột gỗ vững chắc.
+ Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian.
- Ý nghĩa, giá trị của chùa một cột:
+ Là biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật của thủ đô.
+ Chùa Một Cột là công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử với kiến trúc độc đáo.
+ Chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của Chùa Một Cột
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: thuyết minh về Dinh Độc Lập 7
I. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
II. Thân bài:
* Địa điểm: Sài Gòn
* Thời gian:
- Dinh Thống Đốc (Dinh Độc Lập) được xây dựng bề thế vào năm 1863.
* Cấu tạo, kiến trúc:
+ Khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm.
+ Khoảng 100 phòng
+ Chính giữa là đài phun nước
+ Hồ nước hình bán nguyệt
+ Những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai.
+ Những khuôn viên xanh, có hoa trông như một bức tranh đầy màu sắc rất thu hút khách du lịch.
* Ý nghĩa:
- Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng.
- Là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của dinh Độc Lập.
- Nêu cảm nhận bản thân.
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương hay nhất: thuyết minh về Hồ Tây 8
I. Mở bài:
– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây
II. Thân bài:
* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?
– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội
– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5 km.
* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?
– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.
– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.
– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.
* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?
– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.
– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.
– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…
– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió.. Thơ mộng biết bao.
– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.
* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?
– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc
=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.
– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.
– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.
– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.
* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?
– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.
– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.
III. Kết bài:
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.
Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: thuyết minh về Hồ Gươm 9
I. Mở bài
– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.
II. Thân bài:
a. Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
– Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
– Hồ có nhiều tên gọi:
+ Hồ Tả Vọng.
+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh).
+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).
b. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
– Có rùa quý sông trong hồ.
– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.
Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:
– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng).
+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).
+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).
– Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.
– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
III. Kết bài:
– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
– Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.