Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu hay nhất 1
Mở bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Mùa thu không chỉ chắp cánh cho những người nhạc sĩ viết lên những bản nhạc mùa thu nhẹ nhàng tình cảm mà còn chạm đến trái tim người thi sĩ để sáng tác lên những bài thơ giàu nhạc điệu và giàu hình ảnh. Tiêu biểu cho những bài thơ về mùa thu phải nói đến Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Thân bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Mở đầu bài thơ, nhà thơ nói đến những dấu hiệu mùa thu đến. Khoảnh khắc giao mùa khiến cho đất trời có những chuyển biến mới:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Động từ “Bỗng” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh vào sự ngỡ ngàng, bị động của nhà thơ trước cánh cửa mùa thu đang hé mở. Nhà thơ bỗng nhận ra hương thơm quen thuộc của mùa thu phả vào trong gió se lạnh. Đó là hương ổi, mùi hương ôi phảng phất trong không gian làng quê Bắc Bộ. Những làn gió se lạnh bắt đầu thôi, đám sương chùng chình qua ngõ. Từ láy “chùng chình” lột tả được hết sự chậm rãi của màn sương mùa thu. “Hình như” thể hiện sự chưa dám chắc là thu đã về của nhà thơ. Đồng thời nó cũng thể hiện được khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ nắng chói chang và mùa thu trong veo nhẹ nhàng.
Nhà thơ nhìn cảnh tượng thôn quê xa hơn, những hình ảnh thân quen nay có những chuyển biến lạ từ dòng sông cho đến những cánh chim và đám mây trên trời:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Dòng sông ngày nào vội vã vì mưa lũ thì nay lại dềnh dàng trôi chậm, những đàn chim thì vội vã hơn, một đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Dường như trên nền trời có khoảng vẫn xanh ngắt có khoảng thì đã trắng trong. Động từ “vắt” vừa nhân hóa đám mấy lại vừa làm tăng thêm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Trước sự thay đổi của thiên nhiên đất trời, nhà thơ ngẫm đến sự thay đổi trong đời người, trong cá nhân mình:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mua
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Trên trời vẫn còn rất nhiều nắng nhưng cơn mưa thì vơi dần đi. Những cơn mưa hối hả của mùa hè đã qua đi để lại chút nắng vương vấn khắp đường làng quê. Cơn đã bớt nên sấm cũng bớt một cách bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. Ở đây hình ảnh hàng cây đứng tuổi là hình ảnh tượng trưng cho người đứng tuổi, đã vơi dần những khó khăn những cơn sóng gió của cuộc đời.
Kết bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 2
1.1 Mở bài
Cách 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Tác giả: Hữu Thỉnh (sinh năm 1942), bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1963, khi nhập ngũ và trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội. Một số sáng tác tiêu biểu như tập thơ “những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”
Tác phẩm: Sang thu được sáng tác năm 1977, giữa tiết trời giao mùa từ hạ chuyển sang thu, tác giả đã có những cảm nhận tinh tế để từ đó có cảm hứng để sáng tác bài thơ này.
Cách hai: Dẫn dắt từ những câu thơ viết về mùa thu
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may”
(Đất nước_Nguyễn Đình Thi)
”Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
……………………..
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
(Tiếng thu_Lưu Trọng Lư)
“Đây mùa thu tới-mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Đây màu thu tới_Xuân Diệu)
“Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên”
(Thu _ Xuân Diệu)
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
(Thu điếu_Nguyễn Khuyến)
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc.”
(Thơ tình cuối mùa thu_Xuân Quỳnh)
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
(Đất nước_Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ca, đất trời mùa thu đã mang đến những cảm xúc khác nhau, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều nhà thơ. Đối với Hữu Thỉnh, nhà thơ đã cảm nhân được những chuyển biến tinh tế của đất trời trong tiết trời giao mùa.
1.2 Thân bài
Bố cục: bài thơ được chia làm 3 phần, mỗi phần tương ứng với một khổ thơ
Phần 1: Cảm nhận về tín hiệu của mùa thu từ những điều vô hình
Phần 2: Không gian mùa thu
Phần 3: Chiêm nghiệm về cuộc đời
Phân tích khổ thơ đầu tiên
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
+ Dấu hiệu báo mùa thu về trong thơ của Hữu Thỉnh là “hương ổi” theo làn gió thổi lan tỏa trong không khí. Đây là mùi hương quen thuộc, thường xuất hiện trong không gian làng quê ở Việt Nam.
+ Các động từ như “bỗng”, “phả” thể hiện sự bất ngờ của tác giả, có chút ngỡ ngàng khi phát hiện mùa thu đã về nhanh đến vậy. Chữ “phả” diễn tả một trạng thái lan tỏa có chiều rộng và có tốc độ nhanh, mạnh, diễn tả hương thơm của những trái ổi chín vàng đang lan tỏa một cách mãnh liệt trong không khí.
+ Chuyển động chậm chạp của giọt sương sớm “sương chùng chình” : nghệ thuật nhân hóa, dường như ta thấy có sự chuyển động ngập ngừng, đắn đo, nửa muốn đi, nửa muốn ở của giọt sương giăng mắc trong không gian.
=> Chính sự chuyển mình rất nhẹ nhàng nhưng lại quá đỗi tinh tế đến vậy mà nhà thơ đã đưa ra phỏng đoán của riêng mình “hình như thu đã về”.
Mở rộng: Trong thơ Xuân Diệu, mùa thu không đến từ cảm nhận về mùi hương mà đến từ hình ảnh lá vàng phai:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai, dệt lá vàng”
Phân tích khổ thơ thứ hai
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
+ Những cảnh vật dường như mang một sắc thái mới, một chuyển động mới khác hẳn mọi ngày, từ dòng sông, đến đàn chim, đến đám mây, tất cả đều mang một sắc thái “rất thu”.
+ Sông chuyển động chậm lại “dềnh dàng” thong thả, khoan thai, nhẹ nhàng chứ không hề vội vã, ào ạt, dữ dội. Đàn chim cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết lúc giao mùa cũng bắt đầu chuẩn bị cho hành trình di trú tránh rét của mình.
+ Đám mây trên bầu trời cũng đang cựa mình thay áo mới “vắt nửa mình sang thu”, nghệ thuật nhân hóa, liên tưởng độc đáo khiến cho câu thơ trở nên có hồn và mới mẻ, khác với hình ảnh đám mây mùa thu thường bắt gặp trong thơ cổ:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Nguyễn Khuyến)
Phân tích khổ thơ cuối
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Mùa thu đã thật sự về, sắc thu đã ngấm dần vào trong từng sự vật, vẫn là nắng, là mưa, là sấm ấy nhưng mọi thứ đã không còn dữ dội, mãnh liệt như khi còn mùa hạ nữa mà chỉ là “vẫn còn”. “đã vơi”, “bớt”.
+ Hình ảnh “sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi” dường như đang nhắc về những chiêm nghiệm trong cuộc đời con người. Tuổi trẻ gan góc, nhiệt huyết hăng say, đối mặt khó khăn thử thách cũng nhiều, tác động từ cuộc sống vào cũng mang đến nhiều ảnh hưởng. Nhưng khi con người đã ở một độ tuổi nhất định, mọi sóng gió của cuộc đời sẽ chỉ còn là những trận “sấm bớt bất ngờ”, con người ta sẽ điềm tĩnh, vững vàng đón nhận nó..
1.3 Kết bài
Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Giá trị nội dung: Bài thơ đã thành công trong việc miêu tả những biến chuyển của đất trời trong thời khắc giao mùa, chuyển mình sang thu, qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của tác giả cũng như chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống.
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ với nhiều hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu sức gợi, nghệ thuật nhân hóa độc đáo đã thể hiện ngòi bút tài hoa của một tâm hồn tinh tế, từng trải sự đời.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu hay nhất 3
1. Mở Bài
Giới thiệu bài thơ: "Sang thu" không chỉ mang nét đẹp trữ tình mà còn đẫm tính triết lý.
2. Thân Bài
* Chất trữ tình:
- Hương ổi đang hoà trong gió nhẹ, phả vào lòng người, vào đất trời vị thơm riêng biệt của mình.
- Màn sương mỏng sớm mai không vội vàng, vồ vập mà thư thái, thong dong tận hưởng từng phút giây qua mỗi nhà, mỗi ngõ.
→ Thiên nhiên đang bắt đầu báo hiệu mùa thu tới→ Đột ngột, bất ngờ
- Bầu không khí lành lạnh khi thu về khiến những cánh chim trở nên vội vã hơn
- Sông "dềnh dàng", không vội vã, cuộn trào mà thong dong, tư lự
- Đám mây vắt mình sang thu, mang nét đẹp của hai mùa thiên nhiên
=> Thiên nhiên khi thu sang vừa dịu dàng, nhẹ nhàng lại vừa trong trẻo, duyên dáng khiến lòng người thổn thức.
* Chất triết lý
- Sau những tháng năm chinh chiến trên dặm đường cứu nước người chiến sĩ trở về với tự do cho phép mình được sống thong thả hơn, được thoải mái tận hưởng vẻ đẹp của đất nước yên bình.
- Nỗi niềm của người lính khi trở về, vẫn nhớ và thương lắm những kí ức chiến tranh hào hùng, ác liệt.
- Thách thức, vấp ngã đưa lại những kinh nghiệm sống quý giá, sự trải nghiệm→ Khi trưởng thành rồi con người cũng như hàng cây kia, bao sấm chớp, bao giông bão cũng không còn sợ hãi, cũng vẫn bình thản đón nhận tất cả như một lẽ tự nhiên.
3. Kết Bài
Cảm nghĩ về bài thơ: "Sang thu" là khúc ngân giao mùa đầy mộng mơ khiến lòng ta không khỏi khắc khoải, vừa thấy yên bình lại thấy bâng khuâng.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 4
a. Mở bài
- Mùa thu luôn là đề tài bất tận của thơ ca.
- Có rất nhiều nhà thơ viết rất hay, rất đẹp về mùa thu.
- Một trong số đó phải kể đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời
- Bài thơ được sáng tác vào cuối 1977, khi thời tiết đang dần chuyển mình sang thu.
* Phân tích cụ thể
- Khổ 1: Tác giả cảm nhận thu đến bằng những cảm xúc rất mới, rất riêng bằng chính những rung cảm thực tế của nhà thơ.
+ Hương ổi: mùi hương rất mới, rất lạ về mùa thu trong thơ ca. Thu không còn được cảm nhận bằng màu vàng của hoa, tiếng xào xạc của lá mà thay vào đó là hương ổi nhẹ nhàng mà chứa đựng sự tinh tế.
+ Gió se: Cơn gió nhẹ nhàng, lành lạnh đã mang theo hương ổi, đánh thức tác giả về sự xuất hiện của mùa thu.
+ “Sương chùng chình”: Sự chậm rãi, nhẹ nhàng của chuyển động nhưng cũng đủ báo hiệu thu về.
→ Hương ổi, gió se, màn sương qua ngõ đã nhắc nhở tác giả về sự xuất hiện của mùa thu.
- Khổ 2: Mùa thu được cảm nhận ở không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc
+ Từ láy “dềnh dàng” gợi sự chuyển động nhịp nhàng của dòng sông. Trời vào thu, dòng sông cũng bớt đi sự dữ dội của những cơn lũ mùa hạ.
+ Cánh chim là hình ảnh chuyển động vội vã nhất trong toàn bức tranh. Thu đến mang theo những cơn gió lành lạnh, báo hiệu mùa thu về khiến cho những chú chim phải vội vã tránh rét.
+ Hình ảnh đám mây vắt nửa mình sang thu gợi cảm giác mềm mại, uyển chuyển của đám mây mùa thu. Dường như đám mây vẫn còn đang lưu luyến, đang cố níu giữ chút hơi ấm của mùa hạ.
--> Sự tinh tế của tác giả khi thu chỉ vừa mới chớm vào mùa mà nhà thơ đã cảm nhận được tất cả sự thay đổi của trời đất
- Khổ 3: Bức tranh mùa thu được cảm nhận bằng những chiêm nghiệm, suy tư
+ Nắng, mưa: Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạn nhưng đã vơi dần đi sự nhường chỗ của mùa hạ cho mùa thu đến.
+ Ẩn dụ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” những khó khăn bất ngờ ập đến trong cuộc sống và đối với những người đã từng trải qua nhiều gian truân, thử thách họ đã có đủ bình tĩnh để vượt qua tất cả mọi khó khăn.
c. Kết bài
- Sự tinh tế của tác giả.
- “Sang thu” không chỉ đem đến những cảm nhận rất mới lạ về mùa thu mà còn giúp người đọc thêm yêu thiên nhiên, trời đất.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 5
a. Mở bài
- Đề tài mùa thu trong thi ca Việt Nam.
- Dẫn vào bài thơSang thu của Hữu Thỉnh.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ thứ nhất:
- Nhà thơ nhận ra mùa thu bằng “hương ổi” chín, độc đáo, lần đầu tiên được lấy làm thi liệu, mang nét dân dã và bình dị.
- Hương ổi chín thơm “phả vào trong gió se” tạo cảm giác nồng đượm, rõ nét, ngọt ngào cùng mới cơn gió se của mùa thu khô ráo, lạnh lẽo.
- “Sương chùng chình qua ngõ”: Từ láy “chùng chình” tạo cảm giác chuyển mùa từ từ, chậm rãi, thong thả, đang còn vương vấn chưa muốn bước hẳn sang thu.
=> Nhà thơ cảm nhận những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu bằng việc vận dụng tinh tế các giác quan, câu thơ cuối “Hình như thu đã về” vừa như như ngỡ nàng, cũng như là câu khẳng định chứng minh thu đã chớm về.
b. Khổ thơ thứ hai:
- Mùa thu được miêu tả trong một không gian rộng lớn của đất và trời.
- Hữu Thỉnh bằng sự quan sát tinh tế tạo ra sự tương phản giữa dòng sông “dềnh dàng” chậm rãi, thảnh thơi với cánh chim “vội vã” dồn dập, gấp gáp đi tránh rét để góp phần làm rõ nét khoảnh khắc giao mùa.
- Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”: Sự lưu luyến, chần chừ, chưa muốn hoàn toàn bức sang thu của trời đất.
c. Khổ thơ cuối:
- “Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa”: Dùng sự khác biệt giữa hai mùa thu và màu hạ để diễn tả khoảnh khắc giao mùa, chớm thu nắng đã bớt chói chang, mưa cũng ngớt dần khác hẳn với thời tiết mùa hạ.
- “Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”: Triết lý chủ đề của cả bài thơ, ngụ ý nói rằng con người khi đã trải ra nhiều giông tố của tuổi trẻ, đã không còn bất ngờ trước những sự thay đổi bất ngờ của cuộc sống.
3. Kết bài:
- Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 6
I. Dàn ý chi tiết
Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Hạ qua thì thu đến. Thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người đọc những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Tất cả những điều đó đã được Hữu Thỉnh thể hiện rất thành công qua khổ cuối bài thơ “Sang thu
2. Thân bài
– Mở đầu khổ thơ vẫn là cái nắng, vẫn là cơn mưa mùa hạ nhưng tất cả đang “với dần”, đang ngày một nhạt đi.
– Mùa hạ như đang níu kéo lại chút không gian cho chính mình nhưng rồi cũng phải giật mình nhận ra rằng thu đã đến và mùa hạ phải nhường chỗ chu thu để đến một chân trời khác.
– Ở hai câu thơ tiếp theo, bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm
– “Sấm” – là hiện tượng quen thuộc của thiên nhiên xuất hiện trước hoặc trong cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.
–> Từ hai hình ảnh quen thuộc đó, tác giả muốn gửi đến người đọc những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời.
+ “Sấm” ở đây vừa là một hiện tượng tự nhiên vừa là những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời.
+ Còn “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống. Họ là người đã đủ trưởng thành để vượt qua những sóng gió của cuộc đời.
3. Kết bài
Qua bốn câu thơ ta vừa thấy được khả năng quan sát tinh tế vừa thấy được ngòi bút tài năng của tác giả. Đó cũng là lí do khiến “Sang thu” luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 7
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh:
+ Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên.
- Giới thiệu bài thơ Sang thu:
+ Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa.
b) Thân bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu
* Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ"
- “bỗng”: sự ngạc nhiên, bất ngờ -> đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất.
- “Hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
- “phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may, lan toả khắp không gian.
- "Sương chùng chình": những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. -> Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
=> Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.
* Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.
- Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về:
"Hình như thu đã về"
+ "Hình như": một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.
-> Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.
=> Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế.
=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện (“hương ổi”, “gió se” và “sương”).
* Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ
- Khả năng quan sát tinh tế
- Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo
- Thủ pháp nhân hoá
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu.
- Cảm nhận của em về khổ thơ.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 8
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh
Bài thơ chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
Bài thơ được sáng tác 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ
II. Thân bài
1. Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong gió se về tín hiệu sang thu
- Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng
2. Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa
- Hình ảnh dòng sống trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu
- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi
→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời
3. Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ”- trạng thái của con người
+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
III. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+ Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người
Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực
Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 9
A. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca
- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thân bài.
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
b. Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản
–>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
“Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”
3. Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng – mưa:
- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.
- Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
- Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
=> Gợi cảm xúc tiếc nuối
C. Kết luận: “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.
- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 10
Mở bài:
+ Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thơ ca từ truyền thống tới hiện đại (xưa tới nay). Mùa thu trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Thi ca cũng có rất nhiều trang viết rất hay về mùa thu.
+ Đã rất nhiều nhà thơ thành danh đánh dấu tên tuổi của mình những bài thơ viết về mùa thu như là Nguyễn Du, Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu
+ Viết về đề tài mùa thu: Hay, hấp dẫn nhưng rất khó (theo mình nghĩ: Chắc tại có nhiều người viết về nó!!!) ->Hữu Thỉnh đã vượt qua được khó khăn thử thách để đóng góp cho văn học Việt Nam một thi phẩm xuất sắc về mùa thu. Đó là bài thơ: Sang thu
Thân bài:
*Khổ 1:
+ Tính từ "Bỗng" bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú
+ Hình ảnh "hương ổi" được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; "hương ổi" không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ "nhận ra"
+ Hình ảnh "hương ổi" đặc trưng của mùa thu mộc mạc, dơn sơ, giản dị + hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh
=>Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng
+ Động từ "phả" hương ổi nhiều, đậm đặc
Nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm không gian + hình ảnh "gió se" gió mang theo hơi lạnh
=>Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa không gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh
+ Nhân hóa "sương trùng trình qua ngõ" -> khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ
+ Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng
Từ “đã” khẳng định chắc chắn
+ Kết hợp “hình như”+”đã”->khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se” “sương chùng chình” (mơ hồ)
=> thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.
* Khổ 2:
+ Nhân hóa
- Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng
- Chim “vội vã” bay đi di trú
-> Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian
+ Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”
Dềnh dàng vội vã
-> Nổi bật tín hiệu: Mùa thu đã thực sự hiện diện
+ Nhân hóa “đám mây…sang thu” gianh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây. Đây là 1 hình ảnh rất sáng tạo, độc đáo của Hữu Thỉnh thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
=> Như 1 sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.
*Khổ 3:
- Đối lập: “Vẫn còn”-“vơi dần”
Nắng mưa
- Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn)
- Mưa thưa dần, ít dần, hết dần
-> Bước chân của mùa thu đang lấn át dần không gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.
- Ẩn dụ + “sấm” biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống
+ Hàng cây đứng tuổi: Những người lớn tuổi, từng trải
=>Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.
- Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 11
a, Mở bài
Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân
Bài thơ “Sang Thu” khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển giao mùa từ mùa hạ sang thu, cả bài thơ là một bức tranh thu tươi đẹp.
b, Thân bài
* Bức tranh thiên nhiên mùa thu được Hữu Thỉnh phác họa một cách sinh động và giàu sức biểu cảm bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.
- Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người, tâm hồn của mình qua những tín hiệu:
+ Sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng, tiếng lá vàng rơi xào xạc.
+ Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt, nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
+ Màn sương chùng chình qua ngõ, một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”.
+ Dòng sông, mưa, đám mây cũng có những tín hiệu sang thu =>Tác giả khẳng định rằn “Thu đến thật rồi”.
Dấu hiệu của mùa thu trong thơ rất bình dị, gần gũi. Tác giả rất tinh tế, khéo léo để nhận ra sự thay đổi rất nhẹ nhàng, dịu dàng của mùa thu chỉ vừa mới chớm.
Hình ảnh đám mây mùa hạ duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” thật thú vị và độc đáo.
Tất cả như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.
* Tác giả bắt đầu suy ngẫm, chiêm nghiệm thể hiện qua giọng thơ trầm hẳn ở bốn câu thơ cuối
Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: Hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi
=> Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn.
* Nghệ thuật
Với thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh đơn sơ, quen thuộc, biện pháp nghệ thuật nhân hóa những hình ảnh màn sương, đám mây,…làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn.
c, Kết bài
Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế.
Cả bài thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim người nghệ sĩ.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 12
Mở bài
Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, mùa thu của lòng người. Mỗi nhà thơ viết về mùa thu với vẻ đẹp riêng của nó. Hữu Thỉnh cũng viết về mùa thu, nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Bài Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
Vẻ đẹp của thời khắc giao mùa, sự suy ngẫm của con người trước thời khắc giao mùa ấy được thể hiện tinh tế trong bài thơ Sang thu.
Thân bài
a) Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa hạ sang thu.
* Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của mùi ổi chín.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.
Từ bỗng diễn tả sự đột ngột nhận ra sự thay đổi của đất trời vào thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi. Không những vậy, dấu hiệu của thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mỏng, của dòng sông, của tiếng chim và của đám mây.
Qua sự cảm nhận của tác giả dường như làn sương thu mỏng cũng chùng chình qua ngõ rất chậm rãi. Dòng sông cũng trở nên chậm chạp, thong thả trôi một cách thanh thản qua từ láy dềnh dàng. Tất cả gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Đám mây cũng như phân làm đôi, một nửa nằm lại ở mùa hè, còn nửa kia vắt sang thu. Thời khắc giao mùa như là đỉnh cao của hai mái che hạ và thu. Đám mây một nửa vắt bên này mái (mùa hạ) còn một nửa vắt qua mái bên kia (mùa thu). Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt dầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nứa mình sang thu….
Nhà thơ đã nhận ra vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa bằng các giác quan và bằng sự rung động tinh tế của tâm hồn. Chỉ một bài thơ ngắn mà tác giả đã vẽ nên một bức tranh giao mùa bằng ngôn từ. Bức tranh có màu sắc, đường nét, âm thanh,… thật đẹp và sống động. Bức tranh mang theo nét dịu dàng, êm ả của làng quê Việt Nam vào lúc sang thu.
b) Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa.
Nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự thay đổi của đất trời. Sự ngỡ ngàng, bâng khuâng đó được thể hiện qua các từ bỗng, hình như.
Hai dòng cuối của bài thơ đã thể hiện được suy ngẫm của tác giả:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hai câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa là một ẩn dụ. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiêng sấm nữa. Nhưng qua hình ảnh tả thực, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Kết bài
Bài thơ Sang thu ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời khắc giao mùa hạ sang thu ở làng quê Việt Nam.
Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp nghệ thuật tu từ như từ láy, nhân hoá, ẩn dụ. Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của đất trời khi thu sang.
Qua bài thơ, ta thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.
Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu 13
Sang thu cũng như nhiều tác phẩm khác, có rất nhiều kiểu đề có thể ra như Cảm nhận, Phân tích, Bình luận,... Khi đi thi, các em hãy tập cho mình cách lập dàn bài để định hướng khi viết.
Ví dụ:
1. Mở bài:
Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát. (Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).
2. Thân bài:
Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh cụ thể:
a. Khổ 1:
Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả
cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
• Khứu giác (hương ổi) > xúc giác (gió se) > cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) > cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
• Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuân qua các từ “bỗng”, “hình như".
b. Khổ 2:
Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh. Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
c. Khổ 3:
Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí. Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa. Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.
Tóm lại:
• Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
• Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Kết bài:
• Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
• Nêu cảm xúc khái quát.