Lập dàn ý Phân tích Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh hay nhất (7 mẫu)

Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh 1

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

·         Tác giả Phan Châu Trinh quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Là một trong những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX.

·         Tác phẩm Đập đá ở côn Lôn ( Bài thơ đập đá ở Côn Lôn đã dựng lên một hình ảnh đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn chí; Bài thơ cũng thể hiện được tài năng nghệ thuật của Phan Châu Trinh với tư cách của một nhà văn,nhà thơ).

II. Thân bài: Phân tích chi tiết bài thơ  Đập đá ở Côn Lôn

- Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá:

+ Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt:

+ Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.

+ Xách búa đánh tan

+ Ra tay đạp bể

- Ý chí chiến đấu sắc son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày

+ Tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ, dỏe dai, hun đúc ý chí chiến đấu sắc son.

+ Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước

+ Những người có gan làm chuyện lớn khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ.Tự hào kiêu hãnh công việc mình theo đuổi.

III. Kết luận: 

·         Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật của bài Đập đá ở Côn Lôn


Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh chi tiết nhất 2

MB:.

– Tác giả

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Quảng Nam, đậu Phó bảng. Ông là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng lỗi lạc ở nước ta; là chiến sĩ tiên phong nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực thực dân, giải phóng dân tộc. Thơ văn của ông vừa đanh thép hùng biện, vừa thắm thiết trữ tình.

– Xuất xứ

Năm 1908 phong trào chống sưu thuế của nhân dân ta ở Trung Kì nổ ra dữ dội, bị thực dân Pháp bắn giết, tù đày. Phan Châu Trinh đã bị cầm tù, bị đày ra Côn Lôn. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được ông viết khi làm lao động khổ sai trên Côn Đảo.

– Chủ đề

Mượn chuyện đập đá của tù khổ sai trên đảo Côn Lôn, tác giả bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của người chiến sĩ yêu nước.

TB:

1, Hai câu đề: thể hiện một tư thế ngang tàng của một đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh “vợ bìu con ríu” hoặc khom lưng quỳ gối ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, một nhà tù, một địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy” nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình:

“Lừng lẫy làm cho lở núi non”.

Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang.

2, Câu thực đối nhau. Nghĩa đen ghi lại công việc đập đá khổ sai. Công cụ lao động là “búa” và “đập bể”. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống” và “mấy trăm hòn”. Hai câu 3,4 mang hàm ý nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ hi sinh, câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận căm thù, muốn “đánh tan”, muốn “đập bể” mọi kẻ thù, mọi thử thách:

“Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”.

3, Hai câu luận đối nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “Tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình đọa đày. Trước những thử thách ghê gớm, người chiến sĩ “bao quản”, “càng bền” chí khí. “Thân sành khỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí của một kẻ sĩ chân chính. “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như một lời thề:

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son”.

4, Hai câu kết: mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Dù “có lỡ bước” có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính “việc con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản (gian nan >< việc con con) dùng cách nói khoa trương (những kẻ vá trời để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày:

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con”.

KB:

– “Đập đá ở Côn Lôn” là bài thất ngôn bát cú Đường luật rất độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng ẩn dụ với biện pháp nghệ thuật khoa trương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế hiên ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại.

– Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là một bài ca yêu nước của một phu sĩ anh hùng làm ta tôn kính và ngưỡng mộ.


Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh 3

Mở bài phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Sơ lược về tác giả Phan Châu Trinh cùng với tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn.

Giới thiệu hình tượng về người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ.

Thân bài phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Chỉ ra bố cục và thể loại của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

Hình ảnh người tù ngang tàng đầy khí phách trong tác phẩm.

Khấu khí rắn rỏi, tư thế sừng sững hiên ngang.

Khát vọng được hành động một cách mãnh liệt.

Hình tượng đẹp đẽ đầy hùng tráng của người chí sĩ trong tù.

Ý chí chiến đấu kiến cường đầy sắt son của người tù cách mạng.

Những người tù với sức chịu đựng dẻo dai đầy bền bỉ.

Tinh thần cộng sản kiên cường trung kiên, không sờn lòng đổi chí.

Những người tù luôn tự hào và kiêu hãnh dù cho hoàn cảnh khốn khó trong tù.

Kết bài phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Khái quát lại ý nghĩa của tác phẩm cũng như hình tượng người chiến sĩ cách mạng.

Mở rộng vấn đề, liên hệ đến những tác phẩm cùng chủ đề. 

Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh 4

·          

·         1. Mở bài:

·         * Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

·         - Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống chính sách sưu cao thuế nặng của chính quyền thực dân, phong kiến.

·         - Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là người đề xướng phong trào bãi bỏ chế độ quân chủ, thay thế bằng chế độ dân chủ.

·         - Ông bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo.

·         - Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn sáng tác trong khi ông và các đồng chí của ông bị bắt làm công việc khổ sai là đập đá.

·         2. Thân bài:

·         * Phân tích nội dung bài thơ: (theo kiểu thất ngôn bát cú Đường luật).

·         + Hai câu đề:

·         Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

·         Lừng lẫy làm cho lở núi non.

·         - Là lời tuyên ngôn về chí khí, lí tưởng của người anh hùng.

·         - Hình tượng người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt với ý chí dời non lấp biển được dệt nên từ nghệ thuật ẩn dụ tượng trưng, thi vị hoá công việc đập đá vừa nặng nhọc vừa nguy hiểm.

·         - Tư tưởng quán xuyến vẫn là chí nam nhi thường được nhắc đến trong văn chương cổ (thơ Nguyễn Trãi, thơ Phạm Ngũ Lão, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ...) và trong thơ văn Phan Bội Châu cùng thời.

·         - Có sự chuyển hoá kì diệu giữa vị thế của một tù nhân với vị thế của người anh hùng dũng sĩ trong thần thoại, mang tầm vóc vũ trụ.

·         + Hai câu thực:

·         Xách búa đánh tan năm bảy đống,

·         Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

·         - Âm hưởng hào hùng. Hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ thâm thúy, tượng trưng cho khó khăn, thử thách trên con đường cách mạng (năm bảy đống, mấy trăm hòn).

·         - Lối nói cường điệu, khoa trương bằng các động từ, tính từ có khả năng gợi tả, gợi cảm rất lớn (Xách búa đánh tan, Ra tay đập bể), thể hiện khí phách, quyết tâm và sức mạnh phi thường của những người yêu nước.

·         + Hai câu luận:

·         Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

·         Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

·         - Nghệ thuật đối rất chỉnh, chơi chữ tài tình (Tháng ngày >< mưa nắng; thân sành sỏi >< dạ sắt son): thể hiện nghị lực và ý chí theo đuổi đến cùng lý tưởng cách mạng, bất chấp hiểm nguy. Gian nan chỉ nung nấu, tôi luyện thêm chí khí anh hùng.

·         + Hai câu kết:

·         Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

·         Gian nan chi kể việc con con!

·         - Khẩu khí ngang tàng, kiêu hùng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững khí tiết, niềm tin và quyết tâm chiến đấu.

·         - Khẳng định tư thế oai phong, lẫm liệt, dù trong cảnh lao tù, coi chuyện sa cơ, lỡ bước chỉ là chuyện con con, so với lí tưởng cách mạng vĩ đại vì dân, vì nước.

·         3. Kết bài:

·         - Bài thơ mang âm hưởng hào hùng, sảng khoái. Cảm xúc bay bổng vượt lên thực tế nghiệt ngã của cảnh tù đày.

·         - Hình tượng tuyệt vời về người anh hùng cứu nước đầu thế kỉ XX trong bài thơ sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh 5

1. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và tác giả Phan Châu Trinh.

- Dẫn dắt vào các vấn đề: hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

2. Thân bài

* Khái quát chung về bài thơ:

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục: Đề, thực, luận, kết.

* Nội dung

- Hình ảnh người chiến sĩ ngang tàng, khí phách của người anh hùng thông qua việc đập đá ở Côn Sơn (được thể hiện trong 4 câu thơ đầu, trích thơ):

+ Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và ước vọng mãnh liệt: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non”

+ Khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển. Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong, hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp dưới khí phách ấy.

+ Khát vọng hành động mãnh liệt: “Xách búa đánh tan năm bảy đống/ Ra tay đập bể mấy trăm hòn”. Với nhịp 4/3 khỏe chắc cùng với những từ chỉ hành động “xách búa”, “ra tay” đi với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã tô đậm sức mạnh hơn người của người chí sĩ yêu nước. Người chí sĩ cách mạng từ lâu đã coi công việc khổ sai cực nhọc là một công việc không có gì khó khăn đối với sức mạnh của bản thân, núi đá ở Côn Lôn cứng đến đâu cũng dễ dàn bị ông chinh phục trong một tư thế ngang tàn, mạnh mẽ. Người chí sĩ cách mạng không coi đây là công việc khổ sai mà chính là cách để con người ta rèn luyện.

=> Bằng nghệ thuật nói quá cùng với giọng thơ mạnh mẽ đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người cùng với đó là khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của người dám coi thường thử thách, gian nan.

- Ý chí chiến đấu sắc son của người anh hùng:

+ Sức chịu đựng bền bỉ dai dẳng “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/ Mưa nắng càng bền dạ sắt son” Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, nhưng với những chí sĩ cách mạng tài ba, quả cảm và vững chí như Phan Châu Trinh thì đây là nơi tôi luyện ý chí kiên trì, sành sỏi, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn.

+ Tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí. Sức chịu đựng mãnh liệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy, trung thành với lí tưởng yêu nước.

+ Niềm tự hào kiêu hãnh: ông tự cho nhận là “kẻ vá trời” gánh vác hoạt động cách mạng với lí tưởng duy tân, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Người chiến sĩ tự nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân với một phong thái vô cùng tự tin.

=> Hình tượng đẹp lẫy lừng, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng, đổi chí.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận, đánh giá chung, khẳng định tài năng của tác giả.

- Liên hệ với bản thân.

Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh 6

Mở bài : - Giới thiệu tác giả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và hai bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn”

- Nêu vấn đề nghị luận : vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ XX

Thân bài : Phân tích hai bài thơ 

1. Bài thơ " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác "

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác "

a.Hai câu đề: Phong thái ung dung, lạc quan của nhà cách mạng yêu nước
- Câu 1:
+ Điệp ngữ "vẫn" lặp lại hai lần
+ Từ ngữ Hán Việt "hào kiệt", "phong lưu"
→ Nêu lên hoàn cảnh của người cách mạng và hơn thế nó như một lời khẳng định phong cách sống ung dung, đàng hoàng, đĩnh đạc của người cách mạng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Câu 2: "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù" là một cách nói khỏe khoắn, toát lên tinh thần lạc quan của nhà cách mạng

b. Hai câu thực: Tâm thế vững vàng, thoải mái, hiên ngang của nhà cách mạng
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập thường thấy đã làm nổi bật hình ảnh người cách mạng với phong thái ung dung.|
- "khách không nhà": cho chúng ta thấy hoàn cảnh khó khăn, vất vả trên con đường hoạt động cách mạng, nhưng hơn hết là tâm thế tự do, là tinh thần ung dung ngay trong chính hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm thiếu thốn.
- Sử dụng từ "lại" như một lời nhấn mạnh, tác giả đã thể hiện rõ thái độ mỉa mai của mình trước hành động khủng bố những người yêu nước, những nhà cách mạng của thực dân Pháp.

c. Hai câu luận: Khẩu khí và sức mạnh tinh thần của người cách mạng yêu nước
- Câu thơ "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" như một lời khẳng định đầy đanh thép về hoài bão kinh bang tế thế
- Cách nói phóng đại "cười tan cuộc oán thù" dường như đã khẳng định sức mạnh, niềm tin của những cách mạng họ có thể chiến thắng, có thể đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

d. Hai câu kết: Lời khẳng định tư thế hiên ngang và ý chí kiên cường của người cách mạng
- Biện pháp điệp ngữ
- Hai câu thơ cho chúng ta thấy rõ những phẩm chất tốt đẹp của những con người cách mạng - sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn và gian khổ để hoàn thành sự nghiệp, sứ mệnh của mình.

2. Bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn "

- Giới thiệu bài thơ:
+ Bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn " của Phan Châu Trinh là một bài thơ hay và tiêu biểu của Phan Châu Trinh.
+ Lẽ sống quật cường, chí khí phi thường của một kẻ sĩ yêu nước tạo nên một bầu không khí thời đại oanh liệt, hào hùng

a.Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ

- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh ⇒ Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo

- “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương

   + “lở núi non”, “năm bảy đồng”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể” : điểm xuất phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng.

   + Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường

⇒ Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm ⇒ Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường

b. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ

- Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng

⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ

- Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng.

- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”

⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình

** Nhận xét về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ XX qua 2 bài thơ  :

- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không

- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Kết bài : - Khẳng định vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ XX

Dàn ý Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh 7

1. Công việc đập đá ở Côn Lôn là một công việc lao động cường bức khố sai hết sức nặng nhọc: trên hòn đảo trơ trọi, giừa nắng gió biến khơi. Trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày phải làm công việc lao động này cho đến khi kiệt sức và không ít người đà gục ngã.

2. Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa:

+ Thế đứng của con người giữa đất trời

+ Công việc đập đá ở Côn Lôn

– Tìm hiếu thế đứng của con người giữa đất trời:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.

Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người như thế lại đường hoàng “đứng giữa” đất trời Côn Lôn, “đứng giữa” biến rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sừng! Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.

Công việc đập đá được miêu tả. Đó là sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiên đấu mãnh liệt, hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bề mấy trăm hòn”… Điều thú vị là ở chổ tác giả vẫn bám sát vào công việc thực là dùng búa để khai thác đá từ những hòn núi ngoài Côn Đảo.

-Nhận xét: Đây là khẩu khí của một người xem thường mọi thử thách gian nan, nói về một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dùng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại. Giọng thơ khẩu khí ngang tàng này cũng khá phố biến trong thơ ca truyền thống.

-Kết luận: Tác giả đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng, trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vù trụ, đã biến một công việc lao động khố sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì. Và như vậy, bôn câu thơ đầu đả dựng được một tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời.

3. – Nếu bốn câu thơ đầu là sự miêu tả kết hợp với biểu cảm, thì đến bốn câu thơ cuối này tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thử thách gian nan, luôn giữ vừng niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. Vẽ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong trên đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.

– Cách thức biếu hiện cảm xúc để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt nó trong thế tương quan đối lập với nhừng thử thách lớn lao phải chịu dựng, ở câu 5 – 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan (tháng ngày, mưa nắng: chỉ những gian nan khổ phải chịu dựng không phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng) với sức chịu đựng dẻo dai, bền bi (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng (càng bến dạ sắt son).

(1 câu 7 – 8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào nhừng năm đầu thố ki XX, một công việc mà không phải ai cùng tin sức người có thế làm được (phân tích hình ảnh bà Nữ Oa đội đá vá trời) với nhừng thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như “việc con con” (Sự thực thì bản án mà Phan Châu Trinh đang phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông đang phai chịu dựng đâu có phải là “việc con con”, có điều, đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng phai kể đến).

4. Qua hai bài thơ Cam tác vào nhà ngục Quang Đông và Dập đá ớ Côn Lôn cho chúng ta thấy:

-Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những bậc hào kiệt anh hùng khi sa cơ, lờ bước rơi vào vòng tù ngục.

-Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của họ biểu hiện trước hết ở khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe dọa đến tính mạng. Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của minh (Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp…).