Chứng minh câu tục ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân (17 mẫu)

Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Thương người như thể thương thân chi tiết nhất 1

1/ Mở bài

- Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".

2/ Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- "Thương" là trạng thái cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hãy chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó là thứ cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người trong cuộc sống.

- Thương người : "người" ở đây được hiểu là người khác, không phải là mình; "thương người" nghĩa là bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu được, cảm thông được và chia sẻ, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của người khác.

- Từ "như" biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về một mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc.

- Thương thân: "thân" ở đây là thân mình; "thương thân" chính là thương bản thân mình.

=> "Thương người như thể thương thân": Câu tục ngữ này ý nói thương bản thân mình như thế nào, hiểu nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì cũng phải đồng cảm, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau của người khác như vậy.

b) Tại sao phải "Thương người như thể thương thân"?

- Vì mỗi con người là một cá thể không thể tách rời cộng đồng. (Ví dụ: Tình làng nghĩa xóm thể hiện ở chỗ khi có một gia đình không may gặp một chuyện gì đó cần giúp đỡ, chúng ta cần quan tâm, chia sẻ và có thể giúp đỡ họ dựa trên khả năng của bản thân.)

- Hơn nữa, chúng ta cùng chung một lãnh thổ, một quốc giá với 54 dân tộc cùng chung một màu da, chúng ta giúp đỡ, yêu thương nhau là chuyện đương nhiên và nên làm (Lấy ví dụ chứng minh).

c) Đánh giá chung về câu tục ngữ

- Nhắn nhủ mỗi con người cần có tấm lòng bao dung, biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu những người quanh mình.

- Thông điệp về tình thân bác ái trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

- Phê phán những người ích kỉ, lạnh lùng, dửng dưng trước những khó khăn, nỗi khổ của người xung quanh.

3/ Kết bài

- Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ.

- Nêu bài học cho bản thân.

Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Thương người như thể thương thân 2 

1. Mở bài

- Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng... bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.

=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

- Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...

+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

3. Kết bài

- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

- Lời khuyên.

Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Thương người như thể thương thân 3

I. Mở bài

- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.

- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.

- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.

II. Thân bài

a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.

- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.

Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.

b) Tác dụng của câu tục ngữ:

Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái

c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.

Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)

Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (Tiếp tục đưa ra dẫn chứng)

Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

III. Kết bài

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.

Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 1

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN. Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN. Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 2

Kho tàng ca dao, tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói hay về truyền thống đạo đức của dân tộc, một trong số đó phải kể đến truyền thống nhân ái, yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là biểu hiện rất rõ cho nét đẹp đó. Trước hết, ta cần hiểu "Thương người như thể thương thân" nghĩa là như thế nào?. "Thương" là cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay có thể là sự chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó phải là thứ tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người, người với muôn loài, muôn vật.... "Thương người" ở đây có nghĩa là dành tình cảm cho người khác, không phải là mình và phải bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia và giúp đỡ người khác. "Thương thân" chính là sự quý trọng bản thân mình, từ "như" đã biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là lời khuyên nhủ mỗi người đối xử tốt với bản thân mình như thế nào, hiểu được nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì mình sẽ đồng cảm, sẻ chia với người khác như vậy. Một câu tục ngữ quen thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với ý nghĩa giáo dục rất lớn. Không chỉ yêu thương bản thân mình mà hãy quan tâm đến những người bên cạnh ta bằng những tình cảm chân thành và giản dị nhất. Mỗi người chúng ta đều được cha mẹ sinh ra và trao cho một số phận, được làm người là điều vô cùng may mắn, cho dù số phận của mỗi người đều không giống nhau: Có người được tạo hóa ban tặng dung nhan xinh đẹp, có người lại có những khiếm khuyết trên cơ thể, có người sinh ra đã sống trong cảnh giàu sang, nhưng có những người sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh,... Tuy vậy, dù cho ta có gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải yêu thương và trân trọng bản thân mình bởi nếu không tự yêu bản thân mình thì sao ta có thể yêu thương người khác được. Cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với ta, đôi khi ta cũng gặp niềm vui, nỗi buồn, có lúc ta khỏe mạnh nhưng cũng có lúc ta đau ốm, buồn bã, cũng có thể ta đang gặp phải một chuyện gì đó không vui hay đau ốm, bệnh tật... Những lúc đó không có người thân bên cạnh hay không có ai quan tâm, chia sẻ cùng thì chắc chắn ta sẽ rất buồn phiền, ta sẽ thấy tủi thân, cô đơn, lo lắng, ta sẽ tự thấy thương cho chính mình. Thương bản thân mình là vậy, liệu rằng khi ta vô tình bắt gặp một hoàn cảnh như gặp chính mình trong đó thì ta sẽ thế nào? Liệu ta có đồng cảm với họ hay ta quay mặt thờ ơ như không biết, thậm chí còn dè bỉu coi khinh? Đó còn phụ thuộc vào tình cách, vào sự nhận thức ở mỗi người. "Thương người" ở đây được hiểu là khi ta bắt gặp một ai đó khi nhìn thấy họ nghèo khó, rách rưới hay những cụ già chống gậy đi ăn xin, những em bé trời lạnh không có quần áo mặc hoặc những người bệnh tật không có người thân chăm sóc, không có tiền chạy chữa thuốc thang hay những vùng miền hằng năm gánh chịu lũ lụt, thiên tai... Trước những hình ảnh xúc động đó, trái tim ta rung động bởi sự thương xót, thấu hiểu được nỗi đau, nỗi khổ của họ. Tình thương ấy có thể chỉ là những hành động chia sẻ, động viên bằng tinh thần nhưng cũng có thể là những đóng góp bằng vật chất dù ít hay nhiều vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là một hành động ý nghĩa, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của những người dân trong cùng một đất nước. Chẳng hạn như trên đường ta gặp một cụ già ăn xin, nếu có điều kiện thì ta giúp đỡ hoặc đi qua ta bắt gặp một em bé đang khóc không có người thân bên cạnh, ta có thể dừng xe hỏi han rồi đưa em bé đó vào phòng công an nơi gần nhất để mong tìm được người thân của mình. Những chương trình từ thiện hằng năm, những em bé kém may mắn bị mắc bệnh hiểm nghèo hay những vùng miền bị thiên tai lũ lụt cần lắm những tấm lòng hảo tâm, đó chính là tình người với nhau. Mình thương bản thân mình như thế nào thì hãy đồng cảm và sẻ chia với người khác như thế đó, đó cũng chính là thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm vào câu tục ngữ. Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ có giá trị nhân văn sâu sắc và đúng đắn ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người dân trong cùng một đất nước, có như vậy mới tạo dựng được các mối quan hệ xã hội và làm cho xã hội ngày một phát triển hơn toàn diện hơn, đồng đều hơn.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 3

 Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ đề cao đạo lí làm người. Một trong số đó là câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người Việt Nam.        Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.        Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. "Hũ gạo cứu đói" năm Ất Dậu 1945, phong trào rộng lớn của toàn dân giúp đỡ đồng bào bị bào lụt, giúp nạn nhân chiến tranh, giúp học sinh nghèo,... trong những năm gần đây đã nói lên sức mạnh của tình nhân ái, đạo lí tốt đẹp. "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta. 
        "Thương người... ” không chỉ đồng cảm san sẻ, cứu giúp, mà còn phải biết trân trọng những phẩm giá tốt đẹp của đồng loại, thấu hiểu và nâng niu những ước mơ, nguyện vọng về dân chủ tự do, về ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhất là của những con người lầm than, đói khổ.
        "Thương người như thể thương thân " chính là lòng chí nhân " đã làm nên sức mạnh Việt Nam như Nguyễn Trãi đã nói: "Lấy chí nhân để thay cường bạo'' (Bình Ngô đại cáo). Tình cảm cao quý ấy đã làm cho lòng người trong sáng hơn, nhân hậu hơn. Biết lấy tình người trong ứng xử là đạo lí cao quý. Nhờ thế mà bóng tối bị xua tan. Cái ác bị đẩy lùi. Tình người và tình đời toả sáng, Xã hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.Trong cuộc sống phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội Việt Nam. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi xã hội, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.        Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 4

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ "thương người như thể thương thân". Trước hết ta phải hiểu thế nào là "Thương người như thể thương thân"? "thương người" là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, "thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: Như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là: "Lá lành đùm lá rách" "Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cùng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết. Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông. Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 5

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học làm người qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình. Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau (thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước (thương người). Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ. Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình, xót xa cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân (lợi mình, hại người) rất đáng bị lên án. Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy. Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài. Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha con, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta đã dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời ru êm dịu bên nôi: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng, một mẹ chớ hoài đá nhau". "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần". "Chị ngã, em nâng". "Tay đứt ruột xót"... Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: "Phụ tử tình thâm", "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta. Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây đựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp. Tại sao chúng ta nên sống theo tinh thần của câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay: Sông có khúc, người có lúc là ý nói trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình. Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên... đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn... Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền, bất hạnh... Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chí lí đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong thời đại mới, trong xu thế hoà nhập với toàn cầu thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai không xa, lòng nhân ái sẽ xoá bỏ hận thù, đẩy lùi cái ác, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hi vọng, hòa bình và hạnh phúc.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân hay nhất 6

  Bên cạnh truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống nhân đạo đã trở thành máu thịt của nhân dân ta. Tục ngữ của ta cũng thấm nhuần lòng nhân đạo ấy:    "Thương người như thể thương thân"    Tìm hiểu quan niệm ấy, ta sẽ hiểu thêm nét đẹp tâm hồn của dân tộc ta.    Lời khuyên giản dị mà chan chứa tình người. Còn gì chí tình, chí nghĩa hơn là thương yêu, giúp đỡ người khác như thương yêu chính bản thân mình.    Lời răn dạy ngắn gọn mà chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Thân là bản thân, là cái riêng được coi ngang bằng với mọi người khác (chỉ chung nhân loại). Lời răn dạy trên như muốn khuyên ta: Ta từng thân thương ta thế nào ta hãy chia sẻ, cảm thông mà thương thân người như thế. Thân ta nếu đã từng đau đớn vì một lí do nào đó như đứt tay, bệnh hoạn thì ta đã hiểu, đã trải qua nỗi đâu ấy, đã thương xót bản thân mình. Đến nay, nếu người khác lâm cảnh khốn cùng, ta cảm thông giúp đỡ, quan tâm họ như ta vậy.    Vì sao câu tục ngữ trên lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Nếu suy nghĩ kĩ, ta thấy điều ấy thật đơn giản: chưa có ai sống đơn độc lẻ loi mà đủ sức tồn tại. Gia đình có quan hệ anh em, cùng chung huyết thống, cùng chung kỉ niệm vui buồn. Anh em như thể tay chân nên lúc hoạn nạn phải giúp đỡ nhau theo tinh thần máu chảy một mềm, chị ngã em nâng.    Xa hơn nữa là bạn bè, hàng xóm quen biết cùng chung những lúc tối lửa tắt đèn bên nhau. Họ không cùng chung máu mủ nhưng lại là người gần gũi, dễ chia sẻ buồn vui với nhau. Do vậy, cũng có câu: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Thực tế thì anh em không bán, láng giềng nên mua, đó là những người gần gũi và có thể hiểu ta, giúp đỡ ta trước khi anh em ta đến nơi. Họ chẳng khác gì anh em một nhà với ta.    Rộng hơn nữa là những người miền ngược hay miền xuôi trong đất nước ta. Đó là đồng bào, cùng một bọc, cùng là con mẹ Âu Cơ với ta… Tinh thần ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hơn nữa, về mặt lịch sử và địa lí, dân tộc ta có chung môi trường, điều kiện sống, cùng nhau hưởng hạnh phúc trong độc lập và chịu gian nan lúc nô lệ ngoại bang. Ta đã gắn bó biết bao trong kháng chiến gian khổ để có độc lập, tự do hôm nay. Ngoài ra, ta còn phải gắn bó đoàn kết với nhau trong đấu tranh với thiên nhiên. Biết bao lần ta đã gắn bó, đùm bọc nhau khi bị lũ lụt, hỏa hoạn. Biết bao lần ta đã “cứu đồng bào là để tự cứu mình” trong mối quan hệ khăng khít. Những việc làm ấy đều xuất phát từ tinh thần thương người như thể thương thân nói trên. Tỉnh cảm ấy, về thực tế cần phải duy trì, về đạo lí là nét đẹp truyền thống, là nếp sống văn minh tốt đẹp của xã hội.    Do vậy, hiểu sâu sắc lí do trên ta cần phát triển mối quan hệ tốt đẹp ấy, hiểu rõ vẻ đẹp của lối sống đoàn kết thân ái, phải thương yêu người khác như chính bản thân. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa giữa cá nhân với nhau mà còn mang nội dung rộng lớn hơn, trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Tình cảm nhân đạo ấy được phát triển rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại. Thấm nhuần lời dạy ấy, bản thân chúng ta phải có ý thức rèn luyện đạo đức. Ngay từ nhỏ, ta phải biết đoàn kết yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học đến xã hội.    Theo tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, ta cần giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ những gia đình neo đơn, người già, người tàn tật. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp giữa người và người trong xã hội.    Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã cho ta một bài học về đạo làm người, nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, biết yêu thương mọi người chung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha, chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người, vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.    Thật vậy:    "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"    Cao quý thay lòng nhân ái! Vĩ đại thay giàn địa cầu của chúng ta!

Chứng minh câu thương người như thể thương thân cực hay 7

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: Thương người như thể thương thân. Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một lối nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại”, một bên là bản thân bởi cách so sánh như thể – Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ… cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: Là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thông, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm. Xa hơn nữa là bạn bế, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta tối lửa tắt đèn có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ… Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để di đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng Thương người như thể thương thân mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét dẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc. Cho nên, mỗi chúng ta cần hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triền lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại. Thấm nhuần lời dạy ấy, bản thân mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện đạo đức. Ngay từ nhỏ phải biết sống đoàn kết yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học đến mọi người xung quanh. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, không có gì lớn lao, chỉ cần biết giúp đỡ bạn trong lớp, tham gia quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ gia đình neo đơn, người già, người tàn tật. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp giữa người và người trong xã hội mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sông hằng ngày. Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người chung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thông tốt đẹp của ông cha là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 8

Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đăc điểm nổi ật, là truyền thống trong quan điểm sống của con người Việt Nam. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng mang một nội dung giống với câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách" bài ca dao dưới đây là một cách nhắc nhở thế hệ sau tiếp nối quan điểm sống tốt đẹp này:
"Thương người như thể thương thân
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Bài ca dao như một cách nói rất tự nhiên, chân thành, ngắn gọn mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu đầu tiên là lời dạy về lòng thương người, câu thứ hai là lời nhắc nhở tình thương dành cho đồng bào, dân tộc. Lòng thương người được ví một cách rất dễ hiểu qua từ "thương thân". Ý câu đầu của bài ca dao muốn nói, chúng ta thương bản thân chúng ta như thế nào thì hãy đối xử với người khác, những người xung quanh chúng ta như vậy. Bởi chúng ta đều là con người. Đã là con người cho dù có khác nhau về ngoại hình, tính cách, công việc hay địa vị xã hội; họ cũng vẫn là con người. Giống chúng ta họ cũng biết đau, biết hận; biết buồn vui và hạnh phúc. Tất cả những trạng thái tâm lý họ đều giống chúng ta và những nhu cầu cơ bản để sống cũng giống ta. Họ là con người, họ cũng có quyền được sống. Nhưng không phải ai cũng may mắn. Xung quanh chúng ta có rất nhiều những người kém may mắn, những mảnh đời cơ cực, những miếng vá của cuộc sống này. Người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành một cộng đồng một đoàn thể. Trong gia đình có mối quan hệ bố mẹ với con cái, anh chị em, những người cùng họ hàng huyết thống… Ngoài nơi làm việc có đồng nghiệp, bạn bè… Họ là những người gần gũi bên ta nhất. Họ là những người đã cùng ta vượt qua những tháng năm thăng trầm của cuộc sống. Họ chẳng khác nào những bộ phận gắn liền trên cơ thể chúng ta không thể tách rời. Mà cuộc đời thì không phẳng. Họ có thể gặp hoạn nạn, khó khăn vậy làm sao mà ta có thể quay lưng làm ngơ cho được bởi máu chảy thì ruột mềm:
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"
Phạm vi của lòng thương người ấy rộng ra nữa là những người cùng ta vượt qua hoạn nạn khó khăn trong cuộc sống. Tuy không máu mủ nhưng họ lại là người có tình nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng để chia sẻ ngọt bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm chẳng khác gì anh em một nhà. Boeir vậy mà bài ca dao mới có câu thứ hai để khẳng định lại lần nữa. Cộng đồng xã hội, đất nước mà ta đang sinh sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em. Họ cùng là một dân tộc Việt Nam, là đồng bào, là con của mẹ Âu Cơ xưa kia. Mối liên hệ ấy không thể nào chối bỏ. Tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nên mới: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Trải qua một thời gian kháng chiến trường kì, nhân dân ta, nước ta, dân tộc ta đã đồng lòng đoàn kết để tiến tới thắng lợi vẻ vang giành lại độc lập cho dân tộc. Đã biết bao lần nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi "Một nắm khi đói bằng một gói khi no". Cũng đã bao người giống như anh cu Tràng trong "Vợ nhặt" của Kim Lân thương người đàn bà là nạn nhân của cái đói mà đem về cưu mang. Ngày nay, là vô vàn những hoạt động từ thiện như 'Đông ấm", "Bữa cơm nhỏ"… Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thể thương thân – Người trong một nước phải thương nhau cùng " của ông cha ta. Tình cảm đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.
Thế nhưng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những hoạt động, những cách cư xử đẹp, đúng với đạo lý thì vẫn còn không ít những người chỉ quan tâm tới bản thân mà thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của đồng bào. Thật đáng buồn và đáng phê phán. Ta nên hiểu rằng, yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện và noi theo. Nó là tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm ấy cần được phát triển hơn nữa, nâng rộng ra hơn nữa. Bài ca dao trên là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Nó mãi mãi nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái, về tình người, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Hãy phát huy những bài học giá trị của ông cha ta. Nó không chỉ thể hiện nhân cách làm người mà còn góp phần xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 9

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên Thương người như thể thương thân vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.
Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.
Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.
Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao:
Nhân tâm ai bán mà mua
Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng?
Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn bạc tiền .

Chứng minh câu thương người như thể thương thân hay nhất 10

Chúng ta không sống một mình, chúng ta đang sống trong một cộng đồng có sự yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Khi ta sống, không phải lúc nào cũng hoàn hảo, mà có rất nhiều lúc mắc sai lầm, khuyết điểm, mỗi lần như thế ta lại được người khác tha thứ và bỏ qua, ngược lại ta cũng xoá hết lỗi lầm của người khác.Chúng ta luôn được yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc khác nhau. Đó là lễ sống cao đẹp, và là biểu hiện lòng thương người, được đúc kết theo câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân”. Tình cảm ấy được vun đắp và phát  triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa gia đình, thầy cô, bè bạn, người thân,…Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm yêu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương của anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quí mến của bạn bè, sự giúp đỡ của con người với con người,sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng…Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất của  nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Không những thế, tình cảm đó còn thể hiện hteo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim của họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề "Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh" ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùnh hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con đất nước. Mỗi ai cũng fải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị of con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Trong dân gian có câu "1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ " hay "la` lành đùm lá rách" chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta phải biết  tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người không thể sống mà ko có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự htân ái, đòan kết cộng đồng, Đã từ lâu nhân dân ta biết yêu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành một khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bão  lũ. Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn của  sự đoàn kết. Chính tình yêu thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích phục  vụ lợi ích cho xã hội “ Một cây là chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao" Tình thương bao la còn đc Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau Cách mang tháng tám"…Mọi người ai cũng fải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng fải đc học hành", việc thực hiện "hũ gạo cứu đói", "nhường cơm sẻ áo", "lá lành đùm lá rách" đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết iu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau”. Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh "Cuộc sống không phải tất cả, còn cần biết sống một cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc" Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ qúy báu nhất, nó vô giá, được con người tạo ra và con người phải  qúy trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỷ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu. Mà tính vị kỷ thói hư tật xấu làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng vì cái tôi, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. "Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ" Quả vậy "Thương người như thể thương thân" – Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con nguơi tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi! Trong cuộc sống ngày nay, tình iu thương ngày càng fát triển hay mai một đều do ý thức of con người. Vì thế để có một xã hội tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta phải  quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm of bản thân,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên,gom góp chút tiền giúp đở những người còn khó khăn, tránh vì lợi ích of mình mà gây hại cho mọi người cho đất nước.Trong xã hội của chúng ta, có rất nhiều người sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh. Có những người vì biết được người bên cạnh mình luôn khoan dung với mình mà lợi dụng lòng khoan dung đó để thực hiện những mưu đồ đen tối, người như vậy đang bị lên án. Lòng khoan dung là một phẩm chất đẹp của con người, chúng ta cần giữ gìn và phát huy, vì chính lòng khoan dung đó con người gần gũi và gắn bó với nhau hơn. Để có lòng khoan dung rộng lớn thì mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện, bồi đắp để mang lại cho cuộc sống nhiều điều ý nghĩa hơn.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân hay nhất 11

Trong cuộc sống, con người luôn cần hòa nhập với xã hội, tạo lập thành những mối quan hệ. Mỗi chúng ta luôn có nhu cầu được yêu thương, được quan tâm và nhu cầu yêu thương, chia sẻ với những người khác. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Để hiểu câu tục ngữ này ta cần hiểu “thương người”, “thương thân” là gì? Trước hết “thương người” đó là tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ đối với những người xung quanh. “Thương thân” là sự yêu thương, chăm sóc cho chính bản thân của mình. Ở đây, câu tục ngữ có ý so sánh ngang bằng giữa hai vấn đề, hai đối tượng của lòng yêu thương đó là yêu thương với người khác và với chính mình. Mỗi khi chúng ta ốm đau, gặp khó khăn  hoạn nạn chúng ta luôn tự động viên chính mình, luôn quan tâm đến bản thân đồng thời cũng luôn mong muốn có người quan tâm, sẻ chia. Và với người khác cũng vậy, chỉ một lời hỏi thăm, chỉ một cái ôm an ủi cũng có những giá trị to lớn, là nguồn động viên to lớn, giúp họ có động lực để vượt qua. Vậy cớ sao ta không làm điều đó với những người khác? Trong ca dao, tục ngữ cũng có rất nhiều câu như vậy, ví như: “Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Chúng ta cần có lòng yêu thương, sự cảm thông đối với những người xung quanh bởi trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình được ấm no, hạnh phúc nhưng không phải ai cũng may mắn đạt được điều đó. Khi ấy họ rất cần sự động viên, chia sẻ và giúp đỡ. Chính sự yêu thương đó sẽ mang lại cho họ niềm tin vào cuộc sống, có nguồn động lực để tiếp tục tiến về phía trước. Đồng thời chính người bày tỏ niềm yêu thương với người khác cũng sẽ nhận được niềm vui, sự tự hào về chính bản thân mình vì đã làm được việc có ích. Qua những hành động nhỏ bé nhưng thể hiện tấm lòng của bản thân, từ đó ta sẽ nhận được sự yêu mến, kính trọng của người khác đối với mình. Tuy nhiên, không phải cứ cho đi là nhằm mục đích, cân đo đong đếm xem nhận lại được những gì. Cho đi là không toan tính, là xuất phát từ ý tốt, từ tấm lòng chân thật. Hãy tưởng tượng thế giới quanh ta vắng đi tình yêu thương, con người xung quanh đối xử với nhau bằng khuôn mặt vô cảm khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy thế nào? Cái thế giới ấy thật đáng sợ, nghèo nàn về cảm xúc và lạnh lẽo về tình người. Khi ấy con người trở nên ích kỉ. Điều nay không phải chưa từng có trong xã hội ngày nay. Khi mạng xã hội, internet ngày một phát triển thì đi đôi với nó là những hệ lụy đáng báo động cho giới trẻ hiện nay. Mọi người bị những thứ như Facebook, Games..chi phối, trở thành những con người sống chìm đắm trong thế giới ảo. Xưa kia chúng ta giao tiếp với nhau qua lời nói, qua thư từ, qua cử chỉ, ánh mắt thì nay tất cả được gói gọn trong một chiếc smart phone. Ta chẳng còn thấy lạ trước những hình ảnh, những video ghi lại sự thờ ơ, vô cảm của giới trẻ trước khó khăn hoạn nạn của người khác. Cứ như vậy cái xã hội này sẽ đi về đâu? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra trong những năm tới nếu như không kiểm soát được việc sử dụng công nghệ của giới trẻ. Để tránh khỏi hậu quả khôn lường của thói vô cảm, chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Điều đó có thể bắt đầu từ những hành vi, cử chỉ nhỏ trong gia đình khi biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương giúp đỡ, sẻ chia công việc với bố mẹ. Trong trường học biết kính thầy yêu bạn, biết quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ, cùng nhau học tập để tiến bộ…Ngoài trường học chúng ta cũng cần quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Tất cả sẽ hình thành nên một nhân cách tốt đẹp cho bản thân, được mọi người yêu mến. Tóm lại, câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” là lời răn dạy đúng đắn. Nó như tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh thức lương tri của mỗi người. Trong một xã hội không ai có thể hoàn toàn biệt lập, tách ra khỏi khối đoàn thể chung vì thế cần giữ gìn và phát huy tinh thần yêu thương con người, “Lá lành đùm lá rách” để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ hơn

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 12

Dễ nhận thấy được từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Cũng chính vì như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đó chính là việc là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng chính là một trong những phẩm giá của con người Việt Nam chúng ta. Thương thân được hiểu đó cũng chính là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, và những lúc lạnh không có áo mặc, khi mà chúng ta bị ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… quả thật ta như thấy được rằng chính lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Ta như thấy được việc chúng ta thương người đòng thời cũng chính là việc chúng ta thương xót mọi người xung quanh, chúng ta cũng quan tâm, chia sẻ và hơn nữa cũng sẽ thật là sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Ta như thấy được chính lời dạy “Thương người như thể thương thân” được xem chính là việc con người luôn yêu quý bản thân như thế nào thì đồng thời chúng ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu như mà chính bản thân của chúng ta cũng như đã từng trải qua biết bao đau thương, bao đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì dường như chúng ta mà may mắn bắt gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, mỗi người cũng hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, và cũng nên nhớ rằng quan tâm tới họ như chính với chính bản thân của chính mình. Có lẽ rằng chính câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, đồng thời cũng phải biết được sự trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống có biết bao nhiêu chông gai cũng như khó khăn. Mỗi con người chúng ta cũng phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, đồng thời con người cũng như phải thể hiện được tình tương thân tương ái trong chính xã hội của đất nước chúng ta. Qủa thật ta như thấy được rằng đối với một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, đối với một gia đình không thể tách riêng khỏi xã hội được. Hơn nữa đó chính là việc mà các bạn gặp khó khăn,  nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Nếu như theo con số thống kê hiện nay, trên thế giới này đã có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, họ trở thành những người mà đầu trộm đuôi cướp lý do duy nhất đó chính là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội – nơi mà họ đang sinh sống. Dường như chính những mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít với nhau. Ta như thấy được chính mình có thông cảm, yêu thương đồng thời cũng nên phải giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Thực sự ta như thấy được nếu như mà hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, cho họ có được những tấm áo để mặc, giúp cho họ có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ đó. Không thể phủ nhận được hiện nay, trên khắp cả nước ta thì lại cũng đã có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên và cũng có thể điểm qua một số quỹ đó như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đồng thời, ta cũng như lại thấy được ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, có cả các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Thực sự đó cũng chính là những biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đó cũng chính là sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta. Ta như thấy được những giai cấp, nghĩa đồng bào được đánh giá cũng chính là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và ta như thấy được chính việc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Có lẽ rằng chính tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta giống như câu nói của ông cha ta đã từng nói “Thương người như thể thương thân”.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 13

Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nôi bật, là truyền thống trong quan niệm sống của ông cha ta. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thâm đậm vào máu thịt của mỗi người dân. Cúng với những câu tục ngữ, ca dao như "Nhiễu điều phủ lấy giả gương. Người trong một nuớc phải thương nhau cùng", "Lá lành đùm lá rách"… ông bà ta cũng có dạy thật cụ thể qua câu "Thươg người như thê thương thân". Đây lá một lời khuyên chí tình chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân minh.

Như một lời nối tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn, câu tục ngữ được tách thành hai vế, một bên là người đồng loại, một bên là bản thân bởi cách so sánh "như thể". Như vậy, lời dạy trên muốn nhân mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình ; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cải mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Chi một vết trầy nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm, lo sợ… do là ta thương thân ta, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.

Thật vậy, là người sống trong xã hội không ai sông lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng lúc nào như chân với tay trong cùng một cơ thế. Do đó, khi họ gặp hoạn nạn khó khăn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho dù trể, bởi "máu chảy ruột mềm".

Anh em như thể tay chân Rách lằnh đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.

Rộng hơn là bè bạn, bà con hàng xóm,những người đã cùng ta "tối lửa tắt đèn" với nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc "trái gió trở trời, những khi "cùng đường bí lối", họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để "chia bùi sẻ ngọt". Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vi vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành lúc này thái độ" nhường cơm sẻ áo"," chị ngã em nâng" là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt.

Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc có chung một mẹ Áu Cơ… Chinh mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt dẹp của dận tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp dỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gợi "Miếng khi đói bằng gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiến bạc đến thuốc men vật dụng cùng chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thê hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thê thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp của con người; là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc, Thê nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít người chỉ quan tâm đến bản thân không nghĩ đến người khác. Họ thờ ơ không quan tâm truớc nỗi đau của đổng bào, đổng loại. Hạng người này thật đáng phê phán.

Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung cùng toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đổng nhân loại.

Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt. Phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông là ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 14

Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc. Giống như  Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo” của mình. Dân tộc Việt Nam: “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy chí nhân để thay cường bạo”. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, tiêu biểu là câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ nói lên một phẩm chất đáng quý của dân tộc ta, đó là lòng yêu thương con người. “Thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình. Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nói rằng hãy dành tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự giúp đỡ cho người khác cũng như là dành cho chính bản thân mình vậy. Khi mình gặp khó khăn, trắc trở mình đau khổ bao nhiêu, mình cảm thấy bất hạnh bao nhiêu thì khi người khác gặp phải tình cảnh đó cũng có cảm giác tương tự như mình vậy. Hãy giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn thử thách mà đừng so đo, tính toán gì, hãy xem như sự giúp đỡ đó là dành cho chính bản thân mình.

Cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ có nội dung nói về lòng yêu thương con người như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc một câu gần nghĩa nhất là: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” một con ngựa đau không ăn thì cả đàn cũng bỏ bữa, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình.

Dân tộc ta với truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời đã có những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”. Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động, vì trước kia, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì cuộc sống của đa số người dân vẫn còn cực khổ nên các phong trào thể hiện truyền thống nhân nghĩa này còn hạn chế, nhưng bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một mà con phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những trận lụt bão. Những ngươi này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, khuyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ éo le này. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam.
Ta đã nghe câu thơ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Lại một ngày thêm để yêu thương”

Hay:

“Còn gì đẹp hơn đời như thế

Người với người sống để yêu nhau”

Vậy mà một số người vẫn giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, tỏ thái đô “sống chết mặc bay” hay “đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.

Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình. Nó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc cần được lớp thế hệ đi sau gìn giữ và phát huy.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 15

Từ xa xưa, tinh thần thương thân thương ái đã là một trong những đạo lý truyền thống quý
báu của dân tộc ta được lưu giữ từ đời này qua đời khác, và cho đến hôm nay, nó vẫn như
một ngọn lửa rực rỡ âm ỉ cháy suốt chiều dài lịch sử. Nhân dân muôn đời vẫn mãi nhớ lời răn dạy của cha ông “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ ngắn gọn mà ẩn chứa một ý nghĩa lớn lao. “Thương người” có thể hiểu là yêuthương, sẻ chia, giúp đỡ người khác, những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, còn“thương thân” lại là thương yêu chính bản thân mình. Hai vế câu được đặt trong cách nói so sánh đã mở ra trước mắt ta một bài học đạo lý làm người sâu sắc đó là : Mỗi người chúng ta trong cuộc sống cần giúp đỡ, sẻ chia với những mảnh đời xung quanh ta bằng tất cả tình yêu, sự quan tâm như với chính bản thân mình.

Câu tục ngữ mới đúng đắn và sâu sắc làm sao. Trước hết, tại sao con người ta cần phải yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình? Cuộc sống xung quanh ta vẫn còn rất nhiều những mảnh đời, hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Có những người không được may mắn như ta, sinh ra đã tật nguyền hay mồ côi cha, mẹ; cũng có những người phải sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, thiếu thốn hoặc không nơi nương tựa. Không ai sinh ra có thể chọn lựa cho mình hoàn cảnh sống, không ai có thể lường trước được bất kỳ khó khăn nào trước mắt sẽ xảy ra. Vậy nên luôn tồn tại những nghịch cảnh cần sự giúp đỡ và sẻ chia. - vforum.vn

Khi ta biết yêu thương, đùm bọc người khác , giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, ta sẽ nhận
được niềm vui, niềm hạnh phúc, sự thanh thản tâm hồn và lòng biết ơn từ những người ấy,
người nhận cũng sẽ khắc phục được một phần nào cuộc sống. Hơn nữa, vì cho đi là nhận lại, khi ta giúp đỡ người khác, sẽ đến lúc ta cũng gặp hoàn cảnh khó khăn và nhận lại được sự giúp đỡ của họ. Nếu một xã hội luôn có những con người biết yêu thương, sẻ chia thì xã hội ấy sẽ ngày một phát triển, đẩy lùi được những hoàn cảnh sống khó khăn, xóa đói giảm nghèo.

Tinh thần thương thân thương ái đã được minh chứng rất rõ qua bao đời nay. Trong thời chiến, nhân dân đồng bào cả nước đồng lòng xây dựng chiến lũy, đắp hào, góp gạo nuôi chiến sĩ, bác Hồ đã thành lập hũ gạo cứu đói với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”,...Rồi cho đến thời bình hôm nay, nó vẫn được phát huy một cách mạnh mẽ khi ngày càng nhiều những quỹ từ thiện, các tổ chức từ thiện được thành lập để ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt, quyên góp ủng hộ các mảnh đời, các hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền trên cả nước. Những suất cơm 2,000 đồng, những nồi cháo yêu thương tuy nhỏ nhưng ấm âp vô cùng, nó đã sưởi ấm.biết bao trái tim đơn côi, khó khăn. Phát huy mạnh mẽ tinh thần thương thân thương ái cũng chính là bảo tồn truyền thống quý báu của dân tộc.

Tuy nhiên, trong cuộc sống này vẫn còn tồn tại những con người sống ích kỉ, vô cảm, lạnh
lùng với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Những con người ấy vĩnh viễn không được chào đón, yêu mến và đáng bị lên án. Tất nhiên, yêu thương, sẻ chia cũng phải đúng lúc,đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Ta không thể giúp đỡ, dung túng những kẻ xấu xa, cũng không phải giúp đỡ mọi lúc mọi nơi, sự sẻ chia cần xuất phát từ chính trái tim bạn, tấm lòng bạn và hoàn cảnh, khả năng của bạn. Yêu thương sẽ khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, để vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, không đau đớn, không khổ cực.

“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy vẫn luôn được gìn giữ và duy trì. Hãy dành một khoảng lặng trong cuộc sống bộn bề thường ngày để ngắm nhìn, ngẫm nghĩ về những người xung quanh ta, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng, ta cần phải sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân cực hay 16

Nhân dân ta có truyền thống tương thân tương ái, truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta để lại và được xây dựng phát triển dựa vào nền tảng tư tưởng nhân đạo. Để răn dạy con cháu ông bà ta có câu nói  Thương người như thể thương thân. Thế nào là “Thương người như thể thương thân”? “thương người” chính là quan tâm, lo lắng, đùm bọc những người xung quanh mình, “thương thân” là yêu thương, chăm sóc cho chính bản thân mình. Vậy cụm từ trên có nghĩa là hãy  yêu thương, chăm sóc người khác cũng như chính bản thân mình. Ngoài ra còn có một số câu nói tương tự như “Lá lành đùm lá rách” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ, thương yêu người khác? Trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình thì có cha con, vợ chồng, anh em… nhưng bước ra ngoài xã hội còn có nhiều mảnh đời bất hạnh chính vì vậy mà cần phải giúp đỡ, quan tâm người khác. Thực tế nhân dân ta đã sống theo quan điểm “Thương người như thể thương thân” từ lâu đời. Mỗi khi có người gặp hoạn nạn, thiên tai là có nhiều tấm lòng hướng về động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Người người, nhà nhà làm việc thiện. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, mái ấm cho trẻ mồ côi, trại dưỡng lão cho người già….tất cả đều đang thể hiện tình thương đúng với nghĩa cử thương người như thể thương thân. Hàng năm nhiều tổ chức, trường học phát độn chiến dịch mùa hè xanh mang kiến thức và khoa học đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhiều người dân.Chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù, mang lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền, mồ côi… Điều đó cho thấy lòng nhân ái, tình yêu thương con người luôn cố mọi lúc mọi nơi. Câu tục ngữ  Thương người như thể thương thân chính là bài học về đạo lí làm người rất quan trọng và quý báu mà cha ông ta đã để lại. Lời dạy ấy mãi ghi khắc và nhắc nhở ta sống phải có lòng nhân ái, biết thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại sẽ giúp đẩy lùi cái ác, trái đất mãi một màu xanh hòa bình và hạnh phúc muôn nơi.

Chứng minh câu thương người như thể thương thân 17

Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta rất phong phú, một trong số đó là câu nói khuyên dạy con người sống phải biết yêu thương quan tâm đến những người xung quanh: Thương người như thể thương thân. Thương người như thể thương thân vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì?  Thân tức là thân thể hay thân xác của con người, phần vật chất sống cha mẹ ban cho mà có. Thương thân diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự chăm sóc, giữ gìn bản thân mình. Thương thân thể hiện một tình thương dồi dào, “vị kỉ” và “ích kỉ” là bản tính của con người. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà, giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên: Hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy. Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, thành ngữ, tục ngữ miêu tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người. Trong xã hội  hiện đại hiện nay không ai sống lẻ loi, đơn độc mà phải gắn kết vào cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, người cùng huyết thống, họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng: Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Rộng hơn tình anh em là tình cảm của bạn bè, hàng xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng, gần gũi với bạn. Những lúc trái gió trở trời, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nghẹt ngèo ta phải nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng, giúp đỡ đồng bào những lúc khó khăn. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng đều là anh em một nhà, bởi ta cùng dân tộc, chung mẹ Âu Cơ. Mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người. Tình cảm ấy đã từ ngàn đời nay đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhân dân ta. Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” là một bài học có ý nghĩa về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác xung quanh bạn như yêu thương chính bản thân ta. Cho đi rồi sẽ nhận lại, nếu có điều kiện nên giúp đỡ những người khác đang gặp khó khăn khi đó chính bản thân bạn sẽ thấy vui và hạnh phúc. Xem thêm: Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê-nin Với 2 bài văn giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân sẽ là các bài tập làm văn mẫu giúp học sinh viết tập làm văn ở lớp có điểm cao. Hãy để lại bình luận nếu muốn đánh giá, nhận xét về bài văn mẫu trên.