Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 1
Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khẳng khái sống mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng sáng ngời của Cụ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Năm 1908 Phan Châu Trinh bị bắt, triều đình Huế đã khép tội cầm đầu phong trào chống thuế ở Trung Kì và đày đi Côn Lôn. Côn Lôn! Cái địa danh gợi lên trong trí tưởng tượng của những người Việt Nam một sự chết chóc, rùng rợn. Giữa bốn bề biển cả mênh mông, cái "địa ngục trần gian" này là nơi giam cầm, đọạ đày đã man những người yêu nước và đã có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bị đày đến địa ngục, Phan tự xác định:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Trong tư thế "đứng" ấy của nhà chí sĩ cách mạng vừa biểu thị một thái độ ngang tàng bất khuất vừa chủ động tự tin - Giữa trời biển bao la, trước cảnh ngục là tàn bạo của kẻ thù, dáng đứng của Phan thật vững vàng như một tượng đài hiên ngang. Ông không còn là một người tù bị đi đày nữa mà là một con người của tự do. Chí "làm trai" của người quân tử có phen được bộc lộ và thử thách.
Đúng là một thử thách rất khắc nghiệt, người tù ngày ngày phải lao động khổ sai. Việc đập đá rất cực nhọc đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm chỉ quen với bút nghiên, đèn sách không quen với công việc nặng nhọc. Bị cực hình về thể xác nhưng tinh thần vẫn vững vàng:
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Đây không còn là chuyện người tù đập đá nữa mà còn bao hàm một ý nghĩ rộng lớn về chí khí hào hùng lẫm liệt của kẻ "làm trai" có chí lớn quyết xoay chuyển lại thời cuộc, nước non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
"Xách búa", "ra tay" thể hiện tư thế chủ động; "đánh tan", "đập bể" động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh mẽ, khoáng đạt. Nhà chí sĩ đang hình dung như dồn tất cả nghị lực và lòng căm thù vào cánh tay để "đập bể", "đánh tan" cái dinh luỹ của chế độ thực dân phong kiến thối nát.
Ba năm trời đằng đẵng Phan làm thân tù tội, chịu đựng biết bao đoạ đày "nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại" (một ngày ở tù, nghìn năm ở ngoài). Nhưng thời gian (tháng ngày), gian nan (mưa nắng) cũng là hoàn cảnh để rèn luyện khí tiết người cách mạng.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", nhà tù đế quốc là trường hợp để tôi rèn thử thách. Phan Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông "vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu", Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch vẫn Tự khuyên mình
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Nhật kí trong tù)
Những thử thách khốc liệt của lao lù làm cho Phan Châu Trinh thêm rắn rỏi, dạn dày, lòng dạ càng thêm sáng ngời "sắt son" một niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp cứu dân, cứu nước.
Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan tự ví mình là kẻ "vá trời", lấp biển, mưu đồ sự nghiệp lớn lao. Người anh hùng có chí lớn, tin ở tài năng và nghị lực của mình nhưng chẳng may bị sa cơ, "lỡ bước"! Bị "lỡ bước" trên con đường tranh đấu đầy chông gai hiểm nạn là lẽ tất yếu, thường tình đối với ông. Người cách mạng sẵn sàng chấp nhận tù đày, xiềng gông kể cả việc phải hi sinh tính mạng. Nói chuyện tù tội, chết chóc mà lời thơ cứ tự nhiên, nhẹ nhàng:
Gian nan chi kể việc con con!
Ông xem đó chỉ là việc "con con", không đáng kể, thái độ tư thế của nhà chí sĩ đĩnh đạc, ung dung lạ thường, ở đây ta lại bắt gặp sự đồng điệu rất lí thú trong tư thế của hai chí sĩ họ Phan:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu)
Kẻ thù dùng bạo lực, cực hình đày đọa để tiêu diệt lòng yêu nước, nhưng chúng đã lầm, sức mạnh tinh thần của những người yêu nước vô địch.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, "đứng trên đầu thù". Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 2
Là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt, Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước quả cảm và tài hoa. Dường như trong những tâm hồn chí sĩ như ông, khí phách ngang tàn đã thấm vào máu xương để dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn sáng lên như ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng của thời đại. Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại.
Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Đây là bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng đọc hai câu thơ đầu, ta không hề cảm nhận được đây là một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà Côn Lôn không chỉ là một địa danh đơn thuần mà là một vùng rộng lớn bao la, là phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người. Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Những hành động “xách búa”, “ra tay” đi kèm với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã vẽ nên chân dung vạm vỡ khỏe mạnh của người chí sĩ yêu nước. Đây là những chi tiết tả thực được lí tưởng hóa cao độ. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù. Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của bè lũ tay sai. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng. Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc.
Và có lẽ cũng chính vì như vậy mà Phan Châu Trinh coi những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí và sức mạnh:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà cách mạng trong khổ sai và tra tấn, muốn làm thui chột ý chí chiến đấu của họ để tiêu tan đi mọi lí tưởng về một dân tộc tự do. Nhưng chúng đã lầm, tinh thần sắt son của những chí sĩ cách mạng không những không mất đi mà giống như vàng càng thử qua lửa thì càng giá trị. Phan Châu Trinh đã coi những năm tháng này chỉ như thử thách tôi rèn bản thân và lí tưởng nơi ông chỉ có thể ngày càng rõ ràng, hun đúc, không bao giờ tàn lụi. Bởi ông đã tự coi mình là:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.
Ông tự cho mình là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân vì vậy khổ sai ở Côn Lôn chỉ là việc “con con” không đáng kể trong hành trình vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân.
Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 3
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.
Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.
Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ. Hai câu thơ mở đầu đã khẳng định chí làm trai khi sống trên đời này cần phải hiên ngang, bất khuất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Hình ảnh một con người hiện lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.
Như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả như ném một tiếng thét, tiếng lòng đầy sức sống vào giữa chốn ngục tù tăm tối; khắc họa thành công người con cách mạng. Đây cũng chính là cảm hứng chính của bài thơ.
Hành động đập đá được Phan Châu Trinh tái diễn rất chân thực, sinh động và không kém phần hào hùng. Nhịp thơ cứ thể dãn ra, dồn dập:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hon
Một loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã đặc tả sự mạnh mẽ, dứt khoát của người tù cách mạng. Việc đập đá chỉ là việc thường tình. Hình ảnh ước lệ “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” mang ý nghĩa phóng đại thể hiện sức mạnh phi thường, không thể địch nổi của người anh hùng cách mạng.
Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tác giả tái hiện qua khí phách:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận giữ của thiên nhiên nhưng người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi. Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho “bền dạ sắt son”. Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh mưa nắng hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Người tù khổ sai chi con việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận mình là kẻ “vá trời”. Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn bước được. Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không đáng kể lể. Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống khiến người khác phải ngưỡng mộ
Phan Châu Trinh bằng ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý chí quật cường. Đó là hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng giữ nước, chống giặc ngoại xâm.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 4
Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.
Nhà tù thực dân Côn Đảo là một địa ngục trần gian. Bọn thực dân dùng nơi này để đày đọa những con người yêu nước ưu tú hòng làm nhụt chí khí đấu tranh của họ. Trong đó, đập đá là một trong những công việc cực nhọc mà người đi đày phải làm. Phan Chu Trinh cũng ở trong số tù khổ sai ấy. Nhưng giữa nắng gió biển khơi khắc nghiệt, người tù Phan Chu Trinh đã dựng lên cả một tượng đài bằng thơ thể hiện một vẻ đẹp lẫm liệt, phong thái cứng cỏi ngang tàng của người anh hùng cứu nước. Bốn câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh tượng đập đá của người tù và cũng bằng những hình ảnh ấy mà khắc họa dáng vóc phi thường của người anh hùng đấng nam nhi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận "làm trai" đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: "Làm trai cho đáng nên trai". Nguyễn Công Trứ thì viết: "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông; Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể". Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: " Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời"... Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Chu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: "... đứng giữa đất Côn Lôn" là "đứng giữa" biển - trời - đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", “đập bể mấy trăm hòn". Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.
Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:
Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chỉ kể việc con con!
"Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.
Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 5
Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:
"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con".
Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng ti-nh thần"
(Bốn tháng rồi)
Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự (vá trời) mà khổng thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con."
"Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.
Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cúi tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 6
Phan Châu Trinh bên cạnh là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng, ông còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc. Các tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu kiên trinh, bền bỉ. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện tinh thần cứng cỏi, yêu nước của tác giả.
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh ông bị bắt giam, lưu đày ngoài đảo với công việc đập đá khổ sai. Nhưng ngay từ những câu thơ đầu đã thể hiện được tinh thần sắt đá, tư thế sừng sững, lớn lao, nổi bật giữa đất trời của người chí sĩ cách mạng:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu thơ đầu đã thể hiện chí nam nhi thường thấy trong văn học. Văn học dân gian khẳng định, làm trai thì phải:
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên.
Sống cùng thời với Phan Châu Chinh, Phan Bội Châu cũng có quan điểm tương tự:
Sinh vi nam tử yếu hi kì.
Trong câu thơ của Phan Châu Trinh chí làm trai thật lớn lao, mạnh mẽ, nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế làm chủ, hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất, vô cùng anh dũng, kiêu hùng. Đây cũng là nét mới trong cách thể hiện chí làm trai của ông. Giữa non nước, đất trời Côn Lôn, con người được đặt vào vị trí trung tâm với sức mạnh “làm cho lở núi non”. Từ “lừng lẫy” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh hơn nữa sức mạnh phi thường của nhân vật trữ tình.
Để làm rõ sức mạnh phi thường của kẻ làm trai, hai câu thơ tiếp theo miêu tả trực tiếp sức mạnh đó: Xách búa đánh tan năm bảy đống/ Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ mạnh: xách búa, ra tay, đập bể cho thấy sức mạnh thần kì của con người. Sử dụng số từ năm bảy, mấy trăm có tính chất ước lệ càng khẳng định hơn nữa vẻ đẹp sức mạnh của con người. Hai câu thơ dùng nhiều thanh trắc với nhịp điệu mạnh mẽ như chính những hành động trong thực tế công việc của tác giả. Đây đồng thời cũng là hình ảnh thực tế của công việc đập đá mà người tù khổ sai phải làm, nhưng câu thơ không dừng lại là tái hiện công việc mà nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của kẻ làm trai. Gân ấn tượng về con người có tầm vóc sánh ngang vũ trụ.
Những câu thơ cuối thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhân vật trữ tình:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước.
Gian nan chi kể việc con con!
Bốn câu thơ cuối tạo tương quan đối lập giữa hoàn cảnh thực tế với ý chí kiên cường, dẻo dai của người chiến sĩ. Hai câu thực có sự đối lập giữa “tháng ngày”, “mưa nắng” với “thân sành sỏi”, “dạ sắt son” – đối lập giữa gian khổ với sức chịu đựng dẻo dai và ý chí bền bỉ phi thường của người chiến sĩ. Hai câu thơ cuối thật đẹp đẽ: đây không còn là công việc khổ sai mà trở thành trọng trách lớn lao “vá trời”. Ông tự nhận trách nhiệm to lớn, cứu nước cứu dân, bởi vậy những gian nan vất vả này chỉ là thử thách nhỏ bé, tầm thường không đáng quan tâm. Câu thơ đã hoàn chỉnh bức tranh chân dung tinh thần của người chiến sĩ.
Bài thơ kết hợp hài hòa giữa giọng điệu hào hùng và bút pháp lãng mạn, người chí sĩ cách mạng được xây dựng bằng bút pháp khoa trương, phóng đại và thủ pháp đối lập. Thể thơ thất ngôn bát cú phù hợp với nội dung tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của bài.
Tác phẩm đã cho thấy ý chí kiên trung, nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khổ sai, tù đày vẫn vững lòng với sự nghiệp cứu nước của mình. Bài thơ còn có ý nghĩa nêu gương và động viên to lớn đối với thế hệ cách mạng sau này.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 7
Nhan đề bài thơ gợi lên cảnh lao động khổ sai của tác giả và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam và đày đọa ở Côn Đảo. Sau sự kiện chông thuế ở Trung Kì, năm 1908, Phan Châu Trinh và một số chiến sĩ bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo với án khổ sai chung thân.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Bốn câu thơ đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thách thức nhưng không phải là thấp hèn mà là lừng lẫy, không những thế còn lừng lẫy làm cho lở núi non.
Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, bất khuất trước quân thù. Câu thơ thứ hai thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh đày đọa của quân thù. Các động từ đánh tan, đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá, vừa thể hiện một quyết tâm, một ý chí căm thù giặc. Đó là quyết tâm phá tan cảnh ngục tù, lật đổ ách thống trị của bọn thực dân tàn bạo. Câu thứ ba và thứ tư đối nhau làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ, các số từ trong câu đã tạo nên vẻ đa nghĩa cho.bài thơ:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu năm và sáu đối nhau rất chỉnh. Tác giả lấy thời gian bị giam cầm (tháng ngày) đối với gian truân, thử thách (mưa nắng), lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần sắt thép (dạ sắt son). Nghệ thuật đối làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.
Thân sành sỏi và dạ sắt son là hai hình ảnh ẩn dụ thể hiện một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cao quý của tác giả:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Các từ bao quản và chi sờn biểu thị một thái độ chấp nhận đương đầu vứi khó khăn thử thách, thái độ thách thức với cảnh ngục tù của quân thù. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vá trời) mà không thành (lỡ bước). Hình ảnh những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang đã được khắc họa một cách thú vị. Chuyện tù đày được xem là con con, không đáng kể. Hai câu cuối toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của người chí sĩ yêu nước:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Đập đá ở Côn Lòn là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca viết trong ngục tù của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng; ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị, vừa cổ kính sang trọng. Tác giả đã lấy thơ để giãi bày cái tâm, cái chí của mình. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với sự nghiệp cứu nước, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày. Đó chính là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 8
Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước lớn, sớm có tinh thần dân chủ ở nước ta.
Ông là một trong những người đã làm dấy lên phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Không những là một nhà chính trị, một nhà hoạt động cách mạng hăng say, Phan Châu Trinh còn là một nhà văn, nhà thơ. Cũng giống như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh đã dùng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí tinh thần cổ động và kích động tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ tù nổi tiếng của ông.
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ ông làm tại nơi ông bị bắt làm tù khổ sai ở đảo Côn Lôn, do bị vu cho tội khởi xướng phong trào chống thuế Trung Kì. Cũng giống như bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, bài thơ này mang khẩu khí ngạo nghễ, bất chấp gian khổ, khẳng định bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết.
Bài thơ mở đầu với tư thế của kẻ làm trai :
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lầy làm cho lở núi non.
Không phải ngẫu nhiên kẻ làm trai lại được ví tư thế của mình với đất Côn Lôn, được đặt giữa đất Côn Lôn. Mảnh đất đảo xa, đầy nắng gió khắc nghiệt, lại là nơi thực dân Pháp lập nhà tù khổ sai để giam cầm các chiến sĩ cách mạng của ta, những nhà hoạt động yêu nước. Côn Lôn có thể coi là mảnh đất của cái chết, huỷ diệt sinh mạng của con người. Giữa cái mảnh đất tử thần đó, người làm trai phải khẳng định được tư thế của mình. “Lừng lẫy làm cho lở núi non”, “lừng lẫy” là tính từ chỉ sự vang dội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang. Hình ảnh “làm cho lở núi non” là hình ảnh hùng vĩ, vang dội như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa. Tư thế của con người ngang hàng cùng với núi non. Đó là tư thế đĩnh, đạc, hiên ngang, ngạo nghễ của một người anh hùng trong trời đất. “Làm trai” ở đay thực chất là làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội. Đó là quan niệm làm trai của Phan Bội Châu.
Hai câu thơ sau nhà thơ mới đi vào tả cụ thể việc đập đá ở Côn Lôn. Với nhà thơ, đây là một trong những biểu hiện cho việc làm trai giữa trời đất:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Những cụm động từ “xách búa”, “ra tay” đứng đầu câu tạo một chất giọng khoẻ khoắn, hãng hái. Những từ “đánh tan”, “đập bể” đầy sức mạnh. Các từ chỉ số lượng “dăm bảy đống”, “mấy trăm hòn” càng tôn thêm cho sức mạnh như vũ bão ấy. Cả hai câu thơ đẩy khí thế, tưởng chừng như sẵn sàng đập tan những gì cứng rắn nhất. Ta cảm giác như trong hành động đập đá của người tù khổ sai ấy là một ý chí và một sức mậnh không có gì địch nổi.
Tinh thần, khí thế bừng bừng của người tù khổ sai ấy đã nâng lên thành một lời hứa chắc nịch :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
“Tháng ngày” là một khoảng thời gian dài, triền miên từ ngày này sang ngày khác. Nói đến tháng ngày lúc này chính là nhà thơ đang nói đến những ngày tháng ở Côn Lôn. “Thân sành sỏi” là thân phận của người tù khổ sai. Nhưng cụm từ “bao quản” đứng giữa câu thơ như một lời khẳng định chắc nịch tinh thần không sợ hiểm nguy của người tù. “Mưa nắng” là những hiện tượng của tự nhiên, nhưng ở đây được hiểu như là những hiểm nguy của cuộc sống tù đày nơi Côn đảo. Nắng mưa ấy có thể làm xoáy mòn đá núi, nhưng không thể làm sờn lòng người tù cách mạng, “chi sờn dạ sắt son”. “Dạ sắt son” là dạ rắn như sắt, đỏ như son, thuỷ chung như nhất. Dù nắng mưa có thế nào thì nó vẫn không bao giờ đổi thay. Hai câu thơ tả sức chịu đựng gian khổ, thử thách nghe như một lời tự khẳng định và như một lời thề thiêng liêng.
Hai câu thơ kết bài thơ cho chúng ta biết ý nghĩa sâu xa của công việc đập đá của nhà thơ – người tù : .
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
Với người tù này, thân phận tù đày chỉ là một phút sa cơ, gặp tai ách rủi ro trên bước đường hoạt động cách mạng. Họ gọi mình là “những kẻ vá trời”. Câu thơ gợi nhắc cho ta đến câu chuyện Nữ Oa vá trời. Thì ra những kẻ đập đá, làm lở núi non trên kia là những kẻ đang luyện đá vá trời, đang đưa vai gánh vác vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Họ không phải là những người tù khổ sai bình thường.
Trong hành động đập đá quyết liệt của họ, chịu đựng và vượt qua biết bao gian nan, thử thách kia là sự tôi luyện ý chí và lòng yêu nước để làm việc cứu đời. Cho nên : “Gian nan chi kể việc con con !”. Khi lỡ bước sa cơ, người chiến sĩ cách mạng ấy không hề gian khổ, chấp nhận cả những việc cỏn con, nhỏ bé đôi khi không xứng với chí anh hùng bốn phương của họ. Với họ, gian nan tù đày chỉ là việc nhỏ bé, không đáng kể so với lí tưởng cứu nước, cứu đời của họ. Từ lí tưởng ấy, câu thơ như có một niềm tin sắt đá : Khó khăn trước mắt chỉ là những việc cỏn con, chỉ cần một tinh thần và một ý chí sắt đá, chỉ cần một tấm lòng thuỷ chung son sất với lí tưởng cách mạng thì mọi khó khăn sẽ vượt qua. Đây là tầm nhìn xa trông rộng của một người luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân, tin tưởng vào tương lai của đất nước. Phải chăng cũng chính bằng niềm tin vào sức mạnh của bản thân mà Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và biết bao người chiến sĩ cách mạng đã dũng cảm vượt qua mọi gian khổ của cuộc sống tù đày ?
Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ tù đặc sắc. Hình ảnh người tù đập đá ở đây trong tư thế của người anh hùng, làm chủ vũ trụ. Với một khí phách hiên ngang, ngạo nghễ, người tù khổ sai khẳng định bản lĩnh cách mạng của mình với một niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 9
Đảo Côn Lôn là một địa danh gợi cho ta nhớ đến những nhà tù tàn bạo của bọn đế quốc, nơi giam cầm những nhà yêu nước Việt Nam. Song sắt nhà tù có thể giám cầm được thể xác người tù, nhưng làm sao cỏ thể khóa nổi lời ca yêu nước và trái tim thương nhà của họ, làm sao có thể chôn vùi được niềm lạc quan cách mạng và khí phách kiên cường nơi họ. Tâm hồn và khí phách người tù dã kết tinh nên những cảm hứng đẹp, làm vút lên những vần thơ bay bổng diệu kì:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con
Với bút pháp lãng mạn hào hùng, Phan Châu Trinh đã khắc hoạ một hình tượng kì vĩ về người anh hùng cách mạng uy nghi lẫm liệt giữa đất trời Côn Đảo.
Bốn câu thơ đầu của bài thơ mô tả công việc đập đá ở Côn Lôn. Đập đá là một công việc nặng nhọc đối với người tù Côn Đảo, việc đập đá càng nặng nhọc bội phần bởi họ phải làm việc trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt: trong cảnh lao tù nghiệt ngã, bị tra tấn, hành hạ về thể xác, bị uy hiếp về tinh thần. Giữa một hòn đảo trơ trọi, mênh mông nắng gió biển khơi, người tù khổ sai bị vắt kiệt sức. Biết bao người đã bỏ xác nơi đây, chẳng mong có ngày trở lại quê hương!
Cảnh lao động khổ sai cực nhọc ấy, dưới ngòi bút lãng mạn và thi vị của Phan Châu Trinh, có thêm một chất thơ. Chất thơ ấy được tạo nên bởi khí phách người tù – người cách mạng anh hùng. Con người ấy kiêu hãnh ngẩng cao đầu trước gông cùm xiềng xích:
Làm trai đứng giữa đất Cồn Lôn
Tư thế của con người thật oai phong, hiên ngang sừng sững giữa núi cao, biển rộng. Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
Với tư thế ấy, việc đập đá bỗng trở thành việc con con, nhẹ nhàng. Dưới ngòi bút khoa trương, phóng khoáng của Phan Châu Trinh, người tù nhỏ bé vụt lớn lên trở thành người có tầm vóc khổng lồ, có sức mạnh to lớn thần kì:
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Bốn câu thơ đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về hình tượng người anh hùng ngang tàng ngạo nghễ.
Vẫn với giọng điệu và khí phách ngang tàng ấy, Phan Châu Trinh bày tỏ ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Tháng ngày và mưa nắng gợi nên bao gian truân, sóng gió trên chặng đường chiến đấu dài dặc của người chiến sĩ yêu nước.
Nhưng đối lập với gian truân, sóng gió ấy, ý chí của con người được tôi luyện càng thêm kiên cường, bất khuất. Và từ câu thơ toát lên một niềm tin mãnh liệt vào cuộc chiến đấu của dân tộc.
Bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
Khẩu khí thật ngang tàng! Chí khí của người anh hùng mưu đồ sự nghiệp lớn (sự nghiệp cứu nước, cứu dân) được sánh ngang tầm hình tượng bà Nữ Oa đội đá vá trời trong thần thoại. Để cho đại nghiệp thắng lợi thì sự cực nhọc của cảnh lao động khổ sai, kể cả bản án mà nhà chí sĩ yêu nước đang mang, nào có gì đáng kể! Hai câu kết đã bao quát ý lớn của cả bài thơ, khắc tạc hình tượng người anh hùng giữa đất trời Côn Đảo, lẫm liệt, ngang tàng.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lổn là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 10
Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống chính sách sưu cao thuế nặng của chính quyền thực dân, phong kiến. Phan Châu Trinh – nhà chí sĩ yêu nước đề xướng phong trào dân chủ và bãi bỏ chế độ quân chủ đã bị Pháp bắt giam, kết án chém và đày ra Côn Đảo (tháng 4 -1908). Vài tháng sau, nhiều nhân sĩ cũng bị đày ra đây. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong lúc Phan Châu Trinh cùng các tù nhân chính trị khác bị bắt lao động khổ sai đập đá:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Bằng nghệ thuật ẩn dụ tượng trưng, bài thơ đã dệt nên hình tượng hiên ngang, lẫm liệt của người anh hùng cứu nước, trong lúc nguy nan vẫn giữ vững chí khí dời non lấp bể. Cái độc đáo của bài thơ là ở chỗ tác giả nói về công việc hết sức nặng nhọc là đập đá mà như nói về một công cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ trong thần thoại.
Côn Đảo là một hòn đảo nằm ở vùng biển phía đông nam nước ta, nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước và Cách mạng. Tù nhân buộc phải lao động khổ sai và không ít người đã gục ngã vì kiệt sức, vì bệnh tật, đòn roi của lũ cai ngục độc ác, dã man.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu quan niệm về “chí làm trai” của tác giả nói riêng và của các nhà Nho thuở ấy nói chung.
Thủa trước, vị Thượng quan Nguyễn Công trứ đã từng tuyên bố: Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông. Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể. Chí sĩ Phan Bội Châu thì khẳng định: Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời. Còn trong bài thơ này, Phan Châu Trinh nhấn mạnh: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Câu thơ thể hiện tư thế hiên ngang, sừng sững giữa trời cao, biển rộng và thái độ kiêu hãnh, tự hào, cùng khát vọng lớn lao của những chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nghiệt ngã.
Công việc đập đá vô cùng vất vả, nguy hiểm đã được tác giả miêu tả bằng nghệ thuật cường điệu (hay còn gọi là lối nói khoa trương). Mỗi hình ảnh là một ẩn dụ đặc sắc, chứa đựng ý nghĩa sâu xa:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Quả là những dũng sĩ khổng lồ tiếng tăm lừng lẫy, hành động phi thường và sức mạnh thật là ghê gớm. Điều thú vị là các động tác ước lệ ấy lại giống hệt như những động tác của tù nhân trong công việc khai thác đá hằng ngày.
Phan Châu Trinh đã khắc họa rất thành công hình ảnh kiêu hùng của người tù cách mạng với tầm vóc và tư thế ngang tầm vũ trụ. Họ đã biến công việc lao động khổ sai nặng nhọc thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của những con người có ý chí lớn lao và sức mạnh thần kì. Qua bốn câu thơ đầu, tác giả đã dựng lên một tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
Nếu trong bốn câu thơ đầu, tác giả kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm thì trong bốn câu thơ cuối, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Đây là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thử thách gian nan, luôn giữ vững khí tiết, niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong được miêu tả ở trên đã tạo nên một hình tượng nghệ thuật giàu tính sử thi, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt nhân vật trong thế tương quan đối lập với những thử thách lớn lao. Ở câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan (tháng ngày, mưa nắng) và sức chịu đựng kiên trì, bền bỉ cùng ý chí chiến đấu, chiến thắng mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng (thân sành sỏi, dạ sắt son).
Câu 7 – 8 nêu bật khí phách cương cường rất đáng khâm phục của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX. Tác giả tự hào gọi họ là Những kẻ vá trời và so sánh hành động của họ giống với hành động đội đá vá trời của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Quốc ở tính chất vĩ đại, phi thường. Bởi thế nên những thử thách trên bước đường chiến đấu được Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông coi chỉ là những việc con con (tầm thường, không đáng kể). Sự thật thì bản án tử hình và hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng đâu có phải là việc con con? Có điều, đặt bên cạnh lí tưởng vì dân vì nước thì quả là nó chẳng có gì đáng phải bận tâm.
Âm hưởng chung của bài thơ là hào hùng, sảng khoái. Cảm xúc của nhà thơ bay bổng vượt lên trên thực tế tù đày và sự nặng nhọc, hiểm nguy của công việc đập đá ở Côn Lôn.
Vẻ đẹp của Những kẻ vá trời khi lỡ bước biểu hiện ở khí phách ngang tàng, lẫm liệt trước những thử thách, gian lao, ở ý chí chiến đấu bất khuất và niềm tin vững chắc vào thắng lợi. Bài thơ là hình tượng tuyệt vời về những người anh hùng cứu nước đầu thế kỉ XX. Họ đã chấp nhận hi sinh cuộc đời mình để đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 11
Phan Châu Trinh (1872 – 1926), người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập đầu thế kỷ thứ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thết ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kè vả trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
Nhan đề bài thơ là Đập đá ở Côn Lôn nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đoạ tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chông sưu thuế nổ ra ở Trung kỳ, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo.
Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thử thách nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn lừng lẫy làm cho lở núi non. Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ làm cho lở núi non thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đoạ.
Các vị ngữ đánh tan và đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá năm bảy đống và mấy trăm hòn, đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (tháng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã thể hiện hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. Thân sành sỏi và dạ sất son là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Các từ ngữ: bao quản và càng bền biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp trong nhiều bài thơ trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.
(Bốn tháng rồi – Nhật ký trong tù)
Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vá trời) mà không thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đáy gian nan chỉ là việc con con không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chí sĩ:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian na chi kể việc con con.
Đập đá ở Côn Lôn tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để giải bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thuỷ chung với dân tộc, bất khuất và hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Cồn Lôn này. Cái tâm, cái chí của chí sĩ Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 12
“Đập đá ở Côn Lôn” là khẩu khí của một người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Khẩu khí ấy rắn rỏi như chính khí phách của tác giả - một nhà chí sĩ yêu nước trên bước đường bôn ba cách mạng đang bị giam cầm, đày ải. Có thể nói rằng, với “Đập đá ở Côn Lôn” nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khẳng định rằng, có một dòng thơ ca yêu nước chống ngoại xâm toát lên khí phách kiên cường bất khuất.
Trước hết tác giả đã dựng lên một tượng đài hiên ngang, lẫm liệt về người anh hùng cứu nước. Dẫu đó là một người tù nhưng hình ảnh thơ lại khiến ta liên tưởng đến tư thế của người đang làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, muốn dùng sức mạnh và nghị lực của bản thân để hoán cải càn khôn, vũ trụ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Thật hào hùng, thật lẫm liệt ở cái tư thế “đứng giữa đất Côn Lôn”. Ởđây, vị trí của kẻ làm trai là vị trí trung tâm. Đất Côn Lôn như là toàn bộ hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống đầy cam go khủng khiếp. Với tư thế ấy, kẻ làm trai như muốn khẳng định sức mạnh dời non lấp biển của mình, sức mạnh ấy sánhngang cùng trời đất, ở chính giữa trời đất. Họ tin rằng với vị trí ấy, sức mạnh đó sẽ làm cho “lở núi non”.
Đi liền với tư thế là hành động:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu thơ vận dụng nhiều động từ chỉ hành động mạnh, hay nói cách khác động từ chi phối toàn bộ ý tưởng của câu thơ: “xách”, “đánh tan”, “ra tay”, “đập bể”... Hình ảnh và ý thơ đối nhau chan chát vừa tạo lớp nghĩa tả thực người tù đang cầm búa để đập đá trong những buổi lao động khổ sai, vừa tạo nghĩa bóng thể hiện khí phách hào hùng của người có chí lớn.
Cùng với dụng ý sử dụng động từ, cách ngắt nhịp của hai câu thơ khiến hình ảnh thơ trở nên cứng cỏi, mãnh liệt:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Nhịp thơ 2/2/3 tạo nên hành động mạnh mẽ, ý chí quyết tâm của kẻ có chí vá trời lấp biển.
Và tiếp theo, hai câu luận (5 - 6) thể hiện nghị lực phi thường của kẻ làm trai trong một hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
“Tháng ngày”, “mưa nắng”, những thử thách của thời gian và hoàn cảnh không làm cho người chiến sĩ sờn lòng, nản chí, trái lại, lời thơ khẳng định một quyết tâm vượt qua mọi gian lao, khổ hận để giữ tấm lòng son sất.
Hai câu thơ kết, tác giả bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của “những kẻ vá trời khi lỡ bước”. Nếu nói rằng âm hưởng chủ đạo của bài thơ là khẩu khí anh hùng của một người tuy thất thế nhưng vẫn nuôi mộng lớn dời non lấp bể thì ở hai câu kết ý tưởng đó được thể hiện nổi bật nhất:
Những kẻvá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
Hình tượng kì vĩ “những kẻ vá trời” làm ta liên tưởng đến bà Nữ Oa trong câu chuyện thần thoại, sức mạnh của Nữ Oa là sức mạnh biến cải cả trời đất, vũ trụ. Khí phách của người anh hùng trong bài thơ được tỏa sáng, tạo nên sức truyền cảm góp phần động viên tinh thần những người yêu nước trong những giờ phút nguy nan nhất.
Đọc xong bài thơ, có hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang anh hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khácvượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cái cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen, bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm.
Cuộc đời và thơ văn của Phan Châu Trinh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anhhùng.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 13
Tương tự như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong chốn tù đày.
Nhan đề bài thơ gợi lên cảnh lao động khổ sai của tác giả và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam và đày đọa ở Côn Đảo. Sau sự kiện chống thuế ở Trung Kì, năm 1908, Phan Châu Trinh và một sốchiến sĩ bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo với án khổ sai chung thần.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Bốn câu thơ đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thách thức nhưng không phải là thấp hèn mà là lừng lẫy, không những thế còn lừng lẫy làm cho lở núi non. Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, bất khuất trước quân thù. Câu thơ thứ hai thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh đày đọa của quân thù. Các động từ đánh tan, đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá, vừa thể hiện một quyết tâm, một ý chícăm thù giặc. Đó là quyết tâm phá tan cảnh ngục tù, lật đổ ách thống trị của bọn thực dân tàn bạo. Câu thứ ba và thứ tư đối nhau làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ, các sốtừ trong câu đã tạo nên vẻ đa nghĩa cho bài thơ: .
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu năm và sáu đôi nhau rất chỉnh. Tác giả lấy thời gian bị giam cầm (tháng ngày)đối với gian truân, thử thách (mưa nắng); lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần sắt thép (dạ sắt son). Nghệ thuật đối làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.
Thân sành sỏi và dạ sắt sonlà hai hình ảnh ẩn dụ thể hiện một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cao quý của tác giả:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Các từ bao quản và chi sờn biểu thị một thái độ chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, thái độ thách thức với cảnh ngục tù của quân thù. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vá trời) mà không thành (lỡ bước). Hình ảnh những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang đã được khắc họa một cách thú vị. Chuyện tù đày được xem là con con, không đáng kể. Hai câu cuối toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của người chí sĩ yêu nước:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kề việc con con!
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca viết trong ngục tù của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng,ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị, vừa cổ kính sang trọng. Tác giả đã lấy thơ để giãi bày cái tâm, cái chí của mình, sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với sự nghiệp cứu nước, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày. Đó chính là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 14
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX có những bước phát triển mới với những hoạt động sôi nổi phong phú. Tiên phong trong phong trào văn học thời kì này là các nhà Nho yêu nước tham gia phong trào cách mạng. Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác’’ của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn củacuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
(Phan Bội Châu)
Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(Phan Châu Trinh)
Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nôlệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.
Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chôn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
(Phan Châu Trinh)
Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 15
Trong dòng văn thơ cách mạng của các tác giả viết vào đầu thế kỉ XX, đã có nhiều tác phẩm khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, kiên định ý chí cách mạng. Các tác phẩm “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu”, nằm trong số các tác phẩm đó.
Thông qua các tác phẩm ấy, các tác giả đã thể hiện rõ hình ảnh dù họ bị tù đày nhưng tư thế vẫn hiên ngang, lẫm liệt, khí phách thật hào hùng. Đó là tư thế ung dung, tự tại đầy vẻ hào kiệt và phong lưu. Sự kết hợp hài hòa hai tính cách đó tỏ rõ một thái độ thách thức hiểm nguy. Với giọng thơ có vẻ đùa vui:
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
thì sự thách thức càng mạnh mẽ hơn. Họ thách với hoàn cảnh tù đày, với cái chết kề bên. Vào tù nhưng lại biến mình ‘thành một vị thần. Họ thật tài ba khi biến cái thế bị động của người tù sang thế chủ động của một con người làm chủ bản thân và hoàn cảnh.
Họ đã biến cái lao dịch khổ sai của nhà tù thành một công cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh. Phan Châu Trinh đã tạc lên sừng sững một nhân vật thần thoại lẫm liệt, lồng lộng giữa biển cả bao la:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Và họ, những con người mạnh mẽ được ví với nhân vật thần thoại Nữ Oa: còn lí tưởng của họ vĩ đại như việc vá trời. Khí thế lừng lẫy như xung trận, hành động quả quyết phi thường “Xách búa đánh tan” “ra tay đập bể”, với sức mạnh thần kì làm “lở núi non”.
Vì vậy họ coi nhà tù như là nơi rèn luyện và để thể hiện ý chí bất khuất của người chiến sĩ yêu nước. Và những người chiến sĩ yêu nước này cũng thể hiện được ý chí hiên ngang bất khuất ngay trong cuộc đối mặt với kẻ thù. Khi thể hiện khí phách của Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã diễn tả tư thế gang thép của Cụ khi đối mặt với tên toàn quyền Đông Dương. Người chiến sĩ yêu nước ấy không hề nói một câu nào, không thèm nghe mà chỉ im lặng dửng dưng trước những lời dụ dỗ cũng như đe dọa của kẻ thù. Với họ, dù gươm kề cổ, súng kề tai, cũng không bao giờ phản bội lí tưởng cách mạng. Chính thái độ đó khiến kẻ thù từ chỗ tự đắc cho rằng chúng có thể bẻ gãy được ý chí của người chiến sĩ cách mạng đến chỗ phải hoang mang, rồi phải kính sợ. Mặc dù Cụ đang bị chúng “đeo gông lên vai, đày đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma kề bên cổ” (“Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu"). Qua đó, ta thấy hình tượng người chí sĩ cách mạng thật hàohùng. Họ không hề sợ hoàn cảnh tù đày mà ngược lại họ còn coi thường hiểm nguy, coi việc vào tù như một sự nghỉ chân, lỡ bước với một tư thế hiên ngang, bất khuất.
Ý chí thực hiện lí tưởng cách mạng của những chí sĩ yêu nước cũng rất lớn lao và khó có thể suy chuyển nổi. Phan Châu Trinh viết hài Đập đá ở Côn Lôn trong hoàn cảnh của người tù bị đày đọa, nhưng lời thơ lại cứng rắn, không chịu khuất phục, cùng với giọng điệu đanh thép, lời thơ vui sống, luôn tin tưởng vào tương lai, đặc biệt là sự nghiệp cách mạng cao cả. Điều đó thể hiện ý thức, tình cảm tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ để đạt được mục đích. Mượn hình ảnh đập đá phá tan những trái núi, ông thể hiện chí dời non lấp biển, tinh thần gang thép mà ngục tù khổ sai không bẻ gãy được họ. Trái lại họ coi nhà tù là nơi tôi luyện thêm ý chí bền bỉ, dẻo dai, vững chắc:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son để họ thực hiện lí tưởng.
Như vậy, qua đó ta thấy hình tượng người chí sĩ rất hào hùng, kiên định một lí tưởng giải phóng đất nước, xây dựng đất nước. Bởi thế văn thơ của họ như tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho dân tộc đồng thời cũng làm cho kẻ thù khiếp sợ. Chính vì thế trước Cách mạng tháng Tám, các tác phẩm thơ văn đó chỉ thường lưu hành không công khai, nhưng không vì thế mà nó không đến với quần chúng. Nó vẫn như tiếng kèn xung trận, thúc đẩy quần chúng lên đường cứu nước.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 16
Phan Châu Trinh (1872-1926) quê ở Quảng Nam đậu Phó bảng. Cụ là một chiến sĩ yêu nước, một nhà cách mạng lỗi lạc của nước ta. Cụ là chiến sĩ tiên phong nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dân tộc. Thơ văn của cụ vừa đanh thép hùng biện vừa thắm thiết trữ tình.
Năm 1908 phong trào chống sưu thuế của nhân dân ta ở Trung Kì nổ ra dữ dội, bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhiều sĩ phu yêu nước bị giặc Pháp bắn giết, tù đày. Phan Châu Trinh đã bị cầm tù, đày ra Côn Lôn. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được cụ viết khi làm lao động khổ sai trên Côn Đảo.
Mượn chuyện đập đá của tù khổ sai trên đảo Côn Lôn, tác giả bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của người chiến sĩ yêu nước.
Hai câu đề thể hiện một tư thế ngang tàng của một đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh “vợ bìu con ríu” hoặc khom lưng quỳ gối ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, một nhà tù, một địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy ” nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non”
Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang.
Cặp câu thực đối nhau. Nghĩa đen ghi lại công việc đập đá khổ sai. Công cụ lao động là “búa” và “tay”; hành động mạnh mẽ là “đánh tan” và “đập bể”. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống” và “mấy trăm hòn”. Hai câu 3,4 mang hàm nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ hy sinh. Câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận căm thù muốn “đánh tan”, muốn “đập bể” mọi kẻ thù, mọi thử thách:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”.
Hai câu luận đối nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “Tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình, đày đoạ. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ “bao quản”, “càng bền” chí khí. “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung với nước, với dân của một đấng nam nhi, có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như một lời thề:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son “.
Hai câu kết mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng cứu nước, cứu dân. Dù “có lỡ bước” có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản (gian nan > < việc con con), dùng cách nói khoa trương (những kẻ vá trời) để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Qian nan chi kể việc con con”.
“Đập đá ở Côn Lôn”, bài thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc, độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng biện pháp ẩn dụ, với biện pháp nghệ thuật khoa trương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại.
Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là bài ca yêu nước của một sĩ phu anh hùng khiến chúng ta vô cùng tôn kính và ngưỡng mộ.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 17
“Đập đá ở Côn Lôn” là một bài thơ viết bằng chữ Nôm, sáng tác vào năm 1908. Lúc đó Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị đày ra Côn Đảo. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của ông trong lúc cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
Bốn câu thơ đầu khắc họa dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung:
- “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
- Lừng lẫy làm cho lở núi non.
- Xách búa đánh tan năm bảy đống,
- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Hai câu đề trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quả công việc, thật rõ ràng. Đó là một đấng nam nhi, đứng hiên ngang giữa đất Côn Lôn. Nói tới Côn Lôn, mọi người Việt Nam thuở ấy đều hiểu rằng đây là Côn Đảo, mảnh đất giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm, đày đọa giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm đày đọa những người yêu nước đứng lên chống lại chúng. Cho nên hình ảnh “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ dàng làm cho người đọc nghĩ tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa ngục tù xiềng xích.
- “Lừng lẫy làm cho lở núi non”
Câu thơ thứ nhất tính, câu thơ thứ hai chuyển sang nét động. Hình tượng nhân vật hiện lên oai hùng, lẫm liệt như một anh hùng. Ngỡ như vị thần ấy đang xẻ núi, khơi sông để sắp xếp lại núi non, trời đất. Thực tế, Phan Châu Trinh đang phải làm lao dịch khổ sai, đập đá, chuyển đá để làm đường xây nhà…theo sự ép buộc của bọn cai ngục, sự quản thúc của bọn lính ngục. Vậy mà tác giả lại coi như không có gì. Thật là những câu thơ lãng mạn của một bản lĩnh anh hùng vượt lên trên mọi khổ đau của cuộc đời, để khẳng định phong cách làm người, một phong cách sống. Đến hai câu thơ thực, phong cách ấy càng bộc lộ rõ hơn:
- “Xách búa đánh tan năm bảy đống,
- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Hình ảnh đối xứng hài hòa, kết hợp các từ ngữ nôm na vừa chạm khắc chân dung nhân vật, vừa ngân vang thanh âm, nhịp điệu của công việc. Hóa ra đây đâu phải là việc đập đá tầm thường như kẻ địch ép buộc người tù, mà chính là việc biến cải càn khôn, vũ trụ của người dũng sĩ phá tan những gò đống, đập vỡ những tảng, những hòn ngăn cản đường đi. Cặp từ “đánh tan”, đối xứng với “đập bể” vang lên, nghe thật hào hùng. Phóng bút tưởng tượng và dùng suy nghĩ để tự họa chân dung mình, tác giả đã nâng lên miêu tả hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng.
Chuyển xuống bốn câu sau, hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển giọng từ miêu tả sang suy nghĩ lắng sâu:
- “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
- Mưa nắng càng bền dạ sắt son”
“Tháng ngày”, “mưa nắng”, những thử thách của thời gian và hoàn cảnh không làm cho người chiến sĩ sờn lòng, nản chí, trái lại, lời thơ khẳng định một quyết tâm vượt qua mọi gian lao, khổ hận để giữ tấm lòng son sất.
Hai câu thơ kết, tác giả bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của “những kẻ vá trời khi lỡ bước”. Nếu nói rằng âm hưởng chủ đạo của bài thơ là khẩu khí anh hùng của một người tuy thất thế nhưng vẫn nuôi mộng lớn dời non lấp bể thì ở hai câu kết ý tưởng đó được thể hiện nổi bật nhất:
- “Những kẻ vá trời khi lỡ bước
- Gian nan chi kể việc con con!”
Hình tượng kì vĩ “những kẻ vá trời” làm ta liên tưởng đến bà Nữ Oa trong câu chuyện thần thoại, sức mạnh của Nữ Oa là sức mạnh biến cải cả trời đất, vũ trụ. Khí phách của người anh hùng trong bài thơ được tỏa sáng, tạo nên sức truyền cảm góp phần động viên tinh thần những người yêu nước trong những giờ phút nguy nan nhất.
“Có một đề tài trở đi trở lại như một lời khấn khứa, càng viết nhiều càng hay”. Và phải chăng ấy là tinh thần yêu nước. Cùng cảm hứng ấy, trong mạch nguồn văn học đan tộc, “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh đã kín đáo bộc lộ một niềm yêu nước, qua đó thấy được vẻ đẹp người nam nhi thời xưa. Với những câu thơ thần, hơi thơ hùng, khí thơ tráng, bài thơ như tạc lên giữa dòng thời gian vô thủy vô chung chân dung người chiến sĩ cách mạng thật hiên ngang, kiêu hùng.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 18
Bốn câu thơ đầu của bài thơ diễn đạt hai tầng nghĩa.
· Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
· Tầng nghĩa thứ hai (Lớp nghĩa tưởng tượng): quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
o Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.
o Nghệ thuật: Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mền "bạch diện thư sinh" ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.
o Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống.
==> Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 19
- Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
- Tầng nghĩa thứ hai, quan trọng hơn, kắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
Câu thơ thứ nhất miêu tả bối cảnh không gian và tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững, đầu đội trời, chân đạp đất của người anh hùng, của bậc “làm trai”. “Chí làm trai” là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Dân gian có những câu ca nói về phận “làm trai” : “Làm trai cho đáng nên trai - Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên”, hay “Làm trai quyết chí tang bồng - Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam”. Những nhà cách mạng cũng quan niệm về “làm trai”, “chí trai” : “Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khặc đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai nam, bắc, tây, đông - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển” (Nguyễn Công Trứ)... Như vậy, quan niệm về “chí làm trai” có mạch nguồn từ quan niệm nhân sinh truyền thống. Trong câu thơ của Phan Châu Trinh, quan niệm này được thể hiện một lần nữa trong một hoàn cảnh cụ thể “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn'. Người trai đường hoàng, kiêu hãnh đứng giữa đất, trời, biển cao rộng - một vẻ đẹp hùng tráng, một tư thế lồng lộng của con người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ sau, bằng bút pháp khoa trương, bằng những từ ngữ diễn tả những động tác mạnh mẽ, sức mạnh ghê gớm “lừng lẫy”, “lở núi non”, “xách búa”, “ra tay”, “đánh tan”, “đập bể”..., tác giả đã làm nổi bật sức mạnh to lớn, tư thế hiên ngang, ngạo nghễ, ngang tầm vũ trụ và hành động quả quyết, phi thường của người anh hùng.
- Khẩu khí: ngang tàng, ngạo nghễ đầy quyết đoán
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 20
Không phải chi sau này, Côn Lôn hay Côn Đảo mới được nhắc tới như một cái tên gắn liền với khí phách, với sự gan dạ, anh hùng của những chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước. Ngay từ nhừng năm đầu thế kỉ, khi thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ trên đất nước ta, cùng với việc hoàn thiện bộ máy cai trị, chúng đã biến Côn Lôn thành nơi giam giữ nhừng người tù cách mạng. Tinh thần phản kháng mãnh liệt của nhân dân ta luôn luôn là sức mạnh to lớn, mà kẻ thù lúc nào cũng phải kinh hoàng, đối phó và đàn áp. Cùng với những cái tên như Sơn La, Lao Bảo… Côn Lôn còn là nơi ghi dấu bao tội ác bạo tàn của thực dân đế quốc, bao đau thương chết chóc của những lớp tù nhân: Roi đế quốc báng súng trường quất xé thịt hi sinh của những kiếp đi đày…
Nhưng trong bài thơ Đập đả ở Côn Lôn của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, trừ hai tiếng “Côn Lôn”, dường như không còn một từ nào khác nói về việc tù đày, giam hãm. Ai đã một lần đến Côn Lôn, nhìn những hầm giam, chuồng cọp, những tòa nhà dành cho cai ngục, chúa đảo… xây bằng đá kiên cố – mà ngày nay nhiều cái đã trở thành di tích lịch sử – hẳn có thể hình dung bao mồ hôi xương máu của những người tù nhiều thế hệ đã xây nên dưới đòn roi báng súng kẻ thù. Công việc đập đá khổ sai ấy lại được nói đến trong bài thơ bằng một giọng nhẹ nhõm, đầy tự chủ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Không một chút bóng dáng của một kẻ tù đày, mà ngược lại, là tư thế hiên ngang của một con người đầy đủ ý thức về mình, làm trai, trong thời ấy, chĩ những người đã biết được cuộc sống có ý nghĩa, biết hiến dâng cuộc đời mình cho một mục đích cao quý mới có thế nói về điều đó, về chí nam nhi của con người. Chính là mục đích cứu nước, giải phóng dân tộc mà người trai ấy mới phải đến Côn Lôn, mới sa vào tù ngục, nhưng điều đó đối với anh là chuyện bình thường. Thậm chí câu thơ còn như đượm một vẻ tự hào, kiêu hãnh: “Anh đang đứng giữa đất Côn Lôn”, đứng ở vị trí đối mặt với kẻ thù, ở ngay nơi mà kẻ thù tưởng có thể giam cầm, đày đọa, có thế làm cho anh khuất phục, sợ hãi. Không những thế, ngay ở nơi ấy, người chiến sĩ yêu nước vẫn còn có thể làm nên những chuyện “kinh thiên động địa”.
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Theo luật thơ Đường, hai câu thơ đầu tiên (thường gọi là hai câu “đề”) là hết sức quan trọng, nó vừa phải nêu được ý khái quát của toàn bài, vừa mơ ra dược những gì sẽ nói rõ, nói sâu hơn trong những câu sau. Ở đây, phần “đề”, đã vừa nêu đầy đủ sự việc chính sẽ đề cập đến trong bài: đập đá (mà là đá núi: “lơ núi non”) ở đất Côn Lôn, vừa thể hiện tư thế, khí phách hiên ngang chủ động của con người: đứng giữa… lừng lẫy làm cho… Đồng thời giọng điệu ngang tàng nhẹ nhõm của nó còn giúp cho ta nhận ra cái chất “thơ khẩu khí” vốn hay gặp trong thơ ca của cha ông ta xưa. Loại thơ này thường viết về một sự vật, một sự việc bình thường, nhiều khi rất nho, dế gửi gắm trong đó một triết lí, một suy ngẫm, có khi là cả một lí tưởng sống của tác giả (như bài Tùng của Nguyễn Trãi thế kí XV, một số bài thơ của Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ…) và gần hơn là những bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ yêu nước, loại thơ này thường có hai nghĩa: một nghĩa tả thực, một nghĩa ẩn, và cái tài của người làm loại thơ này là bao giờ cũng tìm được từ ngữ, hình ảnh thể hiện đầy đủ sinh động và sâu sắc cả hai nghĩa đó. Trong những câu tiếp theo (hai câu “thực” có nhiệm vụ giải thích, miêu tả trực tiếp cái mà hai câu “đề” đã nêu lên, hai câu “luận” là mơ rộng nâng cao nó) ta vẫn gặp chủ đề “đập đá” ấy với những chi tiết rất cụ thể: xách búa, ra tay…, năm bảy đống, mấy trăm hòn… có thể hình dung thật rõ công việc nặng nhọc, hoàn toàn thủ công của người tù, cái búa trong tay, núi đá vôi chất ngất, ngày tháng triền miên, nắng mưa dầu dãi… Nhưng đó chỉ là lớp thứ nhất, đơn giản, và tác giả hoàn toàn không muốn dừng lại ở đó. Phải thấy ở đây vần là tư thế chủ động, là sức mạnh tiến công của người tù: Xách búa đánh tan…, Ra tay đập bể… những “đống”, những “hòn” ấy cũng còn là hình ảnh ẩn dụ của những bất công, áp bức thống trị của kẻ thù. Sự nghiệp yêu nước, cứu nước của người chiến sĩ không vì tù đày giam hãm của kẻ thù mà đứt đoạn. Như Phan Bội Châu viết: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù… nhà tù đế quốc phong kiến chỉ là nơi rèn luyện, hun đúc hơn phẩm chất, chí khí người chiến sĩ. Gian nan mưa nắng chỉ thêm tôi luyện thân sành sỏi, dạ sắt son của người đập đá. Đến hai câu “luận” (câu 5 và câu trong bài) thì lớp thứ nhất của các từ liên quan đến “đập đá” đã mờ đi, tuy vẫn giữ mối liên hệ lô gích chặt chẽ (“sành sỏi” phải chăng là phần rắn nhất của đá được gọt mài qua năm tháng, cũng như “sắt son” là phần thuộc tính vững bền của đá đã được nâng lên thành hình tượng?). Hai câu thơ như nắng xuân, đằm chắc, một lời thề nguyện lòng nhủ với lòng. Để rồi đến hai câu kết (vốn có nhiệm vụ khép bài thơ, nhưng chỉ khép lời mà mở ý, như một nhà thơ đời Đường ở Trung Quốc đã nói… phần mở như pháo trúc kêu vang mà thông suốt, phần kết như đánh chuông trong âm mà vang xa, hình ảnh con người “đập đá” đã được nâng lên thành một hình tượng kì vĩ lớn lao của những người làm công việc làm thay đổi vũ trụ, những kẻ vá trời. Đối với nhừng con người như vậy, bên cạnh những lo toan lớn lao cho dân tộc, cho đất nước, những gian nan đày đọa của cảnh tù đày chỉ là việc cỏn con, làm sao có thế lay chuyến, lung lạc được con người! Hình ảnh người tù nhân dập đá (vôn đã mờ nhạt trong lớp nghĩa thứ nhất), hoàn toàn không còn nữa, chi thây sừng sừng và cao đẹp hình ảnh của một con người ung dung tự tại, bất khuât kiên cường. Khí phách của người chiên sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn cũng chính là khí phách tiêu biểu cho truyền thống anh dũng kiên cường của dân tộc Việt Nam, khí phách ấy sau này ta còn gặp trong thơ văn yêu nước của các chiến sĩ cộng sản trong tù mà tiêu biểu tả Nhật kí trong tù của Bác Hồ.
Trong cuộc đời hoạt động yêu nước của mình: cũng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh luôn ý thức được sức mạnh to lớn của văn học, và nhiều tác phẩm được ông viết với mục đích tuyên truyền kêu gọi đấu tranh. Tài năng và lòng yêu nước cháy bỏng của Phan Châu Trinh, cũng như Phan Bội Châu đã làm cho các tác phẩm mà các ông để lại có giá trị, có sức sống lâu bền của các tác phàm văn học lớn. Riêng bài Đập đá ở Côn Lôn, có lẻ khi viết, nhà thơ không hề cân nhắc băn khoăn về niêm luật, cùng không nhằm mục đích kêu gọi, tuyên truyền thuyết phục ai… Bài thơ là tiếng nói của tâm hồn, của khí phách con người trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng lại là tâm hồn, khí phách tiêu biểu cho cả một thời đại, một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục. Chính vì vậy, bài thơ đã và sẽ có giá trị bền vừng mãi mãi với thời gian…Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bơi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.
Bài thơ thế hiện khí phách của một người xem thường mọi thứ thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại.
2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
-Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bễ” (Nguyễn Công Trứ),… Đó là niềm kiêu hành, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai cùa mình: đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biến rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thô hiên ngang, sừng sững. Từ câu thứ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
-Miêu tả công việc đập đá: bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”…
Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
3. Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cánh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giừ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nôn một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng deo dai, bền bi và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thế làm được. Những thử thách trên bước đường chiên đấu bị Phan Châu Trinh coi như là nhừng “việc con con”, không làm ông nhục chí.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 21
Như ta đã biết, vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Châu Trinh ngắn hơn cụ Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đíìy, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài Đập đá ở Côn Lôn. So với bài Vào nhà ngục Quàng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn ra dời trước sáu năm. Xa cách về thời gian, về không gian, nhưng cảnh ngộ tác giả – người anh hùng chí lớn bị mất tự do – nhất là bản lĩnh làm người của hai nhà thơ thì tương tự, nên tác phẩm có đôi ba nét tương đồng. Nét tương đồng dễ thấy giữa hai bài thơ là về thể thơ, cả hai đều là thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật; về đề tài, cả hai đều là thơ viết trong tù vượt trên xiềng xích, nói lên chí hướng, lí tưởng, tự hoạ chân dung nhân cách của chính mình; về giọng điệu, cá hai đều là thơ khẩu khí hào hùng, mạnh mẽ, đậm chất anh hùng ca,… Tất nhiên, xét về nội dung, ngôn từ, hình ảnh,… cụ thể của tác phẩm, Đập đá ở Côn Lôn khác với Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Điểm sáng chói nhất trong bài thơ của cụ Phan Châu Trinh là hình tượng một đấng tài trai hiên ngang, ngạo nghễ vung cao chiếc búa… đứng giữa đất Côn Lôn rải rác đá hòn, đá táng và bời bời sóng gió đại dương.
Bài thơ có bố cục quen thuộc của thơ Đường luật : đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên nếu ta quan sát kĩ hình tượng nhân vật trữ tình – cũng là hình ảnh nhà thơ – ta thấy có hai nét nổi bật :
1. Bốn cấu đầu khắc hoạ dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung :
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách bứa đánh tan năm bay đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu để trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quá công việc, thật rõ ràng. Đó là một đấng nam nhi, đứng hiên ngang giữa “đất cỏn Lôn”… Nói tới Côn Lôn, mọi người Việt Nam thuở ấy đều hiểu rằng đây là “Côn Đảo”, mảnh đất giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm, đày đoạ những người yêu nước đứng lên chống lại chúng. Cho nên, hình ảnh “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ dàng làm cho người đọc nghT tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa tù ngục, xiềng xích. Người trai ấy đang làm gì ?
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Thì ra người đang đập đá. Câu thứ nhất tĩnh, xuống câu thứ hai chuyển sang nét động. Từ lừng lẫy đầu câu chưa thật rõ nghĩa. Nhưng đến cụm từ sau “làm cho lở núi non” thì ý thơ mở ra, hình tượng nhân vật hiện lên oai phong lẫm liệt như một vị thần. Ngỡ như vị thần ấy đang xẻ núi, khơi sông để sắp xếp lại núi non, trời đất. Trong thực tế, Phan Châu Trinh đang phải làm lao dịch khổ sai, đập đá, chuyển đá để làm đường, xây nhà,… theo sự ép buộc của bọn cai ngục, sự quản thúc của bọn lính ngục. Đó là công việc chẳng hứng thú gì nếu không nói là vô cùng cực khổ. Vậy mà, tác giả lại nói như thế, viết như thế. Thật là những cãu thơ lãng mạn của một bản lĩnh người anh hùng vượt lên trên mọi đau khổ của cuộc đời, để khẳng định phong cách làm người, một phong cách sống. Đến hai câu thực, phong cách sống ấy bộc lộ rõ nét hơn nữa :
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Về nghĩa tả thực, cũng như nghĩa tượng trưng, bóng bẩy, ta có cảm giác người tù – vị thần ấy đang làm việc hết mình, tung hoành, ngang dọc, đập phá quyết liệt cái đối tượng mà mình đang đối mặt. Hình ảnh đối xứng hài hoà, kết hợp các từ ngữ nôm na vừa chạm khắc chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc. Hoá ra, đây đâu phải việc đập đá tầm thường như kẻ địch ép buộc người tù mà chính là việc biến cải càn khôn, vũ trụ của người dũng sĩ phá tan những gò đống, đập vỡ những tảng, những hòn ngăn cản đường đi… Cặp cụm từ đánh tan, đối xứng với đập bể vang lên, nghe thật sướng tai! Có thể nói, bốn câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình – cũng là hình ảnh Phan Châu Trinh khi phải làm khổ sai ở Côn Đảo. Nhưng nhà thơ không dùng bút pháp tả thực mà phóng bút, dùng tưởng tượng và nghĩ suy để tự hoạ chân dung mình. Do đó, từ một việc bình thường, thậm chí tầm thường, khổ cực, tác giả đã nâng lên miêu tả hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng : khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng càn khôn đổi thay vũ trụ… công việc ấy lẫy lừng, vang dộng cả đất Côn Lôn.
2. Sang đến bốn câu sau – hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển giọng từ miêu tả tung phá sang suy nghĩ lắng sâu :
Tháng ngày hao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khỉ lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
Đây là những lời tự nhủ, tự động viên mình hãy vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Hai câu luận cũng có hai cặp đối xứng khá chặt chẽ : “tháng ngày” – “mưa nắng” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”. Ý thơ mở rộng, không chỉ nói việc đập đá mà khái quát thời gian, không gian, những “nắng mưa”, bão tố của cuộc đời đang đợi mình phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn, là nối tiếp những lao dịch khổ sai, những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng, tất cả, minh đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, là trường học để tôi luyện cho thân thêm “sành sỏi”, cứng rắn hơn, cho dạ “sắt son”, lòng trung thành với dân với nước càng bền vững hơn. Nghe được những tiếng tự tình như thế của nhà thơ, ta phát hiện thêm một vẻ đẹp nữa của thơ. Đó là hai cặp tiểu dối khá tinh tế: Tháng ngày – biểu tượng cho sự thử thách kéo dài đối chọi với “thân sành sỏi” ; Mưa nắng – biểu tượng cho những gian khổ ở dời đối chọi với “dạ sắt son”. Đồng thời, ta c.òn nhận ra nghệ thuật ẩn dụ cũng khá thú vị của hai củu thơ. Dùng hai hình anh “sành sỏi” và “sắt son”, vốn rất gần gũi cuộc sống đời thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu. Đến hai câu kết lại xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính dân gian và cũng rất ấn tượng :
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
Hình ảnh “kẻ vá trời” nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại vé bà “Nữ Oa dội đá vá trời”. Tự ví mình là kẻ vá trời, tương tự một vị thần kì diệu như thế là cách nói khoa trương, cường điệu. Song ngẫm ra, cũng không phải là quá lời. Bởi vì, sự nghiệp cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp hơn nửa thế kỉ mà các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu theo đuổi lúc bấy giờ quả là một việc to lớn, táo bạo, nặng nề và đầy ý nghĩa, chẳng kém gì bà Nữ Oa xưa đội đá vá trời, nhằm đem lại cho nhân dân áo ấm, cơm no. Với hình ảnh vá trời ấy, nhà thơ nhấn mạnh thêm bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên. Đồng thời, cũng muốn ngầm ví công việc khổ sai mà người tù đang phải làm chỉ là việc con con. Như thế, cả về niêm, luật của Đường thi lẫn nội dung, ý nghĩa, hai câu kết đã tô đậm thêm tư thế, bản lĩnh và ý chí của người anh hùng, đấng tài trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Tóm lại, bằng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, nhiều từ ngữ, khoa trương, nhiều ẩn dụ đặc sắc, bài thơ Đập đá ở Côn Lỏn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp – một vị anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa núi đồi trời biển, oai phong lẫm liệt, ngang tàng, luôn hướng tới lí tưởng cứu nước, dù gặp bước gian nguy nhưng chí khí không bao giờ dời đổi. Cách cảm, cách nghĩ như thế của cụ Phan Châu Trinh, chúng ta bắt gặp ở khá nhiều bài thơ trong kho tàng thơ ca trung đại Việt Nam. Và sau này, nhà thơ Sóng Hồng(1) – một chiến sĩ cộng sản – cũng đã sáng tác một bài thơ có đề tài, giọng điệu và cách biểu hiện tương tự. Đó là bài Lấy củi, có hai câu thơ được truyền tụng :
Đốt cho tiêu kiếp tù đầy
Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng.
Giống cảnh ngộ cụ Phan Châu Trinh, nhà thơ Sóng Hồng khi bị giam ở nhà tù Sơn La phải lên rừng kiếm củi về cho bọn lính ngục đun bếp, đốt lửa,… Từ một việc lao dịch khổ sai như thế, người tù – thi sĩ ấy đã viết nên những vần thơ ngời sáng hào khí anh hùng, thật đáng kính phục. Đọc những vần thơ khẩu khí kiểu Đập đá ỏ Côn Lôn, Vào nhà ngục Quàng Đôn ạ cảm tác hay Lấy củi, chúng ta không chí nhìn thấy nét dẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống, cách nghĩ của tác giả. Hãy sống hết mình, hăy nghĩ phóng khoáng, biến những gian khổ, vất vả trong công việc đời thường thành những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn…
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 22
Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều hết lòng ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sống mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Cân Lôn ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng sáng ngời của Cụ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lân,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chì sởn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Năm 1908 Phan Châu Trinh bị bắt, triều đình Huế đã khép tội cầm đầu phong trào chông thuế ở Trung Kì và đày đi Côn Lôn. Côn Lôn! Cái địa danh gợi lên trong trí tưởng tượng của những người Việt Nam một sự chết chóc, rùng rợn. Giữa bốn bề biển cả mênh mông, cái “địa ngục trần gian” này là nơi giam cầm, đọa đày dã man những người yêu nước và đã có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bị đày đến địa ngục, Phan tự xác định:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Trong tư thế “đứng” ấy của nhà chí sĩ cách mạng vừa biểu thị một thái độ ngang tàng bất khuất vừa chủ động tự tin – Giữa trời biển bao la, trước cảnh ngục tù tàn bạo của kẻ thù, dáng đứng của Phan thật vững vàng như một tượng đài hiên ngang, ông không còn là một người tù bị đi đày nữa mà là một con người của tự do. Chí “làm trai” của người quân tử có phen được bộc lộ và thử thách.
Đúng là một thử thách rất khắc nghiệt, người tù ngày ngày phải lao động khổ sai. Việc đập đá rất cực nhọc đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm chỉ quen với bút nghiên, đèn sách không quen với công việc nặng nhọc. Bị cực hình về thể xác nhưng tinh thần vẫn vững vàng:
Lừng lẫy làm chơ lở núi non.
Đây không còn là chuyện người tù đập đá nữa mà còn bao hàm một ý nghĩ rộng lớn về chí khí hào hùng lẫm liệt của kẻ “làm trai” có chí lớn quyết xoay chuyển lại thời cuộc, nước non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bế mấy trăm hồn.
“Xách búa”, “ra tay” thể hiện tư thế chủ động; “đánh tan”, “đập bể” động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh mẽ, khoáng đạt. Nhà chí sĩ đang hình dung như dồn tất cả nghị lực và lòng căm thù vào cánh tay để “đập bể”, “đánh tan” cái dinh lũy của chế độ thực dân phong kiến thôi nát.
Ba năm trời đằng đẵng Phan làm thân tù tội, chịu đựng biết bao đọa đày “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù, nghìn năm ở ngoài). Nhưng thời gian (tháng ngày), gian nan (mưa nắng) cũng là hoàn cảnh để rèn luyện khí tiết người cách mạng.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhà tù đế quốc là trường hợp để tôi rèn thử thách. Phan Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông “vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”, Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch vẫn Tự khuyên mình:
Nghĩ mình trong bước gián truân
Tai ương rèn luyện tình thần thêm hăng.
(Nhật kí trong tù)
Những thử thách khốc liệt của lao tù làm cho Phan Châu Trinh thêm rắn rỏi, dạn dày, lồng dạ càng thêm sáng ngời “sắt son” một niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp cứu dấn, cứu nước.
Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin:
Những kề vá trời khi 1(7 bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan tự ví mình là kẻ “vá trời”, lấp biển, mưu đồ sự nghiệp lớn lao. Người anh hùng có chí lớn, tin ở tài năng và nghị lực của mình nhưng chẳng may bị sa cơ, “lỡ bước”! Bị “lỡ bước” trên con đường tranh đấu đầy chông gai hiểm nạn là lẽ tất yếu, thường tình đôi với ông. Người cách mạng sẩn sàng chấp nhận tù đày, xiềng gông kể cả việc phải hi sinh tính mạng. Nói chuyện tù tội, chết chóc mà lời thơ cứ tự nhiên, nhẹ nhàng:
Gian nan chi kế việc con con!
Ông xem đó chỉ là việc “con con”, không đáng kể, thái độ tư thế của nhà chí sĩ đĩnh đạc, ung dung lạ thường. Ớ đây ta lại bất gặp sự đồng điệu rất lí thú trong tư thế của hai chí sĩ họ Phan:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu)
Kẻ thù dùng bạo lực, cực hình đày đọa để tiêu diệt lòng yêu nước, nhưng chúng đã lầm, sức mạnh tinh thần của những người yêu nước vô địch.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, “đứng trên đầu thù Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 23
Nói về ý chí, khí phách của những người anh hùng ý thức được trách nhiệm của bản thân với non sông đất nước, văn học Việt Nam đã có biết bao những áng văn, lời thơ. Góp vào chủ đề ấy trong kho tàng văn học nước nhà, bằng tác phẩm “Đập đá ở Côn Lôn”, Phan Châu Trinh đã giúp độc giả có được cảm nhận về những vẻ đẹp cao quý của người chí sĩ yêu nước. Đó là vẻ đẹp của tinh thần hiên ngang và thái độ xem thường những thử thách, gian nguy, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Những vẻ đẹp ấy được toát lên trên phông nền của hoàn cảnh tù đày và với công việc lao động khổ sai. Hoàn cảnh ngục tù ấy chỉ có thể làm cho khí phách của bậc trượng phu trở nên lẫm liệt, uy nghi hơn.
Phan Châu Trinh (sinh năm 1872 – mất năm 1926) là người con của làng Tây Lộc, huyện Hà Đông thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông là người học rộng, tài cao, đỗ Phó bảng vào năm 1901 và được bổ dụng làm quan. Tuy nhiên sau đó ông lại từ bỏ để dành tâm huyết theo đuổi lí tưởng cao đẹp của mình: bắt đầu cống hiến cho sự nghiệp cứu nước.
Quyết định đó được đưa ra vì ông đã sớm tiếp nhận và giác ngộ được những tư tưởng tốt đẹp của nền cách mạng dân chủ, Phan Châu Trinh luôn nung nấu quyết tâm có thể đánh đổ sự lạc hậu, nhiễu nhương của chế độ phong kiến, phấn đấu cải cách đổi mới để mong cho đất nước được giàu mạnh, nhân dân được ấm no. Phan Châu Trinh chính là một đại diện tiêu biểu cho lực lượng yêu nước tiến bộ, có tư tưởng dân chủ sớm nhất, sâu sắc nhất và nhất quán vào những năm đầu thế kỉ XX.
Để hiện thực hóa lí tưởng đó của mình, Phan Châu Trinh đã có những hoạt động sôi nổi và phong phú ở cả trong và ngoài nước. Khi có có hội đến Pháp và Nhật, Phan Châu Trinh càng nỗ lực và cố gắng hơn nữa vì ông cho là nếu có những hoạt động tích cực và hiệu quả ở những nơi đó thì sẽ mang tiềm năng rất lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Không chỉ là một nhà nhiệt thành cách mạng, Phan Châu Trinh còn nổi tiếng là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Đặc biệt, ông đã dùng chính những sáng tác của mình để thể hiện tinh thần yêu nước và tư tưởng dân chủ mà ông nhận thức được. Nhờ vậy, những sáng tác chính luận và những tác phẩm thơ ca của Phan Châu Trinh đã góp phần làm thức tỉnh nhân tâm và làm dấy lên phong trào yêu nước trong ba mươi năm đầu của thế kỉ XX.
Các tác phẩm gắn liền với tên tuổi Phan Châu Trinh có thể kể đến là “Tây Hồ thi tập”, “Tỉnh quốc hồn ca”, “Xăng-tê thi tập”, “Giai nhân kì ngộ”,… Những sáng tác của Phan Châu Trinh đều có điểm chung là mang một giọng điệu đanh thép, hùng hồn nhưng cũng rất trữ tình, tha thiết.
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh cần tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. “Đập đá ở Côn Lôn” là bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác phẩm ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là trong khoảng thời gian ông bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo vào tháng 4 năm 1908. Nguyên nhân của sự việc trên là do Pháp đã khép Phan Châu Trinh vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Sống những tháng ngày ở Côn Đảo và phải lao động khổ sai cùng với các tù nhân khác đã khiến cho Phan Châu Trinh có thể viết nên những dòng thơ để bày tỏ ý chí và khí phách của những con người mưu đồ nghiệp lớn dù phải sống trong nghịch cảnh, khó khăn.
Chân dung người chiến sĩ hiện lên qua tư thế đầy ngạo nghễ, qua ý chí vững bền kiên định, qua tinh thần không ngại gian khó khi phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
Hai câu thơ mở đầu tác phẩm của Phan Châu Trinh đã giúp ông thể hiện được tư thế của người tù ở Côn Lôn đầy ngạo nghễ:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.”
Hình ảnh người làm trai xuất hiện giữa đất Côn Lôn mà tác giả nhắc tới đã nói lên quan niệm nhân sinh truyền thống về cái “chí làm trai” của con người. Khi phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, ta thấy đó là một quan niệm đúng đắn trong cái nhìn của người xưa khi muốn khẳng định tầm quan trọng của những khát khao, lí tưởng đối với con người khi sống giữa đất trời nhân thế, đặc biệt là người nam nhi.
Quan niệm đó đã từng được Nguyễn Công Trứ đề cập trong thơ ông: “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” hay Phan Bội Châu cũng đã lên tiếng: “Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời”. Trong câu thơ của Phan Châu Trinh, tác giả cũng sử dụng quan niệm trên để nêu cao tinh thần của người trai đầu đội trời, chân đạp đất khi “đứng giữa đất Côn Lôn”.
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, ta cũng nhận thấy rất rõ, mặc dù phải sinh sống trong những tháng ngày bị hành hạ, tra tấn nhưng ta khó có thể tìm thấy trong câu thơ sự kiệt sức, uể oải mà chỉ thấy ngời lên tinh thần “lừng lẫy” và chí ý sắt thép đến độ có thể làm cho“lở núi non”.
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, ta thấy những câu thơ tiếp theo càng làm cho tầm vóc “lừng lẫy” của người chí sĩ thêm nổi bật hơn cả vì đã làm toát lên ở họ một sức mạnh phi thường:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Sự phi thường đó được thể hiện trong từng động tác của người tù khi “xách búa”, “ra tay” mà “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Ý thơ nói lên cảnh lao động hết sức khắc nghiệt, cần lao của người chiến sĩ nhưng chính những khổ cực mà họ trải qua lại làm bật lên ở họ hình ảnh đầy ngạo nghễ và hiên ngang của người chí sĩ.
Cách họ làm việc qua những động từ mạnh như “đánh tan”, “đập bể” đã cho thấy sự chủ động, quyết liệt trong hành động chứ không còn là những công việc mang tính bị cưỡng ép, đốc thúc của người tù. Câu thơ có sử dụng bút pháp khoa trương và mang mục đích thể hiện sự lay trời chuyển đất trong lí tưởng của con người dốc lòng vì sự nghiệp lớn lao mà xem thường những gian nan khó nhọc.
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã cho thấy chính mục đích đó đã mang lại sự thành công trong việc khắc họa bức tượng đài uy nghi, vững chãi của tấm lòng yêu nước sắt son và ý chí cách mạng kiên cường. Có thể thấy, thông qua lớp nghĩa tả thực về công việc khai thác, đập đá khổ sai, nặng nề của người tù Côn Đảo trong hoàn cảnh nắng, gió và đòn roi, tác giả đã làm cho vẻ đẹp lớn lao về tinh thần và khí chất của người chiến sĩ được tỏa sáng. Chính giọng thơ đanh thép, hùng hồn đã tô đậm vẻ đẹp hùng tráng của người chí sĩ đứng giữa biển rộng non cao trong tư thế hiên ngang, sừng sững.
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”
Trong câu thơ thứ năm và thứ sáu này, tác giả đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình về những gian khổ, thử thách. Những gian khổ, thử thách đằng đẵng của biết bao “tháng ngày” cộng thêm sự khắc nghiệt của “mưa nắng” được đặt trong sự tương quan với sức vóc bền bỉ “thân sành sỏi” và ý chí bất khuất “dạ sắt son” đã tạo nên nghệ thuật đối lập trong câu thơ.
Chỉ với cặp từ “tháng ngày”, “mưa nắng” thôi mà bao nhiêu nhọc nhằn, đắng cay mà những người chiến sĩ phải nếm trải như hiển hiện mồn một trên trang viết. Ấy vậy mà những đau khổ, đày ải ấy chỉ là cái nền để làm hiện diện nơi họ những vẻ đẹp lớn lao. Chính nghệ thuật đối lập trong việc sử dụng từ làm bật lên ý thức kiên cường nơi người chiến sĩ: dù lao động khổ sai trong điều kiện khó khăn về thời tiết, dù bị hành hạ không biết đến tháng ngày nào mới có thể được tự do nhưng tinh thần kiên trung và tấm lòng son sắt với lí tưởng đã theo đuổi thì luôn bất biến, vững bền.
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, ta nhận thấy gian lao, mệt mỏi, họ có “bao quản” hay nề hà. Đối với người cách mạng chân chính, gian lao và mệt mỏi ấy không còn là thử thách mà đã trở thành điều kiện tôi rèn ý chí để họ “càng bền” lòng theo đuổi lí tưởng của mình. Đây cũng chính là lời dặn lòng đầy quyết tâm của người ấp ủ sự nghiệp lớn.
Tất cả những vẻ đẹp về ý chí, sự quyết tâm và lòng yêu nước của người chí sĩ dường như đã ngời sáng rực rỡ qua những câu thơ nói trên. Đến những dòng thơ cuối thì dũng khí hiên ngang sắt đá và tinh thần lạc quan cách mạng nơi họ lại được khẳng định một cách mạnh mẽ:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!”
Câu thơ nêu lên thái độ xem thường những gian nan khó nhọc mà người chiến sĩ phải đối mặt ở Côn Lôn khi xem đó chỉ là những “việc con con”. Với cương vị là “những kẻ vá trời” đầy hoài bão, nhiệt huyết thì việc có những lúc “lỡ bước” hay phải vượt qua những mệt mỏi, thử thách vốn là điều tất yếu để có thể đến với thành công, thắng lợi. Giọng thơ trong những câu cuối khi chuyển tải những nội dung ấy bỗng trở nên cương quyết, rắn rỏi để rồi càng tô đậm sự ngang tàng, lẫm liệt của hình tượng người anh hùng cách mạng.
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, người đọc nhận thấy khi đã chọn con đường cách mạng để theo đuổi suốt đời, có lẽ bản thân người chiến sĩ có thể đã hình dung trước được những gian nan, thử thách mà họ phải đương đầu. Thế nên nếu mỗi lần khó khăn, mệt mỏi, họ lại yếu lòng, gục ngã thì tất nhiên sẽ không đủ sức bền để chinh phục được con đường đầy chông gai, thách thức này.
Vì vậy, không phải ai khác, chính bản thân họ phải tự vực dậy tinh thần của mình dù gặp phải bất cứ chuyện gì. Và trong hoàn cảnh bắt bớ, tù đày, chèn ép, tra tấn, lòng tin vững chắc về lí tưởng lấp biển dời non, sự nghiệp cứu nước mà mình đã “dấn thân” chính là điểm tựa để người chiến sĩ có thể vượt lên trên tất cả và hi sinh vì nó.
Về nội dung, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã thể hiện vẻ đẹp hào hùng, tư thế hiên ngang trong hình tượng nhà nho yêu nước, đồng thời cũng là nhà cách mạng trong những năm đầu của thế kỉ XX. Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, ta thấy với phong thái ung dung, thái độ coi thường gian khó và hiểm nguy, ý thức vượt lên hoàn cảnh lao tù cùng với niềm lạc quan tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của sự nghiệp cứu nước, nhân vật trữ tình đã trở thành một người anh hùng đầy khẩu khí, nghĩa khí và chí khí.
Xét về nghệ thuật, nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng cách mạng với rất nhiều những phẩm chất, vẻ đẹp đáng quý. Hình tượng người anh hùng mang vẻ đẹp lẫm liệt, ngang tàng đó lại được tạo dựng thông qua bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng và trên phông nền của hoàn cảnh lao động khổ sai nên đã tạo được những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tóm lại, chỉ với tám câu thơ, Phan Châu Trinh đã tái hiện trước mắt người đọc bức chân dung tuyệt đẹp của một người chiến sĩ nguyện sống và phấn đấu vì lí tưởng cao cả. Vì lí tưởng, vì nghiệp lớn, họ đã chấp nhận hi sinh tình riêng và quan trọng hơn là khi phải đối diện với cảnh tù đày, gian nguy, họ vẫn luôn trong tư thế ngẩng cao đầu và luôn vững tin vào sự nghiệp cứu nước mà bản thân đã chọn.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 24
Phan Châu Trinh - người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông còn để lại nhiều áng thơ thấm đượm tinh thần dân tộc và chứa chan tình yêu nước.
Một trong những áng thơ tiêu biểu đó là bài thơ 'đập đá ở Côn Lôn' đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật mang tính hàm nghĩa sâu sắc. Bốn câu đàu vừa tả thực cảnh đập đá vừa biểu lộ một tâm thế một ý chí:
'Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn'
Hai câu đề thể hiện một tư thế ngang tàng của một đáng nam nhi, đứng giữa đất Côn Lôn. Câu thơ nói về cảnh lao động khổ sai khi tác giả bị đày ra Côn Đảo, ý chí làm trai coi việc 'đứng giữa đất Côn Lôn' bị tù đày khỏ sai là một thách thức nặng nề chẳng hề nao núng.
'Làm trai' thể hiện khí phách của người anh hùng làm những công việc lớn, làm người có chí khí. Hai từ 'đứng giữa' biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thể bất khuất trước uy vũ quân thù. Công việc đập đá là công việc lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình.
Hai câu thực đối đầu nhau từ 'đánh tan' và đập bể là những từ được sử dụng mạnh vừa tả thực sức mạnh đạp đá vừa ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thu giắc phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị tàn bạo. Hai câu 'xách bua đánh tan năm bảy đống, ra tay đập bể mấy trăm hòn' mang hàm nghĩa sâu sắc thể hiện một quyết tâm sắt đá, một ý chí hào hùng không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ, khó khăn.
Tác giả dùng những từ ngữ mạnh với lối nói khoa trương, giọng điệu mạnh mẽ vừa miêu ta chân thực công việc khổ sai vừa thể hiện khí phách tầm vóc lớn lao sánh ngang bằng vũ trụ.
Ý chí và tấm lòng của người tù cách mạng được khắc họa qua hai câu luận:
'Tháng ngày bao quân thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son'
Tác giá lấy thời gian cầm tù đối với gian truân thử thách, lấy thân dày dặn phong trần đối với tinh thần cứng cỏi, trung kiên.
Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. 'thoáng ngày' chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài, 'mưa nắng' tượng trưng cho khó khăn, gian khổ, cho mọi nhục hình đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ 'bao quản', 'càng bền' chí khí. 'Thân sành sỏi', 'dạ sắt son' là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí bền vững long son sắt chủy chung đối với dân với nước của một đáng nam nhi. Hai câu thơ thể hiện ý chí kiên định, cứng cỏi, sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn gian khổ dù trong hoàn cảnh nào ẫn thể hiện tấm lòng trung kiên không sờn lòng đổi chí.
Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồi đại sự mà không thành, mượn sự tích và trời của Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân.
'Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con'
Dù có 'lỡ bước' có gặp khó khăn có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đằng tù đày thì với nhà chiến sĩ chân chính 'việc con con' ấy không đáng kể, không đáng quan tâm.
Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản dùng biện pháp nói quá từ 'vá trời' khẳng định tầm vóc lớn lao vĩ đại của người tù cách mạng. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chí sĩ. Hai câu thơ thể hiện tư thế hiên ngang, bất khuất, ý chí kiên định dùn gian nan vất vả cũng không lùi bước, vẫn sẵn sàng vượt qua.
'Đập đá ở Côn Lôn' là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật rất đặc sắc và độc đáo có bút pháp lãng mạng với giọng điệu hào hùng. Tác giả tính tế trong việc kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng biện pháp nói quá.
Tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với dân với nước.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 25
Là chíên sĩ yêu nước, nên thơ văn của Phan Châu Trinh thắm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho là núi non.
Xách búa đập tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng này bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chỉ sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lờ bước,
Gian nan chi kể việc con con. ”
Nhan đề bài thơ là “Đập đá ở Côn Lôn” nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế ở Trung kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo và cái án khổ sai chung thân.
Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thể, một ý chí:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho là núi non.
Xách búa đập tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.”
Chí nam nhi, chí làm trai coi việc “đứng giữa đất Côn Lôn”, bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn “lẫy làm cho lở núi non”, Hai từ “đứng giữa” biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ “làm cho lở núi non” thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ “đánh tan” và “đập bể” vừa tả thực sức mạnh đập đá “ năm bảy đông” và “mấy trăm hòn”, đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
“Xách búa đập tan năm bảy đống,
Ra tay đập bế mấy trăm hòn”.
Người anh hùng khi lỡ vận, gặp buổi gian nan vẫn không hề nao núng. Lời thơ cảm khái, ngang tàng, xem nhẹ nghihcj cảnh để tiếp tục tiến về phía trước thật tràn đày khí phách:
Tháng này bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chỉ sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lờ bước,
Gian nan chi kể việc con con. ”
Hai câu 5,6 đôi nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (tháng ngày) đối với gian nan thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. “Thân sành sỏi” và “dạ sắt son” là hai hình ảnh ẩn dụ nổi lên một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ.
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son”
Các từ ngữ “bao quản” và “chi sờn” biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức và bạo lực quân thù.
Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vái trời) mà không thành (lỡ bước). Đó là anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là “việc con con” không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại,’ rât ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con”
“Đập đá ở Côn Lôn” tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ 20. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng. Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ “Đập đá ờ Côn Lôn” này. Cái tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 26
Bài thơ “Đảo Côn Lôn” được Phan Châu Trinh viết trong những ngày đầu khi cụ và nhiều chiến sĩ yêu nước khác bị thực dân Pháp bắt bỏ giam cầm tại nhà ngục Côn Lôn, đó là vào năm 1908. Bài thơ viết theo the thất ngồn bát cú Đường luật. Bài thơ tỏ rõ chí khí kiên cường, xem thường hiểm nguy của nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc trong cảnh tù đày.
Là một tù nhân khổ sai, nhưng nhà thơ vẫn có một cái nhìn rất đẹp rất đáng yêu về đảo Côn Lôn. Bài thơ tả cảnh ngụ tình: cảnh đảo Côn Lôn hùng vĩ xinh đẹp; nó là mảnh hình hài của giang sơn gấm vóc, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu Côn Lôn, tình yêu Tổ quốc.
Hai câu đề gợi tả hình thế đảo Côn Lôn:
“Tang thương dờì đổi mấy thu đông
Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng”
“Tang thương” lấy từ cụm từ “Tang điền thương hai” rút gọn lại, nghĩa đen là bể dâu, chỉ sự biến thiên biến đổi. Câu thứ nhất có dị bản ghi: “Bể dâu dời đổi mấy thu đông”. Mấy thu đông là mấy năm dài. Côn Lôn không phải là một đảo mà là một “cụm núi”, một quần dảo ở cực nam (đông nam) của Tổ quốc. “Vững trồng” do thành ngữ “vững như trời trồng ” chỉ sự hùng vĩ, bền vững. Hai câu thơ gợi tả quần đảo Côn Lôn hùng vĩ, vững bền, bất di bất dịch trước bể dâu đổi năm tháng. Đó là sự khẳng dịnh sự trường tồn của Côn Lôn.
Hai câu thực (3, 4) tiếp theo miêu tả đảo Côn Lôn nằm giữa biển khơi, cả bôn phía bốn mặt đều bị sóng gió bao vây “giày vò”. Mặc dù thực dân Pháp đã biến Côn Lôn thành một nhà tù dể giam hàm, đày đọa, âm mưu tiêu diệt những nhà nho yêu nước, nhừng chíến sĩ cách mạng của dân tộc ta, nhưng Phan Châu Trinh vẫn nhìn quần đảo – một mảnh hồn Mẹ Tổ quốc yêu thương, đang bảo vệ, đang “che chở” những đứa con thân yêu vì mưu đồ sự nghiệp cứu nước mà bị cầm tù:
“Bốn mặt giầy vò oai sóng gió,
Một mình che chở tội non sông.”
Hai chữ “che chở” đã nhân hóa đảo Côn Lôn, khẳng định Côn Lôn mang nặng tình thương đối với nhà chiến sĩ. Đó là một cách nhìn nồng hậu, ấm áp, biểu lộ một tình cảm cao đẹp vơi Côn Lôn, một tình yêu sâu nặng đối vơi đất nước.
Hai câu 5, 6 trong phần luận là bức tranh sơn thủy tứ bình tuyệt đẹp, đăng đôi hài hòa. Có cỏ hoa. Cỏ cây trăm thức. Có rồng cá. Có biển một vùng. Một không gian mênh mông bao la có đất, trời, biển. Một cách viết tài hoa:
“Cỏ hoa đất này cây trăm thức,
Rồng cá trời riêng biển một vùng”
Phải giàu tình yêu thiên nhiên, phải có bản lĩnh phi thương và rất lạc quan yêu đời mới có cái nhìn ấy, mới có thể viết được những câu thơ đẹp như thế. Sâu xa hơn, phần luận bài “Đảo Côn Lôn” hé lộ cho ta thấy tâm hồn thanh cao, phong thái ung dung tự tại của một nhà nho chân chính, một kẻ sĩ mang cốt cách “lão thực ”.
Hai câu kết vừa là lời cầu mong đối với đảo “thiêng” nơi có “nước thẳm non xanh” vừa là niềm tin của khách anh hùng “Những kẻ vá trời khi lỡ bước”:
“Nước thẳm non xanh thiên chẳng nhẽ,
Gian nan xin hộ bước anh hùng. ”
Niềm tin sẽ vượt qua mọi hiểm nguy thử thách. Niềm tin vào một ngày mai sẽ thoát khỏi cảnh tù đầy. Niềm tin vào sự nghiệp cách mạng. Câu thơ “Gian nan xin hộ bước anh hùng” nói lên niềm tin mãnh liệt.
Phan Châu Trinh là nhà chí sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc ta. Cùng với Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, cụ là một trong những biểu tượng sáng ngời về tinh thần yêu nước được quốc dân đồng bào kính trọng và ngưỡng mộ. Thơ văn chỉ là một phần nhỏ bé trong cuộc đời hoạt dộng vô cùng sôi nổi và phong phú của nhà chí sĩ. Bài thơ “Đảo Côn Lôn“ là một bài thơ độc đáo, khẳng định mạnh mẽ chí khí của người anh hùng dọc ngang trời đất. Cách nhìn, cách tả, cách nghĩ của lác giả thể hiện chất nghệ sĩ lồng trong cốt cách anh hùng. Yêu cảnh sắc thiên nhiên Côn Lôn, lạc quan yêu đời và tin tương ngày mai là vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, nhà chí sĩ cách mạng của dân tộc.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 27
Trong những năm đầu của thế kỷ XX Phan Châu Trinh là một nhân vật văn chương được người đời khá là chú ý bởi tinh thần yêu nước, yêu những người dân lao động của ông.
Ông thường tham gia vào các hoạt động yêu nước của tri thức trẻ thời bấy giờ, cùng với những nhân vật tên tuổi khác đó là Phan Bội Châu.
Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" thể hiện lòng yêu nước, tính cách mạng trong giọng thơ của tác giả, thể hiện ý chí hiên ngang, kiên cường của những người làm trai sống trong thời kỳ đất nước chịu nhiều loạn lạc.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Trong những năm tham gia hoạt động yêu nước có những thời kỳ mà Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bắt giam tại Huế, rồi bọn chúng lưu đày tông ra đảo Côn Lôn làm khổ sai. Địa danh Côn Lôn khá nổi tiếng với những người tù cách mạng của nước ta. Nó là nơi chỉ toàn chết chóc, đau thương là nơi chôn vùi nhiều chiến sĩ cách mạng yêu nước quả cảm của dân tộc ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Một nơi hoàn toàn tách biệt với thế giới ngoài. Nó được mệnh danh là địa ngục trần gian nơi lưu đày của rất nhiều nhà yêu nước trẻ. Là nơi đày đọa những người con yêu nước của dân tộc ta, chúng tra tấn ra man với những loại cực hình vô cùng tàn nhẫn. Nhưng tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của những người dân yêu nước những người tù cách mạng thì không bao giờ có thể bị đòn roi dập tắt.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Câu thơ đầu tiên tác giả Phan Chu Trinh thể hiện một thế đứng hiên ngang, thái độ ngang tàng không hề run sợ hay khuất phục trước cường quyền, của bọn thực dân xâm lược. Trong không gian bao la của đất trời trước cảnh địa ngục trần gian, trước những móng vuốt đòn tra tấn dã man của kẻ thù nhưng tác giả Phan Chu Trinh vẫn thể hiện thái độ hiên ngang, khí khái anh hùng của mình.
Trong không gian bị gông cùm đó, người tù có thể bị giam cầm về mặt thể xác nhưng tâm hồn của ông vẫn luôn thể hiện phong thái ung dung tự do. Chí làm trai của người đàn ông quân tử được thể hiện qua thái độ sống kiên cường không sợ thử thách, gian nguy.
Một nơi khắc nghiệt như vùng Côn Lôn nơi những người tu ngày ngày làm lao động khổ sai cho bọn giặc, chúng tìm mọi cách hành hạ những người tù yêu nước, âm mưu dùng đòn roi làm dập tắt ý chí chiến đấu của họ.
Họ vốn là những nho sinh, những nhà tri thức chỉ quen cầm bút nhưng lại phải làm những công việc vô cùng cực nhọc, đập đá, khuôn vác đá, những công việc chỉ dành cho những người cơ bắp. Nhưng những việc đó không là cho những nhà nho yêu nước mềm lòng, chùn bước, mà càng làm cho họ thêm căm thù quân xâm lược mà thôi.
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Câu thơ thể hiện chuyện người nho sinh đập đá không thể hiện một công việc lao động cực nhọc, mà là công việc thể hiện khí phách, bằng sức lực, trí tuệ của mình họ có thể làm lở núi non, xoay chuyển vận mệnh của dân tộc.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Những động từ thể hiện hành động nặng như "xách búa" "đánh tan" thể hiện hành động mạnh mẽ, dứt khoát không một chút do dự. Đồng thời thể hiện tinh thần kiên cường không nao núng của những tri thức yêu nước. Dù trong hoàn cảnh nào họ cũng không cảm thấy run sợ, nao núng.
Những người anh hùng yêu nước của dân tộc thể hiện nghị lực kiên cường, lòng căm thù giặc của mình thông qua những hành động vô cùng mạnh mẽ, đập tan năm bảy đống đá, thể hiện việc đập tan chế độ phong kiến và thực dân Pháp xâm lược.
Trong suốt những năm bị giam giữ ở Côn Lôn nhà thơ Phan Chu Trinh đã chịu nhiều đày đọa. Cuộc sống tưởng như dài đằng đẵng khi một người phải chịu cảnh tù đày mất tự do "nhất nhật tại thu thiên thu tại ngoại". Nhưng chính trong giai đoạn gian khổ bị mất tự do, bị hành hạ về thể xác này lại giúp cho tác giả Phan Bội Châu rèn luyện ý chí chiến đấu của mình.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Người xưa thường nói lửa thử vàng gian nan thử sức, muốn biết một con người có kiên cường anh hùng hay không thì phải trải qua khó khăn, gian khổ mới có thể biết được. Phan Chu Trinh đã mượn ý tưởng trong câu nó này để viết lên hai câu thơ tiếp theo cho bài thơ này.
Thể hiện sự chung thủy son sắc trong trái tim ông dành cho quê hương dân tộc là không gì có thể phai mờ. Cuộc sống càng khó khăn, thử thách càng nhiều càng làm cho trong lòng ông nung nấu ý chí chiến đấu ác liệt mạnh mẽ hơn.
Những thử thách mà thực dân Pháp hành hạ ông ở Côn Lôn càng làm cho tác giả trở nên rắn rổi, lòng gan dạ sắt, ý chí căm hờn càng thêm mãnh liệt sôi sục hơn bao giờ hết. Tình yêu quê hương muốn cứu dân cứu nước càng nung nấu sục sôi quyết liệt.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Tác giả Phan Chu Trinh ví mình là người giống bà Nữ Oa trong truyện cổ xưa đội đá vá trời làm nên việc lớn. Thì hôm nay, có Phan Chu Trinh đập đá, vá non sông quyết tâm mưu sự việc lớn, thực hiện ý chí của người anh hùng.
Dù trong thời điểm hiện tại ông đang bị sa cơ, lỡ bước bị thực dân Pháp bắt giam giữ tại nơi đây, nhưng dù có gian nan thì thử thách cũng chẳng hề hấn gì mấy việc cỏn con, nhỏ nhoi này.
Tác giả xem những việc bị đánh đập, gông cùm xiềng xích,, làm việc khổ sai này chỉ là những việc vô cùng nhỏ bé trên con đường sự nghiệp cứu nước cứu dân sau này. Những câu thơ thể hiện thái độ sống tự tin, khoáng đạt, ý chí kiên cường của tác giả.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu)
Kẻ thù dùng đòn roi, bạo lực, những hình phạt vô cùng dã man để làm tan rã ý chí chiến đấu của những người dân yêu nước. Nhưng chúng đã sai lầm lớn bởi càng tra tấn, càng đánh đập thì lòng hận thù, ngọn lửa căm hờn càng cháy lên mạnh mẽ, nung nấu, hơn bao giờ hết.
Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" thể hiện giọng thơ hiên ngang, hào hùng của một nhà nho yêu nước có ý chí kiên cường bất khuất xem thường mọi hiểm nguy gian khổ. Nó thể hiện tư thế của người nam nhi chí ở bốn phương, đầu đội trời chân đạp đất không hề run sợ trước tra tấn, đòn roi của kẻ thù.
Qua bài thơ này ta có thể thấy được tinh thần yêu nước của tác giả Phan Chu Trinh ông là một nhà nho, một nhà yêu nước nổi tiếng của dân tộc ta trong thế kỷ hai mươi.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 28
Đầu thế kỷ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằng việc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Phan Chu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chốn lao tù đối với ông chỉ là việc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.
Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam. Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”., Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.
Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.
Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai. Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồ nthanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.
Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng nguời anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.
Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 29
Phan Châu Trinh là một nhà nho yêu nước sớm có tinh thần dân chủ. Ông người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Thân sinh ông là Phan Văn Bình, một võ quan từng tham gia hoạt động chống Pháp trong phong trào cần Vương. Năm 1885, thân phụ mất khi ông mới 13 tuổi.
Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi, là bạn học chung với Huỳnh Thúc Kháng. 1900, ông đỗ cử nhân, đồng khoa với Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh sắc. Được bố làm thừa biện bộ Lễ một thời gian, nhưng ông bỏ làm quan, hoạt động cứu nước. Hoạt động yêu nước của ông đã góp phần làm dấy lên phong trào đấu tranh cách mạng đầu thế kỉ XX. Cũng như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh còn sáng tác thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
Nói về Côn Lôn, nay là Côn Đảo, đó là một hòn đảo nước ta, nằm ở tận cùng tổ quốc, bốn bề sông nước, bị Pháp chiếm đóng từ 1861 đến 1945 để giam giữ những phạm nhân chính trị, có những câu thơ từ nhà tù ấy truyền tụng rằng:
Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm sáu lớp xương người
Mỗi buớc chân che lấp một cuộc đời.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được Phan Châu Trinh ông làm tại nơi bị tù khổ sai ở đảo Côn Lôn do bị kết tội khởi xướng phong trào chống thuế ở Trung Kì:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan nam bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thêm sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Đọc lại bài thơ, ta càng hiểu sâu tấm lòng và khí phách của nhà cách mạng yêu nước vào đầu thế kỉ này.
Ngoại trừ hai tiếng Côn Lôn, bài thơ không còn từ nào nói về việc tù đày, giam hãm. Tác giả tả cảnh người tù đập đá ở Côn Lôn với tư thế của những người đập đá vá trời, dời non lấp bể. Người đọc không còn cảm thấy sự nặng nhọc của công việc khổ sai mà chỉ thấy những động tác lớn lao mạnh mẽ sảng khoái như đang dốc sức làm thay đổi giang sơn đất nước. Bài thơ là dạng một bài thơ "khẩu khí" luôn có hai nghĩa: một nghĩa tả thực và một nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tả thực miêu tả cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt làm tù khổ sai tại Côn Đảo, nghĩa thứ hai thể hiện chí khí của người anh hùng.
Hai câu đầu:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lờ núi non”
Nếu hiểu theo nghĩa tả thực thì đó là hoàn cảnh thật cực nhọc của những người tù khổ sai nơi đất Côn Lôn: Một vùng đất bốn bề là biển, tội nhân toàn là những chí sĩ yêu nước, bị Pháp bắt đem đến hải đảo này hoặc bắt làm những việc lao động cực nhọc, hoặc bị bắn chết mà không có một tòa án công bằng nào lập ra. Vậy mà Phan Chu Trinh vẫn hiên ngang viết: "Từng lẫy làm cho lở núi non".
Đó là tư thế đối mặt với kẻ thù, ở ngay nơi mà kẻ thù giam cầm đày đọa. Đối với người trai đó chỉ là chuyện bình thường. Câu thơ còn toát lên niềm tự hào, kiêu hãnh: người chiến sĩ ấy đang làm những chuyện vang dội lừng lẫy tiếng tăm.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hình ảnh đập đá thể hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đá tượng trưng cho những trở ngại khó khăn nhất - chân cứng đá mềm. Câu thơ mô tả cụ thể năm bảy đống, mấy trăm hòn khiến ta hình dung được công việc khổ sai nặng nhọc của người tù: xách búa, ra tay đập bể. Núi đá cao chất ngất, người tù phải làm việc liên tục mới đạt mức tan năm bảy đống, bể mấy trăm hòn. Câu thơ còn có một ý nghĩa ẩn dụ. Đó là hành động cách mạng, đập tan ách áp bức thống trị của kẻ thù. Sự nghiệp cứu nước, hành động cách mạng không bị gián đoạn bởi sự giam hãm của kẻ thù. Các động từ xách búa, ra tay thật mạnh mẽ, khỏe khoắn. Các số lượng năm bảy và mấy trăm càng làm rõ sức mạnh ấy. Hai cảu thơ đầy khí thế tiến công, tưởng như sức mạnh vô địch của người anh hùng ấy sẽ đập tan bất cứ những trở ngại, khó khăn nhất.
Quả là tư tưởng của hai nhà cách mạng họ Phan đã gặp nhau:
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Nhà tù càng tỏ rõ chí khí kiên cường, phẩm chất anh hùng của hai nhà cách mạng ấy:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Trong lúc ấy, cảnh Côn Lôn là một cảnh tượng dễ làm lung lay chí khí con người. Có một tù nhân đã viết:
Côn Lôn hải đảo giữa vời,
Tội nhơn ra đó trăm ngàn,
Chịu cơ hàn nỗi nằm, nỗi ăn
Thương thay cực khổ khôn ngăn
Sớm đi làm, tối về trối trăn
Đất trời thấu chăng, đã năm ba phen loàn
Nao thở than
Bởi rủi ro khiến xui vận hạn
Nghĩ lại thêm càng
Tuôn giọt luỵ chứa chan
Tứ vi nước mênh mông
Đã xa rời vợ con
Tối khôn cùng thương nhớ....
Lặn biển, trèo non
Biết thuở nao vuông tròn... ??
Ngược lại, mang hoài bão lớn, có hành động cách mạng, bản thân chí sĩ họ Phan, là người chiến sĩ đâu kể gì đến tấm thân dày dạn phong trần, sẵn sàng chấp nhận gian khổ hiểm nguy. Miễn sao họ giữ được tấm lòng kiên trung với sự nghiệp cách mạng: đó như son, thủy chung, bền vững. Ý thơ đi sâu vào phẩm chất cách mạng của người chiến sĩ, vừa như một lời thề kiên trung nhất với non sông:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lở bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Câu thơ gợi nhớ sự tích Nữ Oa vá trời, khắc đậm hình ảnh và ý nghĩa của công việc đập đá, làm lở núi non kia là đang làm công việc lớn lao đầy ý nghĩa như vá trời, như đang đỡ lây vận mệnh của đất nước. Tầm vóc lớn lao ấy thật đối lập với chuyện con con. Quả thực, gian nan là chuyện thường tình của những bậc anh hùng khi lỡ bước.
Bằng cảm xúc mãnh liệt, chân thật, hình ảnh nhân vật đã biểu hiện tâm hồn, khí phách, nhiệt tình cách mạng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh lỡ bước. Đó cũng là khí phách và hình tượng tiêu biểu cho cả một thế hệ yêu nước, vào đầu thế kỉ XX ở nước ta như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng v.v...
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 30
Phan Chu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Cũng giống như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là một nhà chí sĩ yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc . Cuộc đời cách mạng của ông cũng gặp rất nhiều khó khăn thử thách, trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong tù ngục ông vẫn giữ vững ý chí và tinh thần đấu tranh cách mạng của mình. Bài thơ Đập đá ở côn lôn đã thể hiện rõ tinh thần ấy của ông.
Phan Chu Trinh xuất thân nhà nho nhưng ông có nguyện vọng vượt phá những khuôn khổ lạc hậu của nho giáo, ông chính là người góp phần giấy lên phong trào cách mạng sôi nổi ở nước ta mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Năm 1908 Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nên bị bắt đày ra côn đảo. bài thơ Đập đá ở côn lôn làm trong lúc ông cùng các tù nhân khách bị bắt lao động khổ sai.
Côn Lôn hay còn gọi là Côn Đảo là một hòn đảo nhỏ nằm ở miền đông nam nước ta, cách bờ biển vũng tàu hơn 100km. nơi đây được thực dân Pháp chọn xây dựng hệ thống nhà tù kiên cố để giam giữ và đầy ải những tù nhân yêu nước của ta. Tuy nhiên với Phan Chu Trinh, ông coi côn lôn là trường học thiên nhiên, là nơi rèn luyện ý chí, nên đấng nam nhi ở thế kỷ XX không thể không nếm biết.
Bài thơ Đập đá ở côn lôn được sáng tác bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, bao gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết; bài thơ gồm hai phần: bốn câu đầu là bức chân dung người tù cách mạng, bốn câu sau là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Bốn câu thơ không có một chút bóng dáng của một kẻ tù đày, mà ngược lại, là tư thế hiên ngang cửa một con người đầy đủ ý thức về mình, làm trai, trong thời ấy. Trong quan niệm thời trung đại, chí nam nhi – chí làm trai là người đàn ông có Tài, có Tâm, có Chí, có khát vọng để theo đuổi và thực hiện đến cùng những ước mơ, hoài bão:
-“Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời”
(Phan Bội Châu)
-“Làm trai cho đáng nên trai
Phú xuân đã trải, đồng nai đã từng”
(Ca dao)
– “Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể”
(Nguyễn Công Trứ)
-“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
(Phan Bội Châu)
Trong quan niệm nhân sinh truyền thống, chí làm trai thể hiện lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. “Chí làm trai” được khắc họa trong thơ Phan Châu Trinh rất đặc sắc. Đó là đấng nam đường hoàng “đứng giữa” đất trời Côn Lôn, “đứng giữa” biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững, mang một vẻ đẹp hùng tráng.
Bốn câu thơ miêu tả miêu tả công việc khai thác đá ở những vùng núi ngoài côn đảo với hoàn cảnh hết sức khó khăn, chỉ có những dụng cụ thô sơ như búa, có khi phải dùng tay, tính chất công việc vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm. Công việc đập đá ở đây chính là làm cho lở núi non, đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn. Những hành động đó đã khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động mạnh mẽ, phi thường. Vậy nhưng, bài thơ không chỉ đơn thuần nói về công việc đập đá. Đằng sau lớp nghĩa tả thực ấy còn có lớp nghĩa hàm ẩn khác. Đá tượng trưng cho những khó khăn, ngáng trở mà con người phải khắc phục. Nó cũng tượng trưng cho lũ bè giặc ngoại xâm đang hoành hành trên đất nước ta. Dù hoàn cảnh có khó khăn, thiếu thốn như thế nào thì Phan Chu Trinh và các chiến sĩ cách mạng cũng sẽ sẵn sàng đập tan bè lũ đó với tư thế hiên ngang, bất khuất. Và để làm nổi bật lớp nghĩa tượng trung, tác giả đã sử dụng những thủ pháp khoa trương, phóng đại. Bằng biện pháp nghệ thuật đó, người chiến sĩ cách mạng được khắc họa thật đẹp. Về tư thế: hiên ngang “đứng giữa” trời đất Côn Lôn; về hành động: quả quyết, mạnh mẽ “xách búa”, “đánh tan”, “ra tay”, “đập bể”; về ý chí: Ý chí ghê gớm “làm cho lở núi non”. Nhà thơ còn sử dụng các động từ mạnh; nhịp thơ khẩn trương, gấp gáp. Qua đó, khắc họa được bức tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời.
Nếu như bốn câu thơ đầu tác giả tập trung vào bức chân dung của người tù cách mạng giữa trời đất Côn Lôn thì những câu thơ sau tác giả lại đi sâu bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hon
Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, bất khuất trước quân thù. Câu thơ thứ hai thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh đày đọa của quân thù. Các động từ đánh tan, đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá, vừa thể hiện một quyết tâm, một ý chí căm thù giặc. Đó là quyết tâm phá tan cảnh ngục tù, lật đổ ách thống trị của bọn thực dân tàn bạo. Câu thứ ba và thứ tư đối nhau làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ, các số từ trong câu đã tạo nên vẻ đa nghĩa cho.bài thơ:
Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tác giả tái hiện qua khí phách:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận giữ của thiên nhiên nhưng người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi. Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho “bền dạ sắt son”. Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh mưa nắng hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Mạch thơ khoa trương dường như kết đọng lại ở hai câu kết. Nhà thơ ngầm ví việc mưu đồ sự nghiệp cứu nước cũng giống như việc Nữ Oa tạo lập vũ trụ, không phải ai cũng tin sức người có thẻ làm được. và việc mình lỡ bước phải vào tù, đi làm lao dịch khổ sai cũng là việc con con, bé xíu, có đáng kể gì. Thực ra thì bản án mà Phan Chu Trinh phải chịu và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông phải đang phải chịu đựng đâu phải là việc con con, có điều, đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng kể.
Qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, tác giả muốn gửi gắm tới độc giả hình ảnh của người anh hùng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. Đó là một hình ảnh đẹp, một tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ trẻ noi theo.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 31
Phan Châu Trinh là một nhà thơ, nhà chính trị cách mạng lỗi lạc của dân tộc ta. Tác phẩm “Đập đá ở Côn Lôn” tái hiện hình ảnh những người tù cách mạng bị tù khổ sai, phải làm những công việc vô cùng nặng nhọc như đập đá, vác đá, ở vùng đảo Côn Lôn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy tinh thần cách mạng, ý chí của người chiến sĩ không bao giờ lung lay, lùi bước. Họ vẫn lạc quan yêu đời dù trong khó khăn thử thách.
Hình ảnh những người chiến sĩ cách mạng anh hùng dù bị gông cùm, xiềng xích nhưng vẫn ngẩng cao đầu, thể hiện khí thế hiên ngang niềm tin vào tương lai của dân tộc. Những người tù bị tra tấn, đánh đập dã man nhưng họ vẫn cất lời hát ngợi ca quê hương đất nước
Khi nói đến hòn đảo Côn Lôn, chúng ta đều liên tưởng ngay tới nhà tù Côn Đảo nơi đã giam giữ, tra tấn rất nhiều chiến sĩ cách mạng lừng lẫy của nhân dân ta. Nơi mà máu của những người chiến sĩ này rơi xuống để mở ra cánh cửa hòa bình độc lập dân tộc.
Trong những câu thơ đầu tiên thể hiện ý chí làm trai sống phải ngẩng cao đầu, hiên ngang đầu đội trời, chân đạp đất:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật hiên ngang, trong tư thế vươn cao thẳng người, ưỡn ngực không khúm núm, không cong lưng uốn gối. Dù cuộc sống ở Côn Đảo vô cùng khổ sở, bị tra tấn một cách dã man nhưng các chiến sĩ của chúng ta không hề nao núng,
Hành động những người tù khổ sai phải “đập đá” được tác giả Phan Châu Trinh thể hiện vô cùng sinh động, chân thực, nhưng không kém phần anh hùng, khí thế. Câu thơ có nhịp nhanh thể hiện khí thế oai hùng hào sảng của người chiến sĩ:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Những hành động mạnh mẽ xuất hiện liên tục trong hai câu thơ thể hiện sự anh hùng, dứt khoát, mạnh bạo của người tù cách mạng trong công việc khổ sai là đập đá hàng ngày của mình. Tác giả đã khôn khéo tinh tế khi sử dụng hình ảnh ước lệ tương phản giữa số ít “năm bẩy đống” với số nhiều “Mấy trăm hòn” để nêu lên công việc nặng nhọc, khối lượng vô cùng nhiều của người tù cách mạng phải làm
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Giữa nơi hoang sơ, xung quanh chỉ toàn là roi vọt, phải làm việc và đối xử như trâu như ngựa nhưng những người chiến sĩ vẫn hiên ngang không hề e ngại, vẫn tỏ rõ được khí chất của mình. Trong hoàn cảnh khó khăn họ càng thể hiện rõ tinh thần quyết tâm theo cách mạng của mình.
“Dạ sắt son” thể hiện sự trung thành tuyệt đối của những chiến sĩ cách mạng với con đường mình đã chọn, với tương lai vận mệnh của dân tộc. Những người chiến sĩ tin tưởng vào tương lai chiến thắng của đất nước ta.
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con”
Hành động đội đá vá trời của nàng nữ oa xưa đã khiến cho những người chiến sĩ hôm nay thấy mình cũng đang giống như bà Nữ Oa xưa, cũng đang đập đã để vá trời.
Hai từ ” lỡ bước” thể hiện sự sa cơ, khi chẳng may bị bắt bớ tù đầy nhưng cũng không làm lung lay ý chí kẻ anh hùng. Cho nên dù có khó khăn, nhưng cũng chẳng xá chi, với những người luôn có ý chí, vượt mọi khó khăn thử thách thì việc này chỉ là hành động cỏn con mà thôi. Một khí chất ngang tàng, một châm ngôn bất hủ khiến người đọc vô cùng nể phục, ngưỡng mộ ý chí sắt đá của những người chiến sĩ cách mạng ở Côn Đảo
Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được tác giả viết bằng ngòi bút khoáng đạt, lời thơ vô cùng khí thế, hào hùng thể hiện hình ảnh người chiến sĩ cách mạng hiên ngang, ý chí kiên định, không hề bị khó khăn, đòn roi làm cho lung lay tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước. Trong lòng họ ngọn lửa căm thù, chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước, làm cho đất nước bình yên, sạch bóng quân thù lớn lao hơn tất cả. Nên mọi gian nguy, khó khăn chỉ là những hạt cát vô cùng bé nhỏ.
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh 32
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu là Tây Hồ, quê ở Tây Lộc, huyện Hà Đông (Quảng Ngãi). Ông từng đỗ phó bảng, được bổ dụng một chức quan nhỏ, nhưng một thời gian ngắn đã bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Trong những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người để xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú và sôi nổi trong nước, có lúc ở Pháp, Nhật. Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng hồn, đanh thép, văn thơ trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. Ông viết rất nhiều, trong đó có những tác phẩm như Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào trốn thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn Đảo. Đến tháng 6 năm 1910, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền Pháp ông mới được tha. Bài thơ này được làm trong thời gian ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
Mượn chuyện đập đá của tù khổ sai trên đảo Côn Lôn, tác giả bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ yêu nước.
Làm trai đứng ở đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Hai câu đề thể hiện một tư thế ngang tàng của một đấng nam nhi, không phải khom lưng quỳ gối trước quan trường mà đang đứng giữa đất Côn Lôn, một nhà tù, một địa ngục trần gian. Câu thơ “lừng lẫy làm cho lở núi non” bao hàm hai ý nghĩa. Công việc hàng ngày của những người tù là đập đá hay phá đá ở núi đó là nghĩa thực, nhưng ẩn đằng sau là một nghĩa khác đó chính là khí phách nam nhi có thể làm lở núi non. Đầu đội trời chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt ngày. Hai chữ “lừng lẫy” có nghĩa là vang động, chấn động. Công việc của người tù là đập đá, đó là một công việc khổ sai, là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai thì càng thể hiện cái khí phách, uy dũng của mình. Giọng thơ mạnh mẽ, một lối nói khoa trương rất ấn tượng về chí nam nhi sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống hiên ngang. Hai câu thực là hai câu đối nhau:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Nghĩa đen của hai câu thơ này đó là công việc khổ sai thường ngày của những người tù. Công cụ lao động là “búa”, “tay”; hành động mạnh mẽ là “đánh tan” và “đập bể”. Không phải một hòn đá nhỏ mà năm bảy đống và mấy trăm hòn. Hai câu 3, 4 mang hàm nghĩa sâu sắc thể hiện một quyết tâm sắt đá, một ý chí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước gian khổ. Ta có cảm tưởng như nhà thơ đang nung nấu chất chứa bao căm thù nên muốn đánh tan, muốn đập bể mọi kẻ thù.
Dù công việc có khó khăn vất vả đi chăng nữa thì người tù vẫn lòng dạ sắt son.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Hai câu thực tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “Tháng ngày" chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài, “mưa nắng" tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình đày đoạ. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ “bao quản” càng bền chí khí. Môi trường khắc nghiệt của nhà tù không làm người chiến sĩ nhụt ý chí mà làm cho họ thêm mạnh mẽ hơn. “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng sắt son đối với nước với dân của một đấng nam nhi có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính. Phan Châu Trinh đã khẳng định cái cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như một lời thề.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Hai câu kết Phan Châu Trinh mượn sự tích câu chuyện về Nữ Oa vá trời trong thần thoại Trung Hoa để nói lên ý chí cách mạng, cứu nước, cứu dân. Dù có lỡ bước, có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với người chiến sĩ chân chính việc cỏn con ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản (gian nan >< việc cỏn con), dùng cách nói khoa trương (những kẻ vá trời) để biểu hiện dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Những người anh hùng yêu nước khi gặp chuyện không may sẵn sàng lùi bước, không nề hà chi việc con con.
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc và độc đáo. Ngôn từ hàm súc. Nhà thơ đã kết hợp giữa tả thực và tượng trưng, sử dụng biện pháp ẩn dụ và nghệ thuật khoa trương, tác giả đã tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại