Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :
Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là cân bằng không bền
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
Tại sao không lật đổ được con lật đật?
Con lật đật không đổ là vì toàn bộ thân hình con lật đật đều rất nhẹ chỉ có phần đáy của nó có một vật tương đối nặng - một miếng chì hoặc miếng thép. Vì thế, trọng tâm của nó rất thấp. Mặt khác diện tích đáy của con lật đật vừa to lại vừa tròn nhẵn dễ dao động.
Độ nghiêng của con lật đật càng lớn, khoảng cách mà điểm tựa cách xa trọng tâm càng lớn, thế năng dao động do trọng lượng sinh ra sẽ theo đó mà tăng lên khiến xu thế khôi phục lại vị trí cũ của nó cũng càng rõ rệt.
Nói cách khác, con lật đật được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền vì vậy không bao giờ đẩy ngã được con lật đật.
Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là:
Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là: Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 \)
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?
Cả A, B, C đều đúng
Một vật rắn đứng cân bằng dưới tác dụng của hai lực. Hai lực đó phải
Ta có, điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực là hai lực đó phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 \)
Ta suy ra: hai lực đó phải cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn
Nếu dây treo của vật rắn trong hình sau không thẳng đứng thì vật có cân bằng không?
Ta có, vật rắn chịu tác dụng của hai lực là trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng dây \(\overrightarrow T \)
Khi dây treo của vật rắn không thẳng đứng thì trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng dây \(\overrightarrow T \) không cùng giá : \(\overrightarrow T + \overrightarrow P \ne \overrightarrow 0 \)
Theo điều kiện cân bằng, ta suy ra: Khi đó vật không cân bằng
Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì:
Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực
Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó
Chọn phương án sai khi nói về trọng tâm của vật rắn
A, C, D - đúng
B - sai vì trọng tâm của vật không phải lúc nào cũng nằm bên trong vật
Chọn câu đúng
A, C, D - sai
B - đúng: Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó
Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì:
Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.
Vận dụng cách xác định trọng tâm của vật rắn, ta thấy trong các vật trên thì chiếc nhẫn trơn có trọng tâm không nằm trên vật.
Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với:
Vì vật rắn không đồng chất nên khi treo vật rắn vào sợi dây mềm thì khi cân bằng, dây treo không trùng với trục đối xứng của vật.
Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:
Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: Đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.
Mức vững vàng của cân bằng được xác phụ thuộc vào:
Ta có: Mức vững vàng của vật rắn phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm