Bài toán lãi kép

Câu 61 Trắc nghiệm

Một người lần đầu gửi vào ngân hàng $100$ triệu đồng với kì hạn $3$ tháng, lãi suất $2\% $ một quý theo hình thức lãi kép. Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm $100$ triệu đồng với kì hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được sau 1 năm gửi thêm tiền gần nhất với kết quả nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Số tiền người đó có sau 6 tháng = 2 quý: ${T_1} = 100{\left( {1 + 2\% } \right)^2} = 104,04$ triệu.

Số tiền người đó có ngay sau khi gửi thêm $100$ triệu là: $104,04 + 100 = 204,04$ triệu.

Số tiền người đó có sau 1 năm = 4 quý nữa là: ${T_2} = 204,04{\left( {1 + 2\% } \right)^4} = 220$ triệu.

Câu 62 Trắc nghiệm

Bà Hoa gửi $100$ triệu vào tài khoản định kì tính lãi suất là $8\% $ một năm. Sau 5 năm, bà rút toàn bộ số tiền và dùng một nửa để sửa nhà, còn một nửa tiền bà lại đem gửi ngân hàng trong 5 năm với cùng lãi suất. Tính số tiền lãi thu được sau 10 năm.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Số tiền bà Hoa rút sau 5 năm đầu là: $100{\left( {1 + 8\% } \right)^5} = 146,932$ triệu.

Số tiền lãi lần 1 là: $146,932 - 100 = 46,932$ triệu.

Số tiền bà gửi tiếp vào ngân hàng là: $146,932:2 = 73,466$ triệu

Số tiền và có sau 5 năm là: $73,466{\left( {1 + 8\% } \right)^5} = 107,946$ triệu.

Số tiền lãi lần 2 là: $107,946 - 73,466 = 34,480$ triệu.

Tổng số tiền lãi sau 2 lần là: $46,932 + 34,480 = 81,412$ triệu.

Câu 63 Trắc nghiệm

Một sinh viên ra trường đi làm ngày 1/1/2020 với mức lương khởi điểm là \(a\) đồng mỗi tháng và cứ sau 2 năm lại được tăng thêm 10% và chi tiêu hàng tháng của anh ta là 40% lương. Anh ta dự định mua một căn hộ chung cư giá rẻ có giá trị tại thời điểm 1/1/2020 là 1 tỷ đồng và cũng sau 2 năm thì giá trị căn hộ tăng thêm 5%. Với \(a\) bằng bao nhiêu thì sau đúng 10 năm anh ta mua được căn hộ đó, biết rằng mức lương và mức tăng giá trị ngôi nhà là không đổi (kết quả quy tròn đến hàng nghìn đồng).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Áp dụng công thức \(P = {P_0}{\left( {1 + r} \right)^n}\).

Giá trị ngôi nhà sau 10 năm là: \(P = {10^9}{\left( {1 + 0,05} \right)^5} = {10^9}.1,{05^5}\) đồng.

Sau khi chi tiêu mỗi thàng thì số tiền người sinh viên còn lại là 60% lương.

Trong 2 năm 2020 – 2021: số tiền có được là: \(0,6a.24\) (đồng).

Trong 2 năm 2022 – 2023: số tiền có được là: \(0,6a\left( {1 + 0,1} \right).24\) (đồng) 

Trong 2 năm 2024 – 2025: số tiền có được là: \(0,6a{\left( {1 + 0,1} \right)^2}.24\) (đồng) 

Trong 2 năm 2026 – 2027: số tiền có được là: \(0,6a{\left( {1 + 0,1} \right)^3}.24\) (đồng) 

Trong 2 năm 2028 – 2029: số tiền có được là: \(0,6a{\left( {1 + 0,1} \right)^4}.24\) (đồng) 

\( \Rightarrow \) Tổng số tiền người sinh viên có trong 10 năm là:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,0,6a.24 + 0,6a\left( {1 + 0,1} \right).24 + 0,6a{\left( {1 + 0,1} \right)^2}.24 + 0,6a{\left( {1 + 0,1} \right)^3}.24 + 0,6a{\left( {1 + 0,1} \right)^4}.24\\ = 0,6a.24\left[ {1 + \left( {1 + 0,1} \right) + {{\left( {1 + 0,1} \right)}^2} + {{\left( {1 + 0,1} \right)}^3} + {{\left( {1 + 0,1} \right)}^4}} \right]\\ = 14,4a\left( {1 + 1,1 + 1,{1^2} + 1,{1^3} + 1,{1^4}} \right)\\ = 14,4a.\dfrac{{1.\left( {1 - 1,{1^5}} \right)}}{{1 - 1,1}} = 87,91344a\end{array}\)

Để sau đúng 10 năm anh ta mua được căn hộ đó thì:

\(87,91344a = {10^9}.{\left( {1,05} \right)^5} \Leftrightarrow a = 14.517.000\) (đồng)

Câu 64 Trắc nghiệm

Ông An gửi \(320\) triệu đồng vào ngân hàng ACB và VietinBank theo phương thức lãi kép. Số tiền thứ nhất gửi vào ngân hàng ACB với lãi suất \(2,1\% \) một quý trong thời gian \(15\) tháng. Số tiền còn lại gửi vào ngân hàng VietinBank với lãi suất \(0,73\% \) một tháng trong thời gian \(9\) tháng. Biết tổng số tiền lãi ông An nhận được ở hai ngân hàng là \(26670725,95\) đồng. Hỏi số tiền ông An lần lượt ở hai ngân hàng ACB và VietinBank là bao nhiêu (số tiền được làm tròn tới hàng đơn vị)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi số tiền ông An gửi vào ngân hàng ACB và VietinBank lần lượt là : a, b (triệu đồng, \(0 < a,\,\,b < 320\))

\( \Rightarrow a + b = 320\)  (1)

Đổi 15 tháng = \(5\) quý.

Số tiền ông An nhận được từ ngân hàng ACB sau 15 tháng là:

\(a.{\left( {1 + 2,1\% } \right)^5} = 1,{021^5}a\) (triệu đồng)

Số tiền ông An nhận được từ ngân hàng VietinBank sau 9 tháng là:

\(b.{\left( {1 + 0,73\% } \right)^9} = 1,{0073^9}b\) (triệu đồng)

Vì tổng số tiền lãi ông An nhận được ở hai ngân hàng là \(26670725,95\) đồng nên ta có phương trình:

\(1,{021^5}a + 1,{0073^9}b = 320 + 26,67072595\) (2)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 320\\1,{021^5}a + 1,{0073^9}b = 320 + 26,67072595\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 120\\b = 200\end{array} \right.\,\,\left( {tm} \right)\)

Vậy số tiền ông An gửi vào ngân hàng ACB và VietinBank lần lượt là \(120\) triệu đồng và \(200\) triệu đồng.

Câu 65 Trắc nghiệm

Thầy C gửi \(5\) triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất \(0,7\% \)/tháng. Chưa đầy một năm thì lãi suất tăng lên thành \(1,15\% \)/tháng. Tiếp theo, sáu tháng sau lãi suất chỉ còn \(0,9\% \)/tháng. Thầy C tiếp tục gửi thêm một số tháng nữa rồi rút cả vỗn lẫn lãi được 5787710,707 đồng. Hỏi thầy C đã gửi tổng thời gian bao nhiêu tháng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi x: số tháng gửi với \(r = 0,7\% /\)tháng

y: số tháng gửi với \(r = 0,9\% /\)tháng

\( + )\) Tổng số tháng gửi tiết kiệm: \(x + 6 + y\) (tháng)

\( + )\) Theo đề bài ta có: \(\left[ {\left[ {5000000{{\left( {1 + 0,7\% } \right)}^x}} \right]{{\left( {1 + 1,15\% } \right)}^6}} \right]{\left( {1 + 0,9\% } \right)^y} = 5787710,707\)

\( \Leftrightarrow {\left( {1,007} \right)^x}.{\left( {1,009} \right)^y} = 1,080790424\)

\( \Leftrightarrow {\left( {1,009} \right)^y} = \dfrac{{1,080790424}}{{{{\left( {1,007} \right)}^x}}}\)

\( \Leftrightarrow y = {\log _{1,009}}\dfrac{{1,080790424}}{{{{\left( {1,007} \right)}^x}}} = f\left( x \right)\)

Nhập \(f\left( x \right)\) vào TABLE \(\left\{ \begin{array}{l}F\left( x \right) = {\log _{1,009}}\dfrac{{1,080790424}}{{{{\left( {1,007} \right)}^x}}}\\Start:1\\End:11\\Step:1\end{array} \right.\)

Khi đó bảng giá trị hiện ra x=6 thì y=3,9999.

\( + )\) Vì x, y nguyên \( \Rightarrow \)\(\left\{ \begin{array}{l}x = 6\\y = 4\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \) Số tháng gửi tiết kiệm là:

\(  6 + 6 + 4 = 16\) (tháng)

Câu 66 Trắc nghiệm

Một thiết bị trong năm 2021 được định giá 100 triệu đồng. Trong 5 năm tiếp theo, mỗi năm giá trị thiết bị giảm 6 % so với năm trước và từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm giá trị thiết bị giảm 10 % so với  năm trước. Hỏi bắt đầu từ năm nào thì giá trị thiết bị nhỏ hơn 50 triệu đồng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Giá trị thiết bị sau 5 năm là: \(100{\left( {1 - 6\% } \right)^5}\) (triệu đồng).

Giả sử sau n năm nữa (tính từ năm thứ 6) thì giá trị thiết bị nhỏ hơn 50 triệu đồng ta có

\(\begin{array}{l}100{\left( {1 - 6\% } \right)^5}{\left( {1 - 10\% } \right)^n} < 50\\ \Leftrightarrow {\left( {1 - 10\% } \right)^n} < \dfrac{{50}}{{100{{\left( {1 - 6\% } \right)}^5}}}\\ \Leftrightarrow n > {\log _{1 - 10\% }}\dfrac{{50}}{{100{{\left( {1 - 6\% } \right)}^5}}}\\ \Leftrightarrow n > 3,64\end{array}\)

Vậy từ năm \(2021 + 5 + 4 = 2030\) thì giá trị thiết bị nhỏ hơn 50 triệu đồng.

Câu 67 Trắc nghiệm

Ông Tân muốn sau 5 năm có 1 tỉ đồng để mua ôtô. Hỏi rằng ông Tân phải gửi ngân hàng mỗi tháng số tiền gần nhất với số tiền nào sau đây? Biết lãi suất hàng tháng là $0,5 \%$, tiền lãi sinh ra hàng tháng được nhập vào tiền vốn, số tiền gửi hàng tháng là như nhau

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

14261500 đồng

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

14261500 đồng

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

14261500 đồng

Bước 1: Lập công thức tìm số tiền sau khi gửi n tháng

Gọi $a$ là số tiền hàng tháng ông Tân phải gửi vào ngân hàng, $r$ là lãi suất hàng tháng. Sau $n$ tháng số tiền cả gốc lẫn lãi là

$T_{n}=\dfrac{a}{r}(1+r)\left[(1+r)^{n}-1\right]$

Bước 2: Tìm n

Suy ra $a=\dfrac{T_{n} \cdot r}{(1+r)\left[(1+r)^{n}-1\right]}=\dfrac{1000000000.0,5 \%}{(1+0,5 \%)\left[(1+0,5 \%)^{60}-1\right]}$$ \approx 14261500$ đồng.

Câu 68 Trắc nghiệm

Ông A có số tiền là 100 triệu đồng gửi tiết kiệm theo thể thức lãi kép, có hai loại kỳ hạn. Loại kỳ hạn 12 tháng với lãi suất là \(12\% /\) năm và loại kỳ hạn 1 tháng với lãi suất 1\%/tháng. Ông A muốn gửi 10 năm. Theo anh chị, kết luận nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

Gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là 19.454 .000 đồng sau 10 năm

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

Gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là 19.454 .000 đồng sau 10 năm

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

Gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là 19.454 .000 đồng sau 10 năm

Bước 1: Tính lãi suất loại kì hạn 12 tháng sau 10 năm

Theo phương thức lãi kép ta có số tiền ông A thực lĩnh sau 10 năm là:

Loại kỳ hạn 12 tháng với lãi suất là \(12\% /\) năm

\({P_{10}} = {P_0}{(1 + r)^{10}} = 100000000{(1 + 12\% )^{10}} \approx 310584820\) đồng.

Bước 2: Tính lãi suất loại kì hạn 1 tháng sau 10 năm

Loại kỳ hạn 1 tháng với lãi suất là \(1\% /\) tháng

\({P_{120}} = {P_0}{(1 + r)^{120}} = 100000000{(1 + 1\% )^{120}} \approx 330038690\) đồng.

Bước 3: Tính số tiền chênh lệch giữa hai loại kì hạn.

Số tiền gửi theo kỳ hạn 1 tháng có kết quả nhiều hơn kỳ hạn 1 năm là \({P_{120}} - {P_{10}} \approx 19454000\) đồng sau 10 năm.

Câu 69 Trắc nghiệm

Một người gửi tiết kiệm vào ngân hàng 1 tỷ đồng với lãi suất \(0,5\% /\) tháng. Kể từ lúc gửi sau mỗi tháng vào ngày ngân hàng tính lãi người đó rút 10 triệu đồng để chi tiêu. Hỏi trong bao lâu kể từ ngày gửi người đó rút hết tiền trong tài khoản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

139 tháng.

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

139 tháng.

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

139 tháng.

Ta có số tiền người đó gửi ban đầu là \(a = 1000\) triệu đồng, lãi suất hàng tháng \(m = 0,005\); số tiền người đó rút ra hàng tháng là \(r = 10\) triệu đồng.

Sau tháng thứ nhất người đó thu được số tiền là \({T_1} = a(1 + m)\).

Đầu tháng thứ hai người đó có số tiền là \(a(1 + m) - r\).

Cuối tháng thứ hai người đó có số tiền là

\({T_2} = (a(1 + m) - r)(1 + m) = a{(1 + m)^2} - r(1 + m)\).

Đầu tháng thứ ba người đó có số tiền là \(a{(1 + m)^2} - r(1 + m) - r\).

Cuối tháng thứ ba người đó có số tiền là \({T_3} = a{(1 + m)^3} - r{(1 + m)^2} - r(1 + m)\).

Cứ như thế số tiền người đó có cuối tháng thứ \(n\) là

\({T_n} = a{(1 + m)^n}\)\( - \left[ {r{{(1 + m)}^{n - 1}} + r{{(1 + m)}^{n - 2}} +  \ldots  + r(1 + m)} \right]\)\( = a{(1 + m)^n} - r.\dfrac{{{{(1 + m)}^n} - (1 + m)}}{m}\)

Người đó rút hết tiền trong tài khoàn khi

\({T_n} - r \le 0\)\( \Leftrightarrow {T_n} \le 10 \Leftrightarrow a{(1 + m)^n} - r.\dfrac{{{{(1 + m)}^n} - (1 + m)}}{m} \le 10\)

thay số ta được 1000.1,005 \(^n - 10 \cdot \dfrac{{1,{{005}^n} - 1,005}}{{0,005}} \le 10 \Leftrightarrow 1,{005^n} \ge 2 \Leftrightarrow n \ge 138,975\).

Vậy sau 139 tháng thì người đó rút hết tiền.

Câu 70 Trắc nghiệm

Một người vay ngân hàng với số tiền 50.000.000 đồng, mỗi tháng trả góp số tiền 4.000.000 đồng vào cuối tháng và phải trả lãi suất cho số tiền chưa trả là 1% một tháng theo hình thức lãi kép. Theo quy định, nếu người vay trả trước hạn thì sẽ chịu thêm phí phạt bằng 3% số tiền trả trước hạn. Hết tháng thứ 6, người đó muốn trả hết nợ. Tổng số tiền người đó phải trả cho ngân hàng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Số tiền trả góp tháng là: \(4.6 = 24\) triệu

Áp dụng CT tính số tiền còn nợ sau N tháng ta có:

Số tiền còn nợ sau 6 tháng:

\(50{\left( {1 + 1\% } \right)^6} - \dfrac{4}{{1\% }}\left[ {{{\left( {1 + 1\% } \right)}^6} - 1} \right]\)

Người này muốn trả hết số tiền trên thì phải trả thêm 3% số tiền đó

Số tiền cần trả lúc này là:

\(\left\{ {50{{\left( {1 + 1\% } \right)}^6} - \dfrac{4}{{1\% }}\left[ {{{\left( {1 + 1\% } \right)}^6} - 1} \right]} \right\}.\left( {1 + 3\% } \right)\)

\( \approx 29,322\)(triệu đồng)

Vậy tổng số tiền người đó đã trả là:

\(24 + 29,322 = 53,322\)(triệu)