Một người gửi vào ngân hàng một số tiền theo thể thức lãi kép với lãi suất \(0,5\% \) mỗi tháng. Sau \(5\) tháng nguời đó thu về số tiền cả vốn lẫn lãi là \(T\)đồng. Số tiền \(A\) người đó gửi vào lúc đầu là:
Vì lãi suất là \(r\% \) mỗi tháng nên định kì là \(1\) tháng, do đó số kì hạn là \(N = 5\).
Công thức tính số tiền cả vốn lẫn lãi mà người đó nhận được sau \(5\) tháng là: \(T = A{\left( {1 + 0,5\% } \right)^5}\) do đó \(A = \dfrac{T}{{{{\left( {1 + 0,5\% } \right)}^5}}}\)
Ông Tuấn gửi tiết kiệm với lãi suất 8,4% /năm và lãi hằng năm được nhập vào vốn. Hỏi sau bao nhiêu năm người đó thu được gấp đôi số tiền ban đầu?
Theo công thức lãi kép ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\\ \Leftrightarrow 2A = A{\left( {1 + 8,4\% } \right)^n}\\ \Leftrightarrow n = {\log _{1,084}}2 \approx 8,59\end{array}\)
Vậy phải sau ít nhất 9 năm người đó mới thu được số tiền gấp đôi số tiền ban đầu.
Ông A vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 1%/tháng. Ông ta muốn hoàn nợ cho ngân hàng theo cách: Sau đúng một tháng kể từ ngày vay, ông bắt đầu hoàn nợ; hai lần hoàn nợ liên tiếp cách nhau đúng một tháng, số tiền hoàn nợ ở mỗi tháng là như nhau và ông A trả hết nợ sau đúng 5 năm kể từ ngày vay. Biết rằng mỗi tháng ngân hàng chỉ tính lãi trên số dư nợ thực tế của tháng đó. Hỏi số tiền mỗi tháng ông ta cần trả cho ngân hàng gần nhất với số tiền nào dưới đây ?
Số tiền mỗi tháng phải trả là: \(A = \dfrac{{100{{\left( {1 + 1\% } \right)}^{5 \times 12}}.1\% }}{{{{\left( {1 + r} \right)}^{5 \times 12}} - 1}} \approx 2,22\) (triệu)
Bạn An gửi tiết kiệm vào ngân hàng với số tiền là \(A\) đồng không kì hạn với lãi suất là \(0,8\% \) mỗi tháng. Sau \(2\) năm bạn nhận lại cả vốn lẫn lãi là \(12,1\) triệu đồng. Hỏi lúc đầu An đã gửi số tiền gần nhất với số nào dưới đây?
Số kì hạn là: \(2 \times 12 = 24\) tháng.
Ta có: \(12,1 = A{\left( {1 + 0,8\% } \right)^{24}}\) \( \Leftrightarrow A = \dfrac{{12,1}}{{{{\left( {1 + 0,8\% } \right)}^{24}}}} \approx 10\) triệu đồng.
Một người gửi vào ngân hàng một số tiền là 100.000.000 triệu đồng, họ định gửi theo kì hạn n năm với lãi suất là 12%/năm ; sau mỗi năm không nhận lãi mà để lãi nhập vốn cho năm kế tiếp. Tìm n nhỏ nhất để số tiền lãi nhận được lớn hơn 40.000.000 đồng?
Sử dụng công thức lãi kép ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\\ \Leftrightarrow {T_n} = 100{\left( {1 + 12\% } \right)^n}\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Số tiền lãi nhận được sau n năm là \(100{\left( {1 + 12\% } \right)^n} - 100\)
Để số tiền lãi nhận được lớn hơn $40.000.000$ đồng
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 100{\left( {1 + 12\% } \right)^n} - 100 > 40 \Leftrightarrow 100.1,{12^n} > 140\\ \Leftrightarrow n > {\log _{1,12}}\dfrac{{140}}{{100}} \approx 2,97\end{array}\)
Một người gửi vào ngân hàng số tiền \(A\) đồng, lãi suất \(r\) mỗi tháng theo hình thức lãi kép, gửi theo phương thức có kì hạn \(m\) tháng. Công thức tính số tiền cả vốn lẫn lãi mà người đó có sau \(N\) năm là:
Mỗi kì hạn có \(m\) tháng nên sau \(N\) năm có số kì hạn là \(\dfrac{{N \times 12}}{m}\).
Khi đó, số tiền người đó thu được sau \(\dfrac{{N \times 12}}{m}\) kì hạn là: \(T = A{\left( {1 + mr} \right)^{\dfrac{{N \times 12}}{m}}}\)
Một người gửi vào ngân hàng số tiền \(A\) đồng, lãi suất \(r\) mỗi tháng theo hình thức lãi kép, gửi theo phương thức có kì hạn \(6\) tháng. Công thức tính số tiền cả vốn lẫn lãi mà người đó có sau \(5\) năm là:
Sau \(5\) năm thì người đó có số kì hạn là \(5.12:6 = 10\) kì hạn.
Vậy số tiền người đó có được sau \(5\) năm là: \(T = A{\left( {1 + 6r} \right)^{10}}\)
Một người gửi vào ngân hàng số tiền \(A\) đồng, lãi suất \(r\) mỗi tháng theo hình thức lãi kép, gửi theo phương thức có kì hạn nửa năm. Công thức tính số tiền cả vốn lẫn lãi mà người đó có sau \(3\) năm là:
Kì hạn nửa năm \( = 6\) tháng nên \(m = 6\), số kì hạn là \(N = 3.12:6 = 6\) kì hạn.
Vậy \(T = A{\left( {1 + 6r} \right)^6}\).
Bạn An gửi vào ngân hàng số tiền là \(10\) triệu đồng với kì hạn \(3\) tháng và lãi suất là \(2\% \) mỗi quý. Sau đúng \(5\) năm An rút cả vốn lẫn lãi ra để mua máy tính xách tay. Hỏi An có thể mua được chiếc máy tính có giá nào dưới đây (biết An chỉ dùng số tiền đó để mua máy và không cần phụ thêm tiền)?
Ta có: \(1\) quý bằng \(3\) tháng nên \(m = 1\).
Số kì hạn \(N = 5.12:3 = 20\).
Khi đó số tiền cả vốn lẫn lãi An rút được sau \(5\) năm là: \(T = 10{\left( {1 + 1.2\% } \right)^{20}} \approx 14,859\) triệu.
Vậy An chỉ có thể mua được chiếc máy tính có giá nhỏ hơn hoặc bằng \(14,859\) triệu.
Trong các đáp án đã cho chỉ có đáp án D thỏa mãn.
Một người gửi vào ngân hàng số tiền \(A\) đồng đầu mỗi tháng với lãi suất mỗi tháng là \(r\% \). Công thức tính số tiền người đó có trong ngân hàng sau \(N\) tháng (cuối tháng thứ \(N\)) là:
Công thức tính số tiền người đó có trong ngân hàng sau \(N\) tháng là: \(T = \dfrac{{A\left( {1 + r\% } \right)}}{{r\% }}\left[ {{{\left( {1 + r\% } \right)}^N} - 1} \right]\)
Một người muốn gửi tiền vào ngân hàng mỗi tháng một số tiền cố định, lãi suất mỗi tháng là \(r\% \). Để có số tiền \(T\) và cuối tháng thứ \(N\) thì số tiên mỗi tháng phải gửi vào là:
Từ công thức \(T = \dfrac{{A\left( {1 + r\% } \right)}}{{r\% }}\left[ {{{\left( {1 + r\% } \right)}^N} - 1} \right]\) ta suy ra:
Số tiền mỗi tháng người đó phải gửi là: \(A = \dfrac{{Tr\% }}{{\left( {1 + r\% } \right)\left[ {{{\left( {1 + r\% } \right)}^N} - 1} \right]}}\)
Con trai ông B sinh ngày \(1/1/2019\), bắt đầu từ ngày \(1/2/2019\), mỗi ngày đầu tháng ông B gửi vào ngân hàng \(1\) triệu đồng tiết kiệm cho con với lãi suất \(0,5\% \) mỗi tháng. Đến sinh nhật thứ \(18\) của con thì ông không gửi nữa mà đến ngân hàng rút toàn bộ tiền ra cho con. Hỏi số tiền ông rút được là bao nhiêu?
Đến ngày sinh nhật thứ \(18\) của con thì ông B đã gửi tiền được \(18.12 - 1 = 215\) tháng.
Ta có:
\(\begin{array}{l}A = 1.000.000\\r = 0,5\% \\N = 215\end{array}\)
Vậy \(T = \dfrac{{A\left( {1 + r} \right)}}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^N} - 1} \right] = \dfrac{{1.000.000\left( {1 + 0,5\% } \right)}}{{0,5\% }}\left[ {{{\left( {1 + 0,5\% } \right)}^{215}} - 1} \right] = 386.353.194\) đồng (khoảng \(386\) triệu đồng)
Anh Nam mong muốn rằng sau 6 năm sẽ có 2 tỷ để mua nhà. Hỏi anh Nam phải gửi vào ngân hàng một khoản tiền tiết kiệm như nhau hàng năm gần nhất với giá trị nào sau đây, biết rằng lãi suất của ngân hàng là 8%/năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn
Sử dụng công thức gửi hàng tháng (gửi đầu tháng) ta có :
\(\begin{array}{l}T = \dfrac{A}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]\left( {1 + r} \right)\\ \Leftrightarrow 2000 = \dfrac{A}{{8\% }}\left[ {{{\left( {1 + 8\% } \right)}^6} - 1} \right]\left( {1 + 8\% } \right)\\ \Leftrightarrow A = \dfrac{{2000.8\% }}{{\left[ {{{\left( {1 + 8\% } \right)}^6} - 1} \right]\left( {1 + 8\% } \right)}} \approx 252,5\,\,\left( {tr} \right)\end{array}\)
Anh A mua nhà trị giá ba trăm triệu đồng theo phương thức trả góp. Nếu cuối mỗi tháng, bắt đầu từ tháng thứ nhất anh A trả 5.500.000đ và chịu lãi suất tiền chưa trả là 0,5%/tháng thì sau bao nhiêu tháng anh A trả hết số tiền trên.
Áp dụng công thức trả góp ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,T{\left( {1 + r} \right)^n} = \dfrac{A}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]\\ \Leftrightarrow 300{\left( {1 + 0,5\% } \right)^n} = \dfrac{{5,5}}{{0,5\% }}\left[ {{{\left( {1 + 0,5\% } \right)}^n} - 1} \right]\\ \Leftrightarrow 800.1,{005^n} = 1100\\ \Leftrightarrow n = {\log _{1,005}}\dfrac{{1100}}{{800}} \approx 63,85\end{array}\)
Vậy sau ít nhất 64 tháng anh A mới trả hết số tiền 300 triệu.
Một người vay ngân hàng một số tiền \(T\) với lãi suất mỗi tháng là \(r\). Biết cuối mỗi tháng người đó phải trả cho ngân hàng \(A\) đồng. Hỏi người đó phải trả trong bao nhiêu tháng thì hết nợ?
Ta có: \(A = \dfrac{{T.r{{\left( {1 + r} \right)}^N}}}{{{{\left( {1 + r} \right)}^N} - 1}}\) \( \Leftrightarrow Tr{\left( {1 + r} \right)^N} = A{\left( {1 + r} \right)^N} - A\) \( \Leftrightarrow \left( {A - Tr} \right){\left( {1 + r} \right)^N} = A\) \( \Leftrightarrow {\left( {1 + r} \right)^N} = \dfrac{A}{{A - Tr}}\) \( \Leftrightarrow N = {\log _{1 + r}}\dfrac{A}{{A - Tr}}\)
Một người vay ngân hàng $100$ triệu đồng với lãi suất hàng năm là $12\%$/năm. Sau tháng đầu tiên, mỗi tháng người đó đều trả $10$ triệu đồng. Hỏi sau $6$ tháng người đó còn nợ ngân hàng bao nhiêu?
Lãi suất 1 tháng là 1%.
Ta có: \(T = \dfrac{{A\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]}}{{r{{\left( {1 + r} \right)}^n}}}\)
Suy ra số tiền người đó còn nợ sau \(6\) tháng là:
\(100{\left( {1 + \dfrac{1}{{100}}} \right)^6} - 10.\dfrac{{{{\left( {1 + \dfrac{1}{{100}}} \right)}^6} - 1}}{{\dfrac{1}{{100}}}} = 44,632\) triệu
Anh A mua chiếc điện thoại giá 18.500.000 đồng nhưng chưa đủ tiền nên anh đã quyết định chọn mua hình thức trả góp và trả trước 5 triệu đồng trong 12 tháng, với lãi suất là 3,4%/tháng. Hỏi mỗi tháng anh A sẽ phải trả cho cửa hàng số tiền là bao nhiêu?
Số tiền cần phải trả trong 12 tháng là 13.500.000 (đồng)
Áp dụng công thức trả góp ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,T{\left( {1 + r} \right)^n} = \dfrac{A}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]\\ \Leftrightarrow 13,5.{\left( {1 + 3,4\% } \right)^{12}} = \dfrac{A}{{3,4\% }}\left[ {{{\left( {1 + 3,4\% } \right)}^{12}} - 1} \right]\end{array}\)
\( \Leftrightarrow A = \dfrac{{13,5.{{\left( {1 + 3,4\% } \right)}^{12}}.3,4\% }}{{{{\left( {1 + 3,4\% } \right)}^{12}} - 1}} = {\bf{1}}.{\bf{388823974}}\) (triệu đồng) $ \approx 1388824$ đồng
Biết thể tích khí CO2 năm 1998 và \(V\,\,\left( {{m^3}} \right)\). 10 năm tiếp theo, mỗi năm thể tích \(C{O_2}\) tăng m%, 10 năm tiếp nữa, thể tích CO2 mỗi năm tăng n%. Tính thể tích CO2 năm 2018?
Thể tích khí CO2 năm 2008 là \({V_{2008}} = V{\left( {1 + \dfrac{m}{{100}}} \right)^{10}}\)
Thể tích khí CO2 năm 2018 là ${V_{2008}} = {V_{2008}}{\left( {1 + \dfrac{n}{{100}}} \right)^{10}} = V{\left( {1 + \dfrac{m}{{100}}} \right)^{10}}{\left( {1 + \dfrac{n}{{100}}} \right)^{10}} = V\dfrac{{{{\left( {100 + m} \right)}^{10}}{{\left( {100 + n} \right)}^{10}}}}{{{{10}^{40}}}}$
Ông Bách dự định mua trả chậm một chiếc xe gắn máy bằng cách trả ngay $2.200.000$ đồng tiền mặt, $3.800.000$ đồng vào cuối năm sau và $5.300.000$ đồng vào cuối năm kế tiếp. Biết lãi suất áp dụng là $6,24\%$, hỏi rằng giá chiếc xe là bao nhiêu?
Gọi x là giá trị chiếc xe, \({A_1};\,{A_2}\) lần lượt là số tiền phải trả còn lại cuối năm thứ nhất và cuối năm thứ hai ta có hệ phương tình :
\(\left\{ \begin{array}{l}x - 2200000 = {A_1}\\{A_1}\left( {1 + 6,24\% } \right) - 3800000 = {A_2}\\{A_2}\left( {1 + 6,24\% } \right) - 5300000 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 10\,472\,500,77\\{A_1} = 8\,272\,500,77\\{A_2} = 4\,988\,704,819\end{array} \right.\)
Một người gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất ban đầu 4%/ năm và lãi suất hàng năm được nhập vào vốn. Cứ sau một năm lãi suất tăng 0,3%. Hỏi sau 4 năm tổng số tiền người đó nhận được gần với giá trị nào nhất ?
Năm thứ nhất \({T_1} = 100\left( {1 + 4\% } \right)\)
Năm thứ hai ${T_2} = {T_1}\left( {1 + 4,3\% } \right)$
Năm thứ ba \({T_3} = {T_2}\left( {1 + 4,6\% } \right)\)
Năm thứ tư \({T_4} = {T_3}\left( {1 + 4,9\% } \right) \approx 119,021\) (triệu)