Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Viết bài tập làm văn số 3 mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 49 + 50 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Học sinh biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa
- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận.
- Biết kể chuyện đời thường đảm bảo nội dung và đan xen cảm xúc của bản thân.
2. Kĩ năng
- Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi tìm hiểu yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
I. Đề bài
Em hãy kể về những đổi mởi ở quê em.
II. Yêu cầu
1. Hình thức
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
- Viết đúng yêu cầu của đề : Kể về người mẹ của em.
2. Nội dung
- Bài viết thể hiện rõ bố cục.
III . Dàn ý
1.Mở bài: giới thiệu khái quát về quê em và sự đổi mới.
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.
2. Thân bài
2.1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2.2 Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn
IV. Thang điểm:
- Điểm 9 -10 : Có giọng kể, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả.
- Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả.
- Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu van còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại.
4. Củng cố, luyện tập :
- Hết giờ giáo viên thu bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
- Học bài.
- Soạn bài : Treo biển, Lợn cưới áo mới.
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Viết bài tập làm văn số 3 mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 13
Tiết 49+50
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
-Biết kể 1 câu chuyện đời thường có ý nghĩa
-Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm
B - Tiến hành:
1) Ổn định lớp:
2) Giáo viên ghi đề bài; Em hãy kể chuyện về người bà của em
* Yêu cầu: Học sinh phải định hướng được các nội dung sau:
-Chuyện kể về ai? Bài làm giới thiệu nhân vật đã đủ rõ chưa?
-Sự việc được lựa chọn có ý nghĩa thú vị như thế nào? Có chứng tỏ là em đã chịu khó quan sát và suy nghĩ không? Có gợi lên không khí sinh hoạt và tính nết con người không?
-Các phần của bài có cân đối không, phần mở bài có gây được chú ý, kết bài có lamg cho ý nghĩa bài viết thêm nổi bật không?
3) Đáp án - Biểu điểm:
-Điểm 8, 9: Bài viết đủ 3 phần của bài văn kể chuyện. văn viết mạch lạc, lời lẽ trong sáng giàu cảm xúc, sự việc có ý nghĩa thú vị, giới thiệu nhân vật rõ, gây chú ý, câu chuyện có ý nghĩa, không quá 3 lỗi chính tả
-Điểm 6, 7: Bài viết đủ bố cục. Văn viết mạch lạc, lời lẽ trong sáng giàu cảm xúc, sự việc có ý nghĩa nhưng mới ở mức tương đối, giới thiệu nhân vật rõ, có gây hứng thú nhưng chưa cao, không quá 5 lỗi chính tả
-Điểm 4, 5: Có trình bày đủ bố cục. Văn viết tương đối, lừoi lẽ còn đơn điệu ít gây cảm xúc, có sự việc nhưng chưa hay, câu chuyện chưa nêu bật ý nghĩa, không quá 6 lỗi chính tả
-Điểm 2, 3: Có đủ các phần của bài kể chuyện, văn viết chưa mạch lạc, lời lẽ còn khô cứng, chưa có ý nghĩa của câu chuyện hoặc có nhưng chưa rõ, lỗi chính tả còn nhiều
-Điểm 1: Có nội dung bài kể chuyện, chi tiết còn lộn xộn, lời lẽ sơ sài. diễn đạt vụng về, dùng từ chưa thật chính xác, lỗi chính tả quá nhiều
-Điểm 0; Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
-Cộng 0,5 đến 1 điểm đối với bài viết gây cảm xúc thật sự, dùng từ hay, lời lẽ diễn đạt tốt
4) Củng cố: Thu bài, kiểm tra số lượng bài.
5) Dặn dò:
-Học lại lý thuyết văn kể chuyện
-Chuẩn bị “ Kể chuyện tưởng tượng”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------