Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Mẹ hiền dạy con mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 62: Đọc thêm: MẸ HIỀN DẠY CON
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
-Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử
-Những sự việc chính trong truyện.
- ý nghĩa truyện. Cách viết truyện gần với kí( ghi chép sự việc); viết sử( ghi chép truyện thạt) ở trung đại.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ
- vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, trở thành con ngoan trò giỏi.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra : Nội dung và nghệ thuật của truyện « con hổ có nghĩa ».
3. Bài mới : Từ câu ca dao :
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
giáo viên vào bài mới .
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1:Đọc- tìm hiểu chú thích : -GV hướng dẫn: Đọc to. rõ ràng, chú ý nhấn giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con. -> h s đọc- nhận xét, uốn nắn. ? Giải nghĩa từ: nghĩa địa, điên đảo, tri thức, giáo dục, tử, bậc đại hiền ?Cho biết tác giả dịch truỵện ? Nêu xuất xứ tác phẩm - Truyện nổi tiếng ở T. Quốc xưa và nay cũng như ở Việt Nam Hoạt động 2 Đọc- hiểu văn bản - Truyện thuộc kiểu văn bản nào đó học? Truyện cú mấy nhân vật ? Nhân vật: Bà mẹ, Mạnh Tử ? Có mấy sự việc chính? Thứ tự kể ? Ngôi kể? - GV kẻ bảng câm theo SGK – 152 yờu cầu HS tỡm |
I. Đọc- tìm hiểu chú thích : 1. Đọc: -Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Lê Nhân dịch b. Tác phẩm: Tuyển dịch từ sách Liệt nữ của Trung Quốc. C -Giải nghĩa từ khó: (sgk) II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản :tự sự 2. Kết cấu: 5 sự việc- theo trình tự thời gian. 3. Phân tích: a . Cỏc sự việc chớnh : |
Sự việc |
Mẹ |
Con |
1 |
bắt chước đào chôn, lăn khóc |
chuyển nhà đến gần chợ |
2 |
bắt chước nô nghịch buôn bán điên đảo |
chuyển nhà đến gần trường học |
3 |
bắt chước học tập lễ phép |
vui lòng |
4 |
tò mò hỏi mẹ: hàng xóm giết lợn để làm gì |
nói lỡ lời; sửa chữa ngay bằnh hành động mua thịt cho con ăn |
5 |
Bỏ học về nhà |
cắt đứt tấm vải đang dệt |
* Chú ý 3 sự việc đầu. ? Cậu bé Mạnh Tử thuở nhỏ có nét tính cách nào của tuổi thơ? ?Mạnh Tử bắt chước những hành động nào? Bắt chước từ đâu? ?Em hiểu thế nào là nghĩa địa? Thế nào là điên đảo? ? Chứng kiến hành động của con, người mẹ đã nghĩ gì và làm gì? * So sánh hai sự việc đầu và sự việc thứ ba. ? Tại sao bà mẹ thầy Mạnh Tử không dùng cách khuyên hay ngăn cấm không cho con trai theo cái xấu mà lại quan tâm, chuyển nhà vừa phức tạp lại vừa tốn kém? ? Vì sao đến ở cạnh trường học bà lại vui lòng. ? Qua ba sự việc đầu, em có nhận xét gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử. ?Tìm những câu ca dao , tục ngữ nói về ảnh hưởng của môi trường sống? * Kể lại sự việc thứ tư? ?Có người nói rằng ở sự việc thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử cầu kì, nuông chiều con quá đáng. ý kiến của em như thế nào? ?Bà đã dạy con trung thực, thật thà bằng cách nào? *Quan sát bức tranh trong SGK- tr151, bức tranh minh hoạ cho sự việc nào trong truyện? Nói rõ sự việc đó? ? Khi con bỏ học, em thấy các ông bố bà mẹ thường xử sự như thế nào? ? Bà xử sự như thế nào? Em hiểu gì về câu nói của bà mẹ thầy Mạnh Tử? ? Hành động, lời nói của bà đã thể hiện được động cơ, thái độ, tính cách gì của bà khi dạy con? ?Qua sự việc thứ năm, bà mẹ thầy Mạnh Tử đã dạy con thêm điều gì? ? Nhờ phương pháp dạy con tuyệt vời, bà mẹ thầy Mạnh Tử đã đạt được kết quả như thế nào? ? Sau khi học xong truyện, em hãy tóm tắt những bài học dạy con quí báu của bà mẹ thầy mạnh Tử? Hoạt động 3 Tổng kết: ? Truyện có nội dung ý nghĩa ntn? ? Nhận xét nghệ thuật tiêu biểu của truyện. -GV chốt- hs đọc ghi nhớ sgk. Hoạt động 4 Luyện tập: |
b. Cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử: - Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp lành mạnh, phù hợp ngay từ nhỏ. - Dạy con chữ tín, đức tính thành thật, trung thực, lời nói đi đôi với việc làm. - Dạy con chăm chỉ, chuyên cần, học tập đến nơi, đến chốn, có chí học hành. - Kết quả: Con trở thành bậc đại hiền lưu danh sử sách. c. Những bài học dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử: - Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp; - Dạy con có đạo đức, có chí học hành; - Thương con nhưng không nuông chiều, rất kiên quyết. III.Tổng kết: .1 Nội dung: -Nêu cao t/dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và pt nhân cách của trẻ. -Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con. .2.Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian, 5 sự việc chính. Nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động. *. Ghi nhớ: (sgk) IV. Luyện tập: 1.Đóng vai thầy Mạnh Tử kể lại truyện Mẹ hiền dạy con? 2,. |
4. Củng cố , luyện tập :
ND- NT truyện
Bài tập trắc nghiệm: Nhận xét nào đúng với ý nghĩa truyện?
a. Truyện đề cao thầy Mạnh Tử;
b. Truyện đề cao phương pháp dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử;
c. Truyện đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách con người.
d. Truyện khuyên các bà mẹ thương con nhưng không nuông chiều con mà phải nghiêm khắc.
5 .Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
-Kể truyện, phân tích, cảm thụ
-Soạn bài: Thày thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và xem trước bài : Tính từ và cụm tính từ .
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Mẹ hiền dạy con mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 16
Tiết 62
MẸ HIỀN DẠY CON
Truyện trung đại
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
-Hiểu thái độ, tính cách, phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử
-Hiểu cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử ở thời trung đại
B - Trọng tâm: ý nghĩa giáo huấn của truyện
C - Phương pháp: Hỏi đáp, gợi tìm
D - Chuẩn bị: Tìm các câu tục ngữ có nội dung tương ứng với bài học
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
-So sánh mức độ cái nghĩa của Hổ trong văn bản “ Con Hổ có nghĩa”
-bài học giáo huấn trong truyện là gì?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-hướng dẫn học sinh đọc văn bản? -Gọi học sinh đọc? -hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích? -Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm: tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con diễn ra giữa 2 mẹ con thầy Mạnh Tử (Theo mẫu) -Giáo viên thu kết quả thảo luận -Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên tóm tắt lại 5 nội dung chính -Cho biết 3 sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì? -Sự việc thứ 4 có ý nghĩa giáo dục gì? -Sự việc cuối cùng có ý nghĩa giáo dục gì? -Mục đích của việc dời nhà đi 2 lần là gì? -Tìm 1 số câu tục ngữ Việt Nam có nội dung tương ứng với ý trên? -Lần thứ 4, bà mẹ đã làm gì đối với con? -Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào? -Bà sửa việc làm sai bằng cách nào? -Việc người mẹ đi mua thịt cho con ăn cho biết gì về cách dạy con? -Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng? -tại sao người mẹ đang dệt lại cắt đứt tấm vải? -Lúc đó, người mẹ thể hiện thái độ gì khi dạy con? -Thái độ đó có phải là biểu hiện của tình thương trong tầm lòng người mẹ không? Vì sao? -Sau khi được mẹ dạy bảo, Mạnh Tử có gì thay đổi? -Kết quả của việc dạy con là Mạnh Tử trở thành người như thế nào? -bài học giáo huần về việc dạy con là gì? -hướng dẫn học sinh làm bài tập. học sinh phát biểu cảm nghĩ về việc thứ 5? -Đạo làm con phải như thế nào? -học sinh làm bài tập 3 |
- học sinh đọc - học sinh tìm hiểu chú thích - học sinh thảo luận nhóm - vấn đề chon môi trường sống cho con - Cách ứng sử hằng ngày - Hướng con vào việc học tập chuyên cần - Tìm môi trướng sống có lợi để hoàn thành nhân cách trẻ - “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” - Nói dối - sai - Đi mua thịt Lợn về cho con ăn - không nói dối, giữ chữ tín, thành thật - Con bỏ học, mẹ cắt đứt tấm vải - Vải còn có thể làm lại được, người hư khó làm lại - nghiêm khắc - Phải, vì mục địch người mẹ muốn con thành người tốt đẹp, giỏi - Học tập, chuyên cần - Bậc đại hiền - Chọn môi trường sống, dạy đạo đức, say mê học tập, nghiêm khắc yêu thương - Vâng lời cha mẹ |
I - Đọc, chú thích: II – Tìm hiểu văn bản: 1 - Dạy con bằng cách chuyển chỗ ở - dời nhà gần nghĩa địa - dời nhà gần chợ - dời nhà gần trường học: ảnh hưởng tốt đến tính nết của MT => Muốn con thành người tốt cần tạo cho con môi trường sống trong sạch 2 - Dạy con bằng cách ứng sử hàng ngày trong gia đình: - Người lớn không được nói dối. phải dạy chữ tín thành thật - Dạy con ý chí học tập bằng cach nghiêm khắc => Tình mẹ con sâu nặng. muốn con trở thành đức cao, tài rộng 3 - ý nghĩa giáo huần từ truyện: - Dạy con phải chọn môi trường sống tốt đẹp - Phải dạy đạo đức Phải dạy lòng say mê học tập - không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, dựa trên niềm yêu thương III - Luyện tập: Bài 1: học sinh nêu cảm nghĩ về sự việc thứ 5 Bài 2: đạo làm con là phải vâng lời cha mẹ Bài 3: - Công tử, đệ tử,... có ý nghĩa là con - Bất tử, tử trận, cảm tử: có nghĩa là chết |
4) Củng cố:
- Sự thành đạt của con cái là nhờ đâu?
- Truyện này có điểm gì giống với truyện trung đại nước ta?
5) Dặn dò: Học bài, chuẩn bị “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------