Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Từ mượn mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Từ mượn mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 7: TỪ MƯỢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

-Hiểu được thế nào là từ mượn.

- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.

- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.

- Viết đúng những từ mượn.

- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.

- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khisử dụng mượn trong giao tiếp hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : giáo án,sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2.Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra:- Phân biệt từ đơn và từ phức? Lấy VD?

3. Bài mới: Chúng ta nói và viết hôm nay , không phải hoàn toàn là từ thuần Việt ,mà chúng ta còn mượn thêm một số từ ngữ của các nước khác .Vậy thế nào là từ mượn ? Chúng ta mượn như thế nào ? Các em sẽ được tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn

- GV treo bảng phụ đã viết VD.

- VD trên thuộc văn bản nào? Nói về điềugì?

- em hãy giải thích nghĩa của từ “trượng, tráng sĩ”?

-Các từ trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu?

Hs đọc yêu cầu ở mục I .3(SGK-t24)

-Nêu nhận xét về cách viết của các từ mượn ?

-Từ bài tập trên ,em rút ra kết luận thế nào là từ thuần việt? Từ mượn?

HS đọc ghi nhớ sgk

Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu Nguyên tắc mượn từ

- Đọc to phần trích ý kiến của Bác Hồ?

- Theo em, việc mượn từ có tác dụng gì?

- Nếu mượn từ tuỳ tiện có được không?

- Em hãy rút ra kết luận về nguyên tắc mượn từ?

-HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 3 : HDHS Luyện tập

-Gọi HS đọc bài tập và yêu cầu HS làm.

- Nhóm 1.( Gọi nhóm trưởng lên bảng làm – gọi HS nhận xét)

- Nhóm2.( Gọi nhóm trưởng đọc – gọi HS nhận xét)

- Nhóm 3.( viết ra phiếu học tập dán lên bảng)

( Gọi HS nhận xét)

- Nhóm 4.( viết ra phiếu học tập dán lên bảng)

(gọi HS nhận xét)

I.Từ thuần Việt và từ mượn

1.Bài tập(sgk t24)

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng .

* Nhận xét:

a - Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ cổ tức 3,33m. ở đây hiểu là rất cao.

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

b Hai từ có nguồn gốc từ TQ, được đọc theo cách phát âm của người việt-> Từ Hán Việt

c. Mượn từ Hán : Giang sơn , sứ giả , gan

- Mượn từcác từ ngôn ngữ khác là các từ còn lại.

d. Các từ được viết như từ thuần Việt :sứ giả , gan , xà phòng , ti vi -> Đã việt hoá cao.

- Từ chưa được việt hoá cao dùng dấu gạch nối giữa các tiếng: In –tơ-mét, ra- đi -ô.

2 Kết luận:

- Từ thuần Việt là do nhân dân sáng tạo ra.

-Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng , đặc điểm từ thuần việt chưa biểu thịđược

* Ghi nhớ ( sgk –t25)

II- Nguyên tắc mượn từ

1. Bài tập: ( sgk –t25)

* Nhận xét:

- Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc.

- Mặt tiêu cực: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu mượn từ tuỳ tiện

2 Kết luận:

- Mượn từ để làm giàu tiếng Việt.

- Không nên mượn từ tuỳ tiện để bảo vệ sự trong sáng của TV.

* Ghi nhớ (sgk)

III- Luyện tập

Bài 1: Ghi lại các từ mượn

a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.

b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân

c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn giắc-xơn, in-tơ-nét.

Bài 2:Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.

- Khán giả:( Khán: xem ;giả: người ) ->người xem.

- Thính giả: (Thính:nghe;giả: người) -> người nghe.

- Độc giả: (Độc: đọc;giả: người)->

người đọc.

- Yếu điểm: (yếu: quan trọng;®iểm: điểm)->điểm quan trọng.

- Yếu lược: (Yếu: quan trọng;lược: tóm tắt)->tóm tắt những điều quan trọng.

- Yếu nhân: (Yếu: quan trọng; nhân: người )->người quan trọng.

Bài 3: Hãy kể tên một số từ mượn

- Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, km, kg...

- Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, pê-đan, gác đờ- bu...

- Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi ô-lông...

Bài 4:Các từ mượn: phôn, pan, nốc ao.

- Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, viết tin trên báo.

+ Ưu điểm: ngắn gọn.

+ Nhược điểm: không trang trọng.

4-Củng cố, luyện tập  :

- Từ mượn là gì? Nguồn gốc vay mượn?

- Nguyên tắc vay mượn? Cách sử dụng từ mượn?

5 .HDHS học tập ở nhà:

- Học ghi nhớ (sgk) làm bài tập 5 (sgk)

- Làm bài tập trong sách bài tập.

- Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn tự sự.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Từ mượn mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Tiết 6:

Từ mượn

A. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

Hiểu được thế nào là từ mượn.

Bước đầu sử dụng từ mượn một cách lí trong nói và viết.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD và bài tập

- Học sinh:

+ Soạn bài

C. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Phân biệt từ đơn và từ phức? Lấy VD?

3. Bài mới

*. Giới thiệu bài

Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn là những từ như thế nào? Khi mượn ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Bài từ mựơn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

*. Bài mới

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

Hình thành khái niệm từ thuần Việt và từ mượn

- GV treo bảng phụ đã viết VD.

- VD trên thuộc văn bản nào? Nói về điều gì?

- Dựa vào chú tích sau văn bản Thánh Gióng, em hãy giải thích nghĩa của từ trượng, tráng sĩ?

- Theo em, từ trượng, tráng sĩ dùng để biểu thị gì?

- Đọc các từ này, các em phải đi tìm hiểu nghĩa của nó, vậy theo em chúng có nằm trong nhóm từ do ông cha ta sáng tạo rakhông?

- Trong Tiếng Việt ta có các từ khác thay thế cho nó đúng nghĩa thích hợp không?

- Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là từ mượn? từ thuần Việt?

* Bài tập nhanh: Hãy tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố sĩ đứng sau?

- Theo em, từ trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu?

- Em hãy đọc to các từ trong mục 3

- Em có nhận xét gì về hình thức chữ viết của các từ: ra-đi-ô, in-tơ-nét, sứ giả, giang san?

* GV: Một số từ: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga.. có nguồn gốc ấn Âu nhưng được Việt hoá cao hơn viết như chữ Việt. Vậy theo em, chúng ta thường mượn tiếng của nước nào?

- Qua việc tìm hiểu VD, em hãy nêu nhận xét của em về cách viết từ mượn

- Tìm một số từ mượn mà em biết và nói rõ nguồn gốc?

- Hãy nhắc lại những điều cần ghi nhớ trong mục I

Hoạt động 2:

Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ

- Đọc to phần trích ý kiến của Bác Hồ?

- Theo em, việc mượn từ có tác dụng gì?

- Nếu mượn từ tuỳ tiện có được không?

- Em hãy rút ra kết luận về nguyên tắc mượn từ?

- Bài học hôm nay cần nắm vững những nội dung gì?

Hoạt động 3:

Hướng dẫn HS luyện tập

- Gọi HS đọc bài tập và yêu cầu HS làm

- HS đọc

- HS trả lời

- HS rút ra kết luận

- HS làm nhanh

- HS : Trung Quốc

- HS đọc

- HS: có dùng gạch nối: ra-đi-ô,in-tơ-nét. đây là từ mượn của ngôn ngữ ấn Âu

- HS trả lời

- HS đọc

- HS đọc

- HS trả lời

- HS rút ra kết luận

- Nhắc lại những điều cần ghi nhớ của cả bài

- HS làm mỗi em một câu

- HS đứng tại chỗ mỗi em một từ

- HS đứng tại chỗ trả lời

- HS trả lời

I. Từ thuần Việt và từ mươn:

1. Ví dụ:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

* Nhận xét:

- Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ cổ tức 3,33m. ở đây hiểu là rất cao.

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

=> Hai từ này dùng để bểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm.

- Hai từ này không phải là từ do ông cha ta sáng tạo ra mà là từ đi mượn ở nước ngoài.

- Các từ không phải là từ mượn đọc lên ta hiểu nghĩa ngay mà không cần phải giải thích.

2. Ghi nhớ:

a. Từ thuần Việt:

b. Từ mượn:

c. Nguồn gốc từ mượn:

* Mượn từ tiếng Hán

* Mượn từ ngôn ngữ ấn Âu

4. Cách viết từ mượn

* Ghi nhớ: SGK- tr25

II. nguyên tắc mượn từ:

1. VD:

- Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc

- Mặt tiêu cực: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp.

2. Ghi nhớ 2: SGK - 25

III. luyện tập:

Bài 1.

Ghi lại các từ mượn

a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ

b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân

c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn giắc-xơn, in-tơ-nét.

Bài 2:

Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt

- Khán giả: người xem

+ Khán: xem

+ Giả: người

- Thính giả: người nghe

+ Thính: nghe

+ giả: người

- Độc giả: người đọc

+ Độc: đọc

+ Giả: người

- Yếu điểm: điểm quan trọng

+ yếu: quan trọng

+ Điểm: điểm

- Yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng

+ Yếu: quan trọng

+ Lược: tóm tắt

- Yếu nhân: người quan trọng

+ Yếu: quan trọng

+ Nhân: người

Bài 3:

Hãy kể tên một số từ mượn

- Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, km, kg...

- Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, pê-đan, gác đờ- bu...

- Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông...

Bài 4:

a. Các trừ mượn: phôn, pan, nốc ao

b. Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, viết tin trên báo.

+ Ưu điểm: ngắn gọn

+ Nhược điểm: không trang trọng trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè, ng­òi thân hoặc có thể dùng để viết tin

Không dùng trong các tr­ương hợp có nghi thức giao tiếp trang trọng.

4. Hướng dẫn học tập:

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Làm bài tập 4,5,6 SBT-TR 11+ 12

- Soạn: Tìm hiểu chung về văn tự sự.

IV- Rút kinh nghiệm :