Giáo án Ngữ văn 6 Bài Ôn tập về dấu câu mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Ôn tập về dấu câu mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 131: ÔN TẬP VỀ DẤÚ CÂU

(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: chấm, chấm hỏi, chấm than... và dấu phẩy.

2. Kĩ năng: sử dụng dấu câu.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, phát hiện và sử chữa các lỗi về dấu câu.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

3. Dạy học bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Công dụng của dấu câu.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tậpđể HS điền vào

- HS đọc bài tập

- Mỗi em điền một dấu câu

- HS nhận xét

- GV đánh giá

- Gọi HS đọc bài tập 2 và nêu tên câu 2 và câu 4 ở trên?

- Tại sao người viết lại đặt dấu các dấu chấm than và chấm hỏi sau hai câu ấy?

- HS đọc phần ghi nhớ

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành

- HS trao đổi cặp trong 2 phút sau đó trình bày

- GV tổng kết đúng sai.

Hoạt động 3:Luyện tập.

- Gọi HS đọc bài tập

- HS đọc

- 1 HS làn, cả lớp nhận xét

- HS trả lời cá nhân và đưa ra lí do.

- HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét.

I. Công dụng:

1. Tìm hiểu ví dụ:

Bài tập 1. Điền dấu câu vào chỗ thích hợp:

a. Câu cảm thán (!)

b. Câu nghi vấn (?)

c. Câu cầu khiến (!)

d. Câu trần thuật (.)

Bài tập 2: Tìm hiểu cách dùng dấu câu trong trường hợp đặc biệt:

a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến.

- Đây là cách dùng dấu câu đặc biệt.

b. Câu trần thuật. đây là cách dùng dấu câu đặc biệt để tỏ ý nghi ngờ hoặc mỉa mai.

2. Ghi nhớ: SGK - tr 150

II.Chữa một số lỗi thường gặp:

1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu:

a. 1. Dùng dấu câu sau từ Quảng Bình là hợp lí.

2. Dùng dấu phẩy sau từ Quảng Bình là không hợp lí vì:

- Biến câu a2 thành câu ghép có hai vế nhưng ý nghĩa của hai vế này lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau.

- Câu dài không cần thiết.

b. b1. Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí vì:

- Tách VN2 khỏi CN.

- Cắt đôi cặp quan hệ từ vừa...vừa...

b2. dùng dấu chấm phẩylà ghợp lí.

2. Chữa lỗi dùng dấu câu:

a. Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn.

b. dùng dấu chấm.

III.luyện tập:

1. Dúng dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn:

- .... sông Lương.

- ... đen xám.

- ... đã đến.

- ... toả khói.

- ... trắng xoá.

2. Nhận xét về cách dùng dấu chấm hỏi:

- Bạn đã đến động Phong Nha chưa? (Đúng)

- Chưa? (Sai)

Thế còn bạn đã đến chưa? (Đ)

- Mình đến rồi.....đến thăm động như vậy? (S)

3. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp:

- Động Phong Nha thật đúng là"Đẹ nhất kì quan" của nước ta!

- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi!

- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấo dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.

4. Dùng dấu câu thích hợp:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em có nói gì đâu!

- Chối hả? Chối này! Chối này!

- Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.

4. Củng cố, luyện tập:GV củng cố nội dung bài học

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

-Học bài, thuộc ghi nhớ.

-Hoàn thiện bài tập.

-Soạn bài: Ôn tập về dấu câu.

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Ôn tập về dấu câu mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Tiết 130

ÔN TẬP VỀ CÁC DẤU CÂU

A . Mục tiêu cần đạt

Hiểu được công dụng của bốn loại dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm cảm, chấm than, dấu phẩy.

Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu khi kết thúc câu.

Có ý thức trong việc dùng dấu câu cho đúng, chính xác phù hợp với mục đích các loại câu.

B . Chuẩn bị

Giáo viên : Chuẩn bị bài, nghiên cứu ngữ liệu.

Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị phiếu học tập.

C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

*Học sinh đọc ví dụ 1 / 149.

? Xác định, phân tích câu theo mục đích nói và đặt dấu câu cho thích hợp

* Học sinh đọc ví dụ 2 / 149.

? Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than có gì đặc biệt ? Câu a thể hiện mục đích nói gì ? Nhưng lại dùng dấu gì ?

? Câu b dùng dấu chấm hỏi, chấm than trong ngoặc đơn có tác dụng gì ?

? Thông thường các dấu câu thường đặt như thế nào ?

? Học sinh đọc ghi nhớ / 150.

1) So sánh cách dùng dấu câu trong từ

* Học sinh đọc ví dụ sgk / 150

? Dấu câu trong a1 đã hợp lí chưa ? Dấu phẩy dùng như vậy làm cho câu có nội dung như thế nào ?

? Câu b1 dùng như vậy là hợp lí chưa ? Cần điền dấu nào thì phù hợp ? Vì sao ?

? Cần sửa lại như thế nào ?

*HĐ3- Hướng dẫn luyện tập

* Học sinh làm vào phiếu học tập.

*Học sinh sửa lại dấu câu.

*Học sinh điền lại dấu câu

I- Bài học

1.Công dụng

*Ngữ liệu 1/ 149

a) Câu cảm à Dấu chấm cảm.

b) Câu nghi vấn àDấu chấm hỏi.

c) Câu cầu khiến à Dấu chấm than.

d) Câu trần thuật đơn à Dấu chấm.

2) Cách dùng các dấu câu.

a) Hai câu đều là câu cầu khiến nhưng cuối câu tác giả lại dùng dấu chấm à Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm để thể hiện thái độ dứt khoát của người nói.

b) Dấu chấm hỏi, chấm than đặt trong ngoặc đơn àThể hiện thái độ nghi ngờ

hay châm biếm à Đây là cách dùng đặc biệt của dấu câu này.

*Kết luận: (Ghi nhớ /150)

3. Chữa một số lỗi thường gặp

1) So sánh

a1) Dùng dấu chấm sau từ Quảng Bình là hợp lí.

a2) Dùng dấu phảy sau từ Quảng Bình làm cho câu văn trở thành câu ghép có hai vế. Nhưng ý nghĩa hai vế lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau nên dùng dấu như vậy là không hợp lí.

b1) Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí, vì tách vị ngữ hai ra khỏi chủ ngữ ; cắt đôi cặp quan hệ từ vừa... vừa...

b2) Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm như vậy là hợp lí.

2) Chữa lỗi dùng dấu câu.

a) Cần dùng dấu chấm cho câu trần thuật.

b) Dùng dấu chấm cho câu trần thuật.

II- Luyện tập

Bài 1/ 151

Cần đặt dấu chấm sau các từ sau và viết hoa các từ ở đầu câu.

- Sông Lương; đen xám; đã đến; tỏa khói; trắng xóa.

Bài 2/ 151

- Bạn... chưa ? à Đúng.

- Chưa ? à Sai à Thay dấu chấm vì là câu trần thuật.

- Thế còn... chưa ? à Đúng.

- Mình đến... như vậy ? à Sai à Thay dấu chấm vì là câu trần thuật đơn.

Bài 3/ 152

- Câu a : dấu ( !)

Bài 4 / 152

- Mày nói gì ?

- Lạy chị... đâu !

- Rồi ... vào.

- Chối hả ! Chối này ! Chối này !

- Mỗi câu... mỏ xuống .

*HĐ4- Hoạt động nối tiếp

1. Câu hỏi củng cố: Xem lại bài học và học thuộc ghi nhớ.

2.HDVN: Ôn tập về dấu câu: dấu phảy.