Giáo án Ngữ văn 6 Bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp theo) mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp theo) mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 128: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ - VỊ NGỮ (Tiếp)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Nắm được loại lỗi viết câu thiếu cả hai thành phần chính.

Năm được lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa về các thành phần trong câu.

2. Kĩ năng: Tự phát hiện và tự sửa được hai loại lỗi đã nêu.

3. Thái độ: Có ý thức viết câu đúng về cấu trúc và ngữ nghĩa.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

3. Dạy học bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

- GV treo bảng phụ đã viết VD.

- Xác định hai thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu a, b.

- HS đứng tại chỗ xác định thành phần câu và nhận xét

- Hai câu trên mắc lỗi gì? nguyên nhân? cách sửa chữa?

Hoạt động 2: Chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa.

- GV treo bảng phụ đã viết VD

- Em hãy xác định CN và VN?

HS lên bảng xác định CN - VN

- Cách viết như phần in đậm có thể gây ra hiểu lầm như thế nào? Nêu cách sửa của em?

Hoạt động 3:

- GV treo bảng phụ

- Gọi HS lên bảng xác định

- Mỗi em xác định một câu (HS yếu)

- GV gọi HS mỗi em làm một câu

- GV gọi HS phát hiện

I.Câu thiếu cả chư ngữ lẫn vị ngữ

1. Ví dụ:

a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.

b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng.

2. Nhận xét:

- Hai câu trên đều không có CN-VN

- Hai câu trên mắc lỗi thiếu CN-VN, mới chỉ có trạng ngữ.

- Nguyên nhân: Chưa phân biệt được trạng ngữ và CN-VN.

- Cách sửa: Bổ sung nòng cốt C-V

a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ.

b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng nhà điêu khắc đã biến khối đá vô tri thành bức tượng vô cùng sinh động.

II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.

1. Ví dụ:

Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta// thấy ...

2. Nhận xét:

- Có thể hiểu lầm là :

+ CN: ta

+ VN: hai hàm răng cắn chặt...

- Cách sửa: Viết lại câu đúng trật tự ngữ pháp: Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt...hùng vĩ.

III. Luyện tập

1. Xác định chủ ngữ - vị ngữ.

a. Chủ ngữ: cầu

Vị ngữ: được đổi tên thành cầu Long Biên

b. Chủ ngữ: lòng tôi

Vị ngữ: lại nhớ...

c. Chủ ngữ: tôi

Vị ngữ: cảm thấy...

2. Bổ sung chủ ngữ, vị ngữ.

a. Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.

b. Ngoài cánh đồng, nước ngập mênh mông.

c. Giữa cánh đồng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô.

d. ... mọi người cùng reo lên.

3. Phát hiện và sửa lỗi.

a. - Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

- Thêm nòng cốt, ..., một cụ rùa nổi lên.

b. -Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

- Sửa: ..., chúng ta nên xây dựng một nhà bảo tàng cầu Long Biên.

4. Phát hiện lỗi về quan hệ ngữ nghĩa.

a. - Lỗi về ý nghĩa từ ngữ: Cây cầu không thể bóp còi.

- Sửa: .... và còi xe rộn ràng.

b. - Không rõ ai vừa đi học về.

- Sửa: Thuý vừa đi học về.

c. - Không rõ bạn ấy có phải là Tuấn không?

- Không rõ cho em hay cho ai?

- Sửa: ... và cho em một cây bút mới.

4.Củng cố, luyện tập: GV khái quát lại những nội dung chính của bài

5.Hướng dẫn hs học ở nhà:

-Hoàn thiện bài tập.

-Tự đọc các bài kiểm tra và chọn các câu viết sai đẻ sửa lại.

-Soạn: Luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi.

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp theo) mới nhất - Mẫu giáo án số 2

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ

(Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

2. Kĩ năng:

- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

- Sửa được lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.

3. Thái độ: Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ nghĩa.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bảng phụ (VD Phần I, II).

2. HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Các câu sau viết sai như thế nào, em hãy viết lại cho đúng:

- Cười đùa vui vẻ.

- Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

1: HD HS tìm hiểu và chữa những câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ

- HS đọc ví dụ

Chỉ ra những chỗ sai ở câu trên và nêu cách chữa?

- HS: Câu a chưa thành câu, chưa có chủ ngữ, vị ngữ, mới chỉ có phần trạng ngữ- cách chữa: thêm chủ ngữ, vị ngữ cho câu

VD b sai giống ví dụ a, nhưng ở ví dụ b có 2 trạng ngữ. Chữa bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ.

2: HD HS tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.

- GV treo bảng phụ ví dụ

- HS đọc ví dụ

Mỗi bộ phận được gạch chân trong câu trên nói về ai?

Câu trên sai như thế nào?

- Nêu cách chữa lỗi

- GV: Cách sắp xếp như câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần gạch chân trước dấu phẩy (… nẩy lửa) miêu tả hoạt động của chủ ngữ trong câu là "ta". Như vậy câu sai về mặt nghĩa.

3: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS đọc yêu cầu bài tập

- GVgọi 3 học sinh lên bảng làm bài

- HS khác nhận xét bài làm của bạn

- GV nhận xét, kết luận (cho điểm)

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm trong 3'.

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận

- HS đọc yêu cầu bài tập 3

- GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét, kết luận.

I.CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ

* Ví dụ:

a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.

→ Câu thiếu CN, VN

Cách chữa:

Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ đến ngày tháng chống Mĩ cứu nước.

b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.

→ Câu thiếu cả CN, VN

Cách chữa:

- Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao.

II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét

- Câu trên sai ở chỗ nhầm lẫn giữa các thành phần câu làm cho câu sai nghĩa.

- Cách chữa:

Ta thấy Dượng Hương Thư ghì chặt trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

III. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1: Xác định CN,VN:

a. CN: Cầu; VN: đổi tên...

b. CN: Lòng tôi; VN: lại nhớ...

c. CN: Tôi; VN: cảm thấy chiếc cầu...

2. Bài tập 2: Viết thêm CN,VN:

a. Mỗi khi tan trường, HSxếp hàng đi ra cổng.

b. Ngoài cánh đồng, lúa đã bắt đầu chín.

c. Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang gặt lúa.

d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người chạy ùa ra đón.

3. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa các câu sau:

- Các câu sai: Thiếu CN, VN

- Chữa lại: Thêm CN, VN

a - ... , hai chiếc thuyền đang bơi.

b -..., chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc.

c - ..., ta nên XD bảo tàng cầu Long Biên.

3. Củng cố:

- Khi viết văn, HS thường mắc những lỗi gì?

- Em cần chú ý điều gì khi viết văn?

4. Hướng dẫn học ở nhà:

- Xem lại các bài đã chữa. Tìm các VD có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.

- Làm bài tập 4.

- Xem lại cách viết đơn, giờ sau học Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.