Giáo án Ngữ văn 6 Bài Kiểm tra tiếng việt mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Kiểm tra tiếng việt mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 115: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Tái hiện lại kiến thức tiếng việt đã học

2. Kĩ năng: - Đánh giá năng lực, kỹ năng làm bài của học sinh

3. Thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

(không)

3. Dạy học bài mới

Ma trận đề kiểm tra

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ, tác dụng của biện pháp đó

Phân tíchbiện pháp tu từ, tác dụng

 

Viết đoạn văn ngắn 7-10 câu có sử dụng các biện pháp tu từ đã học

 

Số câu

Số điểm- Tỉ lệ

2

3,5- 35%

1

1,5- 15%

 

1

3-30%

4

8- 80%

Phần câu

 

Phân tích và nhận diện kiểu câu

     

Số câu

Số điểm- Tỉ lệ

 

1

2- 20%

   

1

2- 20%

Tổng số câu

Tổng số điểm- Tỉ lệ

2

3,5- 35%

2

3,5- 35%

 

1

3-30%

5 câu

10-100%

Đề bài

A/Trắc nghiệm :

I/Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất :(2,5đ)

1.Câu : “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” có sử dụng :

A.So sánh .B.Nhân hóa.C.Ẩn dụD. Hoán dụ

2.Câu sau thuộc kiểu nhân hóa nào : “ Từ đó cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại sống thân mật như trước”.

A. Dùng từ gọi người để gọi vật.

B. Trò chuyện với vật như với người.

C. Dùng từ chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

D. Tất cả đều sai.

3.Câu “ Người Cha mái tóc bạc” nhằm chỉ ai ?

A. Người chaB. Người chúC. Người BácD. Bác Hồ

4.Câu nào có dùng phép nhân hóa?

A.Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.B.Bướm bỏ chỗ lao xao.

C.Bướm bay đi chỗ khácD.Bướm tìm mồi khác.

5.Áo chàm” trong câu thơ sau chỉ ai:

“ Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

A.Cái áo màu chàm.B Người mặc áo màu chàm.

C Người dân Việt Bắc.D Người dân miền núi

II. Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp. 1đ

A

Nối

B

1

So sánh

 

a

Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2

Nhân hóa

b

Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

3

ẩn dụ

c

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

4

Hoán dụ

d

Là gọi tả con vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người, làm cho thế giới loài vật, đồ vật,… trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

B/Tự luận :

Câu 1: 2đ

a.Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu sau : (1đ)

-Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.

-Ngày mai, sắt, thép, xi măng có thể nhiều hơn tre, nứa.

-Vài con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.

b.Dựa vào số lượng cụm chủ vị và mục đích nói của câu cho biết các câu ttrong câu1 thuộc kiểu câu gì ? (1đ)

Câu 2 (1,5đ) : Chỉ ra phép so sánh và nêu tác dụng của chúng trong khổ thơ sau:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn ngọn lửa hồng.

Câu 3: (3đ)

Viết 1 đoạn văn ngắn 7-10câu theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất 2 biện pháp tu từ đã học và chỉ ra phép tu từ đó.

đáp án.

A. Trắc nghiệm: 3,5đ.

I. Mỗi đáp án đúng được 0,5đ.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp

A

A

D

A

C

II. Nối cột Avới cột B: Mỗi ý đúng được o,25đ.

1-c2-d3-b4-a

B. Tự luận:

Câu 1: 2đ.

a.

-Tre, nứa, mai, vầu/ giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

CNVN

-Ngày mai, sắt, thép, xi măng/ có thể nhiều hơn tre, nứa.

CNVN

-Vài con hải âu /bay ngang, là là nhịp cánh.

CNVN1VN2

b. Các câu trên đều là câu trần thuật đơn.1đ

Câu 2: 1,5đ

Hình ảnh so sánh:

- Mơ màng như trong giấc mộng : được nhìn thấy Bác mà như trong mơ.

- …Ấm hơn ngọn lửa hồng: được thấy Bác là niềm hạnh phúc , Bác đó “sưởi ấm” cho anh bộ đội hơn cả ngọn lửa hồng.

Câu 3: 3đ- Học sinh viết được đoạn văn có đầy đủ 2 phép tu từ:1 điểm.

- Chỉ rõ được các phép tu từ có trong đoạn văn:1điểm.

- Diễn đạt tốt, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu:1 điểm.

4. Củng cố, luyện tập:

Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

5. Hướng dẫn hs họcở nhà:

Xem lại các bài tiếng việt.

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Kiểm tra tiếng việt mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 30

Tiết 115

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về câu, phép tu từ, chữa lỗi về câu.với mục đích đánh giá năng lực giao tiếp của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Hình thức đề kiểm tra : Tự luận

Cách tổ chức kiểm tra : cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong vòng 45 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

           
 

Nhận biết

Thông hiểu

 

Vận dụng

Cộng

 

Chủ đề

           
             

Chủ đề 1

Thiếu chủ ngữ

         

Cácthànhphầnchính

         
           

của câu

           
             

Số câu

1 câu

     

1 câu

 

Số điểm

2điểm

     

2điểm

 

Tỉ lệ %

20%

     

20%

 
             

Chủ đề 2 :

HS nêu được KN

   

HS viết được đoạn

   

Nhân hóa

   

văncósửdụng

   
         
       

phép nhân hóa

   
             

Số câu

0,5 câu

   

0,5 câu

1 câu

 

Số điểm

1điểm

   

2điểm

3điểm

 

Tỉ lệ %

10%

   

20%

30%

 
             

Chủ đề 3 :

HS kể tên 4 kiểu

HSchoVD

     

Câu trần thuật đơn có

nêu CN-VN

       

câu trần thuật đơn

       

từ là

có từ là

         
           

Số câu

0,5 câu

0,5 câu

 

1 câu

 

Số điểm

1điểm

2điểm

 

3điểm

 

Tỉ lệ %

10%

20%

 

30%

 
             

Chủ đề 4:

Chỉ sự tiếp diễn

         

Phó từ

         

tương tự

         
             

Số câu

1 câu

     

1 câu

 

Số điểm

2điểm

     

2điểm

 

Tỉ lệ %

20%

     

20%

 
             

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1: (2đ)

Nếu viết: “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kỳ hết”, câu văn mắc lỗi gì ? Nêu cách sửa?

Câu 2: (3đ)

Thế nào là phép nhân hóa? Viết đoạn văn ngắn trong đó có dùng biện pháp nhân hóa?

Câu 3: (2đ)

Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?Cho ví dụ về câu giới thiệu?Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của câu?

Câu 4: (2đ)

Từ “cứ” trong câu “Chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ” thuộc loại phó từ nào ?

V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2đ)

Thiếu chủ ngữ

Câu 2:(4đ)

-HS nêu KN (1đ)

-HS viết đoạn văn (3đ)

Câu 3: (2đ)

-HS kể tên 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là

-HS cho VD và nêu CN-VN

Câu 4: (2đ)

Chỉ sự tiếp diễn tương tự

Dặn dò:

Chuẩn bị: Trả bài KT văn tả người.

D – Rút kinh nghiệm:

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------