Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả lời tập làm văn số 3 mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả lời tập làm văn số 3 mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 64: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

- Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn.

- Xác định yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý.

- Củng cố phương pháp kể chuyện( kể người, kể việc) tạo cơ sở để học sinh chuẩn bị viết bài tưởng tượng.

2. Kĩ năng

- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi cho bài viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi trả bài viết.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Không.

3. Bài mới :

I. Đề bài

Em hãy kể về những đổi mởi ở quê em.

II. Yêu cầu

1. Hình thức

- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.

- Viết đúng yêu cầu của đề : Kể về người mẹ của em.

2. Nội dung

- Bài viết thể hiện rõ bố cục.

III . Dàn ý

1.Mở bài: giới thiệu khái quát về quê em và sự đổi mới.
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

2. Thân bài
2.1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2.2 Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn

IV. Thang điểm:

- Điểm 9 -10 : Có giọng kể, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả.

- Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả.

- Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu van còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả.

- Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại.

V.Nhận xét ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Biết trình bày bố cục tương đối rõ ràng. Hiểu yêu cầu của đề.

- Biết kết hợp xen kẽ hai ngôi kể, thứ tự kể trước, sau.

- Một số bài viết có nội dung và cảm xúc.

+ Nhượcđiểm: Một số bài dùng từ, diễn đạt lủng củng.

- Nội dung một số bài còn sơ sài, chưa có cảm xúc, thiên về tả.

IV-Chữa bài:

1.Bố cục chưa rõ mở, thân, kết.

2. Lỗi chính tả:

4. Củng cố , luyện tập :

- Nhận xét giờ học.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, hoàn thiện các bài tập.

- Soạn bài : Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả lời tập làm văn số 3 mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 16

Tiết 64

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Đánh giá được ưu, khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu của bài làm văn được nêu trong tiết trả bài này

-Tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài văn đã làm

B - Trọng tâm:Tự sửa các lỗi sai sót

C - Phương pháp:Gợi tìm

D - Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị ghi lại các lỗi sai sót học sinh mắc phải

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:Nhắc lại: Khi kể chuyện sinh hoạt thì yếu tố nào là chính?

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinh nhắc lại đề

-Giáo viên ghi đề bài lên bảng

-Giáo viên phát bài cho học sinh

-hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài

+Đề thuộc phương thức nào?

+kể về sự việc gì?

-Cho học sinh đọc lại các yêu cầu trả bài trong sgk

-Dành 5 phút cho học sinh đọc lại bài làm của mình

-Theo em, bài làm của mình đã đúng theo yêu cầu trên chưa

-Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh

-Chỗ nào trong bài viết của em, em chưa hiểu? (Về cách viết, chấm...)

-học sinh chỉ ra lỗi sai sót và tự sửa chữa?

- học sinh nhắc lại đề

- học sinh nhận bài

- Tự sự: Kể chuyện

- Chuyện về mẹ của em

- học sinh đọc yêu cầu

- học sinh tự nhận xét bài làm của mình

- học sinh tự sửa lỗi sai sót

I - Đề bài:Em hãy kể chuyện về mẹ của em

II - Nội dung tiến hành:

1 – Phát bài, HS đọc lại bài:

2 – Yêu cầu của đề:

- Phương thức: Tự sự

- Sự việc: Chuyện về mẹ của em

3 - nhận xét chung:

a)Ưu điểm:

- Hầu hết, học sinh đều xác định đúng phương thức, nhân vật, trình bày đủ các phần của bài văn

- 1 số bài có sự việc thú vị, xây dựng được hình tượng nhân vật, gây được cảm xúc, diễn đạt tương đối

b) Tồn tại:

- 1 số bài, xây dựng hình tượng nhân vật còn sơ sài, diien đạt còn lủng củng, lỗi chính tả còn nhiều

- 1 hay bài viết kể câu chuyện ý nghĩa chưa nổi bật

4 - Chữa lỗi sai sót:

a)Lỗi chính tả:

- dạy sớm-> dậy sớm

- song việc -> xong việc

- đêm cơm -> đem cơm

b)Lỗi diễn đạt:

5 – Rút kinh nghiệm:

- Cần đọc kỹ đề, không sa vào việc tả nhân vật

- Trình bày phải rõ ràng, không gạch đầu dòng để đánh dấu bố cục bài văn

4) Củng cố:Gọi học sinh đọc lại yêu cầu khi viết bài kể chuyện?

5) Dặn dò:

- Học bài, đọc lại bài để rút kinh nghiệm

- Chuẩn bị “Thi tổng hợp HKI “

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------