Giáo án Ngữ văn 6 Bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, só sánh trong văn miêu tả mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 83: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về văn miêu tả

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói trước tập thể (lớp) qua đó nắm vững hơn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

-Luyện kĩ năng nhận xét cách nói của bạn

3.Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- HS làm bài tập 3,5 Sgk

3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập

- Lập dàn ý câu hỏi

a. Theo em Kiều Phương là người như thế nào? từ các chi tiết về nhân vật này hãy miêu tả Kiều Phương theo tưởng tượng của em?

b. Hình ảnh người anhnhư thế nào? hình ảnh người anh trong bức tranh với hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có khác không?

- HS trao đổi dàn ý trong 5 phút

- Tự sửa dàn ý của mình

- GV nhận xét

- Mỗi nhóm chọn 1 đại biểu nói trước lớp, lớp nhận xét

I.yêu cầu của tiết luyện nói:

-Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin

- Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng.

- Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề.

II. Bài tập

Bài 1:

a. Nhân vật Kiều Phương:

- Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ

lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh

- Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng

b. Nhân vật người anh:

- Hình dáng: không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn: gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa.

- Tính cách: ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn, hối lỗi.

- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh thể hiện bản chất và tính cách của người anh qua cái nhin trong sáng, nhân hậu của người em.

Bài tập 2

- Nói về anh (chị) hoặc em mình?

- Chú ý quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét làm nổi bật những điểm chính trung thực, không tô vẽ.

4. Củng cố, luyện tập:

GV nhận xét giờ luyện nói: những ưu, khuyết điểm.

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

Chuẩn bị tiếp bài tập 3,4,5.

Ngày  soạn:

Ngày dạy

Tiết 84LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ (tiếp)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

Củng cố kiến thức về văn miêu tả

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói trước tập thể (lớp) qua đó nắm vững hơn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

-Luyện kĩ năng nhận xét cách nói của bạn

3.Thái độ:

Có thái độ học tập đúng đắn.

 II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

              Sĩ số:    

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kết hợp trong bài.

3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 2Hướng dẫn HS làm bài tập

- Gv gợi ý cho HS theo cỏc câu hỏi

- Gọi HS trình bày trước lớp

- HS tự sửa

- Trình bày trước nhóm trong 10 phút sau đó trình bày trước lớp .

- GV gợi ý để HS tự sửa bài của mình.

- HS tự sửa

- Trìnhh bày trước tổ trong 10 phút sau đó trình   bày trước lớp

- HS lắng nghe

- Gợi ý để HS về nhà viết bài tập 5

- Trong thế giới những câu chuyện cổ tích, người dũng sỹ xuất hiện khá nhiều. Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt là khoẻ mạnh, dũng cảm.

- các em đã được học và đọc nhiều truyện cổ, vì thế bài này yêu  cầu miêu tả nhân vật theo chí tưởng tượng của mình. Nội dung tuỳ thuộc vào khả năng tưởng tượng và liên tưởng của mỗi học sinh.

II. Bài tập

Bài tập 3

Lập dàn ý cho bài văn: tả một đêm trăng nơi em ở

- Đó là một đêm trăng như thế nào? ở đâu? (đẹp, đáng nhớ...)

- Đêm trăng có đặc sắc:

+ Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, gió... (quan sát)

+ Những hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng...

+ VD: Một đêm trăng kì diệu: Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người, vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng

Bài tập 4

- Lập dàn ý và nói trước lớp: Tả quang cảnh một buổi sáng trên biển

- Yêu cầu: Lập dàn ý tả cảnh biển buổi sáng, chú ý một số hình ảnh những liên tưởng tưởng tượng:

+ Bình minh: Cầu lửa

+ Bầu trời: Trong veo, rực lửa

+ Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông

+ Bải cát: Min màng, mát rượi

+ Những con thuyền: Mật mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát

Bài tập 5

4. Củng cố.

   GV nhận xet giờ luyện noí: những ưu, khuyết điểm.

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:Viết hoàn chỉnh bài 4,5

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, só sánh trong văn miêu tả mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 22

Tiết 83, 84

LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Biết cách trình bày và dễn đạt 1 vấn đề bằng miệng trước tập thể (Kỹ năng nói)

-Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

B - Trọng tâm:Thực hành luyện nói

C - Phương pháp:học sinh thảo luận và trình bày miệng ý kiến mình về những yêu cầu trong SGK, Giáo viên điều hành việc luyện nói của học sinh

D - Chuẩn bị:Học sinh Chuẩn bị dàn ý trước ở nhà

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

-Muốn tả được ta phải làm gì?

-Kiểm tra bài tập 3 của học sinh, việc Chuẩn bị bài ở nhà

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Vai trò và tầm quan trọng của việc luyện nói?

-

-Gọi 1 học sinh nói về 1 vấn đề nào đó đơn giản?

-nhận xét kỹ năng nói?

-Phân chia nhóm thảo luận: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 nội dung của bài tập1; 2 nhóm 2 nội dung

-gọi học sinh đại diện của nhóm trình bày kết quả thảo luậncảu câu 1a?

-Thành viên trong nhóm bổ xung?

-Giáo viên nhận xét, tổng quát chung nội dung theo 2 phần: Hình dáng, tính cách

-Giáo viên ghi điểm

-Trình bày cho các bạn nghe về anh, chị, e, của mình theo dàn bài đã Chuẩn bị ở nhà

-Giáo viên gọi học sinh nhận xét

-Giáo viên nhận xét ghi điểm

*tiết 2:(84)

-Trình bày sự so sánhcủa những hình ảnh: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ánh trăng theo gợi ý ở SGK

-Dành 10 phút cho học sinh chuẩn bị

-gọi học sinh trình bày kết quả chuẩn bị

-Gọi học sinh nhận xét?

-Giáo viên nhận xét ghi điểm

-Khi miêu tả 1 quang cảnh buổi sáng trên biển, em sẽ liên tưởng, so sánh những hình ảnh: Mặt trời, sóng biển, bãi cát… với những gì?

-học sinh làm trong 10 phút. Gọi học sinh trình bày, Giáo viên nhận xét

-Em nêu hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em?

- Giúp học sinh mạnh dạn, có kỹ năng nói, biết trình bày vấn đề trước lớp…

- học sinh trình bày

- học sinh đại diện nhóm trả lời

- Thành viên khác bổ xung

- học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình

- học sinh nhận xét

- học sinh đọc và suy nghĩ phần gợi ý

- học sinh viết

- học sinh trình bày phần chuẩn bị

- học sinh nhận xét

- học sinh chuẩn bị rồi trình bày

I – Yêu cầu, vai trò, tầm quan trọng và ỹ nghĩa của luyện nói:

- Giúp học sinh biết trình bày miệng trước tập thể 1 vấn đề

- Làm cho học sinhcó tính mạnh dạn

- Nói rõ ràng, mạch lạc

- Có kỹ năng nói

II - nội dung thực hành luyện nói:

1 - Lập dàn ý và trình bày ý kiến của mình trước lớp:

a) nhân vật Kiều Phương:

- Là 1 hình tượng đẹp

- Hình dáng: Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh

- Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng

2 – Trình bày dàn ý về người thân:

- Làm nổi bật đặc điểm của mình

3 – Trình bày sự so sánh các hình ảnh:

- Bầu trời như 1 ánh hào quang khổng lồ

- Vầng trăng như 1 đồng tiền vàng giữa đồng sao

- Cây cối như lung linh, lấp lánh dưới những tia nắng vàng rực

4 – Quang cảnh 1 buổi sáng trên biển:

- Sóng biển như được gieo vào những hạt kim cương lấp lánh

những con thuyền là những dãy núi nối nhau vượt ra khơi

5 – Trình bày hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em:

4) Củng cố:Nhận xét kết quả chung về tiết thực hành luyện nói

5) Dặn dò:Học bài;làm bài tập phần còn lại; Chuẩn bị “phương pháp tả cảnh”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------