Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài tập làm văn số 1 mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài tập làm văn số 1 mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 24 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

- Biết kể lại truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.

2. Kĩ năng

- Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn.

- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi cho bài viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng phân tích đề, lập dàn ý, sửa chữa lỗi.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Các bước làm 1 bài văn tự sự là gì ?

3. Bài mới :

GV trả bài cho HS , qua bài làm học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:Đề bài

HS nhắc lại đề bài?

Hoạt động 2: Yêu cầu đề

- Xác định yêu cầu của đề về thể loại? nội dung? hình thức?

Hoạt động 3 :Dàn ý

GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý với từng truyện?

Hoạt động 4: Nhận xét chung

Hoạt động 5: Chữa lỗi cụ thể

GV nêu ưu điểm phân tích cụ thể một bài.

GV nêu nhược điểm những học sinh đã mắc lỗi yêu cầu HS xem lại bài, phát hiện lỗi sai và sửa.

I. Đề bài

Hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo lời văn của em.

II. Yêu cầu đề

1- Thể loại : Tự sự

2- Nội dung : Truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

3- Hình thức : Đủ 3 phần, viết bằng lời văn của em

III. Dàn ý

1. Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh

a. Mở bài : Dẫn dắt vào truyện, giới thiệu vua Hùng kén rể.

b. Thân bài : Diễn biến các sự việc.

- Hai thần cầu hôn, vua yêu cầu sính lễ.

- Sơn Tinh lấy được Mị Nương.

- Hai thần giao chiến.

c. Kết bài : Kết quả, ý nghĩa truyện.

- Suy nghĩ của bản thân.

IV- Nhận xét chung

- Ưu điểm : Hai lớp đều nắm được thể loại, cốt truyện theo trình tự diễn biến.

+ Một số bài biết sáng tạo bằng lời văn của mình.

- Nhược điểm :

+ Một số bài bố cục chưa rõ ràng, chưa tập trung vào sự việc chính.

+ Chưa biết tách đoạn, ý.

+ Lời thoại nhân vật chưa chính xác.

+ Dùng từ thiếu chính xác.

+ Sai chính tả.

+ Diễn đạt còn lủng củng.

V- Chữa lỗi cụ thể:

1- Bố cục :

Mở, thân, kết chưa rõ ràng

2- Dùng từ, diễn đạt

- Vua Hùng muốn sắm cho con một chàng rể tốt -> Vua muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.

- Em xin thể hiện lại bằng lời văn của em.

- Trời mưa to, nước sông dâng lên từ từ.

- Hôm nay ngồi trong nhà giữa cơn lũ.

- Chàng có sức khoẻ phi phàm -> phi thường.

3- Chính tả:

- Viết tắt

- Đến chước -> trước

- Tràng chai -> chàng trai

- Chuyện cổ tích -> truyện

- Câu truyện -> chuyện

VI- Giáo viên trả bài- Học sinh sửa lỗi

Giáo viên gọi điểm vào sổ.

4-Củng cố,luyện tập  :

- Đọc bài khá :

- Yêu cầu khi làm bài văn tự sự.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, tự sửa lỗi trong bài viết.

- Soạn bài : Em bé thông minh

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài tập làm văn số 1 mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 6

Tiết 24

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

-Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của văn tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.

-Yêu cầu kể bằng lời của em, không đòi hỏi nhiều đối với HS

2. Kĩ năng:

*GDKN SỐNG: Tự nhận thức, giao tiếp.

3. Thái độ:

Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra các lỗi sai trong bài viết.

B. Chuẩn bị

-GV: Giáo án, bảng phụ.

-HS: Soạn bài, học thuộc bài.

-PP: Phân tích các tình huống mẫu, động não.

C.Tiến trình dạy và học:

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

3.Trả bài tập làm văn:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinh nhắc lại đề bài

-Đề bài thuộc thể loại gì?

-Gọi học sinh đọc lại các yêu cầu trong SGK?

-Em đã kể chuyện về ai? Ai là nhân vật chính?

-nhân vật đã giới thiệu đủ rõ chưa?

-sự việc được kể là sựviệc gì?

- Nguyên nhân, diễn biến kết quả của sự việc đó đã được kể ra chưa?

- Em kể việc đó nhằm mục đích gì?

- Mục đích đó đạt chưa?

- Nêu bố cục bài tự sự?

- Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh

- Dành 5 Phút cho học sinh đọc lại bài làm

- Gọi học sinh nêu những thắc mắc ở chỗ chưa hiểu

giáo viên HD học sinh sửa lỗi sai sót

a) Ưu điểm:

- Hầu hết học sinh nắm rõ và đúng yêu cầu của đề.

- Đa số các em đã dùng lời văn của mình để kể lại truyện

- 1 số em diễn đạt, dùng từ và sắp xếp ý tốt, diễn đạt mạch lạc, đảm bảo độ dài

b) Tồn tại:

- 1 vài em kể còn sơ sài, chưa hoàn chỉnh bài văn, diễn đạt chưa hay

- Viết chính tả sai nhiều, trình bày còn vụng về, chữ viết chưa rõ ràng

- học sinh nêu lại vấn đề

- Văn tự sự (kể)

- học sinh đọc các yêu cầu

- Thánh Gióng

- Đủ

- Thánh Gióng không biết nói, cười bỗng đòi đi đánh giặc -> giặc tan Thánh Gióng bay về trời

- Rồi

- Ca ngợi người anh hùng đánh giặc, mong ước được hoà bình

- 3 phần

- Học sinh đọc lại bài

- Học sinh nêu thắc mắc

- Học sinh sửa lỗi sai

I -Đềbài:Emhãykểlại truyệnThánhGióngbằnglời

của em

II – Yêu cầu của đề:

- Thể loại: Kể chuyện (tự sự)

- Sựviệc:TruyệnThánh

Gióng

- Yêu cầu khác: bằng lời văn

của em

III – Dàn bài

1 - Mở bài:Giới thiệu chung về nhân vật Thánh Gióng và sự ra đời của Thánh Gióng

2 – Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện:

- Giặc Ân đến xâm lược nước ta

- Nhà vua tìm người tài giỏi

- Thánh Gióng bỗng biết nói và gọi sứ giả vào xin đi đánh giặc

- Thánh Gióng ra trận

- Thánh Gióng giết tan được giặc

3 - Kết bài: Thánh Gióng bay về trời

- Vua nhớ ơn nên lập đền thờ

IV - Nội dung tiến hành:

1- Phát bài:

2 - Nhận xét chung:

3 - Sửa lỗi sai sót:

a) Lỗi chính tả:

- Bằng nhổ tre --> Bèn

- roi sắc --> sắt

- Tao vua --> tâu

- Tráng sỉ --> tráng sĩ

b) Lỗi diễn đạt:( Lặp từ)

“Nhà vua ban lệnh cho sứ giả tìm người tài giỏi đánh thắng giặc vua sẽ gả công chúa cho người đánh thắng giặc ngoại xâm”

4) Củng cố: Nêu dàn bài của văn tự sự?

5) Dặn dò:

- Học bài

- Chuẩn bị “ Em bé thông minh”

D – Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................