Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cụm danh từ mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 44: CỤM DANH TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu về cụm danh từ.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2.Kiểm tra : - Thế nào là danh từ chung? danh từ riêng? Cho ví dụ?
3. Bài mới :
Trong mỗi câu văn , danh từ không đứng 1 mình mà nó kết hợp với một số từ nhữ khác dể tạo thành cụm DT …
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
|||||||||
Hoạt động 1 Cụm danh từ là gì: - GV treo bảng phụ đó viết VD - Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào ? Những từ bổ sung nghĩa cho DT phụ thuộc DT hay DT từ phụ thuộc nó ? So sánh 2 cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về ý nghĩa của cụm DT so với nghĩa của một DT ? Tìm 1 cụm DT, đặt câu với nó ? - Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm DT? Từ việc phân tích bài tập trên ,em hãy cho biết cụm DT là gì ? Hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 2 Cấu tạo của cụm danh từ - GV treo bảng phụ đã viết VD - Em hãy tìm các cụm DT trong câu trên? - Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau DT? * GV: Phần trung tâm của cụm DT là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm 1 và TT2. TT1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, TT2 chỉ đối tượng cụ thể. - Đọc to những phụ ngữ đứng trước và xếp chúng thành từng loại? - Đọc những phụ ngữ đứng sau và cho biết chúng mang ý nghĩa gì? - Hãy điền các cụm DT trên vào mô hình? - Vậy cụm DT thường có cấu tạo như thế nào? - Trong cụm DT phần nào không thể vắng mặt? - Đọc ghi nhớ 2 Hoạt động 3 Luyện tập - Đọc và tìm các cụm DT. - Cho HS lên bảng làm bài tập. - Điền vào mô hình.(Gọi HS lờn bảng điền). - Đọc yêu cầu bài 3.(gọi HS đọc – HS nhận xét). - Cho DT “nhân dân” triển khai thành câu.(HS lên bảng viết câu – gọi HS nhận xét) |
I. Cụm danh từ là gì: 1. Bài tập : (SGK- 116) 2. Nhận xét : a- Các từ in đậm bổ nghĩa cho các từ: - Từ “ xưa” -> ngày, “hai “-> có, vợ chồng, “ông lão đánh cá”-> Vợ chồng , “một” -> túp lều , “nát trên bờ biển” ->túp lều ->Đều là DT. - Những từ bổ sung nghĩa cho DT đều phụ thuộc DT. b. So sánh 2 cách nói : - Túp lều / một túp lều . - Một túp lều / một túp lều nát . - Một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển . ->Nghĩa của cụm DT phức tạp hơn ,cụ thể hơn nghĩa của DT, - DT càng nhiều từ bổ sung thì sựvật càng rõ nghĩa hơn ,cụ thể hơn . c. Tìm 1 cụm DT : Dòng sông Hồng - Đặt câu :Dòng sông Hồng đỏ ngàu vì mang nặng phù xa . ->Cụm DT có ý nghĩa dầy đủ hơn , cấu tạo phức tạp hơn DT,hoạt động trong câu giống như DT. 3. Kết luận: - Cụm DT là tổ hợp từ do DT với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. * Đặc điểm: - Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn DT. - Hoạt động trong câu giống như DT. * Ghi nhớ: SGK- tr 117 II. Cấu tạo của cụm danh từ 1. Bài tập :(SGK - Tr117) 2. Nhận xột: - Các cụm DT: + làng ấy + ba thúng gạo nếp + ba con trâu đực + ba con trâu ấy + chín con + năm sau + cả làng - Phụ ngữ đứng trước có hai loại: + cả: chỉ số lượng ước chừng + ba: chỉ số lượng chính xác - Phụ ngữ đứng sau có hai loại: + ấy chỉ vị trí để phân biệt. + đực. nếp: chỉ đặc điểm.
3. Kết luận: - Cụm DT gồm ba phần: + Phần TT: DT đảm nhiệm + Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho DT về số lượng + Phụ sau: nêu đặc điểm của DT hoặc xác định vị trí của DT ấy trong không gian và thời gian. *. Ghi nhớSGK - Tr 117 III- Luyện tập Bài 1: Tìm các cụm danh từ: a. Vua cha, một người chồng thật xứng đáng b. một lưỡi búa của cha c. Một con yêu tinh ở trên núi Bài 2: Điền vào mô hình Bài 3: Lần lượt thêm: rỉ, ấy, đó hoặc: ấy, lúc nãy, ấy. Bài 4: Triển khai thành cụm DT và đặt câu: - Toàn thể nhân dân Việt Nam phấn khởi đi bầu cử Quốc hội khoá XI. |
4-Củng cố,luyện tập :
- Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ?
- Cấu tạo của cụm danh từ.
- Tìm một cụm danh từ và điền vào mô hình cấu tạo.
5 .Hướng dẫnhọc sinh học ởnhà:
- Học bài.
- Tìm cụm danh từ trong các văn bản đã học.
- Soạn bài : Chân, tay, tai, mắt, miệng
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cụm danh từ mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 11
Tiết 44
CỤM DANH TỪ
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Cần nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
-Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
B - Trọng tâm: Cấu tạo của cụm danh từ.
C - Phương pháp: HỏI đáp.
D - Chuẩn bị: GV chuẩu bị mô hình cụm danh từ vào bảng phụ.
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
-Danh từ chỉ sự vật có mấy loạI? Nêu và cho ví dụ?
-Làm bài tập: Tìm danh tư chung và danh từ riêng trong câu sau:” Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, ngườI ta đã lập đền thờ Gióng ngay đất quê nhà.’’
3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
-GọI HS đọc câu văn trong phần một. -Các từ in đậm trong câu đó bổ sung nghĩa cho những từ nào? -Những từ bổ sung nghĩa ấy cùng vớI từ in đậm tạo thành gì? -Trong cụm danh từ đó, những từ in đậm đóng vai trò gì trong cụm từ? -Còn những từ bổ nghĩa cho những từ trung tâm đó được gọI là phần gì? -Vậy cụm danh từ là gì? Ví dụ? -GV đưa ví dụ 2 lên bảng phụ. -So sánh nghĩa của cụm danh từ vớI nghĩa của một danh từ? Nghĩa của phần nào rõ hơn? -Nó có cấu tạo như thế nào? -Khi số lượng của phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm từ càng như thế nào? -Xét ví dụ: Một búp hồng khô đang rụng. -Tìm cụm danh từ trong đó? -Trong trường hợp này, cụm danh từ giữ chức vụ của thành phần nào trong câu? -GọI HS đọc ví dụ 1 phần 2. -Tìm các cụm danh từ? -Trong các cụm danh từ đó, từ nào là danh từ trung tâm? Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong cụm đó? -Điền chúng vào mô hình cụm danh từ? -Cấu tạo của cụm danh từ gồm mấy phần? -Đó là những phần nào? HDHS làm bài tập phần luyện tập. |
- học sinh đọc - Ngày, vợ chồng, túp lều - Cụm danh từ - Trung tâm - Phần phụ ngữ - cụm danh từ > danh từ - Phức tạp hơn - đầy đủ hơn - Một búp hồng khô - Chủ ngữ - học sinh đọc ví dụ -Làng ấy, ba tháng gạo nếp, ba con Trâu đực, ba con Trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng - Phụ trước: Ba, chín, cả - phụ sau: Ấy, nếp, đực , sau - học sinh lên bảng làm - 3 phần - Phần trước, TT, sau |
I – Bài học: 1 - Cụm danh từ: - Là loạI tổ hợp từ cho danh từ vớI một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành VD: Một ngôi nhà cũ - Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn môtk mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như 1 danh từ: Làm CN, Phụ ngữ, VN thì có từ là đứng trước VD: Môtk người bạn thật xứng đáng
2 - Cấu tạo của cụm danh từ: II - Luyện tập: Bài 1:Các cụm danh từ a)Một người chồng thật xứng đáng b)Một lưỡi Búa của cha để lại c)Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ Bài 3: Điền các từ theo thứ tự: Ấy, vừa rồi, cũ |
|
4) Củng cố:
-Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ?
-Cấu tạo của cụm danh từ?-
5) Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 2,bài tập ở SBT.
-Chuẩn bị:”Học lạI các bài học ở các tiết trước để kiểm tra 1 tiết”