Giáo án Ngữ văn 6 Bài Động Phong Nha mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Động Phong Nha mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 130: ĐỘNG PHONG NHA

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. Vị trí vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau, yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác bảo vệ danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của các ngành kinh tế Việt Nam thế kỉ XXI

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét miêu tả, kể chuyện.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

-Có ý kiến cho rằng: "Bức thưbàn về chuyện mua bán đất lại là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái". ý kiến của em?

3. Dạy học bài mới

Quảng Bình mảnh đất nhỏ hẹp và khắc nghiệt của miền Trung lại được trời phú cho một kì quan tuyệt thế, đó là động Phong Nha. Phong Nha đẹp không chỉ bởi phong cảnh nước non hữu tình mà thực ra với thời gian năm tháng những nhủ đá được trau chuốtbào mòn hiện lên những cung điện nguy nga niơi trần thế. Để biết thêm về kì quan này hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Động Phong Nha của Trần Hoàn.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích

- GV hướng dẫn cách đọc

- GV đọc mẫu 1 đoạn

- Gọi HS đọc tiếp

- GV hởi một số chú tích và giải nghĩa một số từ khó.

- Dựa vào nội dung, em có thể chia văn bản làm mấy đoạn?

Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản.

- Gọi HS đọc đoạn 1

- Qua đoạn văn, em thử hình dung và gới thiệu vị trí và những con đường vào động?

- Nếu được đi thăm động này, em sẽ chọn lối đi nào? Vì sao? Em hiểu câu "Đệ nhất kì quan Phong Nha" là thế nào?

- Em hãy nhận xét trình tự miêu tả của tác giả?

- Vẻ đẹp của động khô và động nước được miêu tả bằng những chi tiết nào?

- Động nào được tác giả miêu tả kĩ hơn? Vì sao?

- Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của động Phong Nha?

- HS đọc đoạn cuối

- Nhà thám hiểm nhận xét và đánh giá Phong Nha như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

- Vậy tương lai của Phong Nha như thế nào?

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết

Hoạt động 4

I.Đọc và tìm hiểu chú thích.

1. Đọc: rõ ràng, phấn khởi như lời mời gọi du khách.

2. Giải nghĩa từ khó:

- Động: nơi núi đá bị mưa, nắng gió, hàng nghìn năm bào mòn, đục khoét ăn sâu vào trong thành hang, vòm.

- Động Phong Nha: động răng nhọn (Phong: nhọn; nha: răng)

3. Bố cục: 3 phần

- Từ đầu đến...rải rác Þ giới thiệu chung về đọng Phong Nha những con đường vào động.

- Đoạn 2: từ Phong Nha....đất bứt Þ tả tỉ mỉ các cảnh động khô, động chímh và động nước.

- Đoạn 3: còn lại Þ Vẻ đẹp đặc sắc của động Phong Nha theo đánh giá của người nước ngoài.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Vị trí Phong Nha và hai con đường vào động:

- Vị trí: nằm trong quần thể hang động gồm nhiều hang, nhiều động liên tiếp.

- Hai con đường vào động: Đường thuỷ và đường bộ.

- Tác giả nghiêng về cảnh sắc đường thuỷ, có ý khuyên người du lịch hãy chọn con đường sống mà tới nếu muốn còn ái, muốn nghỉ đôi chân mệt mỏi, muốn ngắm cảnh đẹp thanh bình dọc đôi bờ sông. Song đi đường bộ cũng có lí thú riêng.

2. Giới thiệu cụ thể hang động:

- Tác giả miêu tả theo trình tự không gian: từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong: 3 bộ phận chủ yếu của quần thể động phong nha: Động khô, Động nước, Động Phong Nha.

 
- Động khô...Þ giới thiệu vắn

- Động nước...tắt nhưng rất đầy đủ cả về nguồn gốc lẫn vẻ đẹp hiện tồn.

- Động phong nha là động chính nên được giới thiệu tỉ mỉ nhất.

Þ Đó là vẻ đẹp tổng hoà giữa các nét hoang vu, bí hiểm vừa thanh thoát vừa giàu chất thơ.

3. Người nước ngoài đánh giá Phong Nha.

- Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

- 7 cái nhất....

Þ Sự đánh giá trên rất có ý nghĩavì đó là sự đánh giá khách quan của người nước ngoài, của những chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín khoa học cao trên thế giới. Bởi vậy Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp trên đất nước ta mà còn vào loại nhất thế giới. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào về điều đó.

- Phong Nha đang trở thành một điểm du lịch.

- Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: Khoa học, kinh tế, văn hoá.

III. tổng kết

IVLuyện tập

1. Em hãy đóng vai người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho khách tham quan về quần thể động Phong Nha.

4. Củng cố, luyện tập:GV củng cố nội dung bài học

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

-Học bài, thuộc ghi nhớ.

-Siêu tầm tranh ảnh về động Phong Nha và các động khác.

-Chuẩn bị bài: "Ôn tập về dấu câu."

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Động Phong Nha mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Bài : 31 Tiết : 130

Tuần : 34

Ngày dạy: 


ĐỘNG PHONG NHA

Văn học

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển của động Phong Nha.

1.2.Kĩ năng:

- Đọc-hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.

1.3.Thái độ:

Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục HS lòng yêu quí tự hào và ý thức chăm lo, bảo vệ, khai thác các cảnh quan, danh lam thắng cảnh để làm giàu cho đất nước.

2. TRỌNG TÂM:

-Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển của động Phong Nha.

- Đọc-hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.

3. CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên: Bảng phụ, hình ảnh về Động Phong Nha.

3.2.Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết 136.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức và điểm danh:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và điểm danh.

4.2. Kiểm tra miệng:

1 . Ý nghĩa của đất với người da đỏ như thế nào?

+Đất là thiêng liêng à kí ức.

Đất là mẹ à gia đình.

à Nhân hóa, so sánh, lặp từ ngữ:sự gắn bó máu thịt giữa người và đất.

2. Cách đối xử đất giữa người da đỏ và người da trắng có gì khác biệt?

A – Người da đỏ tôn trọng giữ gìn.

B – Người da trắng tàn phá.

C – Cả hai câu đều sai.

D – Câu A, B đúng.

3. Văn bản Động Phong Nha thuộc thể loại gì? Đề cập đến vấn đề gì?( 8)

+ Thể loại: văn bản nhật dụng.

+ Đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

Kiểm tra vở soạn: (2đ)

4.3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Hoạt đông1:Vào bài.

O. GV cho HS xem bảng đồ về vị trí địa hình của động Phong Nha.

Câu ca dao:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”

Vượt Nghệ An, qua Hà Tĩnh, bàn chân người du lịch đặt lên đất Quảng Bình, Tỉnh Quảng Bình không chỉ có dòng sông Nhật Lệ, bến đò mẹ Suốt anh hùng, sông Gianh mênh mông, Bảo Minh chang chang cồn cát nắng trưa, mà còn nổi tiếng với đệ nhất kì quan – động Phong Nha lộng lẫy, kì ảo. Ta hãy cùng nhau đến thăm danh lam thắng cảnh đặc biệt kì thú này qua bài viết giới thiệu của Trần Hoàng, một văn bản nhật dụng khá hay, trích từ cuốn: sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ. ( NXB Giaó dục, Hà Nội, 1998).

Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu qua văn bản này, các em sẽ hình dung được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha – một di sản văn hóa thế giới.

*Hoạt đông2:Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích .

O. GV hướng dẫn HS đọc: giọng đọc rõ ràng, phấn khởi như lời mời gọi hiếu khách.

?HS đọc và nhận xét về cách đọc.

+ 3 em đọc :

- Từ đầu ... bãi mía nằm rải rác.

- Phong Nha ... đất bụt.

- Phần còn lại.

O. GV cho HS nghe máy về cách đọc.

?Tại sao bài Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng? Cách học một văn bản nhật dụng như Động Phong Nha phải như thế nào?

+ Nhiều em trình bày.

O. Giảng giải thêm theo SGV/168- Giới thiệu hình ảnh về động Phong Nha.

O.Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó : SGK/147,148

+ HS Trình bày theo SGK/147,148

?Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ( hai hay ba)? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

* Thảo luận theo nhóm cùng bàn (2phút) và trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

O. Chốt ý ( bảng phụ )

a) Cách 1: Chia thành hai đoạn.

- Đoạn 1: Từ đầu ... đất Bụt.

Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại.

Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

b) Cách 2: Chia thành 3 đoạn.

- Đoạn 1: Từ đầu ... bãi mía nằm rải rác.

Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thủy, bộ) vào động Phong Nha.

- Đoạn 2: Động Phong Nha ... đất Bụt.

Cảnh tượng Động Phong Nha.

-Đoạn 3: Phần còn lại.

( Như nội dung đoạn 2 ở cách 1)

*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu văn bản .

? Cảnh sắc của động Phong Nha đã được miêu tả theo trình tự nào?

+ Trình tự miêu tả động Phong Nha :

• Từ ngoài vào trong, từ tổng quát đến chi tiết cụ thể.

• Vị trí của quần thể động.

• Hai đường thủy - bộ cùng vào động.

• Hai bộ phận chính của động Phong Nha: Động khô và Động nước.

• Đặc tả vẻ đẹp kì ảo, độc đáo trong từng cảnh sắc của động.

O. GV cho học sinh xem hình ảnh: con đường thủy - bộ cùng vào động

? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

+ HS trả lời: Các chi tiết nói về Động khô và Động nước :

• Động khô có những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

• Động nước có một con sông dài, chảy suốt ngày đêm, sông khá sâu và nước rất trong, có vẻ đẹp kì ảo, lộng lẫy.

O. GV chốt ý.

O. GV cho hs hình ảnh: Động khô và Động nước

? Qua vẻ đẹp lộng lẫy của động Phong Nha, em có nhận xét gì?

O. Chốt ý.

? Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh?

+ HS đọc.

? Nhà thám hiểm đã nhận xét và đánh giá động Phong Nha như thế nào?

+ Lời phát biểu của nhà thám hiểm: Động Phong Nha là hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất.

O. GV cho hs xem và nghe lời phát biểu ý kiến

+ HS:

. Trong nước : với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là “Kì quan đệ nhất động của Việt Nam”.

. Ngoài nước: “Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhấtthế giới”

? Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

+ Cảm nghĩ của em :

- Trước những lời đánh giá đó, em cảm thấy rất tự hào vì nước ta có thắng cảnh đẹp nhất thế giới.

- Từ đó chúng ta cần ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước.

O. Chốt ý : Tháng 4-1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha-Xuân Sơn được tổ chức ở Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất :

1.Hang động dài nhất.

2.Cửa hang cao và rộng nhất.

3.Bãi cát và đá rộng đẹp nhất.

4.Hồ ngầm đẹp nhất.

5.Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất.

6.Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13969m)

7.Hang khô rộng và đẹp nhất.

?Vậy tương lai của động Phong Nha như thế nào?

+ Những triển vọng về mặt kinh tế du lịch của Động Phong Nha thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm về khách du lịch.

Động Phong Nha đang được đầu tư và khai thác để trở thành một địa điểm du lịch thám hiểm và nghiên cứu khoa học của cả nước ta.

*Tích hợp giáo dục môi trường :

?Từ sự cảm nhận vẻ đẹp của động, hãy nêu suy nghĩ của em về những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết ?

+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch.

O. GV chốt ý.

O. GV Cho hs xem cảnh đẹp ở Tây Ninh: Núi Bà, Tòa Thánh, Khu khai thác đá.

( nghe bài hát về Tây Ninh)

? Trước cảnh đẹp của quê hương, em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn và phát triển những cảnh đẹp của quê hương mình

+ HS trả lời.

?Trình bày những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

* Thảo luận theo nhóm cùng bàn (2 phút) và trình bày.

+ Nhận xét, góp ý.

O. Chốt ý-ghi bảng.

?Qua tìm hiểu nội dung, nghệ thuật em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?

+ Nhiều em trình bày.

O.Chốt ý.

*Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập .

? HS đọc bài tập và xác định yêu cầu.

+Thực hành : Nêu miệng

  • Bài 2: HS đọc câu hỏi.

GV gợi ý: Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp quí giá. Yêu mến, tự hào về đất nước. Có dịp đến thăm, giới thiệu cho mọi người về Phong Nha.

I. Đọc – tìm hiểu chú thích:

1. Đọc :

2. Chú thích:

- Tác giả, tác phẩm: (SGK)

- Thể loại:Văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

-Từ khó: SGK/147, 148

3.Bố cục :

II.Đọc - tìm hiểu văn bản :

1.Nội dung:

a. Giới thiệu Động Phong Nha:

-Vị trí: Nằm trong một quần thể hang động thuộc núi đá nôi Kẻ Bàng miền Tây Quảng Bình.

-Đường vào hang động Phong Nha: đường thủy và đường bộ.

b. Vẻ đẹp của Động Phong Nha:

- Vẻ đẹp “lộng lẫy và kì ảo” của Động khô và Động nước.

+ Các khối thạch nhũ.

+ Bãi cát, bãi đá.

+ Âm thanh: tiếng nước

=> Đẹp, lộng lẫy, kì ảo thần tiên, hoang sơ.

c. Gíá trị của Động:

. Trong nước : với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là “Kì quan đệ nhất động của Việt Nam”.

. Ngoài nước: “Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhấtthế giới.

. Sớm trở thành địa điểm du lịch thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

2.Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm.

- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học.

- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha.

3.Ý nghĩa văn bản :

Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế về du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

III. Luyện tập :

Bài tập 1: – SGK/149

HS trình bày cá nhân.

Bài tập 2: Cảnh đẹp Động Phong Nha gợi cho em cảm nghĩ gì về quê hương đất nước.

4.4.Câu hỏi và bài tập củng cố:

- Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài Động Phong Nha? (10)

* HS thảo luận – 3ph – đại diện trình bày.

+ HS trình bày.

- Trò chơi đón ô chữ.

4.5. Hướng dẫn HS tự học:

- Đối với bài học tiết này:

+Đọc lại văn bản.

+ Học thuộc: bài ghi.

+ Làm bổ sung đủbài tập.

- Đối với bài học tiết 130: Tổng kết phần Văn

+ Chuẩn bị theo yêu cầu SGK/154

5. RÚT KINH NGHIỆM:

* Nội dung:……………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………

* Phương pháp:………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

* Sử dụng thiết bị dạy học:……………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………