Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Con hổ có nghĩa mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Con hổ có nghĩa mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 59: Hướng dẫn đọc thêm: CON HỔ CÓ NGHĨA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Hiểu được bước đầu về thể loại truyện trung đại.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.

- Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.

2. Kĩ năng

- Đọc -hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng Con hổ có nghĩa.

- Kể lại được truyện.

3. Thái độ

- Có lòng biết ơn trong cuộc sống.

- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu truyện.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên những truyện ngụ ngôn đã học? Truyện ngụ ngôn nào em thấy thú vị nhất? Vì sao?

3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Đọc và tìm hiểu chú thích :

- GV nêu yêu cầu đọc.

- Kể tóm tắt lại toàn bộ văn bản.

HS đọc chú thích (sgk)

- Nêu hiểu biết của em về truyện trung đại (thời gian, nghệ thuật, nội dung)

- Giải nghĩa từ Mỗ, Tiều?

- Em biết gì về tác giả:

* GV: Giới thiệu thêm về tác giả:

Quê: Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc. Ông đỗ cử nhân năm 17 tuổi, làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, cương trực.

*Hoạt động 2 Đọc và hiểu văn bản

- Truyện con hổ có nghĩa thuộc kiểu văn bản nào đã học?

- Văn bản có mấy phần? từng phần kể chuyện gì?

- Nhân vật trung tâm của truyện là nhân vật nào?

-con hổ thứ nhấtđược giới thiệu trong tình huống nào?

- Em có nhận xét gì vềtình huống này?

* GV: khi viết bài văn tự sự chúng ta cũng cần phải xây dựng được những tình huống truyện để thúc đẩy câu chuyện phát triển.

- Thấy hổ trong tình trạng như vậy, bà đỡ Trần đã có thái độvà hành động như thế nào?

- Em có nhận xét gì về những hành động đó?

- Hành động đó biểu hiện phẩm chất gì?

- Cảm kích trước tấm lòng của họ, hổ thứ nhấtđã cư xử như thế nào?

con hổ thứ nhấtđã đền ơn bà đỡ Trần ntn?

- Điều đó cho em thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ Trần như thế nào?

-con hổ thứ 2 được giới thiệu trong tình huống nào?

- Em có nhận xét gì vềtình huống này?

- Thấy hổ trong tình trạng như vậy,bác Tiều phu đã có thái độvà hành động như thế nào?

- Em có nhận xét gì về những hành động đó?

Hành động đó biểu hiện phẩm chất gì?

Cảm kích trước tấm lòng của họ, hổ thứ 2đã cư xử như thế nào?

? con hổ thứ 2đã đền ơn bác Tiều phuntn?

Qua sự đền ơn con hổ thứ 2muốn thể hiện tình cảm gì?

- Em thích cách đền ơn nào? Vì sao?

* GV: Đó chính là NT tăng cấp khi nói đến cái nghĩa của con hổ.

- Trong thực tế con hổ có như vậy không? Đó là NT gì?

* GV: Nhờ NT nhân hoá, chúng ta không chỉ thấy hổ có lòng biết ơn đối với người đã cứu giúp mình mà hành động của hổ đực ở câu chuyện 1 cũng giúp người thấy được hổ cũng biết thương vợ, quí con...mang tính người đáng quí.

- Qua tìm hiểu, em thấy hai truyện có điểm gì giống và khác nhau? (về cốt truyện, cách kể, ngôi kể, biện pháp NT)

- Mượn truyện con hổ có nghĩa tác giả muốn gửi đến chúng ta điều gì?

- Tại sao tác giả không lấy hình tượng con vật khác mà lấy hình tượng con hổ?

* GV: Con hổ - chúa sơn lâm nổi tiếng hung dữ, tàn bạo, ấy thế mà hổ còn có tình nghĩa. Mượn truyện con hổ để nói chuyện con người, câu chuyện tự nó toát lên ý nghĩa ngụ ngôn sâu sắc.

- Em hiểu "nghĩa" trong truyện Con hổ có nghĩa là như thế nào?

- Tại sao tác giả không lấy truyện 1 con hổ với hai sự việc mà lại lấy hai con hổ với hai sự việc khác nhau ở hai nơi khác nhau?

- Chúng ta đã biết giúp đỡ nhau chưa? biết đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình chưa? Cho VD cụ thể?

* GV: Đó chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Hoạt động 3 Tổng kết

- Nêu đặc sắc nghệ thuật hai truyện?

- Nêu nội dung, ý nghĩa hai truyện?

2 HS đọc ghi nhớ

* Hoạt động 4Luyện tập

- Đóng vai một trong hai con hổ kể lại truyện?

I . Đọc và tìm hiểu chú thích :

1 .Đọc , kể :

- Yêu cầu đọc:

Đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hành động của hai con hổ.

- Kể tóm tắt:

+ Bà đỡ Trần được hổ chồng mời đi đỡ đẻ cho hổ vợ. Xong việc, hổ chồng lại cõng bà ra khỏi rừng và đền ơn 10 lạng bạc.

+ Bác Tiều Mỗ ở Lạng Sơn cứu hổ khỏi bị hóc xương. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác Tiều. Bác Tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác Tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.

2- Chú thích

+Truyện trung đại:

- Thời gian: từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.

- Thể loại: truyện văn xuôi chữ Hán, cách viết gần với kí, sử.

- Cốt truyện: đơn giản, kể theo trật tự thời gian, nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động, tâm lí, tâm trạng còn đơn giản, sơ sài.

- Nội dung: mang tính chất giáo huấn đạo đức.

+Tác giả:

Vũ Trinh 1759 – 1828.

II Đọc và hiểu văn bản :

1. Kiểu văn bản : Tự sự

2 - Bố cục: Gồm 2 phần

P1: - Từ đầu đến... hổ sống qua được: Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.

P2: - Tiếp đến hết: Hổ trả nghĩa bác Tiều.

3 . Phân tích :

a. Con hổ với bà đỡ Trần:

- Hổ cái sắp sinh con, hổ đực đi tìm bà đỡ.

-> Gay go, nguy hiểm

* Hành động :

- Run sợ không dám nhúc nhích.

- Xoa bóp bụng hổ.

-> Hành động dũng cảm

- Cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương loài vật.

- Biếu bà cục bạc

-Đền ơn một lần(vật chất)

-> Biết ơn quí trọng người đã giúp đỡ mình.

b. Con hổ với bác tiều:

- Hổ bị hóc xương.

-> Gay go, nguy hiểm

* Hành động :

- Sợ hãi, uống rượu trèo lên cây nói to.

- Thò tay lấy khúc xương bò ra.

-> Hành động dũng cảm,

- Cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương loài vật.

- Biếu bác con nai. Mười năm saubácmất đau xót cứ đến ngày giỗ lại mang dê lợn đến tế.

- Đền ơn mãi mãi (vật chất+tinh thần)

-> Biết ơn quí trọng người đã giúp đỡ mình.

-> Không, nghệ thuật nhân hóa.

-> Giống nhau : cốt truyện ngắn gọn, cách kể diễn cảm, ngôi kể thứ ba mang tính khách quan, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ.

-> Mượn chuyện con hổ nhân dân ta có dụng ý: con hổ loài vật man rợ còn có lòng biết ơn huống chi là con người.

Để đề cao lòng ân nghĩa thủy chung bền chặt.

-> ý nghĩa: giáo dục lòng biết ơn, khuyên người ta biết trọng ân nghĩa.

-> Như vậy ý nghĩa của truyện mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

-> Nghĩa là sống trước sau như một, tình nghĩa thủy chung.

III- Tổng kết

1- Nghệ thuật

Kể chuyện sinh động, phép nhân hóa, ẩn dụ mượn chuyện loài vật để dạy cách làm người.

2- Nội dung

Đề cao ân nghĩa thủy chung.

* Ghi nhớ (sgk)

IV.Luyện tập

1. Theo em vì sao truyện “Con hổ có nghĩa” được xếp vào truyện trung đại? Em biết câu chuyện nào tương tự như câu chuyện “Con hổ có nghĩa” không? Hãy kể lại?

4. Củng cố, luyện tập :

- Thế nào là truyện trung đại?

- Em có suy nghĩ gì sau khi học hai truyện?

- Nhận xét giờ học.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài.

1. Bài tập trắc nghiệm:

1. Lời nhận xét nào sai về truyện trung đại?

A.Đó là những truyện được viết trong thời kì trung đại.

B. Đó là những truyện truyền miệng trong dân gian.

C. Đó là những truyện mang đậm tính giáo huấn.

D. Đó là những truyện có cách viết đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.

2. Nhận xét nào gần đúng với ý nghĩa truyện?

A. Truyện đề cao tình cảm thuỷ chung giữa con người với nhau.

B. Truyện đề cao tình cảm giữa con người với loài vật.

C. Truyện đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.

D. Truyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật

- Soạn bài : Động từ.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Con hổ có nghĩa mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 15

Tiết 59

CON HỔ CÓ NGHĨA

Truyện trung đại

(HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “ Con Hổ có nghĩa”

-Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại

-Kể lại được truyện

B - Trọng tâm:Chủ đề của tác phẩm và cơ chế nghệ thuật bao trùm tác phẩm

C - Phương pháp:Tích hợp, nêu vấn đề, thảo luận

D - Chuẩn bị:Tìm đọc 1 số truyện trung đại Việt Nam

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

-Kể tên các thể loại truyện dân gian mà em đã học?

-Kể tên các truyện cổ tích mà em đã học?

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinh đọc phần chú thích về truyện trung đại, tác giả, tác phẩm?

-Giáo viên giới thiệu qua các khái niệm: Truyện, trung đại, truyện trung đại Việt Nam

*Giáo viên đưa khái niệm này lên máy chiếu

-Tác giả viết truyện này là ai?

-Giáo viên giới thiệu về tác giả

-Tác phẩm con Hổ có nghĩa trích từ đâu?

*Giáo viên đưa Tác giả, tác phẩm lên máy

-Hướng dẫn học sinh đọc

-Gọi học sinh đọc? Giáo viên nhận xét

-Gọi học sinh đọc chú thích 1 và 9

-văn bản thuộc thể văn gì?

-Vì sao em biết đây là truyện?

-Truyện này kể về việc gì?

*Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:

-Tìm bố cục của văn bản và cho biết nội dung của nó?

*Giáo viên thu kết quả thảo luận đưa lên máy

-Như vậy có 2 truyện ghép thành 1 truyện, tại sao?

-Em hiểu nghĩa trong truyện là gì?

-nhân vật chính trong truyện? (Bà đỡ hay Hổ)

-Vì sao?

-Khi Hổ cái sắp sinh, Hổ đực phải làm gì?

-Hổ đi tìm bà đỡ trong thời điểm?

-“Một đêm nọ” khác cụm từ gì? Nọ thuộc từ loại gì?

-lời văn kể việc là kể những gì?

-Cho biết các hành động của Hổ khi đi tìm bà đỡ?

-Tác giả dùng nghệ thuật gì ở đây?

-Sử dụng những từ loại gì?

àĐộng từ sẽ học ở tiết sau

-Vì sao hổ đực đi tìm bà đỡ?.

-Đến nơi, bà Trần làm gì cho Hổ cái?

-Khi có con Hổ đực có thái độ gì và làm gì cho Hổ cái?

-Sau khi được bà Trần giúp đỡ, Hổ đực đã làm gì?

-Việc Hổ tặng bà cục bạc thể hiện gì?

-Sau khi tặng bạc cho bà đỡ, Hổ đực làm gì? Tìm chi tiết?

-Hành động, việc làm của Hổ giống ai?

-Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

-Qua đó cho ta biết tình cảm của Hổ đối với bà Trần như thế nào?

-Ở đoạn 2, con Hổ trắng gặp phải chuyện gì?

-Khi đóa, bác tiều làm gì để giúp Hổ?

-Khi được cứu sống, Hổ làm gì đối với bác tiều?

-Hổ đền ơn như thế nào?

-Việc đền ơn bác tiều có diễn ra 1 lần không?

-Điều đó thể hiện tấm lòng gì của Hổ đối với ân nhân mình?

-2 con người giúp đỡ 2 con vật trong truyện nói len tấm lòng gì của con người đối với loài vật?

-So sánh mức độ thể hiện cái nghĩa của 2 con Hổ

-Vậy việc kể 2 con Hổ có nghĩa có trùng lặp không? Vì sao?

-Tại sao không kể về việc con người có nghĩa mà lại kể về con Hổ có nghĩa?

-truyện có những chi tiết nào tưởng tượng?

-Em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại?

-Theo em, bài học mà tác giả truyền tới con người là gì?

- học sinh đọc

- Vũ Trinh

- Văn xuôi tự sự Việt Nam

- học sinh đọc

- Truyện

- Có cốt truyện và nhân vật

- 2 con Hổ trả nghĩa 2 con người

- 2 phần- sự trả nghĩa của mỗi con Hổ

- Đều có chung 1 chủ đề: Cái nghĩa của con Hổ

- Sự tả ơn

- Hổ, vì truyện tập trung nói về cái nghĩa của Hổ

- Tìm bà đỡ

- Một đêm nọ

- Cụm danh từ

- Chỉ từ

- Hành động, việc làm…

- gõ cửa, lao tới cõng bà chạy như bay, dùng chân…

- So sánh

- Động từ

- Hổ cái chuyển bụng

- Giúp Hổ cái đẻ

- Mừng rỡ, đùa giỡn với con

- Quỳ xuống gốc cây, đào cục bạc tặng bà

- Đền ơn

- Đưa tiễn bà về

- Con người

- Nhân hóa

- Biết ơn, quý trọng

- Bị hóc xương

- “Trèo lên cây kêu… ra cho” -> hóc xương ra

- đền ơn

- đưa Nai đến, khi chết đến khóc, nhảy nhót, dụi đầu vào quan tài, giỗ đưa Dê Lợn đến

- Chung thủy, bền vững trước sau như một

- Lòng yêu thương

- Khác nhau. Con Hổ 1 đền ơn 1 lần: Vật chất

- Con Hổ 2: Đền ơn mãi mãi

- Vật chất lẫn tình cảm

- không. Vì có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của Hổ

- đề cao vấn đề: Co Hổ còn có nghĩa huống chi con người

- Dung nhân hóa, mượn chuyện loài vật nói về con người, dạy cách sống cho con người

I - Đọc, chú thích:

1 - Truyện trung đại Việt nam:

- Viết bằng văn xuôi chữ Hán

- Mang tính chất giáo huấn

- Vừa có loại truyện hư cấu vừa gần với ký và sử

2 – Tác giả:

- Vũ Trinh (1759 -1828)

ở Kinh Bắc - Bắc Ninh, làm quan thời Lê, Nguyễn

3 – Tác phẩm:

Trích văn xuôi tự sự Vn trung đại tập 1

è Giáo viên đưa mục I lên máy chiếu

II – Tìm hiểu văn bản:

1 - Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần:

- Hổ cái chuyển bụng à Hổ đực tìm bà đỡ

- Bà đỡ giúp Hổ cái sinh

- Hổ đền ơn: Vật chất.

à Miêu tả, sử dụng động từ nhân hoá: Hổ biết ơn người giúp đỡ mình, có nghĩa với ân nhân

2 - Hổ trả nghĩa bác tiều:

- Hổ bị hóc xương

- Bác tiều móc xương cứu sống

- Hổ đền ơn đáp nghĩa:Vật chất lẫn tình cảm

à Nhân hoá, tình huống truyện gay go, hấp dẫn: Tấm lòng chung thuỷ bền vững, trước sau như một đối với ân nhân

3 - Tổng kết:

- Loại truyện hư cấu, nhân hóa, ẩn dụ, mượn chuyện loài vật để nói về con người

- đề cao lòng nhân ái, sự thủy chung, ân nghĩa trong đạo làm người

è Mục 3 đưa lên máy chiếu

4) Củng cố:

-Truyện này có gì giống với truyện ngụ ngôn?

-Tìm 1 vài câu tục ngữ có ý nghĩa nói về việc nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

5) Dặn dò:

-Học bài, làm bài tập Luyện tập

-Chuẩn bị “Mẹ hiền dạy con”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------