Giáo án Ngữ văn 6 Bài Kiểm tra văn mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Kiểm tra văn mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 97: KIỂM TRA VĂN

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

-Kiểm tra nhận thức của HS về văn bản tự sự, văn xuôi và thơ hiện đậi đã học.

2.Kỹ năng:

- Làm bài trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết những đoạn văn ngắn.

3. Thái độ:

GD ý thức tự giác khi làm bài

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3.Dạy học bài mới:

A.Ma trận đề kiểm tra:

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Cm văn bn thuc th loi truyn

- tác gi, tác phm

-ý nghĩa, ngh thut ca truyn

Viết được đon văn miêu t dòng sông Thu Bn

Số câu

Số điểm- Tỉ lệ

2

3-30%

1

4,5-45%

3

7,5- 75%

Cụm văn bản thuộc thể loại thơ

- chép thơ

- tác giả, tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Số câu

Số điểm- Tỉ lệ

0,5

0,5-5%

0,5

2-20%

1

2,5- 25%

Tổng số câu

Tổng số điểm- Tỉ lệ

2,5

3,5- 35%

0,5

2-20%

1

4,5-45%

4

10-100%

B.Đề bài:

I.Phần trắc nghiệm

Câu 1.Ghép ý cột A (Tên tác phẩm hoặc đoạn trích ) với ý cột B (Tên tác giả) sao cho đúng.

A

B

ý ghép

1.Bài học đường đời đầu tiên.

2.Sông nước Cà Mau

3.Bức tranh của em gái tôi

4.Vượt thác

a.Võ Quảng

b.Tô Hoài

c.Đoàn Giỏi

d.Tạ Duy Anh

Câu 2.Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng sau mỗi câu hỏi sau :

1.Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì ?

A.ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.

B.ở đời phải cẩn thận khinói năng, nếu không sớm muộn sẽ mang vạ vào mình.

C.ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D.ở đời phải trung thực ., tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

2.Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất sự độc đáo của chợ Năm Căn trong văn bản Sông nước Cà Mau ?

A.Chợ sầm uất, có nhiều hàng hoá, người mua bán đông vui nhộn nhịp.

B.ánh đèn rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi.

C.Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hoá ngay trên thuyền.

D.Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều dân tộc, có thể mua mọi thứ mà không cần ra khỏi thuyền.

3.Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học trong truyện“Bức tranh của em gái tôi” . ?

A.Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác ;

B.Trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác ;

C.Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình tự vượt qua tính ích kỉ cá nhân ;

D.Biết xấu hổ khi thấy mình thua kém người khác.

4.Chi tiết nào không miêu tả ngoại hình của dượng Hương Thư khi vượt thác ?

A.Như một pho tượng đồng đúc;B.Các bắp thít cuồn cuộn;

C.Hai hàm răng cắn chặtD.Thở không ra hơi

Đ.Quai hàm bạnh ra;E.Cặp mắt nảy lửa.

II.Phần tự luận.

Câu 1:Cho câu thơ:

“ Đêm nay Bác ngồi đó”.

a. Hãy chép theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

b. Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

c. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 2. Viết một đoạn văn ngắnmiêu tả dòng sông Thu Bồn.

C. Đáp án + biểu điểm:

I. Trắc nghiệm:( 3đ)

- Câu 1: 1-b, 2-c, 3-d, 4-a

- Câu 2: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm .

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

C

D

D

d

II. Tự luận: ( 7đ)

Câu 1: (2,5)

a. HS chép đúng khổ thơ:(0,5 đ)

b. Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”. Tác giả Minh Huệ. (1đ)

c. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chú thích * Sgk tr. 66(1đ)

Câu 2: ( 4,5đ)

* Yêu cầu:

+ Về nội dung:. Cảnh thiên nhiên:

- ở vùng đồng bằng :

+ Dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, cánh buồm nhỏ căng phồng, rẽ sóng lướt bon bon....chở đầy sản vật.

+ Hai bên bờ: Bãi dâu trải bạt ngàn

Þ Dòng sông êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rthật rộng rãI, trù phú.

-Sắp đến đoạn có nhiều thác ghềnh:

+ Vườn tược càng um tùm.

+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

+ Núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.

Þ Vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, oai nghiêm, lặng lẽ từ ngàn đời.

-Đoạn sông có nhiều thác dữ: “ Nước từ trên cao…đứt đuôi rắn” Þ Sự hiểm trở, dữ dội của dòng sông.

-Đoạn cuối: Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

+ Về hình thức:

-Bố cục: rõ ràng: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.

- Trong đoạn có sử dụng phép so sánh, hoặc nhân hoá.

4. Củng cố:

GV nhận xét giờ kiểm tra.

Thu bài về chấm.

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

Tiếp tục ôn tập lại văn học hiện đại.

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Kiểm tra văn mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Tuần: 25

Tiết: 97

KIỂM TRA VĂN

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Nhận thức về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học

-Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết những đoạn văn ngắn

-Tích hợp với phần tiếng Việt ở kỹ năng sử dụng các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, (hoán dụ) trong cả 2 phần kiểm tra

B - Tiến hành:

Nội dung hoạt động

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu:

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ.

- Giới thiệu bài mới.

- Ổn định nề nếp, sỉ số.

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.

- Ghi đề kiểm tra (phát).

Báo cáo sỉ số.

- Ghi đề (nhận).

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn và theo dõi HS làm bài.

- Lưu ý HS đọc kỹ đề.

- Theo dõi HS làm bài.

- Đọc kỹ đề và làm bài nghiêm túc.

+ Hoạt động 3: Thu bài.

- GV thu bài và kiểm tra số bài.

- Nộp bài.

+ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.

- Nhận xét tiết kiểm tra.

- Yêu cầu HS về xem lại kiến thức trên.

- Chuẩn bị: Lập dàn ý đề 1a tiết “Luyện nói kể chuyện”.

- Nghe, khắc phục.

- Thực hiện theo yêu cầu GV.

ĐỀ:

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: HS chọn và đánh dấu X vào câu đúng nhất, mỗi câu 0.25 đ.

1. Qua đoạn trích:“ Bài học đường đời đầu tiên “, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?

a. Tự tin, dũng cảm.b. Tự phụ, kiêu căng.

c. Xem thường mọi người.d. Hung hăng, xốc nổi.

2. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

a. Buồn rầu và sợ hãi.b. Thương và ăn năn hối hận.

c. Than thở và buồn phiền.d. Nghĩ ngợi và xúc động.

3. Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”?

a. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực nam Nam Bộ.

b. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ.

c. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ.

d. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ.

4. Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”trích từ tác phẩm nào?

a.Rừng U Minh .b.Quê nội

c.Đất rừng Phương Nam.d.Mảnh đất Phương Nam.

5. Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” của nhà văn nào?

a. Tô Hoài.b. Đoàn Giỏi.

c. Võ Quảng.d. Tạ Duy Anh.

6. Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

a. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.

b. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện.

c. Hãnh diện, ngạc nhiên, xấu hổ.

d. Xấu hổ, hãnh diện, ngạc nhiên.

7. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích” Vượt thác” và “ Sông nước Cà Mau” là gì?

a. Tả cảnh sông nước.

b. Tả cảnh quan vùng cực nam của tổ quốc.

c. Tả cảnh sông nước miền Trung.

d. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.

8. An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn của nước nào?

a. Nga.b. Anh.c. Mĩ.d. Pháp.

9. Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”?

a. Đau đớn và rất xúc động.b. Bình tĩnh, tự tin.

c. Bình thường như những buổi học khác.d. Tất cả đều đúng.

10. Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?

a. Vẻ mặt, hình dáng.b. Cử chỉ, hành động.

c. Lời nói, vẻ mặt, hình dáng.d. Dáng vẻ, hành động, lời nói.

11. Từ nào sau đây không xuất hiện trong bài thơ” Đêm nay Bác không ngủ” ?

a.Lâm thâm.b. Thâm trầm.c. Trầm ngâm.d. Thầm thì.

12. Nhân vật trung tâm trong bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” là ai?

a. Anh đội viên.b. Đoàn dân công.c. Anh đội viên và Bác Hồ.d. Bác Hồ.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 đ)

1. Ghi theo trí nhớ đoạn thơ sau (Đêm nay Bác không ngủ)(2.5đ)

“Bác thương đoàn dân công Bác là Hồ Chí Minh.

2. Hãy điền đầy đủ vào nội dung sau đây(2đ)

..bài thơ đã thể hiện tấm lòng,.của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm.,của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

3. Em hãy cho biết tâm trạng của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng (thông qua trang phục, thái độ đối với HS, hành động )?(2.5đ)