Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chữa lỗi dùng từ ( tiếp theo) mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chữa lỗi dùng từ ( tiếp theo) mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TIẾT 27: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.

- Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.

2. Kĩ năng

- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.

- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi phát hiện và chữa lỗi dùng từ.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :          

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Hiểu thế nào là lỗi lặp từ?Lẫn lộn từ gần âm? Nguyên nhân mắc lỗi? Cách chữa lỗi?

3. Bài mới :

Ngoài những lỗi mà ta cđã tìm dược ở tiết trước thì vẫn còn 1 số lỗi dùng từ khác nữa mà nguyên nhân đều do dùng từ không đúng nghĩa.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

- GV treo bảng phụ đã viết VD

- Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3 VD?

- Vì sao  dùng các từ đó là sai?

- Theo em, người viết dùng từ sai là do đâu?

* GV: Trong khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì phải đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen giải nghĩa từ (theo hai cách đã học)

- Em hãy chữa các câu trên cho đúng?

- Vì sao em lại thay thế từ đó?

2 HS đọc

?Khi chữa lỗi dùng từ cần lưu ý những gì

-GV chốt:

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

GV cho hoạt động nhóm

N1,2 : BT 1

N3,4 : BT 2

Các nhóm nx, GV kết luận

- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?

- Chữa lỗi dùng từ trong các câu?

I. Dùng từ không đúng nghĩa

1. Bài tập (SGK-Tr 75)

2. Nhận xét : .

- Các từ dùng sai:

a. Yếu điểm.

b. Đề bạt.

c. Chứng thực.

- Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh:

a. Yếu điểm: điểm quan trọng.

b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.

c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.

- Nguyên nhân:

không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu chưa đầy đủ nghĩa của từ.

- Chữa:

a. Thay thế từ "yếu điểm" bằng từ "nhược điểm", "điểm yếu" (điểm yếu kém).

b. Thay thế từ "đề bạt" bằng từ "bầu" (tập thể chọn người để giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hoặc biểu quyết).

a. Thay thế từ "chứng thực" bằng từ "chứng kiến". (tận mắt chứng kiến một sự việc nào đó đang xảy ra).

3. Kết luận:

- Phát hiện lỗi sai.

- Tìm nguyên nhân.

- Cách khắc phục chữa lỗi.

* Lưu ý:

-Khi chữa lỗi dùng từ, cần đặt từ trong câu, trong đoạn văn để dùng từ cho đúng nghĩa.

-Không dùng từ mà bản thân không hiểu nghĩa. Không nắm chắc nghĩa của từ, cần tra từ điển.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1Chữa lỗi dùng từ sai:

     Dùng sai                   Dùng đúng

- Bảng ( tuyên ngôn)             bản

- Sáng lạng (tương lai)         xán lạn

- Buôn ba (hải ngoại)            bôn ba

- Thuỷ mặc (bức tranh)     thuỷ mạc

- Tự tiện (nói năng)               tuỳ tiện

2. Bài tập  2 :Điền từ

a. Khinh khỉnh

b. Khẩn trương

c. Băn khoăn.

3. Bài tập   3 :Chữa lỗi dùng từ:

a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau:

- Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm.

- Tung bằng chân tương ứng với một cú đá.

- Câu này có hai cách chữa:

+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống".

+ Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá".

b. Thay “thực thà” bằng “thành khẩn”.

- Thay “tinh hoa” bằng “tinh tuý”, “tinh hoa”.

4. Bài tập  4 : Phân biệt phụ âm

Chao chát, tru tréo,chông chênh, trung trinh, chẫu chàng, trớ trêu, chằng chịt, trơ tráo, chủ trại, trang chủ, chiến tranh, chê trách.

4.Củng cố, luyện tập  :

- Đọc : Một số ý kiến về việc dùng từ.

- Chơi trò chơi : Từ bắt đầu bằng ch, tr, d, r, gi.

- Những lỗi dùng từ thường mắc? Cách tránh?

- Tìm : Tiếng Việt quanh ta ( Báo thiếu nhi dân tộc)

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, vận dụng trong giao tiếp hằng ngày

- Giờ sau : Luyện nói kể chuyện

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chữa lỗi dùng từ ( tiếp theo) mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 7

Tiết 27

CHỮA LỖI DÙNG TỪ

(tiếp theo)

A Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ

2. Kĩ năng:

Nhận ra lỗi thông dụng về nghĩa của từ

*GDKN SỐNG: Ra quyết định , giao tiếp.

3. Thái độ:  Có ý thức dùng từ đúng nghĩa

B. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, bảng phụ.

-HS: Soạn bài, học thuộc bài.

-PP: Phân tích các tình huống mẫu, động não.

C. Tiến trình dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

-Lỗi lặp từ là gì? Cho ví dụ?

-Lỗi lẫn lộn các từ gần âm do đâu? Cho ví dụ?

-Kiểm tra vở bài tập

3. Bài mới:

Vào bài: Hôm trước, chúng ta đã xác định những lỗi nào chúng ta thường mắc phải trong việc dùng từ? Ngoài ra, chúng ta còn thường gặp những lỗi gì nữa? Chúng ta sẽ xác định trong tiết học này.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi Bảng

-  Gọi học sinh đọc các câu văn trong phần 1?

-  Hãy cho biết những từ nào trong  các  câu  đó  dùng  chưa đúng?

-  Hãy giải nghĩa các từ đó?

-  Vậy  nghĩa  của  các  từ  đó được hiểu trong các trường hợp ở ví dụ có phù hợp không?

-  Ta  có  thể  thay  những  từ dùng  sai  đó  bằng  những  từ nào?

- Từ việc phân tích trên, cho thấy nguyên nhân dùng sai các từ này là gì? Cho ví dụ?

-  vậy khắc phục nó bằng cách nào?

-  Giáo viên HD học sinh làm bài tập luyện tập

- Học sinh đọc

- Yếu điểm, đề bạt, chứng thực

+  Yếu  điểm:  Đặc  điểm  quan trọng

+ Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn

+  Chứng  thực:  xác  nhận  là

đúng sự thật

- không

- Nhược điểm, yếu điểm; bầu;

chứng kiến

- Nguyên nhân dùng sai:

+ không biết nghĩa

+ hiểu sai nghĩa

+ hiểu không đầy đủ nghĩa

- Chưa hiểu chưa dùng; cần tra từ điển

I. Dùng từ không đúng nghĩa:

1) nguyên nhân:

- Do không biết nghĩa

- Hiểu sai nghĩa

- Hiểu nghĩa không đầy đủ

Ví dụ: Trong giao tiếp ta không được nói năng một cách tự tiện

b) Cách khắc phục:

- không hiểu hoặc hiểu chưa rõ thì chưa dùng

- Khi chưa hiểu nghĩa thì cần

phải tra từ điển

Ví dụ: Tự tiện -> tuỳ tiện

II - Luyện tập:

Bài 1: Bản (tuyên ngôn); (bức tranh) thủy mặc; (tương lai) xán lạn; (nói năng) tùy tiện; bôn ba (hải ngoại) => kết hợp từ đúng

Bài 2: Chọn từ thích hợp để điền vào

a) Khinh khỉnh        b) Khẩn trương           c) băn khoăn

Bài 3:

a) ….Rồi tung 1 cú đá vào bụng…hoặc tống…đấm..

b) thay từ thật thà bằng từ thành khẩn, bao biện // ngụy biện

c) thay từ tinh tú bằng từ tinh túy

Bài 4: Giáo viên đọc đoạn từ “Một hôm…mấy đường” _ “em bé thông minh” cho học sinh ghi. Cho học sinh phát hiện trong đoạn văn mình viết có sai lỗi gì không?

4) Củng cố:

- Do đâu mà ta thường dùng từ không đúng nghĩa? Ví dụ?

- Cách sửa nó như thế nào?

5) Dặn dò

- Học bài, làm bài tập SBT

- Chuẩn bị: Kiểm tra văn

D – Rút kinh nghiệm:

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------