Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chữa lỗi dùng từ mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chữa lỗi dùng từ mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 23 : CHỮA LỖI DÙNG TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh : Nắm chắc kiến thức bài học 

1. Kiến thức

- Nhận ra các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

2. Kĩ năng

- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.

- Dùng từ chính xác khi nói, viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi phát hiện và chữa lỗi dùng từ.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

3. Bài mới :

Trong quá trính sử dụng TV ,các em thường hay sử dụng nhầm lẫn , lặp từ trong các bvăn bản hay giao tiếp .Để tránh lỗi đó các em cần làm gì ? Đó là nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lỗi lặp từ.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn VD

- Hãy gạch dưới những từ giống nhau trong đoạn trích?

- Việc lặp lại như thế có tác dụng gì?

- Trong VD b, Từ ngữ lặp lại có tác dụng không? Vì sao?

- Theo em, nguyên nhân mắc lỗi là do đâu?

- Vậy nên sửa câu này như thế nào?

Cần phân biệt phép lặp và lỗi lặp ntn?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lỗi Lẫn lộn các từ gần âm

- GV treo bảng phụ.

- Trong VD a, em thấy từ ngữ nào người viết đã dùng không đúng? Vì sao?

- Theo em, nguyên nhân nào khiến người viết dùng sai từ?

* GV: Thăm quan không có trong từ điển TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm dò.

- Em biết từ nào phát âm gần giống với từ thăm quan và có thể thay thế cho từ thăm quan?

- Em sẽ sửa như thế nào?

- Đọc VD b và phát hiện từ sai? Tại sao dùng từ đó là sai?

- Nguyên nhân dùng từ sai là do đâu?

Từ “nhấp nháy” -> Không hiểu rõ nghĩa từ -> sai -> không đạt mục đích giao tiếp.

- Từ nào có cách đọc gần giống với từ nhấp nháy?

→ từ mấp máy

- Em sẽ sửa như thế nào?

- Qua các VD trên, em hãy rút ra kết luận gì?

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.

GV cho hoạt động nhóm

N1,2 : BT 1

N3,4 : BT 2

Các nhóm nx, GV kết luận

I. Lặp từ

1.Bài tập (SGK-Tr68)

2. Nhận xét :

- Lặp từ : Tre 7 lần,

- Giữ (4 lần),

- Anh hùng (2 lần)-> phép lặp.

- Tác dụng : Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ chovăn xuôi.

- Đoạn b: truyện dân gian (2 lần)-> đây là lỗi lặp từ, khiến cho câu văn trở nên rườm rà, dài dòng.

- Nguyên nhân mắc lỗi là do người viết diễn đạt kém.

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm từ "truyện dân gian" Thứ 2.

- đảo cấu trúc:

Em thích đọc truyện dân gian vì có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

3. Kết luận :

Cần phân biệt phép lặp và lỗi lặp

+ Lỗi lặp : Câu lặp , thừa ý -> Câu lủng củng

+ Phép lặp : Tạo tính nghệ thuật cho câu văn.

II. Lẫn lộn các từ gần âm

1.Bài tập (SGK-Tr68)

2. Nhận xét :

- ở VD a: Từ “thăm quan” dùng không đúng.

- Nguyên nhân: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Cách chữa:

+ Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.

( Tham quan : Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm)

- ở VD b: Từ dùng sai là từ nhấp nháy.

- Nguyên nhân: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Cách chữa:

+ Thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy.

( Mấp máy : Cử động khẽ, liên tiếp)

3. Kết luận :

Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm củatừ , phải phát hiện đúng nghĩa của từ.

III- Luyện tập

1.Bài tập 1: Lược bỏ từ ngữ lặp

a. Bỏ các từ: bạn. ai, cũng rất, lấy, làm bạn, Lan.

Chữa lại:

+ Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.

b. Bỏ "câu chuyện ấy". Thay:

+ Câu chuyện nay = câu chuyện ấy

+ Những nhân vật ấy = họ

+ Những nhân vật = những người.

- Sửa lại : Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất tốt đẹp.

c. Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ trưởng thành.

Câu còn lại: Quá trình vượt núi cao cũng là quá tìnhcon người trưởng thành.

2. Bài tập 2 :

a. Thay từ « linh động » bằng từ sinh động.

- Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Phân biệt nghiã:

+ Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.

+ Linh động: không rập khuôn máy móc các nguyên tắc.

b. Thay bằng từ bàn quan.

- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

- Phân biệt nghĩa:

+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu.

+ Bàn quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.

c. Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục

- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

- Phân biệt nghĩa:

+ Thủ tục: những việc phải làm theo qui định.

+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.

4-Củng cố,luyện tập  :

- Lỗi lặp khác lặp để liên kết như thế nào?

- Cách tránh lỗi lặp, lẫn từ gần âm?

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, vận dụng trong giao tiếp hằng ngày

  • Soạn bài : Em bé thông minh

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chữa lỗi dùng từ mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: 15/9/2014

Tuần 6

Tiết 23

CHỮA LỖI DÙNG TỪ

A Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

Học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

2. Kĩ năng:

Nhận ra lỗi thông dụng về nghĩa của từ, lỗi lập từ, lẫn lộn những từ gần âm

*GDKN SỐNG: Ra quyết định , giao tiếp.

3. Thái độ

         Có ý thức dùng từ đúng nghĩa

B. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, bảng phụ.

-HS: Soạn bài, học thuộc bài.

-PP: Phân tích các tình huống mẫu, động não.

C. Tiến trình dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

-Một từ có bao nhiêu nghĩa? chuyển nghĩa là gì?

-Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển? Cho ví dụ minh họa.

-Trong một câu nghĩa của từ đuợc dùng ra sao?

3. Bài mới:

Trong lời nói hằng ngày của chúng ta và ngay cả trong văn viết việc dùng nghĩa, sai lỗi chính tả rất phổ biến. Để giúp các em khắc phục phần nào những lỗi, chúng ta hãy cùng phân tích các lỗi thường gặp ở những câu cụ thể và xác định lỗi ấy là lỗi gì. Và đó cũng chính là mục đích của bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-  Gọi học sinh đọc đoạn văn a

-  Gạch  dưới  những  từ  ngữ giống nhau trong các câu của đoạn văn?

=> những từ ghi lại giống nhau đó gọi là lặp lại từ

- Việc lặp lại những từ đó có tác dụng gì?

- Học sinh đọc đoạn văn b

- Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong đoạn văn đó?

- Đọc lại đoạn văn , em có nhận xét gì về các câu văn có sử dụng 2 lần từ “truyện dân gian”?

- Vậy em có thể viết lại câu này như thế nào mà nội dung vẫn không thay đổi, người đọc nghe hay hơn

- Vậy việc dùng đi dùng lại các từ ngữ ở bài tập a, b có giống nhau không?

- Vậy lặp từ là gì?

- Khi mắc lỗi đó thì câu văn sẽ như thế nào?

- Giáo viên có thể đưa ra một số trường hợp khác, gọi học sinh xác định, chữa lỗi

- Gọi học sinh đọc VD a, b phần II

- Từ nào trong đó dùng không đúng ?

- Nguyên nhân nào dẫn đến dùng sai?

- Thử viết lại các từ dùng sai

đó?

- Cách mắc lỗi đó do đâu?

- Để sửa chữa ta phải làm gì?

- học sinh đọc đoạn văn

- Tre (7), giữ (4), anh hùng (2)

- Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như 1 bài thơ cho văn xuôi; gây chú ý

- Truyện dân gian (2)

- Câu văn không hay, lủng củng, không liên kết

- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo

- Không

- Việc dùng đi dùng lại các từ ngữ ở trường hợp a gọi là phép lặp. Ở b thì không gọi là phép lặp mà lại là lỗi lặp từ

- Gây cảm giác nặng nề, nhàm chán

VD: Thạch Sanh là người thật thà, cũng là người vị tha, cũng rất là người đại diện cho điều thiện nên em rất thích Thạch Sanh

=> Thạch Sanh là người thật thà, vị tha, và là người đại diện cho điều thiện nên em rất thích chàng

- Thăm quan, nhấp nháy

- Nhớ không chính xác

- Tham quan, mấp máy

- Lẫn lôn các từ gần âm

I - Lỗi lặp từ:        

- Là lỗi dùng từ trùng lặp, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán

- lặp là thể hiện vốn từ nghèo nàn, dùng từ thiếu cân nhắc

- không cung cấp nội dung mới mà chỉ nhắc lại nội dung cũ 1 cách máy móc, rập khuôn

II- Lỗi lẫn lộn các từ gần âm:

- Dùng từ sai âm do không nhớ chính xác

* Cách chữa lỗi dùng từ:

- Tìm và phân tích nguyên nhân mắc lỗi

- Nêu cách chữa lỗi

II- Luyện tập:

Bài 1: Lược bỏ từ ngữ lặp

a. Bỏ các từ: bạn. ai, cũng rất, lấy, làm bạn, Lan Chữa lại:

+ Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.

b. Bỏ "câu chuyện ấy"

+ Câu chuyện nay = câu chuyện ấy

+ Những nhân vật ấy = họ

+ Những nhân vật = những người. - Sửa lại"

Sau khi nghe cô giaó kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất tốt đẹp.

c. Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ trưởng thành.

Câu còn lại: Quá trình vượt núi cao cũng là quá tình con người trưởng thành.

Bài 2: xác định nguyên nhân sai và thay thể từ dùng sai trong các câu

a. Thay từ linh động bằng từ sinh động.

- Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ. - Phân biệt nghiã:

+ Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.

+ Linh động: không rập khuôn máy móc các nguyên tắc.

b. Thay thế từ bàng quang bằng từ bàng quan.

- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm

- Phân biệt nghĩa:

+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu

+ Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.

c. Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục

- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm - Phân biệt nghĩa:

+ Thủ tục: những việc phải làm theo qui định

+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.

4) Củng cố:

- Chỉ dùng từ khi nào?

- Đọc ghi nhớ

5) Dặn dò:

- Học bài

- Chuẩn bị “Trả bài TLV số 1”

D. Rút kinh nghiệm:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------