Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ôn tập mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT : ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Kĩ năng
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi ôn tập.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
6…… : ……………..Vắng: |
6…….:…………….. Vắng: |
2. Kiểm tra : Kết hợp trong bài mới.
3. Bài mới :
Chương trình Ngữ văn 6 giới thiệu cho học sinh một số thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian Việt Nam và thế giới .Học sinh đã được giới thiệu sơ lược dịnh nghĩa các thể loại ,dược học năm truyện truyền thuyết,năm truyện cổ tích, bốn truyện ngụ ngôn, hai truyện cười .
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hướng dẫn HS lập và điền sơ đồ - Điền vào sơ đồ các thể loại truyện dân gia đã học? - Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười? - Em hãy kể tên các truyện đã học trong từng thể loại? Nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại - GV hướng dẫnHS lập bảng, liệt kê đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa? |
I- Hệ thống hoá định nghĩa thể loại và các truyện dân gian đã học II- Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại |
Truyền thuyết |
Cổ tích |
Ngụ ngôn |
Truyện cười |
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnvà nhân vật lịch sử được kể. |
- Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Người kể, người nghe không tin câu chuyện như là có thật. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện. |
- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người. - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. - Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. |
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên) - Có yếu tố gây cười. - Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta tới cái đẹp. |
4. Củng cố , luyện tập :
- Nhận xét giờ học.
5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
- Học bài.
-Soạn tiếp bài theo yêu cầu SGK. Lập bảng ôn tập.
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ôn tập mới nhất - Mẫu giáo án số 2
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian
3.Thái độ:
GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
III.Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại chuyện cười “Treo biển, Lợn cưới áo mới”
- Em hiểu thế nào là truyện cười? Nêu ý nghĩa hai truyện vừa học.
2. Các hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy- trò |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại định nghĩa các loại truyện dân gian. ? Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào? - HS thảo luận nhóm (Thời gian: 3') - GV giao nhiệm vụ + Nhóm 1: Thế nào là truyền thuyết? kể tên các truyền thuyết đã học? + Nhóm 2: Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyền thuyết em đã học? + Nhóm 3: Thế nào là truyện ngụ ngôn? em đã được học những truyện ngụ ngôn nào? + Nhóm 4: Thế nào là truyện cười? Kể tên những truyện cười em đã học? - HS: Các nhóm thảo luận ->Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận HĐ2: Hướng dẫn HS ôn lại đặc điểm các truyện dân gian đã học: - HS hoạt động nhóm ( 7’ ) - GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết? + Nhóm 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích? + Nhóm 3: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn? + Nhóm 4: Truyện cười có những đặc điểm nào tiêu biểu? - HS: Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ |
I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN ĐÃ HỌC . - Truyện truyền thuyết: - Truyện cổ tích - Truyện ngụ ngôn - Truyện cười II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN DAN GIAN ĐÃ HỌC: |
||||||||||||||||||||||||
|
3. Củng cố (3'):
- GV hệ thông bài: Đặc điểm tiêu biểu từng thể loại truyện dân gian
- Kể lại một truyện cổ tích trong số các truyện em đã học?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Ôn lại toàn bộ truyện dân gian đã học.
- Trả lời các câu hỏi 5,6 SGK-> Giờ sau ôn tập tiếp.