Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Em bé thông minh mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Em bé thông minh mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 25: EM BÉ THÔNG MINH

( Truyện cổ tích)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.

- Truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể lại một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu nhân vật thông minh.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra :

- Kể lại phần diễn biến của truyện thạch Sanh bằng cáchtóm tắt thành một chuỗi sự việc chính?

- Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì có ý nghĩa gì?

3. Bài mới :

Trong kho tàng cổ tích nhiều nước ( trong đó có VN) có một truyện rất lý thú : Truyện về các nhân vật tài giỏi , thông minh…trí tuệ dân gian sắc xảo và vui hài ở dây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy đặt và giải nhiều câu đố oái oăm , hiểm hóc trong những tình huống phức tạp .Từ đó tạo nên tiếng cười lý thú cho người nghe.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.

GV nêu yêu cầu đọc- đọc mẫu

HS đọc- Lớp nhận xét, GV sửa

- Kể tóm tắt lại truyện?

- GV hỏi một số chú thích 3,4,6,13,16?

- Thế nào là “lỗi lạc”? “ Hoàng cung”?

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

Truyện thuộc kiểu văn bản nào ?

- Truyện chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?

- HS đọc phần mở truyện

- Vua được giới thiệu qua chi tiết nào?

- Để tìm người tài giỏi, viên quan đã làm cách nào?

- Viên quan và vua là người thế nào?

- Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện cổ tích không? tác dụng

- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?

- Viên quan ra câu đố trong hoàn cảnh nào?

- Đọc lại câu đố của viên quan? Câu đố oái oăm ở chỗ nào?

- Em bé giải đố như thế nào? Nhận xét về cách giải đố của em bé?

- Qua đó em hiểu em bé là người như thế nào?

- Thái độ của viên quan?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích :

1. Đọc và kể

* Đọc : Đọc chú ý phân biệt giọng các nhân vật, viên quan đọc với giọng hách dịch, vua giọng ngạc nhiên, hóm hỉnh. Chú bé đọc cao giọng, thể hiện vẻ hồn nhiên, vui tươi của trẻ nhỏ.

* Kể tóm tắt truyện nêu đủ các sự việc chính :

- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm.

- cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.

- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.

- Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố.

- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.

- Em bé giải đố bằng cách đố lại.

- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.

- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.

- Em bé được phong là trạng nguyên.

2. Chú thích:

- Lỗi lạc : Tài giỏi khác thường.

- Hoàng cung : Nhà ở của gia đình vua.

II. Đọc hiểu văn bản :

1 Kiểu văn bản : Tự sự.

2.. Bố cục : 4 đoạn

- Đoạn 1 : Từ đầu -> tâu vua : Vua tìm người hiền tài và em bé giải câu đố của quan

- Đoạn 2 : -> với nhau rồi : Em bé giải câu đố của vua lần 1.

- Đoạn 3 : -> rất hậu : Em bé giải câu đố của vua lần 2.

- Đoạn 4 : Còn lại : Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.

3. Phân tích

a. Giới thiệu truyện:

- Vua tìm người tài giỏigiúp nước.

- Quan:

+ Đi khắp nơi để tìm.

+ ra câu đố oái oăm.

-> Viên quan tận tuỵ, vua anh minh.

b. Diễn biến của truyện:

b1. Lần thử thách thứ nhất:

- Hoàn cảnh: hai cha con đang cày ruộng

- Viên quan hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

-> Không thể trả lời ngay một điều vớ vẩn, không ai để ý bằng một kết quả chính xác được.

- Em bé: Hỏi vặn lại viên quan.

-> Cách giải bất ngờ, lí thú.

Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố.

-> Nhanh trí, thông minh (ăn miếng trả miếng, tương kế tựu kế, gậy ông đập lưng ông)

- Viên quan: bất ngờ, sửng sốt, phát hiện ra người tài.

4.Củng cố,luyện tập  :

- Kể tóm tắt lại truyện?

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, tóm tắt truyện, phân tích

- Sưu tầm truyện tương tự.

- Soạn bài : Em bé thông minh(Tiếp)

Ngày  soạn:

Ngày dạy

TIẾT 26: EM BÉ THÔNG MINH

( Truyện cổ tích)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.

- Truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.                                                              

- Kể lại một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu nhân vật thông minh.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Kể tóm tắt truyện « Em bé thông minh » ?

3. Bài mới :

       Em bé đã giải đố được câu đố của viên quan , các lần đố sau khó hơn các lần trước không, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiếp truyện « Em bé thông minh »

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh phân tích 

- Lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố?

- Tính chất lần thử thách này như thế nào?

- Em có nhận xét gì về câu đố của vua?

- Thái độ của dân làng ra sao?

- Tưng hửng.

- Tác giả dân gian tả như vậy nhằm mục đích gì?

- Em bé đã giải đố như thế nào?

- Chứng tỏ em bé là người ra sao?

- Lần thứ ba vua thử tài như thế nào? Mục đích?

- Sự thông minh của em bé đã được khẳng định bằng cách giải đố như thế nào?

- Thái độ của vua?

- Lần thứ tư ai đố? Đố như thế nào?

- Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của câu đố?

- Thái độ và cách giải đố của các quan đại thần?

- Em bé đã giải đố bằng cách nào? Nhận xét.

- Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào?

- Điều đó nhằm mục đích gì?

- Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào?

- Chứng tỏ em bé là người ra sao?

- Truyện kết thúc ra sao?

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tổng kết

- Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?

- Nếu ý nghĩa của truyện?

 HS đọc ghi nhớ sgk

Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh luyện tập

GV hướng dẫn HS luyện tập

I.Đọc và tìm hiểu chú thích :

II.Đọc hiểu văn bản :

1.Kiểu văn bản

2. Bố cục

3.Phân tích

 b. Lần thử thách thứ hai:

- Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.

- Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội"

- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.

- Ai nấy đều tưng hửng, lo lắng.

- Không hiểu thế là thế nào

- Bao nhiêu cuộc họp, lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết.

- Coi là tai hoạ.

-> Khẳng định : câu đố quá khứ, oái oăm, tất cả đều chịu cả.

- Bảo làng thịt hai con trâu và đồ gạo nếp

- Nhận trách nhiệm lo liệu cả

- Thế nào cũng xong xuôi.

-> Tự tin.

- Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí.

c. Lần thử thách thứ ba:

- Vua lệnh cho hai cha con pha thịt chim

- Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé.

-Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim -> vua rèn dao.

- Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.

 d. Lần thử thách thứ tư:

- Sứ thần nước ngoài đố: xâu chỉ qua vỏ ốc vặn.

- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia.

- Triều đình nước Nam phải giải đố.

-> Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực.

- Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố.

- Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con.

-> Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé.

- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:

+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố.

+ Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí

+ Dựa vào kiến thức đời sống.

+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải.

-> Em bé có trí tuệ thông minh hơn người.

e. Kết thúc truyện: Phần thưởng xứng đáng.

- Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua.

III- Tổng kết

1. Nghệ thuật

Truyện cổ tích về kiểu nhân vật thông minh, tình huống bất ngờ, gây cười.

2. Nội dung

- Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao động.

- Đề cao kinh nghiệm dân gian.

- Ý nghĩa hài hước, mua vui.

* Ghi nhớ (sgk)

IV. Luyện tập

1. Kể diễn cảm truyện.

4.Củng cố,luyện tập :

- Ý nghĩa của truyện?

- Qua truyện em rút ra được bài học gì?

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, tóm tắt truyện- phân tích

- Sưu tầm truyện tương tự.

- Soạn bài : Chữa lỗi dùng từ (Tiếp)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Em bé thông minh mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: 22/9/2014

Tuần 7

Tiết 25, 26

Văn bản:EM BÉ THÔNG MINH

(Truyện cổ tích)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

-Hiểu được nôi dung, ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện

2. Kĩ năng:

*GDKN SỐNG: Tự nhận thức, giao tiếp.

3. Thái độ: Lòng nhân ái,ham học hỏi

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, bảng phụ.

- HS: Soạn bài, học thuộc bài.

- PP: Thảo luận, động não.

C. Tiến trình dạy và học:

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là truyện cổ tích?

- Kể lại tóm tắt truyện “Thạch Sanh” và cho biết ý nghĩa của truyện

3 Dạy và học bài mới:

Nhân dân ta luôn đề cao những người thông minh, tài giỏi và phê phán những kẻ khờ khạo, ngu dốt. Tư tưởng ấy đã được tác giả dân gian gửi gắm qua truyện cổ tích “Em bé thông minh “

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

- Giáo viên HD học sinh đọc

- Học sinh đọc theo đoạn

- Nhận xét cách đọc

- HD học sinh tìm hiểu chú thích

- Chú ý các chú thích : 2, 3, 4, 8, 13, 15

- Học sinh kể tóm tắt

- Bố cục bài

- Để thử tài em bé trong truyện, đã dùng hình thức nào?

- Vậy hình thức này có phổ biến không?

- Nó có tác dụng gì?

- Em bé phải trải qua mấy lần thử thách?

- Đó là những thử thách nào?

- Em có nhận xét gì về nhưng câu đố ở đây?

- Ở những lần thách đố đó, em bé được so với ai?

- Những thử thách ấy mỗi lúc lại như thế nào?

-Em bé đã làm gì để trải qua những thử thách đó?

-Trong mỗi lần thử thách, em béđãgiảicâuđốbằngcách nào?

- Em có nhận xét gì về những cách giải đố của em bé?

-Sự lý thú đó thể hiện ở chỗ nào trong mỗi lần giải đố?

- Qua những lần giải đố đã chứng tỏ em bé là 1 người như thế nào?

- Kết quả của sự giải được những câu đố đó là em bé được gì?

- Nêu nét đặc sắc về cách xây dựng truyện?

- Vậy truyện đã đề cao vấn đề gì?

- Giáo viên HD học sinh thực hiện phần luyện tập

- Học sinh đọc

- Tìm hiểu chú thích

- Học sinh kể chuyện

- 4 phần

- Ra câu đố

- Có

- Tạo ra thử thách, tình huống, gây hứng thú, hồi hộp

- 4 lần

- Oái oăm

- Người cha, dân làng, vua, quan trạng

- Khó dần

- Trả lời, giải câu đố

- Lần 1; đố lại quan

- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lý

- Lần 3: Đố lại,

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống của dân gian

- Rất lý thú, bất ngờ

- Thông minh, mưu trí, trí tuệ

- Làm trạng nguyên

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Bố cục

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Những thử thách của em bé:

- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan à so sánh em bé với người cha

- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng à em bé với toàn dân làng

- Lần 3: Đáp thử thách của vua với em bé à em bé với vua

- Lần 4: Đáp thử thách với sứ thần nước ngoài à em bé với vua, quan, đại thần và trạng

=> Lần thách đố khó khăn, tính oán oăm của câu đố tăng dần

2. Những cách giải đố của em bé

- Lần 1:đố lại viên quan, đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”

- Lần 2:Để vua tự nói ra sự vô lý của điều mà vua đố -> cho người ra đố tự thấy cái vô lý của điều họ nói

- Lần 3: Đối lại -> lật lại vua

- Lần 4:Dùng kinh nghiệm đời sống của dân gian -> giải đố không dựa vào sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống.-> Lời giải bất ngờ, giản dị, hồn nhiên

=> Em bé mưu trí, trí tuệ thông minh hơn người

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật.

- Mức độ tăng dần và cách giải đố bất ngờ tạo tiếng cười hài hước..

2. Nội dung:

Đề cao trí thông minh, mưu trí qua kinh nghiệm đời sống

IV - Luyện tập:

1. Gọi học sinh chọn 1 chi tiết thích nhất, sau đó kể lại

2. Truyện “em be thông minh” em biết : đàn vịt trời; thần đồng đất Việt

4)Củng cố:

-Em thích chi tiêt nào trong truyện nhất? Vì sao?

-Nhờ đâu mà em bé làm cho mọi người phai khâm phục?

5) Dặn dò:

-Học bài, làm bài tập trong SGK

-Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ

D – Rút kinh nghiệm:

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------