Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 15: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

-Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khitìm tìm hiểu đề của bài văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : giáo án,sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2.Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra:- Em hiểu thế nào là chủ đề của bài văn tự sự?

3. Bài mới: Các em đã nắm được phương thức tự sự , chủ đề và dàn bài trong văn tự sự thì chưa đủ chúng ta vẫn chưa biết cách làm bài văn tự sự . Để biết cách làm bài văn ở dạng này ntn chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểutiết học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động1:HDHS Đề,tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

- Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì ?

-Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

- Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” có phải là đề tự sự không? Vì sao?

-Hãy gạch chân các từ trọng tâm của mỗi đề?

- Gọi HS đọc 6 đề sgk – tr47.

Đề nghiêng về kể người ?

Đề nghiêng về kể việc ?

Đề nghiêng về tường thuật ?

-Muốn nắm được yêu cầu của đề em phải làm gì?

2 HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động2 Cách làm bài văn tự sự

GV:viết đề lên bảng:Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

Đề bài đưa ra những yêu cầu gì ?

HS đọc yêu cầu mục I.2.b và thực hiện sau đó trả lời?

-Lựa chọn câu chuyện nào?

-Sự việc chính nào?

-Chủ đề là gì?

I. Đề ,tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự:

aBài tập (SGK-Tr47).

* Nhận xét : .

- Lời văn đề 1 nêu ra các yêu cầu.

+ Kiểu văn bản :Kể chuyện( tự sư).

+ Nội dung: Kểchuyện em thích.

+ Ngôn ngữ: Lời văn của em.

- Những từ :Kể,câu chuyện, thích, lời văn của em.

- Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” nhưng vẫn là đề tự sự vì đề yêu cầu có chuyện, có việc về những ngày thơ ấu ,sinh nhật….

- Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề: Câu chuyện emthích, một người bạn tốt,kỉ niệm thơ ấu,sinh nhật của em,quê em đổi mới, em đã lớn.

- Trong các đề trên:

+ Đề nghiêng về kể người: 2,6.

+ Đề nghiêng về kể việc: 3,4,5.

+ Đề nghiêng về tường thuật: 3,4,5.

b. Kết luận: - Tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn để nắm vững yêu cầu của đề bài .

* Ghi nhớ ý1: SGK - Tr48

2. Cách làm bài văn tự sự

a. Bài tập (SGK-Tr48).

* Nhận xét :

Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

a. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài văn : kể

- Nội dung: câu chuyện em thích

- Kể bằng chính lời văn của mình,không sao chép.

b. Lập ý:- Lựa chọn câu chuyện nào?

+ Chọn nhân vật nào?

+ Sự việc chính nào?

- Chủ đề là gì?

* ghi nhớ ý 2 ( sgk)

4-Củng cố,luyện tập  :

- Yêu cầu khi tìm hiểu đề?

- Thế nào là lập ý?

5 .HDHS học tập ở nhà:

- Học ghi nhớ ( sgk-t48)

- Làm bài tập trong (sgk) để giờ sau chữa.

  • Soạn tiếp bài : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (tiết 2 )

TIẾT 16: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

-Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khitìm tìm hiểu đề của bài văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : giáo án,sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2.Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra:- Đề văn tự sự là gì ?

3. Bài mới: Để củng cố hơn nữa về những kiến thức lý thuyết đã học ở tiết 15 , tiết này các em sẽ luyện tập trên một số đề cụ thể .

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS lập dàn ý

Lập dàn ýcần viết ntn?

Em định mở đầu câu chuyện như thế nào?

- Phần diễn biến nên bắt đầu từ đâu?

- Phần kết thúc nên kể đến chỗ nào?

- Ta có thể đảo vị trí các sự việc được không? Vì sao?

→ Không .Vì việc nào kể trước thì kể trước , việc nào kể sau thì kể sau người nghe mới hiểu.

* GV: Như vậy việc sắp xếp các sự việc để kể theo trình tự mở - thân - kết ta gọi là lập dàn ý. Kể chuyện quan trọng nhất là biết xác định chỗ bắt đầu và kết thúc.

- Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?

* GV: Lưu ý viết bằng lời văn của mình tức là diễn đạt, dùng từ đặt câu theo ý mình, không lệ thuộc sao chép lại văn bảnđó có hay bài làm của người khác.

Hoạt động 2 Luyện tập

GV chia lớp thành 3 nhóm

N1 : MBN2 :ý1 TBN3: KBĐại diện nhóm lên bảng làm

HS nhận xét

GV kết luận ,cho điểm.(treo bảng phụ)

GV đảo các sự việc lẫn lộn cho HS sắp xếp

Trong các sự việc trên sự việc nào ứng với MB, sự việc nào ứng với TB,sự việc nào ứng với KB ?

- Viếtmở đầu truyện ST,TT

GV hướng dẫn- HS viết, trình bày

Lớp nhận xét- GV sửa, bổ sung

I. Đề ,tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự:

2. Cách làm bài văn tự sự

a. Tìm hiểu đề:

b. Lập ý:

c. Lập dàn ý : Truyện Thánh Gióng

* Mở bài: Giới thiệu nhân vật (Thánh Gióng).

Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

- Thánh Gióng bảo vua làm cho ngựa sắt, roi sắt.

- Thánh Gióng lớn nhanh ăn khoẻ.

- Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai...

- Roi sắt gẫy lấy tre làm vũ khí.

- Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp sắt bay về trời.

Kết bài : Kết thúc truyện.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

d, Viết bằng lời văn của em.

Kết luận:

* Ghi nhớ ý 3,4 ( sgk) .

II- Luyện tập

1. Bài tập 1

Từ dàn ý trên em viết mở bài ,ý1 thân bài ,kết bài cho truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

Gợi ý:

* MB :Nói tới một nhân vật ai cũng biết

Người VN không ai là không biết đến TG – một con người đặc biệt. Lên 3 tuổi vẫn không biết cười ,không biết nói cũng chẳng biết đi.

*ý1 TB :

Nhà vua sai người đi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước bỗng nhiên TG nói với mẹ : Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con , TG nói với sứ giả về bảo nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt , 1 áo giáp sắt, 1 roi sắt .

* KB:

Vua nhớ công ơn lập đền thờ phong là Phù Đổng Thiên Vương .TG là người anh hùng đánh giặc cứu nước , đồng thời thể hiện sức mạnh quật cường của dân tộc ta .Vì vậy hình ảnh TG in đậm mãi trong tâm chỉ em.

2. Bài tập 2

Hãy sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự các sự việc trong truyện “ST,TT”

Gợi ý:

* MB :1.Vua Hựng kén rể.

*TB :

2. Hai thần cầu hôn,

3.Vua ra điều kiện kén rể.

4. Sơn Tinh đem sính lễ đến trước , lấy được Mị Nương.

5. TT đến sau không lấy được Mị Nương ,tức giận đem quân đánh ST.

6 . Hai thần giao chiến mấy tháng trời TT thua , rút quân về.

*. Kết bài : 7 . Hằng năm TT vẫn dâng nước đánh ST nhưng vẫn thua.

3. Bài tập 3.

Gợi ý:

* MB :Hùng vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, xinh đẹp tuyệt trần .Vua muốn kén cho con một người chồngthật xứng đáng.

4.Củng cố,luyện tập  :

- Yêu cầu khi tìm hiểu đề?

- Thế nào là lập ý? Lập dàn ý?

5 .HDHS học tập ở nhà :

- Học bài.

- Tập kể một truyện đã học mà em thích theo dàn ý.

- Chuẩn bị giờ sau : Viết bài Tập làm văn số 1.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự mới nhất - Mẫu giáo án số 2

LớpTiết (TKB): Ngày dạy:Sĩ số: Vắng:

Tiết 15, 16: Tập làm văn:

TÌM HIỂU ĐỀVÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua từ ngữ trong đề).

2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề và lập dàn ý.

3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức để viết bài văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị bài của học sinh.

2. Bài mới.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1 - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

   

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

1. Đề văn tự sự.

- Yêu cầu HS đọc lần lượt cáckĩ các đề bài đã cho trong SGK.

? Lời văn đề (1), (2) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

? Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không ?

- Cách diễn đạt ở đề 3, 4, 5, 6 giống như nhan đề của bài văn, có sự việc, có chuyện à đề tự sự.

? Hãy nêu yêu cầu của đề? (các từ trọng tâm của đề).

? Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc. Đề nào nghiêng về kể người? Đề nào tường thuật?

- Chốt ý.

? Khi tìm hiểu đề cần chú ý điều gì?

- Khi tìm hiểu để cần đọc kỹ đề, tìm hiểu lời văn để nắm vững yêu cầu của đề bài.

- Đọc kĩ các đề bài.

- Trả lời.

- Suy nghĩ, trả lời.

- Suy nghĩ, trả lời.

- Phát biểu.

- Suy nghĩ, phát biểu.

1. Đề văn tự sự.

(1). Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

(2). Kể chuyện về một người bạn tốt.

(3). Kỷ niệm ngày thơ ấu.

(4). Ngày sinh nhật của em.

(5). Quê em đổi mới.

(6). Em đã lớn rồi.

- Kể việc: Đề 1, 3.

- Kể người: đề 2, 6.

- Tường thuật : 4, 5

* Hoạt động 2 - Cách làm bài văn tự sự

2. Cách làm bài văn tự sự.

- Yêu cầu HS đọc kĩ đề.

? Đề nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

- Chủ đề của câu chuyện.

- Lập ý: Nhân vật, sự việc.

- Lập dàn ý: Mở bài, thân bài, kết bài.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu cách viết bằng lời văn của em.

+ Không được sao chép ý nguyên văn bản .

+ Dựa vào chủ đề, lựa chọn các sự việc chính, ghi lại bằng suy nghĩ của người viết.

- GV gọi 3 HS đọc.

- Nhận xét.

- Cách làm bài văn tự sự như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.

- Đọc kĩ đề.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Làm theo từng phần. Xong mỗi phần, đại diện nhóm trả lời.

- HS viết phần mở bài.

- Đọc phần mở bài.

- HS đọc phần Ghi nhớ.

2 Cách làm bài văn tự sự.

Đề: Kể câu chuyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.

a. Chủ đề :

b. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

- Thánh Gióng là vị anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết.

2. Thân bài :

+ Thánh Gióng sinh ra thật kỳ lạ.

+ Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.

+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi .

+ Thánh Gióng biến thành tráng sĩ ra trận đánh giặc .

+ Thắng giặc, Thánh Gióng bay về trời .

3. Kết bài: Vua nhớ công ơn, lập đền thờ, phong danh hiệu.

* Ghi nhớ: ( SGK, 48).

* Hoạt động 3 - Luyện tập.

- Hướng dẫn HS làm Bài tập phần Luyện tập.

- Cho đề bài.

? Mở bài em sẽ viết những ý gì? Thân bài? Kết bài?

- Cho HS làm vào vở Bài tập.

- Yêu cầu 2 em HS đọc bài viết của mình.

- GV nhận xét.

- Nghe.

- Đọc kĩ đề bài.

- Lập dàn ý.

- Làm vào vở.

- Đọc bài viết của mình.

- Lớp nhận xét.

II. Luyện tập:

Lập dàn ý đề văn sau:

Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em .

1. Mở bài:

- Vua Hùng kén rể cho con gái .

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn .

2. Thân bài:

- Giới thiệu tài năng của hai vị thần .

- Vua Hùng ra sính lễ.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương.

- Thủy Tinh tức giận đánh Sơn Tinh .

- Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua.

3. Kết bài: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.

3. Củng cố.

- Giáo viên hệ thống lại bài học.

4. Dặn dò.

- Về nhà hoàn chỉnh các bài tập, chuẩn bị cho Viết bài 2 tiết tại lớp.